Hôm nay,  

Dân “Còi” Và Họ Nguyễn Tại Québec

12/03/201300:00:00(Xem: 12485)
“Còi”, tiếng lóng mà bà con Việt Nam sống tại Canada ám chỉ người québecois pure laine, nói tiếng Pháp, da trắng, gốc Pháp, sinh ra và sống tại tỉnh bang Québec.

Chữ Nguyễn được họ phát âm ra thành Nu-yen.

Từ năm 75 đến thập niên 80 có hằng trăm ngàn người Việt Nam liều chết vượt biển để tìm tự do và cuối cùng một số người may mắn đã đến được bến bờ tự do.

Theo ước đoán, hiện nay có khoảng trên 25.000 người Việt Nam đang sinh sống tại thành phố Montréal.

Theo thời gian, cộng đồng người Việt Montréal dần dần lớn mạnh thêm, thích nghi và hội nhập một cách êm ái vào xã hội Québec.

Trên bước đường tị nạn, người Việt đã mang theo họ kinh nghiệm sống từ quê hương khói lửa cùng với một tâm quyết sắt đá là phải gầy dựng lại một cuộc đời mới trong tự do và hy vọng một tương lai sáng sủa hơn đang chờ đón con cháu họ…

Họ Nguyễn tại Québec

Theo phỏng đoán có vào khoảng 40% người Việt sống trên thế giới mang họ Nguyễn.

Họ Nguyễn không những đứng trước nhiều họ mang âm hưởng ngoại quốc, nhưng nó còn vượt qua mặt các họ của người “Còi” chẳng hạn như Gélinas, Giguère và Robitaille…

Tại Montreal họ Nguyễn là họ phổ biến đứng thứ nhì sau họ Tremblay của người “Québecois pure laine” nghĩa là “còi” thứ thiệt chánh hiệu con nai. Những người Việt Nam đầu tiên di dân đến Québec. Họ là ai?
dan_coi_nguyen_thuong_chanh
Ông già Nguyễn “pur coton” đang hì hục tập xúc tuyết dưỡng sinh tại Québec. (photo NTC Feb,2013)
Vào đầu thập niên 50 đã thấy có sinh viên Việt Nam (toàn là đàn ông) du học tại Université de Montréal và Université Laval, Québec.

Đa số được giáo hội Công giáo yểm trợ tài chánh hoặc là nhờ vào học bổng của chương trình Colombo.

Sau hiệp định Genève chia cắt đất nước, năm 1957 một số nữ tu VN thuộc dòng carmélites được đưa từ Hà Nội sang định cư tại Canada. Họ sống tại nhà kín Couvent de Dolbeau nằm về phía bắc Québec. Có thể xem những nữ tu nầy là những người Việt Nam tị nạn cộng sản đầu tiên tại Canada.

Theo nhà văn Nguyễn Văn Lực:

…“Sinh viên là lớp đầu tiên trong bốn đợt di dân Việt Nam, đến học hay/và lập nghiệp ở Canada, đặc biệt là tại Quebec từ hai thập niên 1950 và 1960. Đa số là nam sinh viên có hộc bổng của giáo hội công giáo hay từ kế hoạch Colombo. Điểm đáng ghi nhận là 20 nữ tu dòng Carmelite từ Hà Nội sang Quebec đã trở thành những người Việt Nam tị nạn cộng sản đầu tiên tại Canada ngay sau hiệp định Geneva 1954 chia cắt đất nước. Những nữ tu sĩ này sau đó đã định cư tại một nhà tu kín ở vùng Lac St–Jean, phía bắc tỉnh bang Québec, Canada.

… Sau 1963 thì có sự ra đi khá ồ ạt, khá chộn rộn. Nhất là từ năm 1966 trở đi. Ai cũng có thể đi du học được miễn có tiền, học đúng tuổi và xin được chỗ nhận cho học và chỗ ở. Đỗ tú tài hạng thứ cũng được. Sự ra đi du học lúc này dựa vào tình hình chính trị lúc đó. Việc tuyển chọn không còn giữ tính cách nghiêm chỉnh như trước nữa

Tính đến cuối năm 1974, có khoảng 1.500 sinh viên Việt Nam tại Canada, ¾ đi học tại tỉnh bang Quebec (phần lớn ở Université de Montréal, École Polytecnique, HEC tại Montréal hay ở Université de Laval tại thành phố Quebec), phần còn lại rải rác ở các đại học Ontario (Ottawa, Toronto, Windsor,…) vùng Maritimes miền đông Canada hay British Columbia (Vancouver, Victoria) ở miền cực tây.”
dan_coi_phi_cong_mai_nguyen
Phi công thương mại Pilote de ligne Marie Nguyen. (photo Le Québec une histoire de famille)
Nguồn: Eric Richard và Louis–Jacques Dorais, đại học Laval, Quebec, Canada, Statistical Profile of Immigrants of Vietnemese Origin in Québec and Canada: Comparison of 1991, 1996 and 2001 Data, Review of Vietnamese Studies, 2003, Volume 3, No. 1, 9 pages.

(Ngưng trích-Nguyễn Văn Lực-Người Trí thức phải là người biết ngượng)

Du học theo chương trình Colombo.

Đây là chương trình học bổng nhằm mục đích hợp tác kinh tế và phát triển xã hội vùng Đông Nam Á.

Đó là thời diểm cuối thập niên 50 và những năm đầu của 60.

