Hôm nay,  

Tâm Tình Sử Việt: Triệu Việt Vương: Triệu Quang Phục (? - 571)

26/03/201300:00:00(Xem: 6614)
(Lời tâm tình: "Sử Việt" chỉ khái quát các Nhân vật lịch sử, không đi sâu từng chi tiết của Nhân vật. Cuối mỗi bài viết, phần "Thiết nghĩ" nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung của đề tài đã biên soạn. "Sử Việt" đăng vào ngày thứ Ba (Tuesday) mỗi tuần.)

Triệu Quang Phục quê Vĩnh Yên, thân phụ là Thái phó Triệu Túc. Ông cùng cha theo phò Lý Nam đế, ông là một tướng trẻ có tài dũng lược, được phong chức tả tướng quân nước Vạn Xuân. Và sau đấy được Lý Nam Đế tin tưởng trao binh quyền. Trong khi Lý Nam Đế cố thủ ở Khuất động, anh Lý Nam đế là Lý Thiên Bảo với người trong họ là Lý Phật Tử, chạy vào Cửu Chân. Lý Thiên Bảo bị Trần Bá Tiên dẫn quân theo đánh, đem 3 vạn người chạy qua đất Di Lạo ở Ai Lao, đến động Dã Năng ở đầu nguồn Đào Giang, thấy nơi này đất đai rộng rãi, cho đắp thành trì, nhân tên đất ấy mà xưng là Đào Lang Vương. Năm 555, Thiên Bảo mất ở Dã Năng, không có con, Lý Phật Tử lên nối nghiệp. Năm 548, Triệu Quang Phục đem quân về bãi Dạ Trạch (Hải Dương) là một vùng đất nhô cao và rộng lớn, có nhiều lau sậy rậm rạp, bao bọc bãi là đồng lầy xung quanh, Triệu Quang Phục cho lập doanh trại, được quân dân hưởng ứng theo về rất đông, ông xưng là Triệu Việt Vương.

Tướng giặc là Trần Bá Tiên cho quân bao vây, cắt đường tiếp tế. Giặc nghĩ là Nghĩa quân bị thiếu thốn lương thực sẽ bị đói khát mà ra đầu hàng. Nhưng Triệu Quang Phục cùng Nghĩa quân không nao núng, ông cho lính đóng thuyền và trồng khoai lúa. Chính ông, trong ngày vụ trồng trọt đầu tiên, cũng xuống ruộng kéo cày thay trâu, khuyến khích binh sĩ. Ông đã biến giữa Đầm Dạ Trạch thành khu chiến và là nơi sản xuất nông nghiệp trù phú.

Nghĩa quân của ông ngoài việc tự trồng trọt, tự túc lương thực, ban đêm còn ra ngoài tiêu diệt giặc, rồi thu lấy vũ khí và lương thực của giặc mang về chiến khu. Nghĩa quân tự đúc rèn khí giới, bằng cách ban đêm lặn lội đi tìm mua sắt thép, mời mọc thợ rèn giúp đỡ Nghĩa quân cùng chống giặc cứu nước.

Ông dùng chiến thuật du kích chiến, đánh trường kỳ, nghĩa quân lúc ẩn, lúc hiện, giặc bị hốt hoảng. Do đó ông là thủy tổ du kích chiến, quân dân khâm phục tài của ông tổ chức quân ngũ kháng chiến nơi đầm lầy, nên gọi ông là "Dạ Trạch vương".

Đầm Dạ Trạch này là nơi Đạo tổ Chử Đồng Tử thành tiên, truyền thuyết kể rằng: Năm 549, ông đánh quân Lương không lui, mới đốt hương cầu đảo, kính cáo trời đất, thì thấy Đạo tổ cưỡi rồng vàng hiển hiện, ngài rút móng rồng trao cho ông, bảo gài lên mũ đâu mâu mà đánh giặc. Từ đó ông đánh đâu thắng đấy. Năm 550, nhà Lương có loạn Hầu Cảnh, vua nước Lương là Dự Chương vương, triệu Trần Bá Tiên về nước để trừ loạn. Dạ Trạch vương đem quân đánh trực diện, đại phản công, giết được tướng Tàu là Dương Sàn, tiến quân thu phục thành Long Biên, giành lại độc lập cho nước nhà.

Năm 557, Lý Phật Tử đem quân xuống miền Đông đánh với Triệu Việt Vương ở huyện Thái Bình, mấy trận kịch liệt, quân Lý Phật Tử bị thua luôn, bèn xin giảng hòa. Ông nghĩ rằng Lý Phật Tử là người dòng họ Lý, không nỡ cự tuyệt, bèn chia địa giới ở bãi Quân Thần (nay là hai xã Thượng Cát, Hạ Cát ở huyện Từ Liêm, Hà Nội). Lý Phật Tử đến ở thành Ô Diên (nay xã Hạ Mỗ, huyện Từ Liêm), nơi này có đền thờ thần Bát Lang (tức là Nhã Lang). Lý Phật Tử có con trai là Nhã Lang, xin được kết hôn con gái của Triệu Việt Vương là Cảo Nương.


