Hôm nay,  

St Petersburg & Saigon, Một Dòng Lịch Sử?

02/04/201300:00:00(Xem: 3832)
Theo Phật pháp thì sinh lão bệnh tử rồi lại... sinh.

Con người chết đi sống lại theo kiếp luân hồi. Trong cuộc sống, đứa bé sinh ra từ trẻ trở thành già rồi già lại hoá trẻ. Mọi sự trên đời, đôi vòng nhật nguyệt biến thái không ngừng nhưng xét kỹ, tất cả đều chuyển vận theo cùng một phương thức quỹ đạo và mọi hình thể mang hình tròn hay bầu dục.

Hành tinh chúng ta xoay quanh mặt trời mặt trăng chuyển vận quanh ta theo chu kỳ sáng trưa chiều tối và mỗi năm bốn mùa xuân hạ thu đông cũng đến rồi lại đi... Sau mùa đông lạnh giá, chúng ta thường thấp thỏm chờ đợi mùa xuân trở lại, cây cỏ cũng theo phép nhiệm mầu tái sinh đâm chồi nẩy ngọn và cứ thế loanh quanh cuộc sống, muôn vật chỉ là một vòng tròn bất di bất dịch.

Quay sang hỏi lịch sử thì ta nghe và nhận thấy những gì?

- Vào thế kỷ thứ 17, sau khi phá tan pháo đài Nyenskans của người Thụy Điển trên dòng sông Neva, Nga hoàng Peter the Great xây dựng thành phố St Petersburg trên bờ biển Baltic. Suốt hai thế kỷ, nơi đây trở thành kinh đô của Đế quốc Nga cho đến Cách mạng tháng mười năm 1917, lãnh tụ Bolshevik Vladimir Lenin lên “ngôi vua” với triều đại Cộng Sản và chỉ ba ngày sau khi ông ta chết, 26 tháng giêng 1924, thành phố “St Petersburg” Petrograd được dân Nga còn sôi sục mùi cách mạng đổi thành Leningrad để mọi người nhớ ơn bậc “vĩ nhân”. Ai oán thay, sau cuộc trưng cầu dân ý năm 1991, dân tộc Nga đã nhìn thấy “vĩ nhân” của họ qua hình ảnh “con người có đuôi” và Leningrad bị xóa sổ để quay về với St Petersburg như xưa.

Biển hồ Ladoga lớn nhất Âu châu, từ hàng thế kỷ vẫn đổ nước nguồn vô tận vào vịnh Finland qua dòng sông thơ mộng Neva. Ôi Neva! giống như tên gọi của nàng kiều xinh đẹp, năm tháng êm đềm chẩy quanh thành phố St Petersburg như để rửa sạch hết bụi trần của dòng lịch sử nơi đây?

Nào ai biết... nước sông miệt mài chẩy, êm ả trên mặt hồ rồi cũng đổ ra biển để về nguồn... Biển vẫn còn, hồ thì vẫn thế, sông Neva vẫn chẩy và St Petersburg vẫn còn đây...

- Cũng vào thế kỷ thứ 17, Prey Nokor là một làng đánh cá của người Miên, hải cảng quan trọng để tầu bè buôn bán ở biển Thái Bình nhưng sau khi người Việt đến lập nghiệp rồi chiếm cứ thì đổi tên thành Saì gòn. Người Miên từ đó mất đồng bằng sông Cửu Long và mất cả biển trời to lớn ấy. Bây giờ họ chỉ còn vịnh Thái Lan là cửa ngõ thông với bờ Thái Bình Dương nhưng chúng ta thử đặt lịch sử câu hỏi vì sao người Miên đã mất Prey Nokor? Vì đâu nên nông nỗi này... mà họ phải chịu cảnh nước mất nhà tan?