Mục đích của chánh phủ VNCH là mong đợi và kỳ vọng những nhân tài Việt Nam sẽ trở về phục vụ quê hương và xây dựng đất nước.


Thời điểm đó miền Nam bất ổn, chiến tranh cộng sản càng ngày càng gia tăng khốc liệt và tình hình chánh trị tại Sài Gòn vô cùng rối ren. Xuống dường, biểu tình, vật giá gia tăng, áp lực động viên, bắt lính….

Rất nhiều nhân tài VN được đào tạo nhờ vào học bổng Colombo. Họ là những chuyên viên, Ph.D, giáo sư đại học, là kỹ sư vv…Một số ở lại Canada sau khi thành tài và cũng không thể quên là có một số người thiên tả và thân cộng. Một số nhỏ lấy vợ đầm.

(Xin mời đọc bài tham luận: Người trí thức là người phải biết ngượng của Nguyễn Văn Lực)

Thời điểm sau 75

Đó là lúc miền Nam vừa lọt vào tay cộng sản. Dân miền Nam ào ào thoát ra biển để di tìm tự do. Thuyền nhân Việt Nam đã đánh thức lương tâm thế giới tự do.

Họ đên từ các trại tị nạn Đông Nam Á. Dáng điệu ngơ ngác, lo âu và bỡ ngỡ. Tay bồng tay dắt con thơ, lần bước xuống cầu thang khi phi cơ đáp xuống phi trường Montreal.

Từ 79-80, có 44 000 thuyền nhân đã được Canada nhận vào.

Một số lớn đã định cư tại tỉnh bang Quebec. Đa số tập trung vùng Montreal và một số ít hơn tại thành phố Québec.

Kim Nguyễn, nhà làm phim (cinéaste) hai dòng máu.

Cũng như phần đông sinh viên Việt Nam du học Canada trong thập niên 50-60, Hung Nguyen cha của Kim Nguyen đã phải lòng cô Louise Béribé, một phụ nữ québecoise khả ái.

Cậu bé Kim Nguyễn ra đời vào năm 1974. Sau khi theo học về ngành sản xuất điện ảnh tại Đại học Concordia, Kim Nguyễn trở thành giáo sư tại học viện ICARI chuyên về nghệ thuật và nghiên cứu tin học biểu đồ (professeur à lInstitut de création artistique et de recherche en infographie (ICARI), où il enseigne le langage cinématographique et la scénarisation. Il fonde également sa compagnie, Studios Schen).

Cậu là một nhà làm phim (cinéaste)và một đạo diễn tài ba. Đáng kể là phim dài Le Marais. được đề cử nomination trong thể loại phim hay nhất, cốt truyện hay nhất trong giải Jutra 2003 (Quebec). Tiếp theo là phim Tufle (Kalovy Vary International Film Festival, Cộng hòa Tchèque). Năm 2012, phim Rebelle (War Witch) quay tại Cộng hòa Congo đoạt giải nữ diễn viên xuất sắc (Rachel Mwanza, best actress) tại Berlin Film Festival. Rebelle cũng được đề cử để nhận giải Independent Spirit Awards (2012) về thề loại phim quốc tế xuất sắc nhất(Best International film). Rebelle cũng được đề cử để nhận Oscar (2013) về thể loại phim nói tiếng ngoại quốc hay nhất. (meilleur film de langues étrangères).

Và vào đầu tháng 3/2013, lễ phát gỉải thưởng Canadian Screen Awards được tổ chức trọng thể tại Toronto. Phim Rebelle được dề cử cho 12 thể loại và đã đoạt được 10 giải như:

- Phim hay nhất (Best film)

- Kim Nguyễn, doạt giải Thành tựu đạo diễn nhất (Achievement in Direction)

- Kịch bản hay nhất (Best screenplay)

- Diễn viên chánh, Rachel Mwanza đoạt giải nữ diễn viên xuất sắc nhất (Best actress) v,v…

Marie Nguyễn, nữ phi công thương mại gốc Á châu đầu tiên tại Québec.

Marie Nguyễn

27 tuổi, nữ phi công thương mại gốc Á châu đầu tiên tại Québec. Tham vọng của cô, trong tương lai được làm pilote de ligne lái những phi cơ lớn hơn.

Tham khảo:

- Famille de la semaine:NGUYEN

http://lequebecunehistoiredefamille.com/capsule/nguyen/genealogie

Video: http://lequebecunehistoiredefamille.com/capsule/nguyen

- Cinéaste Kim Nguyen
http://lequebecunehistoiredefamille.com/stars/kim-nguyen

Video: Rebelle
http://tiff.net/filmsandschedules/tiff/2012/rebelle

- Pilote de ligne Marie Nguyen
http://lequebecunehistoiredefamille.com/stars/kim-nguyen

Audio:http://www.rcinet.ca/francais/archives/chronique/tam-tam--reportage-d-anne-marie-yvon/12-21_2010-11-30-marie-nguyen-pilote/

- Video: Boat people
http://www.youtube.com/watch?v=agmzNvN4R2o

- Người Canada gốc Việt (Wikipedia)
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Canada_g%E1%BB%91c_Vi%E1%BB%87t

- Nguyễn Văn Lực-Người trí thức phải là người biết ngượng
http://www.tinparis.net/thamluan/08_06TriThucThienTa_NguyenvanLuc.html

Montreal, March 2013

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.