Hôm nay,  

Nền Chính Trị Đức Và Phó Thủ Tướng Gốc Việt

28/03/201300:00:00(Xem: 6852)
Cuộc đời bác sĩ Philipp Roesler, phó thủ tướng Đức Quốc, và cũng là bộ trưởng kinh tế khoa học và thuật lý trong chính phủ liên hiệp 2 đảng CDU và FDP, duới quyền của thủ tướng Angela Merkel là một tấm gương thành công.

Cần nói qua về hệ thống chính trị của Đức Quốc, với tên gọi chính thức là Cộng Hòa Liên Bang Đức Quốc (Budesrepublik Deutschland), với thủ đô là Bá Linh. Sau thế chiến thứ hai, Đức Quốc bị chia làm hai, phía Tây Đức là phần lãnh thổ của Đồng Minh bao gồm Mỹ, Anh, Pháp chiếm đóng và Đông Đức là lãnh thổ chia cho Nga, thành phố Bá Linh nằm giữa Đông Đức cũng bị chia làm hai phần Đông Bá Linh và Tây Bá Linh; với phía Tây thuộc về thế giới tự do.

Tây Đức có tên chính thức như Đức Quốc bây giờ qua bản hiến pháp năm 1949 (Grundgesetz) và sau khi thống nhất vào năm 1990 với sự kiện Đông Đức sát nhập vào Cộng Hòa Liên Bang Đức Quốc (Tây Đức) có sửa đổi đôi chút song phần chính yếu vần như nguyên thủy: tam quyền phân lập, tôn trọng tự do cá nhân, và quyền lợi của quốc dân là tối thượng với sự cho phép can thiệp của thẩm quyền quốc gia như giải pháp sau cùng sau khi các cuộc thương thảo không đem lại kết qủa với sự đồng thuận, từ 1949 đến 1990, thủ đô tạm thời là thành phố Bonn, Đông Đức chọn Đông Bá Linh là thủ đô, sau khi quốc gia này sụp đổ đi với bức tường bao quanh Tây Bá Linh thì thủ đô của quốc gia Đức Quốc thống nhất là Bá Linh .

Với dân số gần 90 triệu, nền kinh tế thuộc trong những hàng đầu của thế giới, theo thể chế liên bang với 16 tiểu bang, trên bình diện quốc gia có Quốc Hội Liên Bang (Bundestag) do dân bầu và Thượng Viện (Bundesrat) bao gồm đại diện các tiểu bang. Bầu cử dân biểu liên bang theo thể thức tương đối, đảng phái chính trị nào có ít nhất 5% tổng số phiếu bầu thì có đại diện theo sĩ số tại Quốc Hội. Cho tới bây giờ chưa có chính đảng nào đạt được đa số qúa bán nên chỉ có chính phủ liên hiệp dưa theo các đảng sau đây:
philip_roesler_germany_primier
Philipp Roesler
- CDU: Christlich Demokratische Union Deutschlands (riêng ở tiểu bang Bayern thì gọi là CSU: Christlich Soziale Union in Bayern) hiện chiếm đa số, khuynh hướng bảo thủ có 194/622 (31.19%) + 45/622 (7.23%) = 239/622 (38.42%)

- SPD: Sozialdemokratische Partei Deutschlands: khuynh hướng thiên tả, có 146/622 (23.47%)

- FDP: Freie Demokratische Partei: khuynh hướng tự do, cấp tiến, có 93/622 (14.95%)

- Linke Partei: cực tả có 76/622 (12.21%)

- Green Partei: bảo vệ môi trường có 68/622 (10.93%)

Chính phủ liên hiệp hay còn được gọi là liên minh Đen-Vàng (CDU/CSU-FDP) có (239+93) 332 ghế trong tổng số 622 tức là có đa số qúa bán (332/622) 53.37% trong Quốc Hội Đức Quốc

Sau khi chính phủ liên hiệp được thành lập thì bác sĩ Philipp Roesler được bổ nhiệm vào cuối năm 2009 là bộ trưởng y tế liên bang, trong khi tranh cử FDP có chương trình hạ mức thuế song khi cầm quyền soạn chính sách hành động thì phải đối đầu với thực tế và nhận thức là không thực hiện được vì sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu tạo ảnh hưởng bất lợi cho nền kinh tế Đức Quốc, hậu qủa là mất sự tin trưởng của cử tri, phản ảnh qua thất bại tại các cuộc bầu cử tiểu bang kế tiếp sau đó. Ông Guido Westerwelle từ chức và ông Philipp Roesler được bầu lên thay thế chức đảng trưởng FDP vào giữa năm 2011, qua cương vị mới này ông là phó thủ tướng và bộ trưởng kinh tế và thuật lý. Cho tới cuối năm 2009 ông là chủ tịch FDP tại tiểu bang Niedersachsen, phó thống đốc, bộ trưởng kinh tế lao động và giao thông.

