Hôm nay,  

Chuyện Mùa Xuân Quý Tỵ Tại Thủ Đô Washington

06/04/201300:00:00(Xem: 5126)
Tôi lại vừa đặt chân đến với vùng thủ đô Washington DC vào cuối tháng Ba năm 2013 lúc đang ở tiết đầu Xuân Quý Tỵ. Năm nay, trời lạnh hơn mọi khi nên hoa anh đào chưa thấy nở rộ như lòng mong ước của nhiều bà con từ các nơi xa tìm đến ngắm hoa nở tại thành phố này. Trong hai tuần qua, tôi đã có dịp tham dự nhiều sinh họat về văn hóa xã hội và chính trị, cũng như đã gặp gỡ thăm viếng với nhiều thân hữu tại nhà riêng hay tại chỗ làm việc. Và tôi cũng tiếp tục việc sưu tầm nghiên cứu tại Thư viện Quốc hội Mỹ như vẫn làm từ nhiều năm nay. Dưới đây, tôi xin lược trình về các sinh họat này theo ba hạng mục: Hội họp (Meeting), Thăm viếng (Visit) và Nghiên cứu (Research).

I – Hội họp & Gặp gỡ.

1 – Trước hết phải kể đến Đại Hội Thường niên của tổ chức Ân xá Quốc tế Phân bộ Hoa kỳ năm 2013 (Amnesty International USA Annual General Meeting 2013 – viết tắt là AIUSA / AGM 2013). Đây là lần thứ 4 tôi tham dự AGM, nên có phần quen thuộc với lề lối sinh họat trong 3 ngày cuối tuần từ 22 đến 24 tháng Ba – được tổ chức tại khách sạn Sheraton trong khu vực Seven Corners nằm ở giữa đường từ phi trường Dulles đến khu trung tâm thủ đô Washington.

Hôi nghị năm nay quy tụ đến 700 tham dự viên, trong đó có đến trên 50 người từ nhiều quốc gia trên thế giới. Tôi đặc biệt chú ý đến thành phần trẻ cỡ tuổi trên dưới 20, đó là những sinh viên từ các Đại học, họ góp phần tạo cho Đại hội một bàu không khí sinh động nhiệt thành. Có đến trên 40 diễn giả phát biểu trong các phiên họp khóang đại và nhiều cuộc trao đổi thảo luận về những đề tài chuyên biệt.

Tôi gặp lại nhiều người bạn quen biết trong những AGM trước đây, nên cuộc chuyện trò trao đổi thật là cởi mở thân tình như giữa các thành viên trong cùng một gia đình. Càng ngày sự gắn bó giữa chúng tôi càng thêm bền chặt trong ý hướng cùng theo đuổi một lý tưởng cao đẹp trong công cuộc tranh đấu cho Phẩm giá và Quyền Con người ở khắp nơi trên thế giới. Bài tổng kết về AGM năm nay sẽ được trình bày riêng trong một dịp khác. Nên ở đây, tôi chỉ xin ghi ra cuộc trao đổi ngắn với ông Frank Jannuzi là Phó Giám Đốc Điều hành của AIUSA. Ông là người vừa mới đến Việt nam vào đầu tháng Ba và gặp gỡ với hai nhà tranh đấu nhân quyền, đó là Bác sĩ Phạm Hồng Sơn và Luật sư Nguyễn Văn Đài. Ông cho biết có triển vọng là cuộc trao đổi đối thọai giữa Amnesty và chính quyền Hanoi sẽ tiến triển theo chiều hướng tích cực và lạc quan hơn trong những ngày tháng sắp tới.

2 – Buổi Ra Mắt Sách của Tủ Sách Tiếng Quê Hương.

