Hôm nay,  

NASA: Giấc Mơ Nhân Loại Để Nhìn Xa Hơn Vào Vũ Trụ

09/03/201300:00:00(Xem: 6336)
(LTS: Tiến sĩ Nguyễn Viết Kim từng làm việc ở NASA. Trong bài này, kể lại một số chặng đường gian nan của NASA, từ thất bại kỹ thuật để vươn tới những tầm xa không gian. Và hiện nay, tuy trở ngạị về ngân sách, nhưng giới khoa học vẫn không ngừng nhìn xa hơn vào vũ trụ.)

Những biến cố thời sự như việc cháy bình điện trên các máy bay thuộc đợt mới nhất của Boeing (B-787 Dreamliner), cho tới nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân, đây là sản phẩm được chế tạo với vật liệu tân tiến, chắc chắn song nhẹ nhàng để có thể bay xa và tiết kiệm 20% nhiên liệu, thêm vào với các kỹ thuật tân kỳ của điện toán, cơ khí, hàng không. Rồi sự đe dọa của Trung Hoa và Bắc Hàn với những hỏa tiễn liên lục địa làm bản thân tôi hồi tưởng lại thời kỳ đen tối nhất của cơ quan hàng không và không gian quốc gia.

Gần một thập kỷ trước đây, sau những tháng ngày bị dằn vặt vì thất bại khi phi thuyền Columbia bị nổ tung vào năm 2003, mất lòng tin của dân chúng và sự tín nhiệm của tổng thống, qua việc bổ nhiệm một nhân viên kế toán là cục trưởng thứ 10. Tinh thần nhân viên xuống thấp, sự hoang mang, hoài nghi ngay cả vào các công việc của bản thân và các nghiên cứu đang làm và thực hiện, thì tin tân cục trưởng - một khoa học gia, một kỹ sư, một khuôn mặt quen thuộc - được bổ nhiệm đã đem lại một luồng gió mới cho cơ quan nghiên cứu hàng đầu của quốc gia trong lãnh vực hàng không và không gian.

Ngay trong cuộc gặp gỡ đầu tiên, tiến sĩ Michael Griffin, tân cục trưởng (thứ 11) của Cơ Quan Hàng Không và Không Gian Quốc Gia tâm sự với nhân viên: "chúng ta phải nhìn nhận là không làm sao thay đổi được những tai hại do lỗi lầm đã mắc phải và xảy ra, từ việc cháy tại dàn phóng của Apollo 1 vào năm 1967, qua việc Challenger nổ tung 72 giây sau khi rời dàn phóng vào năm 1986, và mới đây nhất Columbia phát nổ trên bầu trời Texas 15 phút trước khi dự trù đáp xuống phi đạo tại Kennedy Space Center tại Florida".

Cũng là một phi công tài tử, ông nói tiếp: "Trong dòng lịch sử trên 100 năm của ngành hàng không và không gian, khởi đầu với chuyến bay của anh em họ Wright tại ngọn đồi Kill Devil Hill ở tiểu bang North Carolina vào năm 1903, an ninh không lưu và các tiến bộ của ngành hàng không và không gian đã được viết bằng máu của các vị tử nạn như những anh hùng, và nước mắt cuả thân nhân và các chuyên viên liên hệ".

Sinh năm 1949, là một kỹ sư và khoa học gia (engineering scientist), ông đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo NASA trong vòng 4 năm từ 2005 đến 2009. Trước khoảng thời gian nói trên, ông đã làm việc trên 30 năm trong nhiều vai trò chuyên môn và quản trị, đang là một nhân vật chói sáng tại tổng hành dinh NASA với tương lai đầy hứa hẹn ở vị trí lãnh đạo trong tương lai; song ông đã mạnh dạn từ chức khi có sự bất đồng ý kiến về chính sách, khi đang là Phó Cục Trưởng Phụ Trách Chuyên Môn Về Thám Hiểm (Associate Administrator for Exploration), một chức vụ cao cấp và trọng yếu, sau khi là Kỹ Sư Trưởng (Chief Engineer) tại Tổng Hành Dinh (NASA Headquarters). Lãnh đạo NASA khi đó là ông Daniel Goldin (thứ 9); vị giữ chức vụ cục trưởng lâu nhất với gần 10 năm trực thuộc 3 tổng thống George H. W. Bush, Bill Clinton, George W.Bush (1992 -2001), ông Goldin áp dụng tiêu chuẩn:

