Hôm nay,  

Nước Pháp, Chánh Phủ Xã Hội Và Tiền

10/05/201300:00:00(Xem: 12327)
Trong những ngày cuối tháng tư và đầu tháng năm, nước Pháp sống trong tình trạng khủng hoảng tài chánh, kinh tế, nạn thất nghiệp hằng loạt, Bộ trưởng phạm pháp, chiến dịch chống quốc hội chế, cánh cực hữu vươn lên mạnh.

Báo chí pháp, chổ này nhắc lại tình hình xã hội pháp trong những ngày trước cách mạng 1789 bùng nổ để so sánh với thời điểm này, chổ khác phát họa lại tình hình khủng hoảng kinh tế xã hội của Pháp do ảnh hưởng sự khủng hoảng kinh tế ở Huê kỳ năm 1929, ngụ ý hỏi liệu một thế chiến sẽ xảy ra như Đệ II Thế chiến không để có thể kết thúc sự khủng hoảng trầm trọng hiện nay?

Nước Pháp ngày nay, theo dư luận báo chí, thật sự đang lâm vào tình trạng của tiền cách mạng 1789 và cũng của những năm đầu 1930. Nhưng tình huống nào sẽ xảy ra?

Trường hợp năm 1929 chắc sẽ không xảy ra vì thế giới đã có những cơ quan tài chánh như FMI và Ngân Hàng thế giới giúp giải quyết. Thế chiến bùng nổ để thanh toán sự khủng hoảng như trước đây? Chiến tranh ngày nay, ai cũng đều sợ. Nhờ mạng lưới thông tin nhanh chống, chắc sẽ có những giải pháp ôn hòa để kịp tránh cho nhơn loại thảm họa binh lửa.

Nhưng trên thực tế, Chánh phủ Pháp làm thế nào có thể quản lý được thế hệ trẻ mới vừa xuất hiện từ những cuộc biểu tình chống luật cho phép giới đồng tính kết hôn? Làm thế nào tránh cho nước Pháp tình trạng khó cai trị do vụ vi phạm luật pháp của Bộ trưởng Ngân sách Cahuzac (có chương mục ở ngân hàng nước ngoài không khai báo) làm phân hóa và suy yếu đảng cầm quyền và đánh mất niềm tin của dân chúng? Cựu Thủ tướng François Fillon nhận xét “Chuyện e đi đến kết cuộc không mấy hay. Giửa sư yếu đuối của Ông Tổng thống Hollande và sự vươn lên lớn mạnh của những phong trào chống đối cực đoan sẽ đưa nước Pháp lâm vào tình trạng không cai trị được”. Một nhơn vật khác của đảng cánh hữu UMP cho đây là một “Hollandegate” để mô tả sự khủng hoảng chánh trị.

Những ngày tiền cách mạng

Cũng vào mùa Xuân, đầu tháng năm 1789, phiên hợp Quốc dân Đại hội đầu tiên tại điện Versailles. Vua Louis XVI ngự khán. Đại biểu Dân chúng bị Triều đình coi thường. Qua hôm sau, thành phần Đại biểu Dân chúng cũng vẫn bị coi thường và đẩy ra ngồi ở tận cùng phòng họp nên không ai nghe được gì hết. Đó là một dấu hiệu chẳng lành.

Tổng trưởng tài chánh của nhà vua, Ông Necker, trình bày suốt nhiều giờ về tình hình nước Pháp lúc bấy giờ và nhứt là tình hình tài chánh vô cùng bi đát. Ông nhấn mạnh nhà vua hiện chỉ biết phải có thêm tiền nửa mà thôi vì nước Pháp đang trên bờ vực thẩm. Không có gì khác hơn. Không có dự án một Hiến pháp. Không có cải tổ tài chánh.

Mà “Dân chúng là gì?” Linh mục Sieyès viết “Dân chúng là tất cả. (Nhưng)Cho tới nay, Dân chúng không có một địa vị gì trong guồng máy chánh trị của nhà vua hết cả”.

