Hôm nay,  

Đất Nước Tôi Sao Mãi Lầm Than?

26/03/201300:00:00(Xem: 6003)
Sau nạn đói năm Ất Dậu tháng 5 năm 1945...

Tháng 9, thế chiến thứ hai cũng vừa kết thúc. Trời mùa thu tháng 10, mây và sương rơi tạo cảm giác giá lạnh khắp miền trung du Bắc Việt. Vào một đêm trăng, lấp lánh ngôi “sao hôm” trên núi đồi thị trấn Sapa và ở căn nhà trọ trước cửa “chợ tình” có cặp vợ chồng hân hoan chìm đắm trong hòa bình và tình yêu. Mẹ Tú ướt mềm nằm kề bên Bố...

Qua đêm hôm lãng mạn ấy, năm sau Tú ngẫu nhiên chào đời ở thủ đô Hà Nội và là người con giữa trong một gia đình đông anh chị em. Chàng lớn lên với tình yêu thương thắm thiết của bố mẹ. Thời thơ ấu, cậu bé học trường tiểu học Pháp và được dậy dỗ cả hai nền giáo dục sơ đẳng Đông & Tây để ngay từ tấm bé, Tú đã hấp thụ các đức tính trong ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín và công bằng bác ái của xã hội mới Tây phương.

Đất nước chia đôi, gia đình Tú di cư vào Nam. Thời gian đã biến cậu bé năm xưa thành chàng trai đất Việt nặng lòng tự hào với tình tự dân tộc. Số phận như đã an bài, buổi đầu đời xa quê tìm học rồi tha phương cầu thực mà lòng hoài hương day dứt khôn nguôi! Bây giờ tóc xanh đã bạc, sống giữa hoàng hôn cuộc đời, từ phía ngoài nhìn về quê hương, Tú vẫn đi tìm câu trả lời cho nghi vấn theo đuổi chàng từ lúc trưởng thành: “Đất nước tôi sao mãi lầm than?” Chiến tranh triền miên là lời giải đáp đúng đắn nhưng vì đâu hai chữ “triền miên”? Phải chăng đây chính là câu hỏi ý thức hệ cần hiểu rõ để phát triển một xã hội nhân bản hơn trên mảnh đất ngàn năm văn hiến còn nhiều bảo thủ tệ đoan?

Như cuốn phim ngược dòng thời gian, dựa vào ký ức diễn lại mỗi giai đoạn cuộc đời, Tú hy vọng sẽ lóe lên được chút ánh sáng cho một câu hỏi lớn mang tầm vóc quốc gia dân tộc này.

Mấy năm gần đây, Tú nghe tin từ quê nhà hay tại hải ngoại, đồng bào khắp nơi kêu gọi tranh đấu cho nhân quyền, nô nức đòi lại quyền làm người đã mất bởi chính thể cộng sản hiện nay. Sự việc đó là đúng đắn cần tham gia hỗ trợ nhưng thực tế, dân tộc Việt đã sống trong thân phận thiếu nhân quyền sơ đẳng ngay từ tấm bé tại gia đình, ở chốn học đường và khi trưởng thành ra đời làm việc ngoài xã hội.

Cách đối sử ân tình hay thô bạo giữa bố mẹ, anh em, họ hàng, thầy trò, bạn bè, giới chức công quyền kể cả sự phân biệt giới tính, tuổi tác, danh phận, tôn giáo, chủng tộc, giầu nghèo và lòng xót thương loài vật ảnh hưởng sâu đậm vào trí tuệ và tư cách của người dân. Những câu chuyện nhỏ của đời Tú kể lại ở đây sẽ là chứng cớ của vài tệ đoan còn lưu truyền.

