Hôm nay,  

Ăn Và Vài Nơi An Nổi Tiếng Ở Paris

09/03/201300:00:00(Xem: 6900)
Ở đâu cũng có ăn chơi. Ăn chơi ở mỗi nơi, mổi khác. Ở Nam kỳ thời xưa, Chợ lớn là đất ăn chơi. Mà phải ở khu phố cuối đường Thủy binh (Rue des Marins), tức Đại lộ Trần Hưng Đạo ngày nay nối dài cho tới một Công trường ở giửa có trụ đèn 5 ngọn. Từ đây đi ra phía bờ sông, có cây cầu dành cho người đi bộ tên là cầu Palikao, người Việt nam gọi là cầu Ba cẳng vì cầu này có 3 chân.

Đó là đất ăn chơi một thời của xứ Nam kỳ nên trong dân gian có câu nói quen thuộc để chỉ tác phong của một người sành điệu ăn chơi “Đúng là dân chơi cầu Ba cẳng”.

Dân nam kỳ giàu có đi qua Paris ăn chơi. Ăn chơi ở Paris sang trọng hơn. Nhưng ăn chơi ở Paris cho đúng điệu, không phải hể có tiền là đủ. Mà phải biết cung cách ăn chơi cho đúng điệu nghệ vì đó là nếp sống của xã hội trượng giả Paris.

Nhưng cũng ở Paris lại có những nơi ăn chơi không phải sang trọng. Như về mặt kiến trúc và trang trí không phải lộng lẫy. Nhơn viên phục vụ không không lịch sự hay tươm tất cho lắm. Trái lại, nó sang trọng vì khách tới lui gồm những nhơn vật quan trọng như chánh khách pháp và ngoại quốc cấp lãnh đạo quốc gia, những nhà giàu lớn, văn nghệ sĩ và thể thao gia có tiếng. Và cách tiếp đải ân cần, thân mật như trong một Club mà khách là hội viên.

Trước khi nói về những nơi ăn chơi đặc biệt đó, Cỏ May nhắc lại vài nơi ăn độc đáo ở Paris, có một không hai ở xứ Pháp, cả ở Âu châu nửa.

Mì dơ

Đúng Mì dơ là mì không sạch sẻ, không đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh nếu đem so sánh với cách nấu nướng và phục vụ khách hàng của nhà hàng ăn của Paris sang trọng. Nhưng đó là nơi thân thiện của phần lớn sinh viên việt nam nghèo ở Paris.

Có 2 tiệm Mì dơ: một tiệm ở trong ngỏ hẻm Passage Raguinot thuộc Quận XII Paris, khu phố Nhà Ga xe lửa Lyon, và một tiệm nữa ở khu la-tinh hay Khu Học, đường Laromiguière thuộc Quận V Paris.

Cả hai tiệm Mì dơ đó, ngày nay đều không còn nữa. Hẻm Raguinot đã bị đập phá để xây dựng lên những chung cư sang trọng, giá bán trung bình 1 m2 là 9 190 Euro. Nơi đây hoàn toàn không còn xót lại một vết tích gì của Mì dơ vào những thập niên từ 50 cho tới đầu 80. Trái lại Mì dơ ở khu la-tinh thì còn. Nhưng chỉ còn ngôi nhà củ với tiệm ăn mới và chủ mới. Thương hiệu là Guang Ming, số 7, đường Laromiguière, nổi tiếng về món Mì. Nhưng không phải đúng món Mì dơ ngày trước.

Mì dơ là tên do khách hàng sinh viên việt nam đặt vì nó không có tên và không hiện diện trên thực đơn của nhà hàng. Nó chỉ phổ thông trong giới sinh viên. Mà nhà hàng cũng lụp xụp như phần lớn nhà cửa trong khu lao động này của một người tàu làm chủ. Vào cuối thập niên 60, tô Mì dơ bán với giá 4 quan trong lúc đó, một ticket của sinh viên ăn ở quán ăn sinh viên chỉ có 1 quan. Ăn một tô Mì dơ, đối với sinh viên nghèo, là một bửa đại tiệc.

Để biết tô Mì dơ như thế nào mà đươc nổi tiếng như vậy, chúng ta hảy hình dung tô Mì dơ là cái thao nhôm hoặc nhựa, đường kính chừng 3 cm, móp méo vì đụng chạm mạnh hằng ngày hoặc màu nhựa đổi thành màu sẩm, trong đó đựng mì với thịt heo xay, nước lúp súp. Không có hành, ngò, giá hay bất cứ thứ gì khác. Mà mì là spaghetti, thịt bầm là thịt của xút-xít tươi được người bếp tàu mở ra lấy thịt, vứt bỏ lớp bao bên ngoài.

