Hôm nay,  

Khánh Ly: Tiếng Hát Tâm Thức Việt Nam

30/03/201300:00:00(Xem: 9962)
Trong một lần về Việt Nam cách đây 13 năm, Khánh Ly có bước lên sân khấu ở một phòng trà tại Sài Gòn hát vài ca khúc quen thuộc của Trịnh Công Sơn, theo lời yêu cầu của khách có mặt hôm đó. Không qua mắt được công an nên chị đã được mời lên làm việc, hỏi chuyện có được giấy phép chưa mà hát.

Tháng Chín năm ngoái, báo chí trong nước đồng loạt đưa tin Khánh Ly đã có giấy phép để chính thức về Việt Nam biểu diễn. Nhưng chị không về.

Sự kiện Khánh Ly có sẽ về nước hát hay không lại không thuần túy mang tính văn nghệ như nhiều ca sĩ khác.

Khánh Ly về không phải là để được hát trên quê hương mà để “hát cho quê hương” đúng với tiếng hát đã gắn liền với nhạc Trịnh, không bằng tình ca, mà qua những “Ca khúc Da vàng” trong các băng nhạc “Hát cho quê hương Việt Nam” đã từng làm rung động lòng người và được thế giới biết đến.

Khánh Ly và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trở thành đôi nghệ sĩ không thể tách rời nhau từ khi hai người bước vào sân cỏ quán Văn, tụ điểm của sinh hoạt văn nghệ sinh viên vào cuối thập niên 1960. Ở đó những ca khúc da vàng về thân phận quê hương, nỗi đau chiến tranh và mong ước hòa bình được cất tiếng hát lên lần đầu.

Neil L. Jamieson trong tác phẩm “Understanding Vietnam” (University of California Press, 1993) khi nhắc đến nhạc Trịnh đã trích dẫn ba bài hát: “Ta phải thấy mặt trời”, “Chính chúng ta phải nói” và “Những ai còn là Việt Nam” với ca từ phản ánh cuộc nội chiến giữa hai miền:

Hãy mở mắt ra nhìn quanh đây
Những ai còn là Việt Nam triệu người đã chết
Hãy mở mắt ra lật xác quân thù
Mặt người Việt Nam trên đó
Đi trên những xác người
Bao năm thắng những ai…

“Đất khổ” là một phim của đạo diễn Hà Thúc Cần, thực hiện trong những năm đầu thập niên 1970 và không được phép phổ biến tại miền Nam thời bấy giờ. Tác phẩm điện ảnh này phản ánh con người Trịnh Công Sơn, vì nhạc sĩ đóng vai chính trong bối cảnh của gia đình, trên quê hương chiến tranh và với người thân mang những lý tưởng khác nhau.
buivanphu_20130329_khanhly_h01_trinhcongson_datkho
Trịnh Công Sơn trong phim “Đất khổ.” (ảnh Bùi Văn Phú)
Lồng trong phim cũng là những ca khúc da vàng. “Em đi trong chiều” mang hình ảnh buồn của một thiếu nữ nhận tin chồng chết ngoài chiến trường:

Em đi qua cầu có gió bay theo
Thổi bùng khăn tang trắng giữa khung chiều
Em đi qua cầu có lá xôn xao
Một giòng sông sâu chở hồn thương đau.

Giữa cảnh tang tóc, đổ nát do chiến tranh kéo dài, qua phim này nhạc Trịnh đã như một lời nói thay cho thế hệ với những ước mơ hoà bình của “Tôi sẽ đi thăm” do chính nhạc sĩ hát hay những mong ước của tuổi trẻ trong việc xây dựng quê hương thể hiện qua ca từ “Dựng lại người dựng lại nhà”:

Ta cùng lên đường đi xây lại tình thương
Lòng mẹ ta xưa kia bao la như Thái Bình Dương
Những đứa con lạc dòng mừng hôm nay xóa hết căm hờn
Mượn phù sa đắp trên điêu tàn lòng nhân ái lên nụ hồng.

Năm 2002, đài truyền hình PBS ở Mỹ chiếu bộ phim “Vietnam Passage” với cuộc sống của sáu người Việt sau khi chiến tranh chấm dứt vào tháng 4-1975, trong đó có Trịnh. Người dẫn chương trình, phóng viên David Lamb của báo Los Angeles Times, kể lại chuyện nhạc Trịnh bị cả hai miền Nam, Bắc cấm; chuyện sau năm 1975 nhạc sĩ phải đi nông trường lao động. Trong phim, Trịnh Công Sơn xuất hiện bên cạnh Hồng Nhung với bài hát “Huyền thoại Mẹ” và khi đó nhạc sĩ chỉ còn viết những ca khúc ca ngợi tình yêu.
buivanphu_20130329_khanhly_h02_khanhly
Khánh Ly hát ở San Jose tháng 4-2012. (ảnh Bùi Văn Phú)
Ca khúc da vàng của Trịnh Công Sơn đã là đề tài nghiên cứu ở Nhật, Pháp, Hoa Kỳ.