Thỉnh thoảng trong mục phóng sự truyền hình hay triển lãm nghệ thuật, Tú thường thấy hình ảnh cô bé con áo quần sốc sếch cõng thằng em trai ngủ gục trên lưng hay nặng nề ôm ngang hông. Chơi đùa với bạn bè cũng phải vác nó theo. Tuổi thơ không đẻ đau mà mẹ bắt mang nặng! Cảnh tượng này rất thường thấy ở các xóm lao động hay miền thôn quê thời xưa lẫn thời nay. Bố mẹ chăn gối rồi sinh con, không chăm sóc nổi vì nhiều lý do, đành thản nhiên trút trách nhiệm lên đầu những đứa lớn nên từ tấm bé đã phải chịu cảnh bất công từ chính bố mẹ nó. Đứa trẻ đánh mất tuổi thơ, mất thời gian học tập ở trường để phải trả giá đắt cho một tương lai kém cỏi! Sự lạm dụng này của các cha mẹ không thể đề cao và gọi sự hy sinh của các em nhỏ nhà nghèo là lòng hiếu thảo.

Ngoài Bắc, gia đình Tú sống ở ngoại ô Hà Nội. Bố Tú thường xuyên vắng nhà vì làm việc và giao du bạn bè, ăn chơi như đa số các công tử Hà thành. Cảnh chồng chúa vợ tôi rất phổ thông trong xã hội Việt Nam nên sự sợ hãi ít nhiều luôn bao quanh không khí gia đình mà xã hội chuyển nghĩa thành sự tôn trọng như câu nói “kính trên nhường dưới” nhưng thực tế nó là bánh vẽ để con người lợi dụng chà đạp lên nhau: vợ sợ chồng, con sợ cha, em sợ anh, người làm công sợ chủ... tạo cảnh “sợ” tức là “thương” bởi vì “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”! Sống trong sợ hãi, nhân vị bị tổn thương và mất đi sự thân thiện. Kẻ bạo hành vô tình được khuyến khích và tuyên dương mỗi khi trút sự giận dữ lên đầu những đối tượng thiếu tính năng tự vệ. Họ nhân danh “tình thương” mà đánh bởi vì càng đánh càng “thương”! Đó là nguyên lý đáng tiếc từ ngàn xưa trong quan hệ thương yêu giữa người trên kẻ dưới của nền đạo đức xã hội Việt Nam.

Ngày còn bé mặc chiếc quần sà lỏn, Tú theo bạn ra hồ Halais gần nhà để nhặt những bông hoa sữa trên con đường Nguyễn Du và đuổi bắt chuồn chuồn ven bờ nước. Người nhà bỏ công đi tìm nên chiều về, cơn giận của Bố đã trút xuống thân Tú những lằn roi nát thịt. Hơn 60 năm qua, chàng đã quên trận đòn nhưng lạ thay... mầu cánh xanh lơ và cả cái đuôi cong của con chuồn chuồn trên cành hoa nước vẫn nguyên vẹn dửng dưng hiện về trước mắt Tú.... Phải chăng tuổi thơ nào cũng thế và sự dậy dỗ bằng bạo hành cố tình làm đứa trẻ sợ hãi đã không mang lại một kết quả khả quan nào? “Chuyển đổi lòng người bằng tình thương, không phải sự tức giận” (The way to change others minds is with affection and not anger) Dalai Lama XIV.

Vào Nam năm 54, theo bạn bè buôn bán làm ăn nên nhiều tháng Bố không ở nhà với đàn con. Mẹ Tú nội trợ lo ngày hai bữa nên tinh thần gia đình và những trọng trách đổ lên đầu người anh cả theo luân lý: “Quyền huynh thế phụ” từ nhiều thế kỷ ở nước ta. Khi người cha thiếu trách nhiệm vắng nhà vì mọi lý do, người con cả bất đắc dĩ “thay thế” để dậy dỗ những đứa em còn nhỏ dại phỏng theo khuôn mẫu: “Ghét cho ngọt cho bùi...” vì thế gia đình sẽ lại bao trùm không khí bạo hành mới! Anh cả nhận trách nhiệm hành sử độc đoán theo vết xe cũ nên đôi lúc... đánh đấm không thương tiếc vào đầu, vào thân Tú và những đứa em tùy theo cơn giận và nhiều khi “giận cá chém thớt” cũng thường sẩy ra!


