Hôm nay,  

Trang Đất Việt: Thiết Nghĩ Về Tết Nguyên Đán Và Lễ Hội VN

21/02/201300:00:00(Xem: 7791)
Việt Nam là một quốc gia đã có trên bốn nghìn năm lịch sử, có một nền văn hóa mang bản sắc thuần nhất và riêng rẽ của dân tộc, tạo ra sự hoà quyện một truyền thống bền vững, thuỷ chung và sáng sủa, đã gói ghém và tạo thành tình nghĩa “đồng bào”. Bản sắc riêng rẽ này chỉ có ở Việt Nam; mà nhiều quốc gia khác trên thế giới chưa từng thấy.

Trong kho tàng văn hóa Việt, sinh hoạt các “lễ hội” rất đa dạng với nghệ thuật đặc trưng. Các sinh hoạt lễ hội là văn hóa dân gian, hầu như có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Nhiều lễ hội ra đời cách đây đã mấy nghìn năm, đến nay vẫn được duy trì. Lễ hội ở Việt Nam được hướng tới đối tượng thiêng liêng để cung kính hay suy tôn, đấy là những vị Nhiên Thần đã được tin là linh thiêng, siêu nhiên, như: Thần Núi, Thổ Địa, Thần Táo... Và các Nhân Thần là những nhân vật có tài đức đã giúp dân, giúp nước... hoặc sau khi nhân vật ấy mất, đã hiển thánh giúp dân lành, như: Trần Hưng Đạo đã đánh đuổi quân Nguyên và hiển thánh giúp dân khi bị thiên tai bão lụt. Bố Cái Đại Vương giành lại độc lập cho tổ quốc và hiển thánh giúp Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán. Nguyễn Công Trứ người có công lập hai huyện Kim Sơn và Tiền Hải... Đó chính là hình ảnh hội tụ tinh thần và niềm tin của đồng bào, nói lên tâm tư nhớ về nguồn cội, nhằm hướng thiện và tạo dựng một cuộc sống yên vui, chứa chan tình tự dân tộc.

Tết Nguyên đán và Lễ hội VN là một truyền thống văn hoá tốt đẹp, cả người Việt ở trong nước và hải ngoại cần phải bảo tồn. Truyền thống văn hoá nếu bị lãng quên, thì những thế hệ sau này, dần dà mất đi bản sắc của dân tộc. Tết Nguyên đán, đối với người Việt là một ngày thiêng liêng, với niềm tin:

- Tết là ngày vui tươi: Ngày Tết, nét mặt luôn giữ vui vẻ, cư xử hòa nhã, kiềm chế mọi sự tức giận hay buồn phiền. Còn biến đổi từ cái vui của ngoại cảnh vào tâm hồn, gây cho mọi người cùng yêu thương, hòa thuận thật sự; vì có hòa thuận thật, thì cuộc hội tụ gia đình mới thân mật. Nếu không có hòa thuận thật, thì tất cả chỉ là cung cách xã giao nghi lễ bên ngoài.

- Tết là ngày của hy vọng: Tin rằng, mọi sự xui xẻo năm cũ nếu có sẽ được giũ sạch và năm mới sẽ đưa đến niềm hy vọng tốt dẹp. Nên ngày Tết thường đốt pháo, mong xua đuổi xui xẻo và người ta múa lân với hy vọng hên, để buôn may bán đắt.

- Tết là ngày đoàn tụ: Ngày Tết là ngày đoàn tụ của mọi gia đình, dù ai làm việc hay đi học ở xa nhà, đến ngày Tết họ mong mỏi và tìm mọi cách về nhà đoàn tụ với người trong gia đình. Ngoài ra, Tết cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã mất, người ta thường thắp hương mời hương linh Ông bà và Tổ tiên đã khuất về chung vui Tết với con với cháu. Ngày Tết, theo niềm tin, người ta còn có những nghi lễ dâng hương lên các vị Thần, mong ban phước cho nhân loại, như: những điều may mắn, hạnh phúc, sức khỏe, tiền tài...