Ông là cô nhi vô thừa nhận trong một trại mồ côi, được quản trị bởi các nữ tu sĩ Công Giáo, được gia đình ông bà Roesler thuộc tiểu bang Nidersachsen nhận về làm con nuôi vào năm 1973 lúc được 9 tháng và sinh sống tại Đức Quốc từ tháng 11 năm 1973 . Ông bà Roesler ly dị vào năm 1977 và ông Roesler, một sĩ quan quân đội Đức nuôi dưỡng ông từ lúc đó .

Sau khi tốt nghiệp tú tài Đức vào năm 1992, thi hành quân dịch, theo ngành quân y, được theo học đại học y khoa Hannover, sau khi tốt nghiệp y khoa ông thụ huấn chuyên khoa tại quân y viện, đệ trình luận án về các cơ phận trong lồng ngực và theo chuyên khoa về nhãn khoa .

Bắt đầu tham gia sinh họat chính trị từ năm 1992 trong tổ chức thanh niên tự do cấp tiến (JL: Junge Liberale), một tổ chức của FDP dành cho thanh niên, ông lên đến chức vụ quản trị và điều khiển vào năm 1999, từ năm 2000 đến 2004, ông được bầu là tổng thư ký FDP trong tiểu bang Niedersachen, đắc cử chủ tịch FDP tiểu bang vào năm 2006 và tái đắc cử năm 2008. Đắc cử vào quốc hội tiểu bang Niedersachsen vào năm 2008 và được bầu làm chủ tịch FDP toàn quốc năm 2011 và tái đắc cử năm 2013.

Ông nắm trọng trách chủ tịch FDP trong một tình huống vô cùng khó khăn, mức độ tín nhiệm của cử tri đang trên đà tuột dốc, các cuộc bầu cử tiểu bang tiếp nối FDP không hội đủ 5% số phiếu và bị loại ra khỏi 6 quốc hội tiểu bang (Bá Linh, Bremen, Mecklenburg-Vorpommern, Rheinland-Pfalz, Saarland, Sachsen-Anhalt). Như thế trong tổng số 16 tiểu bang, FDP trong chính quyền 3 tiểu bang (Hessen, Sachsen, Bayern), đối lập trong 7 tiểu bang (Thueringen, Schleswig-Holstein, Nordrhein-Westfalen, Hamburg, Niedersachsen, Baden-Wuertemberg, Brandenburg).

Thông thường trong chính phủ liên hiệp giữa CDU/CSU và FDP thì chủ tịch FDP là phó thủ tướng và ngoại trưởng, nay thì cựu đảng trưởng Guido Westerwelle vần giữ bộ ngoại giao, ông Rainer Bruederle muốn giữ bộ kinh tế, sau những thách thức và thảo luận cam go thì ông Philipp Roesler mới đạt được chức vụ phó thủ tướng và bộ trưởng kinh tế và thuật lý .

Bất ngờ tổng thư ký FDP Christian Lindner xin từ chức vì thấy vị thế bất lợi của bác sĩ Philipp Roesler . Ông Rainer Bruederle mặc dù phải chịu thua và quay về làm trưởng khối dân biểu FDP tại quốc hội liên bang song vận động ngầm với những tuyên bố thách thức để tranh chức chủ tịch đảng. Tuần báo Der Spiegel có ấn bản cả triệu số, rất ảnh hưởng tại Đức Quốc trong một bài phỏng vấn đã đi sâu vào gốc gác Việt Nam và tính tình vui vẻ của phó thủ tướng như là những nhược điểm, một nhân vật cao cấp của FDP, ông Dirk Niebel, đồng thời cũng là bộ trưởng trong nội các tuyên bố công khai về sự tiêu cực về số phiếu trong các cuộc bầu cử tiểu bang và đặt câu hỏi có phải là vì khuôn mặt lãnh đạo không phải gốc Đức trên chính trường .