Nhà vua đang trong thế suy yếu. Mà khi con người ta suy yếu thì thường không muốn đề cặp đến những vấn đề then chốt, thực tế. Nên không có giải pháp cho tình thế khẩn trương. Bên ngoài triều đình, dân chúng bắt đầu đói, thiếu ăn, nạn cướp giựt đập phá xảy ra khắp nơi. Lính nhà vua bắn vào dân chúng, làm chết hằng trăm người và bị thương hằng ngàn người. Người ta nghĩ chắc nhà vua không có ra lệnh cho lính bắn vào dân. Nhưng Paris đã tắm máu.

Đại biểu Dân chúng đổi thành “Công xã”. Hàng ngủ tăng lử chia rẻ giửa Linh mục và Giám mục. Giới quí tộc so hàng ngũ lại. Linh mục Sieyès kêu gọi Dân chúng tập họp thành một lực lượng duy nhứt với khẩu hiệu hấp dẩn “Ai thương tôi, theo tôi ”.

Khi lực lượng Dân chúng đủ mạnh, Sieyès biến ngay tập hợp này thành “ Quốc dân Đại hội ” hay “ Quốc Hội ”. Quốc Dân Đại hội ra đời là mặc nhiên thanh toán mối quan hệ hữu cơ xưa nay giửa nhà vua và nhơn dân. Một thứ quan hệ huyền thoại. Từ nay, Quốc Dân Đại hội là nhơn dân chớ không còn nhà vua và dân của trẩm nửa.

Nhà vua không còn kiểm soát được tình hình. Quốc dân Đại hội tự nắm lấy quyền lực và tuyên bố trở thành Quốc Hội Lập hiến. Cách mạng chánh trị bắt đầu.

Ngày 13 tháng 7, Dân chúng Paris tổ chức một lực lượng Dân phòng gần 50 ngàn người. Nhưng khí giới chỉ có gậy gộc. Hôm sau, 14 tháng 7, dân chúng kéo tới thành lính, tràn vào. Lính không bắn và lấy súng ống đem ra phân phát. Nhưng không thuốc nổ và đạn. Dân phòng kéo nhau tới Bastille để lấy thuôc nổ và đạn vì đây là kho thuốc đạn của nhà vua. Vậy là cuộc cách mạng bùng nổ mà không ai có thể dự liệu trước được. Cũng không có kế hoạch cách mạng trước. Chế độ quân chủ sụp đổ. Hay nhà cầm quyền sụp đổ !

Những ngày của năm 1930

Vào lúc này, dân chúng lao động ở Pháp và cả Âu châu thất nghiệp. Kinh tế bế tắc do những biện pháp khắc khổ liên tiếp của chánh quyền ban hành. Thuế đánh mạnh vào nhơn dân lao động chưa biết đến bao giờ chấm dứt. Vụ Bộ trưởng Ngân sách Cahuzac làm cho dân chúng mất lòng tin và chánh giới kinh tởm. Cánh cực hữu lợi dụng cơ hội tấn công chánh quyền và đảng xã hội “tất cả đều thúi nát hết”. Cánh cực tả nhảy vô kêu gọi “hảy quét sạch đám Dân biểu thúi nát ”. Dẹp luôn nền Đệ V Cộng hòa. Đại diện Phong trào chống luật kết hôn cho mọi người tuyên bố “phải lấy máu để chống lại luật hôn nhơn cho mọi người”. Trong lúc đó, đảng xã hội đang nắm quyền lại không đủ khả năng kiểm soát tình hình xã hội chánh trị đang xảy ra.

Đường phố Paris lên tiếng áp lực nặng nề, kinh tế bế tắc, đời sống khó khăn do vật giá tăng nhanh và mạnh, chánh quyền xơ cứng và suy yếu.

Phải chăng tất cả đã đủ cho một chuyển biến mới? Người ta tự đặc câu hỏi chẳng lẻ những năm của 1930 lại trở lại?

Lịch sử sẽ tái diển vì hình ảnh những năm 30 xuất hiện và chồng lên hình ảnh của ngày nay khá khít khao theo từng đường nét.

Những năm 1930 không gì khác hơn là thời gian dài kinh tế suy trầm. Ngày nay, dân chúng pháp đang sống đúng những ngày tháng của 1930.