Dòng sông lịch sử bắt đầu từ giữa thế kỷ thứ 16, vua Miên là Chey Chettha cho phép người Việt tị nạn đến lập nhà tạm trú trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh nhưng khi vua muốn cản lại làn sóng di cư và sự xâm chiếm đất đai thì đã trễ vì người Việt định cư quá đông mà vua quan nước Miên giai đoạn đó lại đang chiến tranh với nước láng giềng Thái Lan nên đành “an phận” mất đất! Thời Pháp thuộc, Prey Nokor được đổi thành Saigon rồi hai thế kỷ sau, khi Đảng Cộng Sản Việt Nam tiến chiếm miền Nam năm 1975 thì Saì gòn bị xóa tên trên bản đồ và giống như Leningrad trở thành Hồ Chí Minh huyền thoại.

Viết đến đây, bỗng nhớ đến miền thượng du Tây nguyên nước tôi, chính quyền hiện nay, giống như vua Miên quan cổ triều đình, không trưng cầu dân ý, bất chấp lòng dân mà tự ý cho phép cả vạn người Tầu sang sinh sống ở đấy để tìm quặng mỏ Bô xít và thành hôn với con gái Việt. Lịch sử sẽ lại tái diễn mất đất, mất nước như vua Chey Chettha ngày xưa? Đặt câu hỏi thì trong chúng ta, ai cũng mường tượng được câu trả lời vì lẽ nhìn lại sử sách trong quá khứ, khi thế thời thuận lý, tất cả chỉ là sự tái diễn như chuyện kể của “một cỏi đi về”.

St Petersburg có dòng Neva thơ mộng thì ở miền Nam nước Việt cũng có sông Saigon bắt nguồn từ tỉnh Phum Daung bên Cao Miên, chạy quanh những tỉnh thành miền Nam và thủ đô trên 30 cây số trước khi đổ vào Nhà Bè và trôi ra biển Đông.

Nếu “cuộc đời là bể khổ” thì nước sông Sài gòn từ bao thế kỷ nay, tháng ngày vẫn cuốn ra bể Thái Bình những đau thương tang tóc của miền đất triền miên trong chiến tranh này. Sau khi vãn hồi tiếng súng, tiếc thay hận thù vẫn sôi sục trong tim người chiến thắng để hành hạ kẻ thua “cải tạo” chết trong những trại tù cô lập giữa rừng xanh hay chìm sâu ngoài biển cả. Ước mong sao những gì cao đẹp thuộc về đất nước tôi sẽ mãi mãi ở lại và trường tồn như thành phố St Petersburg miền Bắc cực.

- Vì đâu mà dân tộc Nga muốn “Cái gì của St Peterssburg phải trả lại cho St Petersburg”?.

- Có phải do dân trí cao? Dân chủ tự do được tái lập nên sau bao năm điêu linh bởi hoang tưởng chủ nghĩa đã giúp họ ngóc đầu lên với thế giới ngày nay?

Thế thì phải đòi hỏi hủy bỏ cho bằng được điều 4 hiến pháp hiện nay bởi đó là con đường chính dân tộc Nga đã vạch sẵn... Lòng tôi xao xuyến tự hỏi liệu thành phố St Petersburg và Saigon có cùng dòng lịch sử như kiếp nhân sinh luân hồi?

Tôi viết bài này để nhớ đến một người bạn... một lần hai đứa nắm tay nhau đi ngang hông chợ Bến Thành và bạn tôi đã quả quyết nói rằng: “Sài gòn mãi trường tồn trong lòng dân Việt như St Petersburg trong tâm khảm người Nga…”.

St Petersburg & Sài gòn, một dòng lịch sử? Bởi vì sự thật, việc thật một khi đã được phơi bầy thì lịch sử sẽ tái diễn và Sài gòn lại trở về với tên Sài gòn một ngày không xa... Vẫn còn đó những con đò xuôi mái chèo trên sông Saigon lượn quanh đồng bằng Cửu Long... tựa như câu chuyện thành phố Leningrad sau 67 năm điêu linh lại trở về với St Petersburg để mãi mãi ôm kiều nữ Neva tắm trên dòng sông lịch sử.

Cao Đắc Vinh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.