Vào buổi chiều Chủ nhật 24 tháng Ba, tôi đã tham dự Buổi Ra Mắt Sách của Tủ Sách Tiếng Quê Hương do hai nhà văn Uyên Thao và Trần Phong Vũ chủ xướng. Cử tọa khá đông đảo, có tới 200 người là những khuôn mặt quen thuộc trong giới họat động văn hóa tại vùng thủ đô Washington. Nhiều diễn giả đã ngỏ lời tán dương sự hăng say miệt mài của Ban Chủ trương Tủ Sách đã cho xuất bản nhiều tác phẩm rất có giá trị - mà riêng bữa nay Ban Tổ chức đã giới thiệu đến 4 cuốn sách mới nữa, đáng kể nhất là cuốn tiểu thuyết khá dài nhan đề “Phiên Bản Tình Yêu” của tác giả Vũ Biện Điền, và cuốn “Dạ Tiệc Quỷ” của nhà văn quen thuộc Võ Thị Hảo. Cả hai tác giả này đều là người sinh sống trong nước. Cuốn “Tuyển tập Trần Phong Vũ” cũng được cử tọa chú ý đặc biệt. Còn cuốn thứ tư là “Thú Người” của tác giả người Đức Herta Muller là người đã từng được Giải Nobel Văn chương năm 2009.

Nhà báo Lê Thiệp, dù đang bị đau bệnh ngặt nghèo, cũng đã trình bày chi tiết về những cố gắng phi thường của nhà văn Uyên Thao để gây dựng Tủ sách Tiếng Quê Hương thành một cơ sở văn hóa thật là bề thế ngày nay. Nói chung buổi sinh họat văn hóa này đã diễn ra trong một bàu không khí thật là thân mật, thỏai mái và ấm cúng với những bài hát được trình diễn khá điêu luyện để xen kẽ giữa những bài phát biểu của các diễn giả. Ban Tổ chức còn chu đáo cung cấp cho mọi người tham dự những món ăn nhẹ nhàng mà khóai khẩu vào lúc kết thúc buổi sinh họat. Riêng tôi, thì đây là cơ hội rất thuận tiện để gặp lại được nhiều bằng hữu hiện sinh sống tại vùng thủ đô nước Mỹ.

3 – Đại Hội Tòan cầu của Cựu Nữ Sinh Trưng Vương.

Trưng Vương là một trường Trung học lớn dành riêng cho các nữ sinh ở Việt nam, bắt đầu từ Hanoi rồi từ năm 1954 được di chuyển vào Saigon. Qua bao nhiêu năm, Trưng Vương đã đào tạo được nhiều thế hệ học sinh là những tài năng quý báu của đất nước. Từ nhiều năm nay, tại hải ngọai Hội Ái Hữu Cựu Nữ Sinh Trưng Vương đã quy tụ lại được những bạn học thân thiết của một thời niên thiếu thơ mộng ở Việt nam. Và các phân bộ tại vùng thủ đô Washington, tại California, tại Texas là những đơn vị họat động năng nổ nhất. Năm nay, Đại Hội Tòan cầu Trưng Vương được tổ chức tại Washington vào 3 ngày 29, 30 và 31 tháng Ba năm 2013 – với sự tham dự của trên 600 nữ sinh cùng thân quyến và bằng hữu đến từ nhiều nơi xa như Âu châu, Úc châu, Canada, các tiểu bang ở nước Mỹ và đặc biệt còn có một số đến từ Việt nam nữa.

Khá đông các bạn đồng môn của tôi tại Trung học Chu Văn An (CVA) lại còn là rể của Trưng Vương nữa (TV). Vì thế mà chúng tôi có sự liên kết gắn bó với nhau thật là hồn nhiên đằm thắm với bao nhiêu kỷ niệm thân thương của tuổi hoa niên thiếu thời. Và trong dịp Đại Hội TV 2013 này, tôi đã gặp lại được khá đông các bạn hữu từ nơi xa về - điển hình như các bạn Nguyễn Văn Cường từ Oklahoma, Phạm Huy Cường từ Texas… Có bạn còn nói đùa rằng : Các cặp vợ chồng CVA – TV thì là những kẻ “Chết Vì Ăn Trứng Vịt” nữa đấy!

4 – Cuộc Triển Lãm Tranh của Nhà Thơ Du Tử Lê.