- thúc đẩy dự án thực hiện mau hơn,

- cố gắng để giá thành rẻ hơn,

- thiết kế sao cho an toàn hơn

(faster, cheaper, safer) dù rằng giới chuyên môn phê bình là chỉ có thể khả hữu 2 trong 3 điều kiện này chứ không thể thỏa cả 3 điều kiện cùng một lúc.

Sau NASA, ông Griffin qua cộng tác với đại học Johns Hopkins và là giám đốc về Khoa Học Không Gian của cơ sở hàng đầu về Khoa Hoc Ứng Dụng (Applied Physics Lab), chuyên chế tạo những vệ tinh tối tân và tiên tiến cho Bộ Quốc Phòng (Department of Defense) và Sở Thám Báo Quốc Gia (National Office of Reconnaissance).

Tổng thống George W. Bush đề nghị ông Griffin, Thượng Viện chuẩn y và nhân viên NASA hân hoan chào đón một người bạn đặc biệt thân thiết và giỏi giang trở về.

Với số tuổi 56 khi nhậm chức vào khoảng cuối năm 2005, ông là thế hệ thứ hai của NASA, lớn lên song song với sự tiến triển của các chương trình Mercury, Gemini, Apollo, trưởng thành và chín chắn hơn với Space Shuttle Program vì thế khi loan báo quyết định cho Bay Lại (return to flight), các chuyên viên trong ngành coi đây là một suy nghĩ chín chắn (studied and understood risk).

Không hành đoàn sẽ bay phi thuyền Discovery và được chỉ huy bởi bà Eileen Collins, 48 tuổi, có gia đình và 2 con nhỏ (4 và 9 tuổi), bà có tổng cộng 4 không vụ, và đây là lần bay thứ hai bay với nhiệm vụ không vụ trưởng.

Hoa tiêu là ông James Kelly, 41 tuổi, có gia đình và 4 con.

Chuyên viên khoa học Charles Camarda, 53 tuổi, có gia đình và 4 con, gốc Châu Mỹ La Tinh.

Chuyên viên khoa học Wendy Lawrence, 46 tuổi, bà còn độc thân.

Chuyên viên khoa học Soichi Noguchi, thuộc Cơ Quan Không Gian Nhật Bản, 50 tuổi, có gia đình và 3 con.

Chuyên viên khoa học Steve Robinson, 49 tuổi, ông còn độc thân.

Chuyên viên khoa học Andrew Thomas , 53 tuổi, mới thành hôn với phi hành gia Shannon Walker vào tháng 4 năm 2005.

Ngoài ra ông loan báo :

1- vận động để NASA vẫn tiếp tục nghiên cứu về hàng không (Aeronautics) như tên gọi của NASA: National Aeronautics and Space Administration, nếu Quốc Hội không chấp thuận ngân khoản thì sẽ phải sa thải 7,000 trong tổng số 19,000 trong vòng 2 năm tới. Sự lấn lướt của công ty Airbus trong Liên Hiệp Âu Châu (European Union) so với Boeing là một lý do vững chắc để duy trì và đẩy mạnh hơn sự nghiên cứu về hàng không.

2- đồng ý với sự khả thi của không vụ Bảo Trì (Servicing Mission) cho Viễn Vọng Kính (Hubble Space Telescope), điều này được sự ủng hộ và hưởng ứng của công chúng, từ các định chế khoa học, và của Quốc Hội.