Khách ăn vẩn thấy ngon. Thỉnh thoảng mới dám tới ăn một bửa. Vì sinh viên nghèo ăn 1 tô mì bằng mấy bửa cơm ở căng-tin.

Còn tiệm ăn Guang Ming, trước đây cũng bán mì dơ cùng phong cách. Sinh viên tới ăn khá đông vì tiệm nằm trong khu phố có nhiều Trường Đại Học và Trường lớn.

Cách nay ít lâu, Cỏ May tới muốn ăn thừ mì dơ ở đây cho biết. Nhưng không thấy trên thực đơn. Lúc thanh niên tàu đem dỉa mì xào ra, Cỏ May nhắc lại món Mì dơ tại sao nay không còn nửa. Anh thanh niên cười vừa trả lời " Từ lâu lắm rồi, không còn ai ăn nửa. Nhưng nếu khách muốn, nhà bếp sẽ làm giống như vậy được ".

Tiệm ăn có chừng 50 chổ. Buổi trưa có khách người pháp ở khu phố tới ăn. Ở quầy, có một cô trẻ, người tàu gốc miên, có tên việt nam là Cô Mai Liên (Miên Lai, nói lái) vừa thâu tiền vừa làm cà-phê.

Nhà hàng "Cẳng Heo"

Tạm dịch ra tiếng việt nam như vậy để cho dể nói chuyện. Tên gọi bằng tiếng pháp là " Au Pied de cohon ", tọa lạc tại số 6, đường Coquillière của Quận I Paris.

Đây là nhà hàng có truyền thống tốt đẹp ngày nay vẫn không thay đổi. Năm 1947, nhà hàng " Cẳng Heo " còn là nhà hàng của Chợ Halles. Chợ bán sĩ để mua về bán lại hoặc bán cho nhà hàng ăn. Chợ hoạt động gần như sáng đêm. Nhà hàng " Cẳng Heo " cũng hoạt động phụ thuộc theo chợ. Từ ngày khai trương năm 1946 tới nay, nhà hàng Cẳng Heo chưa bao giờ đóng cửa nghỉ ngơi. Nó trở thành chứng nhân của Paris xưa.

"Cẳng Heo" vừa là nơi gặp gở của giới bình dân vừa là nơi hẹn hò thân mật, trao đổi buôn bán, đải bạn bè, lễ sanh nhựt,... Và cà ăn mày cũng có chổ dành sẳn. Mỗi tối, họ tới ăn món súp củ hành do ông chủ để dành cho họ. Mà món này là món nổi tiếng đặc biệt của nhà hàng cho tới ngày nay danh vẫn bất hư truyền.

Cửa hiệu thu hút khách ngoại quốc rất mau, như minh tinh Hollywood, chánh khách và thể thao gia muốn khám phá nơi huyền thoại của trung tâm Paris.

Bổng một hôm chợ Halles dời về Rungis, cách địa điểm củ chừng mươi km về phía Nam. Nhưng Ông Clément Blanc, chủ nhà hàng, quyết định ở lại. Tới năm 1972, chổ chợ Halles dọn đi, một trung tâm thương mải mới mọc lên. Ở dưới lòng đất là nhà Ga xe điện ngầm. Suốt thời gian xây cất, nơi đây không còn tấp nập như trước nửa.

Nhà hàng Cẳng Heo cũng phải chịu chung số phận. Nhưng nhờ mở cửa suốt đêm, có khách đêm tới ăn. Nhứt là món súp củ hành nấu với phó-mác bào được nhiều người ưa thích.

Qua năm 1977, Ông Chirac làm Thị trưởng Paris tới ăn thường. Ông trở thành khách quen thuộc. Qua năm 1980 là thời phục hưng. Năm 1981, Ông Mitterrand đắc cử Tổng thống. Để ăn mừng thắng cử, Ông Mitterrand chọn Cẳng Heo chiêu đải bạn và đồng chí đảng xã hội. Sau đó, ông thường lui tới nên nơi đây trở thành quen thuộc. Ông dẩn cô con gái riêng Mazarine của ông tới ăn với ông.rất thường. Thế mà dân chúng không mấy người biết chuyện riêng thầm kín này cho tói một ngày bật ngửa khi tuần báo ParisMacht tiết lộ theo sự chấp thuận của ông như để công khai hóa Tổng thống có bồ nhí và con riêng từ hơn hai mươi năm qua.

Trong quyển sổ vàng của nhà hàng, người ta đọc được những tên quen thuộc như: Nhà văn nữ Françoise Sagan, nhà điện ảnh đứng tim Alfred Hitchcock, tài tử Jean-Paul Belmondo, ca sĩ Serge Gainsbourg,...