Vào chiều Thứ bảy 30 Tháng Ba, tôi lại có dịp tham dự cuộc Triển Lãm Tranh của Nhà Thơ Du Tử Lê từ California mang tranh do anh mới vẽ gần đây. Tôi thật ngạc nhiên và thán phục cái lối vẽ của người họa sĩ tài tử này. Anh nói với nhà báo phỏng vấn rằng : “Lúc này, tôi dành đến 90% thời giờ cho chuyện hội họa, nên chỉ còn độ 10% thời gian cho chuyện làm thơ mà thôi. Lý do là hội họa có sức biểu lộ suy nghĩ và tình cảm một cách mạnh mẽ rõ ràng còn hơn cả chữ nghĩa nữa. ..” Các nhạc sĩ nổi danh như Văn Cao, Trịnh Công Sơn … cũng đều vẽ rất hay. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Óanh, Giám đốc Phan Lương Quang cũng đều có tác phẩm hội họa được các bạn hữu ưa thích nữa.

Cuộc Triển Lãm được tổ chức tại văn phòng của một Đài Phát Thanh trong khu Thương Mại Eden đã thu hút được khá đông khách thưởng ngọan mà hầu hết là những người vốn có lòng mến mộ đối với thi sĩ Du Tử Lê. Rõ ràng là tuy không phải là một họa sĩ chuyên nghiệp, nhà thơ nổi danh này cũng đã trình bày cảm xúc và suy nghĩ của mình qua những đường nét, bố cục và màu sắc mới lạ, độc đáo – những tác phẩm nho nhỏ dễ thương này chắc chắn sẽ được người ưa chuộng sử dụng để làm các Phụ bản minh họa cho những cuốn sách xuất bản sau này.

II – Thăm viếng.

1 – Trong hai tuần vừa qua tại vùng Washington DC, tôi đã được hai gia đình cho trú ngụ, đó là gia đình anh chị Hòang Cung Pha – Hòang Dung ở thành phố Burke và gia đình anh chị Nguyễn Văn Thành – Như Lan ở thành phố Fairfax. Hòang Cung Pha là thứ nam của nhạc sĩ Hòang Trọng, tôi được quen biết anh chị là do anh chị Nhà báo Thanh Thương Hòang & Lê Diễm cũng từ San Jose đến DC. Còn anh Nguyễn văn Thành thì là một Chánh án ở miền Nam hồi trước năm 1975.

Trừ mấy ngày phải ở khách sạn để tham dự Đại Hội của Ân Xá Quốc Tế như đã ghi ở trên, thì tôi đều đến nhà sinh sống với các anh chị này. Đây là những cuộc vãng gia (home visit) để chúng tôi có nhiều thời gian chuyện trò tâm sự và làm cho tình thân hữu mỗi ngày thêm gắn bó bền chặt hơn. Nhân đây, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với quý anh chị Pha – Dung và Thành – Lan vì sự ân cần chăm sóc thật chu đáo giúp cho tôi dễ dàng tham gia các sinh họat văn hóa xã hội tại địa phương này.

2 – Viếng thăm anh chị Nguyễn Cao Quyền ở Maryland.

Được tin anh Nguyễn Cao Quyền phải đi cứu cấp nơi bệnh viện, nhiều bạn hữu chúng tôi đã tìm đến nhà thăm anh sau khi anh vừa rời khỏi bệnh viện. Vào giấc trưa ngày Thứ Bảy 30 tháng Ba, anh chị em chúng tôi gồm các anh chị Nguyễn Văn Thành, Trần Tử Thanh và các anh Trần Nhật Kim, Thomas Nguyễn và tôi đã hẹn nhau cùng đến nhà thăm anh. Anh Quyền bị đau yếu lâu ngày, phải di chuyển bằng xe lăn; nhưng đầu óc anh vẫn minh mẫn tinh tường và tiếp tục công việc biên khảo những cuốn sách và viết những bài báo rất có giá trị. Anh là bạn đồng khóa tốt nghiệp Đại học Luật khoa Saigon với tôi từ năm 1958. Sau đó, anh phục vụ trong ngành Quân pháp, rồi khi giải ngũ thì chuyển sang ngành Ngọai giao. Sau năm 1975, thì anh bị đi tù “cải tạo” ở miền Bắc và có thời ở chung trại tù Thanh Cẩm Thanh Hóa với các anh Kim và Thành – bạn tù với nhau thường là gắn bó thân thiết với nhau.