Giáo sư John C. Schafer của California State University, Humboldt trong tác phẩm “Trịnh Công Sơn Bob Dylan như trăng và nguyệt?” (Cao Thị Như Quỳnh dịch, Nxb Trẻ 2012) đã soi rọi và đối chiếu quan niệm phản chiến giữa hai nhạc sĩ sống cùng thời đại, bị ảnh hưởng bởi cùng một cuộc chiến. Tác giả phân tích ca từ trong “Ngày dài trên quê hương”, “Huế Sài Gòn Hà Nội”, “Một buổi sáng mùa xuân”, “Dựng lại người dựng lại nhà”, “Gia tài của Mẹ”.

Khi nhắc đến ca khúc da vàng của Trịnh thì không thể tách rời Khánh Ly vì tiếng hát của chị đã chuyên chở những nỗi đau và ước mơ đến với người nghe. Vì thế, Khánh Ly về Việt Nam mà chị không thể hát những lời ca đã một thời gắn liền chị với Trịnh Công Sơn, với thân phận quê hương, thì đó không còn là Khánh Ly của Việt Nam đã được người Việt và thế giới biết đến.

Nhạc Trịnh có hai bản đồng ca một thời vang vang khắp miền Nam, từ sân trường đại học, quán cà phê cho đến thôn làng xa xôi.
buivanphu_20130329_khanhly_h03_tcsposter12nam
Chương trình 12 năm nhớ Trịnh Công Sơn. (ảnh Ban Tổ chức)
Ngày chiến tranh chấm dứt, Trịnh Công Sơn để lại dấu ấn qua ca khúc “Nối vòng tay lớn” trên đài phát thanh Sài Gòn trưa ngày 30-4-1975 bằng chính giọng hát của mình:

Rừng núi giang tay nối lại biển xa
Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà
Mặt đất bao la anh em ta về
Gặp nhau mừng như bão cát
Quay cuồng trời rộng
Bàn tay ta nắm nối liền một vòng Việt Nam.

Ca từ đó vẫn vang vang trong lòng người Việt. Nhưng nhiều ca khúc da vàng khác nay vẫn còn bị cấm, trong đó có “Gia tài của Mẹ”. Đây cũng là bài đồng dao đã được rất nhiều người miền Nam biết đến.
buivanphu_20130329_khanhly_h04_hatchoquehuongvn
Băng nhạc với những Ca khúc Da vàng. (ảnh Bùi Văn Phú)
Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
Một trăm năm đô hộ giặc tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ để lại cho con
Gia tài của mẹ là nước Việt buồn
Dạy cho con tiếng nói thật thà
Mẹ mong con chớ quên mầu da
Con chớ quên mầu da nước Việt xưa
Mẹ mong con mau bước về nhà
Mẹ mong con lũ con đường xa
Ôi lũ con cùng cha quên hận thù.

Ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh trong lúc đang cùng gia đình chuẩn bị cho đêm nhạc tưởng nhớ năm thứ 12 ngày mất Trịnh Công Sơn, dự kiến diễn ra chiều Chủ nhật 31-3 tại Hồ Bán nguyệt trong khu Phú Mỹ Hưng, đã chia sẻ thông tin cho bạn bè về một số ca khúc da vàng mới được nhà nước cho phép phổ biến cùng với cảm nhận riêng của chị về dòng nhạc của anh mình: “Bây giờ ở Việt Nam, nhiều người nhìn lại những Ca khúc Da vàng và đặt trong bối cảnh tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông cùng những việc khác… Nhiều người nghĩ anh Sơn là một nhà tiên tri hoặc nói theo Giáo sư Tương Lai đó là những dự cảm thiên tài.”

Sau bao năm mơ ước, đất nước đã hoà bình. Nhưng tại sao nhà nước nay vẫn cấm nhiều bài trong số khoảng 100 ca khúc da vàng của Trịnh Công Sơn?
buivanphu_20130329_khanhly_h05_nhungaiconlavietnam
Một Ca khúc Da vàng. (ảnh Bùi Văn Phú)
Giáo sư Cao Huy Thuần trong đêm nhạc tưởng nhớ 10 năm Trịnh Công Sơn ở Paris có nhận xét:

“Hòa bình là tình trạng ai ai cũng có thể nói lên được điều mình mơ ước… Ấy vậy mà hát Trịnh Công Sơn chỗ này chống, chỗ kia đối, chỗ nọ xì xào, da vàng da đỏ. Hòa bình chỗ nào? Chiến tranh chấm dứt rồi. Điều đó không có nghĩa rằng hòa bình không còn là giấc mơ.”

Trong hiện tình quê nhà, Khánh Ly trở về mà không hát ca khúc da vàng, không cất tiếng với “Gia tài của mẹ” thì đó không phải là Khánh Ly được người Việt và thế giới biết đến. Vì chị đã là tiếng hát tâm thức của Việt Nam.

Khi đó nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở cõi vô thường không biết có mỉm cười được không?

© 2013 Buivanphu.wordpress.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.