3- NASA là một định chế về khoa học trong ngành chuyên môn về hàng không và không gian và là một tài sản quốc gia, vì thế nghiên cứu phải được phát huy và điều khiển bởi chính định chế này cho công ích; thay vì giao cho kỹ nghệ tư nhân với những quyền lợi riêng tư và nhất thời. Vai trò lãnh đạo, chỉ huy, quản trị, trau dồi kiến thức sẽ là nhiệm vụ hàng đầu của NASA với sự trợ lực của các định chế giáo dục, cơ sở giáo dục, nền kỹ nghệ và từ quốc dân.

4- những nghiên cứu khoa học ở thái dương hệ và trong vũ trụ phải được tiến hành liên tục với những mục đích cao xa. Chương trình không gian nhân dụng phải vượt ra khỏi hạ tầng khí quyển (low orbit) như hiện nay và trở lại mặt trăng cùng đến các hành tinh khác như hỏa tinh trong thái dương hê.

Ông chân thành bày tỏ thêm trong buổi tiếp xúc đầu tiên đó: "Trong tiến trình nghề nghiệp, tôi đã bị đuổi việc (layoff) hai lần, do đó rất thông cảm và hiểu rõ những đắng cay của bất cứ ai lâm vào tình trạng tương tự. Nếu chẳng may NASA phải sa thải nhân viên thì chúng tôi sẽ hành xử vô cùng cẩn trọng với một tinh thần nhân bản. Cuộc đời chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng ta có cơ hội làm được những việc hợp với sở thích và khả năng, những éo le của đời sống nhiều khi đòi hỏi chúng ta phải có một sự hy sinh lớn lao để vượt qua những trở ngại và những khó khăn nhất thời".

Trải qua với cơ quan này (Goddard Space Flight Center / NASA) những biến cố đau thương như Challenger vào năm 1986, Columbia vào năm 2003; người viết tin tưởng vào câu nói của khoa học gia Hoa Kỳ về hỏa tiễn, ông Robert H. Goddard: it is difficult to say what is impossible, for the dream of yesterday is the hope of today and the reality of tomorrow (với sự học hỏi và làm việc trong kiên tâm trì chí thì không có gì là bất khả, giấc mơ ngày hôm qua sẽ tiến đến hy vọng của hôm nay và trở thành hiện thực vào ngày mai).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đâu phải tự nhiên mà người Cộng sản Việt Nam rộ lên “phong trào” bàn về “hòa hợp dân tộc” sau 3 năm thi hành Nghị quyết 36
Khoa học tân tiến nhất của loài người ngày nay đã tìm đến Nguyệt cầu, Hoả tinh, và đã có các phi hành gia bay bổng ra ngoài tầng khí quyển
Khóa giảng hàng năm của đức Đạt Lai Lạt Ma là ngày hội cho Dharamsala... Hàng năm, cứ sau Tết Âm lịch
Khi một xã hội chỉ tìm thấy mẫu mực để bắt chước hay học hỏi từ ở bên ngoài thì rất dễ đánh mất bản sắc của mình vì thần tượng của họ
Trong đoàn quân Pháp sang đô hộ VN có một số quân nhân gốc Phi Châu ưa phá làng phá xóm khiến dân chúng Việt Nam căm ghét
Tình hình ở trong nước các tuần gần đây trước cuộc bầu Quốc hội (QH) vào 20.5.07 đã cho thấy hai chiều hướng phát triển
Trở về Việt Nam sau ba mươi năm lià xa, tôi đã đi không ngừng, Saigon ra Trung, Hà Nôi vô Nam; và mong sẽ quên chuyện non nước mình
Bước vào thế kỷ 21, việc xử dụng đa dạng năng lượng (energy diversity) trong chuyển vận là một trong những suy nghĩ lớn
Cuộc đấu tranh cho dân chủ trong nước đang nở rộ, và tấm gương bất khuất ngàn xưa của Việt Nam đang được lật lại từng trang
Việt Nam là một quốc gia có nhiều danh lam thắng cảnh, với niềm tự hào về nòi giống Rồng Tiên, một nền văn hóa đa dạng và một dân tộc siêng năng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.