Nhà hàng Cẳng Heo là nơi khách quen tới để được thoải mái, hết ưu phiền vì chuyện đời, chuyện vợ con, bồ bịt hoặc là nơi khách tới làm tiệc tùng, vui chơi. Nơi đây, mọi người khi tới đều cảm thấy thật sự như ở nhà của mình vậy.


Bạn Louis

Tên thật là L' Ami Louis, nhà hàng ăn ở địa chỉ 23, đường Vertbois của Quận III Paris. Môt nơi không thấy thay đổi, từ bên ngoài mặt tiền cho tới bên trong. Vẫn những viên gạch từ thời khai trương, màn ca-rô màu đỏ, những tấm gương trên tường hình bầu dục, những chiếc bàn kiểu những năm Chánh phủ Vichy. Trên cửa vào toi-lết, số điện thoại là những con số bằng sành. Những người khách quen thuộc lâu đời nhìn nhận ở đây cho tới ngày nay không có gì thay đổi hết cả.

Những người hầu bàn mặc vết trắng và cà-vạt đen nhắc nhở với mọi người nghề hầu bàn là một nghề dành riêng cho đàn ông, chuyện của đàn ông. Ở đây, nhà hàng Bạn Louis, không có vấn đề nam/nữ bình đẳng, tức số nhơn viên nam và nữ phải bằng nhau như qui định luật pháp.

Dưới hầm rượu, có không dưới 880 thứ rượu đắc tiền.

Trên thực đơn không có nhiều món như những nhà hàng khác, nhưng món nào ra món nấy. Nhiều và tuyệt vời. Không phải đặc sắc vì nghệ thuật làm bếp mà thôi, mà còn do sản phẩm tươi được nhà bếp chọn lựa kỷ từ nhà sản xuất. Như foie gras (gan ngổng), escargot (ốc hương) phải là thứ escargot lớn của Bourgogne, ếch chiên kiểu Provence. Thứ ếch mua từ Cu-ba. Đúng thứ ếch to. Thời còn sanh tiền, Hồ Chí Minh ở Hà nội được đồng chí Fidel Castro gởi cho 2 cặp đem nuôi trong ao cá gần ngôi nhà sàng của ông để làm thí điểm tăng gia sản xuất. Ếch xơi hết cá. Cần vụ phải đi mua cá về nuôi ếch. Tính ra được một kg thịt ếch phải mất ba kg cá. Sau một thời gian, nhận thấy ếch cu-ba chẳng những không tăng gia sản xuất mà trái lại, còn làm thiệt hại sản xuất xã hội chủ nghĩa, Hồ Chủ tịch bảo cán bộ cần vụ bắt ếch làm thịt đải cán bộ Bộ Chánh trị và căn dặn ai có hỏi ếch ở đâu thì trả lời ếch xổng mất lúc trời mưa sấm xét....

Phải chăng vì đặc tính phẩm chất thức ăn và nghệ thuật làm bếp có một không hai này mà năm trước đây, Cựu Tổng thống Chirac đã chọn nơi đây để khoảng đải Cựu Tổng thông Bill Clinton, mà không chọn nhiều nơi khác sang trọng, phòng ôc lộng lẫy hơn vạn lần?

Miếng sườn bò hay trừu nướng, chắc ít có người việt nam nào có thể ăn hết ngon lành nổi vì quá lớn. Món gà nướng với khoai chiên, giá 79 euros, phải 2 người việt nam mới có thể ăn hết mà sợ đứng lên không nổi vì cái bụng quá nặng. Những thứ nướng đều nướng bằng lửa than để giử đúng cái hương vị của thời xưa.

Trong chổ này với diện tích nhỏ, dỉa thức ăn lại vĩ đại nên làm cho khách hàng mới tới có cảm tưởng ở đây mọi thứ đều vượt thời gian, vượt thời đại và vượt cả kích thước. Các món tráng miệng và trái cây, số lượng cũng phi thường. Giá cả cũng chóng mặt. Khai vị: 1 dỉa măng tây 90 euros, gan ngổng 65 euros, 6 con ốc 45 euros,... Món chánh như 1 dỉa sườn bò nướng 130 euros,...Tráng miệng: kem hay trái cây 25 euros,...

Có ông bà giáo sư người Mỹ nghe tiếng nhà hàng Bạn Louis, từ Boston điện thoại qua giử chổ. Hai người ăn, ước tính sơ đã 400 eruos, bà vợ can ông chồng đừng ăn tráng miệng và cà-phê.

Nếu không phải khách quen như tài tử điện ảnh, thể thao gia, ca sĩ, chủ xí nghiệp,...thì bình dân thiên hạ khi có chút tiền còm cũng nên tới một lần cho biết. Ít ra cũng giử được cho mình một kỷ niệm khó quên về một Paris xưa ! Và món tiền đã chi cho một bửa ăn!