Tôi chuyển đến anh Quyền lời thăm hỏi và khen ngợi về công trình biên sọan của anh Nguyễn Bảo Trị ở California, vì hai anh đã từng quen biết nhau từ thời cùng theo học khóa 1 Sĩ quan Trừ bị tại Nam Định năm 1951. Tuy còn yếu mệt, nhưng anh Quyền tỏ ra rất vui vẻ phấn khởi với sự ân cần mến chuộng của số đông bạn hữu chúng tôi đến thăm anh bữa đó. Và chúng tôi đã lưu lại nơi nhà anh suốt cả buổi trưa với những câu chuyện trao đổi thật thân tình đằm thắm. Chúng tôi thật an tâm được chứng kiến một gia đình đầm ấm hạnh phúc - vì rõ ràng là chị Quyền cùng con gái con rể đã chăm sóc cho anh thật tân tình chu đáo.

3 – Viếng thăm một số cơ sở xã hội và nhân quyền tại Washington.

A - Những ngày trong tuần, tôi còn có dịp đến thăm một số cơ sở xã hội và nhân quyền tại khu trung tâm thủ đô Washington. Trước hết là trụ sở của Ân xá Quốc tế Phân bộ Hoa kỳ (AIUSA) tại đường Pennsylvania cũng gần kề với Thư viện Quốc hội trong khu Đông Nam (South East). Anh Frank Jannuzi mà tôi đã gặp tại AGM tuần trước đã thân mật tiếp đón và trao đổi với tôi về tình hình nhân quyền ở Việt nam. Frank nói sẽ có dịp đến làm việc ở California và ngỏ ý muốn gặp gỡ với đại diện của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt nam trong dịp này. Tôi hứa sẽ giới thiệu cho anh những người anh cần gặp để trao đổi chi tiết hơn về các họat động tranh đấu nhân quyền ở Việt nam.

B - Tiếp theo, tôi lại đến thăm trụ sở của Human Rights Watch đặt tại khu Dupont Circle trên đại lộ Connecticut phía Tây bắc (North West) của thành phố. Chị Sophie Richardson bận đi vắng, nên người tiếp tôi là anh Storm Tiv gốc Cambodia sinh tại Mỹ, anh cho biết mới tham gia với HRW chừng 1 năm nay và thấy họat động của tổ chức này thật phù hợp với lý tưởng nhân đạo của anh – nhất là sau cuộc tàn sát kinh hòang của chế độ Pol Pot tại quê hương của cha mẹ anh hồi thập niên 1970.

C - Tôi cũng đến thăm văn phòng của tổ chức Mennonite Central Committee US Washington Office ( MCC Washington) tọa lạc trên đường Pennsylvania cũng gần với Thư Viện Quốc Hội. Giám đốc văn phòng là chị Rachelle Lyndaker Schlabach đã thân mật chuyện trò với tôi vì chúng tôi đã gặp nhau từ năm ngoái. Chúng tôi cùng có nhiều bạn chung với nhau trong đại gia đình Mennonite như Doug Hostetter ở New York, Earl & Pat Martin ở Đại học Eastern Mennonite University tại Harrisonburg VA …

D - Đặc biệt là buổi viếng thăm Ginny Hughes tại trụ sở của cơ quan xã hội có tên là Sasha Bruce Youthwork (SBY) tọa lạc trên đường số 8 khu Đông Nam. Ginny là em gái của Dick Hughes bạn thân thiết từ rất lâu của tôi. SBY hiện có đến trên 170 nhân viên phụ trách rất nhiều chương trình trợ giúp thiếu niên sống ngòai hè phố, các thiếu nữ phải nuôi con mà không có chồng phụ giúp, các nạn nhân của bạo hành gia đình, của băng đảng hè phố v.v… trong tòan vùng thủ đô Washington sát liền với tiểu bang Maryland và Virginia. Theo yêu cầu của tôi, Ginny hứa sẽ xếp đặt thời giờ để tôi có thể trực tiếp trao đổi với chị Debby Shore là Giám đốc Sáng lập của cơ quan xã hội này. Có thể vào đầu tháng Năm, khi trở lại Washington thì tôi có dịp gặp Debby.