Mẹ chỉ biết xót xa nhìn, đôi khi thương con lau hai hàng lệ nhưng rồi tự vấn an coi đó như là giải pháp “hữu hiệu” nhất để các con mình “tiến thân”... Mẹ đâu hiểu rằng những trận đòn “thừa chết thiếu sống” ấy đã làm nhụt chí hướng và chà đạp nhân cách tâm hồn các con còn nhỏ dại! Yếu tố nữa để lên án vấn đề dậy dỗ sai lầm bằng bạo lực mà vẫn nhân danh tình thương. Một tệ đoan hoàn toàn lỗi thời cần xóa bỏ.

Lên trung học, tuổi thơ vừa qua đi để trưởng thành và chàng thiếu niên Tú bắt đầu phát triển cá tính nhưng tiếc thay... cũng chính tại nơi này nhân cách còn non nớt của đứa trẻ đôi khi lại thêm một lần bị chà đạp...

Một hôm, Thầy giảng bài trên bảng nhưng Tú cùng anh bạn ngồi cạnh đánh cờ “carreau” ở dưới. Thầy bắt gặp, giận dữ xuống tận nơi... Một tay Thầy béo tai Tú và miệng ân cần hỏi han tưởng như Thầy sẵn lòng tha thứ lỗi lầm:

- “Hai đứa chơi... thế đứa nào thắng?” Lấm lét, trong sợ hãi, Tú trả lời:

- “Dạ thưa...Thầy.. con... thắng ạ!”. Tức khắc, cả hai tay Thầy ôm đầu Tú đập xuống bàn vùi dập nhiều lần trước ánh mắt kinh ngạc của các bạn trong lớp. Thầy hét lên:

- “Thắng này! Thắng này! Cho mày thắng này... Đồ cu ly mất dậy...”

Người Thầy học cao, hiểu rộng đã hành sử như một kẻ côn đồ nêu tấm gương bạo hành xấu ảnh hưởng đến tâm tính của mấy chục đứa học trò sau này. Điều đáng nói là hành động ấy của Thầy lại được “đề cao”! Nhà trường lên án hay không chẳng ai biết bởi vì Thầy vẫn tiếp tục bạo hành và ngầm hiểu như bất cứ sự trừng phạt dữ dội cỡ nào cũng là cách Thầy bầy tỏ “tình thương”. Một sự sai lầm hiển nhiên... Tú là nạn nhân của sự lạm dụng quyền hành lại phải câm nín theo nền giáo dục cổ xưa để nhân phẩm âm thầm bị chà đạp. “Nếu chúng ta có kiến thức mà bị chi phối bởi những cảm xúc tiêu cực thì sẽ thi hành những kiến thức ấy một cách tiêu cực.” (If you have a great deal of knowledge, but you're governed by negative emotions, then you tend to use your knowledge in negative ways.) Dalai Lama XIV

Thời gian này, chi phối bởi bạo động ở gia đình và học đường, Tú cũng chứng kiến các bạn học cùng lớp thường xuyên xử dụng vũ lực để giải quyết mọi vấn đề khác biệt mà ít khi tận dụng giải pháp thương thuyết ôn hòa! Có khi học sinh trường khác kéo đến cổng trường để thanh toán bằng dao búa những người bạn của Tú chỉ vì vài va chạm bất đồng đáng tiếc. Đạp xe từ trường về nhà, thỉnh thoảng trên phố xá đông đúc lại nghe tiếng đàn bà khóc lóc la hét vì bị người chồng vũ phu đánh đập hoặc cha mẹ trừng trị con cái, chủ tiệm đuổi khách hàng, vợ đánh ghen tình nhân của chồng... ngay tại đầu đường góc phố. Đâu đâu cũng thấy bạo hành mỗi lúc mỗi nơi hành xử theo truyền thống của người xưa.