- Tết là ngày tạ ơn: Ngày Tết là cơ hội để tạ ơn những người đã giúp đỡ chúng ta, như: Con cái tạ ơn cha mẹ; trò tạ ơn thầy; con cháu tạ ơn ông bà, tổ tiên; nhân viên tạ ơn cấp chỉ huy. Ngược lại, giới chủ nhân cũng cám ơn nhân viên, bằng những buổi tiệc khoản đãi hoặc quà thưởng tết.

- Tết là ngày mới: Người lớn và trẻ em, đều tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo mới chỉnh tề. Nợ nần đều được thanh toán trước khi bước qua năm mới, đến Tết thì tất cả mọi người, ai cũng thêm một tuổi. Người lớn có tục mừng tuổi (lì xì) cho trẻ em.

- Ngày trước Tết có tục tặng quà: Nhân ngày tết hoặc ngày lễ, dân tộc VN đã có tục tặng quà từ ngàn xưa, ngày nay nhìn thấy nhân dân trên thế giới vẫn có phong tục tốt đẹp này, nên chúng ta nên trân trọng và gìn giữ. Nhà phân tâm học Marcel Rufo, đã phát biểu về việc tặng quà là cần thiết: “Món quà biểu cảm luôn được người nhận mừng rỡ, loại quà có thể giá rẻ, nhưng nói lên ý nghĩa: Tôi thích bạn, mến bạn, cảm tạ bạn. Ở trường hợp này, quà không còn là món hàng vật chất bình thường nữa, mà là một lời nhắn, một gửi gắm thâm tình, thắt chặt thêm quan hệ thân thiện giữa người cho và người nhận”.

Ngày nay, vì hoàn cảnh chính trị, người Việt, đã rời quê hương, đến dung thân nơi các nước tự do trên thế giới, như: Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Nhật... Nơi đây, họ đã tổ chức Tết và các Lễ hội Việt là gìn giữ bản sắc truyền thống của dân tộc. Họ phải hài hoà với dân bản địa hoặc các sắc dân khác. Họ phải xem xét, để vừa gạn lọc văn hoá người xâm nhập, vừa chắt chiu gìn giữ văn hoá truyền thống dân tộc. Đôi khi đụng chạm với các nền văn hóa khác, là việc khó tránh. Cuộc sống nơi đất mới luôn là một thách đố, cần tĩnh tâm, sáng trí, không buông xuôi do trắc trở, để bị mang tiếng là mất gốc; còn phải sáng suốt để không bị thoái hoá hay bị gọi là hủ lậu?!

Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo tin tức phổ biến từ hảng truyền thông quốc tế BBC, “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam sẽ dành hai giờ để đối thoại
Ngày 9.2 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có buổi đối thoại trực tuyến trên truyền thông. Những câu hỏi được mạng VietnamNet chọn lựa
Sáng chủ nhật (4-2-2007) nghe tin luật sư Nguyễn văn Đài, kỹ sư Bạch Ngọc Dương, và luật sư Lê thị Công Nhân cùng 3 thành viên của lớp học bị bắt
Việc cựu Tổng-thống Tiệp Khắc, kịch-tác-gia Vaclav Havel, mới đây nhận làm cố vấn cho Hiệp-hội Cựu-tù-nhân Chính-trị Việt Nam
Tuần qua, thị trường chứng khoán tại Trung Quốc đã có dấu hiệu chao đảo khi sụt giá mất 5% trong ngày 31 rồi mất 4% trong ngày mùng hai
Ngày 17 tháng 1 vừa qua, tổ chức Freedom House đưa ra báo cáo đánh giá hàng năm về tình hình tự do của thế giới của năm 2006
Là một cử tri Việt Nam, tôi luôn quan tâm đến các sinh hoạt cộng đồng, nhất là các công tác  đấu tranh  cho Tự Do, Dân Chủ và  Nhân quyền
Chúng ta sắp bước sang năm mới, năm Đinh Hợi. Hôm nay là dịp thuận tiện để chúng ta cùng nhìn lại tình hình năm 2006
Bà Sáu mất ông Dương, anh trai của bà, từ cuối năm 1951, trong mặt trận Việt Minh đánh giặc Tây, tại tỉnh Ninh Bình.
Khi tôi đến Quận Cam vào năm 1977 thì chúng ta chỉ có một chợ Việt Nam ở đường Magnolia, một trung tâm người Việt
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.