Trước đó, mọi người cứ tưởng là sự phát triển sẽ vô hạn định. Nhưng sự tăng trưởng kinh tế bổng sụp đổ như chiếc bông bóng bể. Nợ không thể hoàn trả được. Thị trường ở Wall Street hoảng hốt. Cổ phần, các loại phiếu đều bán ra hằng loạt. Một hiện tượng sụp đổ. Thử nhìn lại năm 2008, sau một thập niên bốc lên, việc vay mượn cho địa ốc dể dàng, cùng một thứ bông bóng nổ xẹp, ngân hang Lehman Brothers phá sản. Người ta nghĩ tình hình sẽ được cải thiện sau khi rút kinh nghiệm giải quyềt vụ sập tiệm kia. Nhưng cả loạt ngân hang thay phiên nhau lần lượt sập tiệm mà chánh giới không phản ứng kịp, làm trắng tay dân chúng tiết kiệm, đình trệ sản xuất và thương mại. Tai nạn ở Mỹ lây lan qua Âu châu. Chỉ trong vòng vài tháng, cả thế giới đều lâm vào tình trạng khủng hoảng như nhau. Các giới chức chọn lựa giải pháp cứu nguy là đem đầu tư hằng loạt để giúp khôi phục hệ thống ngân hang. Nhà nước chi ra nhiều nên tới lúc nhà nước hết tiền. Khủng hoảng tiền tệ dẩn đến công nợ, lại thêm kinh tế trì trệ.

Lúc đó, chánh phủ Mỹ chi mạnh cho những chương trính lớn để nhằm phục hồi nền kinh tế. Ở Âu châu theo một đường lối khác hơn, chủ trương, giảm chi vì ngân sách thâm thụt, hạ giá vật giá, cả lương công chức và giử trị giá đồng tiền cao. Kết quả là kinh tế bế tắc, xuất cảng không được, xã hội bùng nổ giận dử.

Đồng thời cũng xảy ra một cuộc khủng hoảng chánh trị, đạo lý và bản sắc. Những vụ bêu xấu bùng nổ. Ngày nay, vụ Bộ trưởng Ngân sách Jérôme Cahuzac là điển hình.

Dân chúng cánh cực hữu với nhiều tổ chức khác nhau như Thanh niên ái quốc, Pháp hành động, …kêu gọi nhau tập hợp trước Công trường La Concorde ở Paris. Lên án Chánh phủ bất lực và tố cáo nhơn viên chánh phủ tham nhủng, …

Bạo loạn mạnh gây tử vong và hàng ngàn người bị thương tích.

Cái tác hại xã hội của những năm 1930 là sự xưất hiện của Đức Quốc xã và thế chiến.

Còn ngày nay? Kẻ cho rằng đó là chủ nghĩa quá tự do, môi trường bị phá hoại, Âu châu thống nhứt, làn sóng di dân không kiểm soát được, nạn hồi giáo cực đoan,…Và còn nạn Tàu và Ấn độ sẽ đè bẹp Âu châu nếu Âu châu không biết đoàn kết làm một khối.

Ngày nay người ta hỏi tại sao hồi đó không ai thấy trước được thế chiến bùng nổ vậy? Phe tả luôn luôn chủ trương hòa bình. Nên nhớ cho cuộc chiến tranh này không bao giờ giống cuộc chiến tranh kia.

Nỗi ám ảnh của Chánh quyền xã hộị (chủ nghĩa)

Có thể nói không quá sai phe xã hội (chủ nghĩa) khi nắm chánh quyền là khó tránh lem nhem về tiền bạc cho cá nhơn. Nói điều này hoàn toàn không vì bị ám ảnh bởi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Hà nội. Hiện tại, vụ Bộ trưởng Ngân sách Jérôme Cahuzac đã không tránh khỏi khơi lại cho đảng xã hội, tức đảng cầm quyền với Ông Tổng thống François Hollande, những kỷ niệm thật không lấy gì làm đẹp. Những lãnh tụ đảng xã hội thường cho rằng người xã hội chủ nghĩa là người cấp tiến. Khi Bộ trưởng Ngân sách phải từ chức thì đảng xã hội bắt đầu sống lại với những cơn ác mộng của những năm 80-90 dưới trào Tổng thống xã hội François Mitterrand. Nhứt là với những thất bại của ông. Nhơn viên Chánh phủ của đảng xã hội mở màng những vụ tham hủng tiền bạc, cửa quyền, … Chánh quyền địa phương xử dụng tiền bạc cho nhu cầu cá nhơn hoặc để mua chổ ngồi kéo dài. Ở cấp Bộ, nhơn viên Chánh phủ làm giàu chớp nhoáng dế chống mặt. Danh sách những chánh khách xã hội dính vào tiền bạc bất chánh, kể ra khá dài.