III – Nghiên cứu tại Thư Viện Quốc Hội (Library of Congress = LOC).

Từ năm 1960, tôi đã được thực tập tại bộ phận nghiên cứu thuộc Thư Viện Quóc Hội, cơ sở này hồi đó có tên là “Legislative Reference Service” ( LRS = Sở Tư liệu Lập pháp). Và từ năm 2000, cứ vào dịp mùa Xuân ấm áp, tôi lại đến Law Library tọa lạc trong Madison Building để tiến hành việc nghiên cứu về luật pháp và chính trị tại đây. Các chuyên gia tại đây được gọi là những “Legal Analyst” đã tận tình chỉ dẫn giúp đỡ cho tôi trong chuyện nghiên cứu dài ngày này. Điển hình như các chị Elisabeth Moore gốc Mỹ, Laney Zhang gốc Hoa, Sayuri Umeida gốc Nhật và anh Peter Roudik gốc Nga …, họ đều coi tôi như là một đồng nghiệp lớn tuổi mà lại ở xa mãi tận California, nên đã sẵn sàng phụ giúp kiếm tài liệu do tôi yêu cầu để tham khảo tại chỗ.

Và lần này tôi đã dành đến 6 ngày để lui tới tham khảo sách báo tại cơ sở Law Library quen thuộc này - hầu có đủ tài liệu để khai thác sử dụng cho việc biên sọan sách báo của mình. Trong hai tuần lễ tại đây, tôi đã dành nhiều thời gian để đọc lại cả 4 bản Hiến pháp ban hành năm 1946, 1959, 1980 và 1992 của chính quyền cộng sản Hanoi – theo bản dịch ra tiếng Anh. Tài liệu khác là cuốn “Legal Reforms in China and Vietnam : A comparison of Asian communist regimes” do nhiều chuyên viên học giả quốc tế biên sọan và do Tủ Sách Rouledge Law in Asia ấn hành năm 2010.

Các sách báo được tồn trữ trong kho, người đọc phải có thẻ riêng của LOC và phải ghi rõ số hiệu riêng của từng tài liệu và điền vào phiếu yêu cầu (request) gửi cho nhân viên phụ trách. Và phải đợi trong vài giờ để nhân viên lục tìm và chuyển đến giá sách của Law Library. Việc yêu cầu của độc giả cũng như thông báo của Thư Viện đều được thực hiện qua Internet, nên rất thuận tiện và mau lẹ.

Nói chung, thì cơ sở LOC đã trở thành một định chế văn hóa thật đồ sộ và uy tín với đày đủ tài liệu sách báo, các manuscrits, microfilm v.v…LOC không những phục vụ riêng cho nhu cầu của Quốc Hội Lưỡng Viện của Mỹ, mà còn mở rộng cửa đón tiếp giới nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới nữa. Qua nhiều thời gian đến làm việc tại cơ sở này, tôi nhận thấy các nhân viên ở đây đều có trình độ chuyên nghiệp thật vững vàng và lúc nào cũng sẵn sàng chỉ dẫn phụ giúp cho bất kỳ ai có nhu cầu tham khảo nghiên cứu về luật pháp chính trị cũng như về nhiều bộ môn khác. Có thể nói LOC là niềm tự hào của Quốc Hội cũng như của nhân dân Mỹ vậy.

Để tóm lược lại, tôi có thể ghi rằng chỉ trong vòng có hai tuần lễ sinh họat tại vùng thủ đô Washington vào dịp Mùa Xuân năm 2013 này, tôi đã tiếp tục thực hiện được cả ba việc Hội họp, Thăm viếng và Nghiên cứu trong một bàu không khí thiên nhiên mát dịu và đặc biệt là với tình cảm chan hòa của sự Yêu thương chân thật đằm thắm giữa các bằng hữu và chiến hữu rất mực quý báu của mình. Và đó là lý do để giúp cho tôi giữ mãi được tính lạc quan yêu đời và yêu mình vậy./

Baltimore Maryland, Tháng Tư 2013
Đoàn Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.