Lên đại học, xa quê hương, xa nhà, một mình sống trên quê người Tú mới ý thức được rằng bạo lực là phương cách tồi tệ nhất để giải quyết xung đột. Ở những xứ văn minh Tây phương, mỗi lúc có sự bất đồng họ luôn luôn ôn hòa phân tách sự việc để cố gắng tìm một giải pháp hợp nhất dựa trên công bằng và tôn trọng nhân vị của từng cá nhân. Thưa kiện chỉ xử dụng khi hoàn toàn bế tắc. Luật pháp tôn trọng quyền làm người một cách triệt để và ngăn cấm sự bạo hành trong mọi hoàn cảnh.

Quê hương ta ngày nay, dân chúng đi biểu tình phát biểu lòng ái quốc trước hoàn cảnh mất nước hoặc “blogger” viết bài trình bầy quan điểm chính trị cũng bị bỏ tù... công an côn đồ có toàn quyền đàn áp thẳng tay! Người dân thấp cổ bé miệng tiếp tục bị áp bức bằng vũ lực... Phải chăng con đường tiến đến dân chủ và nhân quyền của đất nước còn rất xa xôi?

Tú nghĩ rằng toàn dân trong nước phải có một cuộc cách mạng toàn diện! Đầu tiên là khước từ ý tưởng của câu nói lỗi thời: “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” để xóa bỏ tất cả nguồn gốc của bạo lực trong gia đình và ngoài xã hội. Sống ở Mỹ nên Tú có dịp so sánh những điều hay ở xứ này và tệ đoan lưu truyền từ nhiều thế kỷ trên đất nước chàng.

Nơi đây, Tú nhìn những đứa trẻ tại trường tiểu học vừa lớn lên đã được trau dồi cách ăn nói và hành sự hòa nhã với mọi người chung quanh. Tôn trọng dân chủ và quyền làm người của bất cứ thành phần nào trong xã hội và ngay cả loài gia súc cũng được bảo vệ theo luật pháp hiện hành. Khác với nước Việt của Tú, súc vật bị hành quyết thê thảm bằng đủ mọi phương tiện dã man trước cổng chùa, giữa cảnh chợ búa tấp nập người mua kẻ bán... Chúng ta trân quý tất cả sinh vật không chỉ riêng gì loài người! Đó là vài điều hay nên học hỏi để thay thế những tệ đoan một mai khi quê hương bừng dậy một cuộc cách mạng “hoa sen”!

Nghi vấn “Đất Nước Tôi Sao mãi Lầm Than?” được trả lời là hậu quả tất nhiên của sự hung bạo? Dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp là phương pháp tối ưu của người Việt từ trong gia đình đến ngoài xã hội như đã dẫn ở trên. Nó thấm vào tư tưởng rồi thành thói quen bạo hành ở mọi tầng lớp nên nước Việt Nam chiến tranh “triền miên” từ thế kỷ này sang thế kỷ khác ngoại trừ vấn đề địa thế chiến lược là yếu tố chính...

Điều cuối cùng, Tú muốn nhận định về “bi hài kịch” chủ quyền đất nước. Trong lúc Việt Nam cần xác định một lập trường cứng rắn về lãnh hải và lãnh thổ đối với Tầu cộng thì lãnh đạo “Ô sin” lại sợ hãi im hơi lặng tiếng! Biết đâu chừng họ đang chủ trương việc nước theo câu nói: “Yêu dân nên cho gioi cho vọt, ghét Tầu nên cho ngọt cho bùi?”. Đất nước đang lãnh đạo bởi một tập đoàn “thiếu lòng tốt bụng nhiệt thành”...( governed without warm-heartedness) Dalai Lama XIV.

Cao Đắc Vinh ( 3 / 2013 )

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.