Mặc dù chưa tròn 40, song bác sĩ Philipp Roesler đã tỏ ra chín chắn và bản lãnh hơn với thời gian:

- trả lời câu hỏi của Der Spiegel, ông đã đặt ngược lại vấn đề nhân cách của chính trị gia: từ khi nào thì vui vẻ là điều không nên có ở chính trường

- sau khi có thế mạnh sau cuộc bầu cử tại tiểu bang Niedersachsen với số phiếu gần 10% cho FDP, nhiều hơn với dự đoán là trong khoảng 5%, trong đại hội bất thường được tổ chức trước dự định, ông đã tuyên bố nhường chức đảng trưởng cho ông Rainer Bruederle, ông này không dám nhận và cho biết không có tham vọng đó

- trong đại hội đảng, chủ tịch FDP Philipp Roesler đã tái đắc cử và đồng ý để ông Rainer Bruederle lãnh đạo cuộc tranh cử vào tháng 10, dí dỏm dùng thành ngữ của túc cầu "Roesler là thủ quân lãnh đạo, Bruederle là tiền đạo vai trung phong để tung lưới đối phương"

- ông cũng nhấn mạnh là gia đình là ưu tiên cao nhất, vì thế năm 45 (tức là 4 hay 5 năm nữa) sẽ từ giả chính trường để quay về chuyên môn, dành thì giờ cho vợ con (vợ ông là bác sĩ và ông bà thành hôn năm 2002, có 2 cháu gái sinh đôi năm 2008).

Bây giờ Christian Lindner trở về cộng tác trong chức vụ phó chủ tịch FDP liên bang, Dirk Niebel không đủ phiếu để vào ủy ban trung ương FDP, Rainer Bruederle chấp nhận hăng hái lãnh đạo cuộc tranh cử quốc hội liên bang vào mùa thu năm 2013.

Qủa thật:

"nhẫn một chút, gió lặng sóng êm
nhịn một bước, biển rộng trời cao".

Hơn thế nữa mặc dù chưa tới 40, lại là cô nhi trong trại mồ côi, sống từ thuở ấu thơ trong môi trường hoàn toàn khác biệt với quê hương sinh đẻ, nay vượt mọi khó khăn để làm phó thủ tướng một cường quốc kinh tế số một tại Âu Châu, qủa thật là một bài học của sự qủa cảm, kiên cường, chuyên cần học hỏi, đối xử quyền biến, kiên tâm trì chí.

Ông còn có một tấm lòng "tình tự dân tộc" rất cao, khi còn là phó thống đốc tiểu bang Niedersachsen đã tới dự buổi lễ khánh thành tượng đài thuyền nhân và có bài diễn văn cảm động dù những áp lực từ phía chính quyền Hà Nội về bang giao kinh tế với tiểu bang này. Khi viếng thăm Việt Nam với tư cách phó thủ tướng và bộ trưởng kinh tế và thuật lý, ông đã nhấn mạnh đến sự tự do là một yếu tố rất cần thiết trong việc phát triển một quốc gia, thiếu điều này sẽ làm cản trở bước tiến của một nước trong con đường đưa đến dân giàu nước mạnh.

Nguyễn Viết Kim

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đâu phải tự nhiên mà người Cộng sản Việt Nam rộ lên “phong trào” bàn về “hòa hợp dân tộc” sau 3 năm thi hành Nghị quyết 36
Khoa học tân tiến nhất của loài người ngày nay đã tìm đến Nguyệt cầu, Hoả tinh, và đã có các phi hành gia bay bổng ra ngoài tầng khí quyển
Khóa giảng hàng năm của đức Đạt Lai Lạt Ma là ngày hội cho Dharamsala... Hàng năm, cứ sau Tết Âm lịch
Khi một xã hội chỉ tìm thấy mẫu mực để bắt chước hay học hỏi từ ở bên ngoài thì rất dễ đánh mất bản sắc của mình vì thần tượng của họ
Trong đoàn quân Pháp sang đô hộ VN có một số quân nhân gốc Phi Châu ưa phá làng phá xóm khiến dân chúng Việt Nam căm ghét
Tình hình ở trong nước các tuần gần đây trước cuộc bầu Quốc hội (QH) vào 20.5.07 đã cho thấy hai chiều hướng phát triển
Trở về Việt Nam sau ba mươi năm lià xa, tôi đã đi không ngừng, Saigon ra Trung, Hà Nôi vô Nam; và mong sẽ quên chuyện non nước mình
Bước vào thế kỷ 21, việc xử dụng đa dạng năng lượng (energy diversity) trong chuyển vận là một trong những suy nghĩ lớn
Cuộc đấu tranh cho dân chủ trong nước đang nở rộ, và tấm gương bất khuất ngàn xưa của Việt Nam đang được lật lại từng trang
Việt Nam là một quốc gia có nhiều danh lam thắng cảnh, với niềm tự hào về nòi giống Rồng Tiên, một nền văn hóa đa dạng và một dân tộc siêng năng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.