Ông Tổng trưởng Christian Nucci với ông Đổng lý Văn phòng ăn cắp 27 triêu quan. ÔngYves Chalier, Đổng lý Văn phòng, bị phạt 5 năm tù. Còn Ông Nucci sau đó được ân xà nhưng 10 năm sau, bị Tòa đòi phải trả lại 20 triệu quan.

Ông Dominique Strauss-Kahn dính vào vụ tiền 600 000 quan của Cơ quan bảo hiểm sức khỏe sinh viên với tư cách cố vần luật pháp. Ông phải từ chức Tổng trưởng Kinh tế nhưng không bị truy tố.

Ông Henri Emmanuelli, Dân biểu và Thủ quỉ đảng xã hội, nhận tiền huê hồng của những công trình xây cất ở các địa phương mà chánh quyền là người của đảng xã hội. Ông bị phạt 2 năm không có quyền ứng cử và sau đó tái đắc cử Dân biểu.

Ông Bernard Tapie, Bộ trưởng Thành phố dưới thời Tổng thống Mitterrand, hai lần bị phạt vì vi phạm tài chánh và tư pháp. Ông phải từ chức. Ngoài ra, Ông còn bị tù 1 năm vì hối lộ trong vụ đá banh gian lận giửa 2 hội OM ( Olympique de Marseille) và VA (Valencienne-Anzi).

Nhà tư bản Pelat, bạn thân của Tổng thống Mitterrand, được Ông Béregovoy, Tổng trưởng kinh tế của Ông Mitterrand, thống báo Công ty American Can bán và Công ty Pháp Pechiney mua. Ông Pelat dành mua được, sau bán lại kiếm được một số tiền lời lớn. Ônh cho Ông Béregovoy lúc làm Thủ tướng mượn 1 triêu quan, không lời và giử một phần không phải hoàn trả. Sau đó, Ông Béregovoy tự tử nhơn ngày lễ Lao động.

Ông Roland Dumas, Tổng tưởng Ngoại giao của Chánh phủ xã hội Mitterrand, bị điều tra lấy 300 triêu euro strong vụ dầu hỏa Elf Aquitaine, dính trong vụ trao đổi hồ sơ buôn bán vũ khí do Bà Christine Deviers-Joncour tố cáo. Ông phải từ chức Chủ tịch Họi đồng Bảo hiến.

Ông Cambadélis bị phạt 5 tháng tù treo về tội nhơn viên ma cho một Công ty địa ốc. Ông cũng làm nhơn viên ma cho hảng bảo hiểm sức khỏe cho sinh viên trong lúc đó ông làm Dân biểu. Hiện nay ông là Dân biểu đảng xã hội và Bí thư của đảng.

Sylvie Andrieux và Jean-Noel Guérini bị ra Tòa hình sự vì lấy công quì phân phát cho các hội ở địa phương trong mục đích vận động bầu cử, dính vào tổ chức xã hội đen. Thế mà 2 người vẫn còn tại chức.

Phải chăng tham nhủng là do tánh bẩm sanh của con người? Ở Việt nam có nạn tham nhủng là bình thường vì mỗi khi làm mất một vật gì, người ta liền vái Ông Địa chỉ cho kiếm lại được, sẽ cúng cho Ông Địa một nải chuối, cái bánh, …Nên đảng cộng sản hà nội khi bị phê phán tham nhũng, họ lớn tiếng tố cáo ở nước nào cũng có tham nhủng, không riêng gì ở Việt nam.

Họ quên một điều là ở các nước dân chủ thật sự, như ở Âu châu hay Huê kỳ, khi tham nhủng bị phát giác, thì thủ phạm bị truy tố ra Tòa và lảnh hình phạt. Điều này không xảy ra với những đảng viên cao câp cộng sản.

Nguyễn thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.