Little Italy ở Paris

Tách cà-phê ristretto để trên bàn trải khăn trắng, Tony Faiola, một tong hai anh em làm chủ nhà hàng Le Stresa, nói với người bạn vừa ngồi xuống: "Anh ngồi đúng vào chổ của Patrick Le Lay đó". Patrick Le Lay là cựu Tổng Giám đốc- Chủ tịch Đài TV1. "Mà chổ đó cũng của Jacques Séguéla, nhà quảng cáo vừa là bạn tới đây ăn trưa tuần lể ba lần. Ông ta thích ngồi chổ đó vì nhìn thấy mọi người mà không bị ai trông thấy ông ta. Tối hôm qua, nữ nghệ sĩ Elsa Zylberstein tới đây, tôi cũng mời bà ngồi vào chổ này". Những người này là khách hàng quen thuộc của Stresa ở đường Chambiges, Quận VIII Paris, khu thương mại sang trọng bậc nhứt của Paris.

Nhà hàng Le Stresa do 6 anh em người Ý làm chủ. Họ trước đây 30 năm bỏ xứ Ý đi qua Pháp tìm việc làm ăn sanh sống. Đang nói chuyện, một thanh niên tới, chào các ông chủ, đó là Anthony Delon: "Tôi tới đây ăn từ lúc 4 tuổi. Lần cuối cách nay mấy hôm, tôi đi với Jackie Chan...". Người ta tới Le Stresa để ăn với không khí thân mật quen thuộc và cũng tới để làm áp-phe nữa. Chính tại đây, nhiều nhà Điện ảnh đã ký nhiều hợp đồng cho những bộ phim lớn. Con trai Alain Delon nói đùa "Nếu chủ Le Stresa lấy 10% huê hồng trên các hợp đồng thì nay đã trở thành tỷ phú rồi ".

Danh sách khách quen thuộc chắc phải dài lắm nhưng kể ra đầy đủ không phải dể. Woody Allen nhơn dịp ghé qua Paris đã không bỏ lở cơ hội tới ăn tối tại Le Stresa. Hồi đầu năm rồi, lúc Cựu Tổng thống Sarkozy bải nhiệm Ông Brice Hortefeux, Tổng trưởng Nội vụ, mời ông tới đây ăn cùng với bà vợ Carla để giử tình bạn lâu năm với nhau.

Những nhơn vật lớn của Pháp thường lui tới nơi đây: Jean-Claude Decaux và vợ, Henri Proglio, Chủ tịch Tổng Giám đốc Điện Lực Pháp, Delphine và Antoine Arnauld, chủ LVMH, Nicolas de Tavernost, Chủ tịch Tổng Giám đốc TV M6,... Riêng bà vợ của Ông Sarkozy là khách quen thuộc từ thời bà ta còn làm người mẫu nên sau này bà vẩn thường tới đây ăn cùng với Ông Sarkozy.

Thật ra cái đặc điểm của Le Stresa không phải chỉ ở thành phần khách hàng cao cấp mà còn ở cách ứng sử nửa. Nhà hàng đông khách nhưng luôn luôn giử đúng 40 chổ như từ hơn 30 năm nay. Không thay đổi. Nên muốn có một chổ ở đây không phải dể. Nhưng không phải vì vậy mà Le Stresa lấy giá quá mắc. Có giá 100 euros / người, không rượu nhưng phải thuộc "phe cánh" anh em nhà Faiola. Nhà báo Yanou Collart giải thích "Le Stresa là một Câu lạc bộ dấu tên". Ai không được người quen giới thiệu không thể có chổ ở đây vì tiền bạc không làm thay đổi được nế nếp quen thuộc. Một buổi tối, một ông hoàng á-rặp trên chiếc limousine dài bước xuống theo người cận vệ đội kết, tay mang găng trắng, mở cửa xe. Ông bước vào, một anh Faiola trả lời "Xin lỗi ông, tối nay, chúng tôi hết chổ rồi" tuy lúc đó nhà hàng chưa có khách tới.

Khách ở đây nói với nhau "Le Stresa là nơi người ta tới và biết chắc chắn là sẽ gặp người quen". Một người khách quen khác gay gắt hơn "Ở đây không có chổ cho những người nhà giàu mới mà có thái độ không biết trọng người. Chúng ta được một gia đình tiếp đón nên phải biết kính trọng nhau".

Vậy không biết Ủy viên Trung ương đảng ở Hà nội, trở thành những đại gia nhờ làm cộng sản, bất chợt môt lúc nào đó muốn học làm dân chơi Paris sẽ được Le Stresa tiếp nhận không?

Nguyễn thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.