Ông bằng lòng, kết thông gia là mong mỏi bãi bỏ chinh chiến để muôn dân sống yên ổn và từ đấy ông không đề phòng họ Lý nữa. Ông thương con gái, nên cho Nhã Lang ở gửi rể.

Năm 571, Lý Phật Tử phản phúc, đem quân tấn công bất ngờ, ông bị thua. Khi ông đưa con gái chạy đến cửa biển Đại Nha (Đại Nha có tên khác là Đại Ác, thời nhà Lý đổi là Đại An, nay là cửa Liêu cửa của Sông Đáy) thì cùng đường, ông gieo mình tự vận, dân chúng hết sức thương tiếc, đã lập đền thờ ông ở đấy.

Sử gia Ngô Sĩ Liên nhận định về Lý Phật Tử, trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư: "...dùng mưu gian trá xin hòa, kết làm thông gia. Việt Vương lấy lòng thành đối đãi, cắt đất cho ở, những việc làm của Việt Vương đều là chính nghĩa, giao hảo phải đạo, thăm viếng phải thời, há chẳng phải là đạo trị yên lâu dài hay sao? Thế mà Phật Tử lại dùng mưu gian của Nhã Lang, vứt bỏ chính đạo nhân luân, tham công lợi mà diệt nhân nghĩa, đánh cướp lấy nước, tuy rằng lấy được, mà Nhã Lang thì chết trước, bản thân cũng không khỏi bị tù, có lợi gì đâu?".

*- Thiết nghĩ: Triệu Đà đem quân đánh Âu Lạc, không thắng, lại giả thác hòa thân, dùng con bài hôn nhân chính trị để cướp nước. Trọng Thuỷ con trai Triệu Đà xin kết hôn với Mỵ Châu. An Dương Vương vì mong mỏi hòa bình, hữu hảo mà tác thành, gả Mỵ Châu cho Trọng Thuỷ và cho ở gửi rể. Tình yêu Mỵ Châu đã dành trọn cho chồng, nàng đã tiết lộ bí mật quân sự (móng rùa thần), của quốc gia cho Trọng Thuỷ!.

Năm Quí tỵ (207 TCN), Triệu Đà biết được bí mật quân sự ở thành Cổ Loa, bất ngờ cất quân tấn công nước Âu Lạc, An Dương Vương không đề phòng nên bị bại?!. An Dương Vương thương con, để Mỵ Châu ngồi sau lưng ngựa cùng chạy giặc, khi Vua đến bờ biển, thì Rùa thần hiện lên nói rằng: "Người ngồi sau ngựa của ngài là giặc đấy!". Vua ngoái cổ thì thấy Mỵ Châu đang rắc lông ngỗng trên đường, nên binh của Trọng Thủy biết mà rượt theo. Vua giận quá, chém Mỵ Châu, rồi gieo mình xuống biển.

Khoảng 800 năm sau (208 TCN đến 571 SCN), Triệu Việt Vương lại đi theo bánh xe đổ của An Dương Vương?!. Nhã Lang ở gửi rể, vuốt ve vợ: "À cha nàng có thuật gì mà chiến thắng dễ dàng vậy?". Cảo Nương chân tình, lấy mũ đâu mâu móng rồng cho chồng xem. Sau đấy, Nhã Lang lén đánh tráo cái móng ấy, rồi thủ thỉ với Cảo Nương: "Nhã Lang xa song thân lâu ngày, nhờ nàng tâu với vua cha, để Nhã Lang về thăm song thân một chuyến". Khi Nhã Lang về, tiết lộ bí mật quân sự của Triệu Việt Vương cho cha, rồi cha con họ Lý đem quân đánh úp Triệu Việt Vương, chiếm toàn bộ giang sơn.

Vở tuồng bi sử, nhân vật Trọng Thuỷ được thay thế Nhã Lang, nhân vật Mỵ Châu được thay thế Cảo Nương. Và Triệu Việt Vương thất trận cũng trầm mình như An Dương Vương!!! Sao mà lịch sử lại tái diễn y chang như vậy???!.

Cảm niệm: Triệu Việt Vương
Lau sậy bùn lầy, biến ruộng đồng
Nghĩa quân khoai lúa, mải mê trồng
Tìm tòi khí giới, dùng công thủ
Sắm sửa quân lương, để dự phòng
Củng cố vững vàng, ta đại thắng
Rập rình doạ dẫm, giặc nguy vong
Đại Nha vang vọng hồn non nước!
Dạ Trạch lẫy lừng với núi sông!

Nguyễn Lôc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.