Hôm nay,  

Hoa Thịnh Đốn: Valentine, Nghĩ Về Lịch Sử Quê Nhà

16/02/201300:00:00(Xem: 5443)
Hôm thứ năm (Feb 14) là ngày Valentine, bất ngờ KimOanh mời tôi vào phố đi ăn, thông thường vào dịp này là phải có reservation cả tuần trước cho những nhà hàng nổi tiếng tại downtown và khu Georgetown, là những nơi chỗ "trai thanh gái lịch" thích có những buổi tối đi bách bộ sau bữa ăn ngon miệng trong câu chuyện đậm đà, và có thể hơi chuyến cháng hơi men hay "ta say không phải vì rượu đâu".

Khi nhận được điện thư vào xế trưa thì tôi "thi hành trước, khiếu nại sau" và vì hẹn nhau lúc 5 giờ chiều tại K Street nên chỉ có cách dùng Metro vì lái xe thì cần sự nhẫn nại với nhiều rủi ro, Hoa Thịnh Đốn giờ tan sở và trong những ngày như dịp Valentine thì "ngựa xe như nước" và mặc ai nấy chạy không có sự nhường nhịn.

Lúc thay quần áo để "y phục xứng kỳ đức" thì tôi nhớ ra là KimOanh mặc áo blouse màu tím nên thắt cravatte cùng màu để chứng tỏ có "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu". Lên xe Metro tại trạm gần nhà, tôi ngủ được một giấc (khoảng 50 phút) thì đến trạm Farragut North gần White House, xuống xe đi bộ 3 blocks thì đến Nha Giáo Dục Quốc Tế và Ngoại Ngữ là nhiệm sở của KimOanh. Dọc đường tôi thấy rất nhiều đàn ông thuộc nhiều lớp tuổi ôm những bó hoa và phụ nữ ăn diện trong các mầu sắc tươi thắm; sau những ngày mưa tuyết, những ngày có bầu trời ảm đạm thì hôm nay nắng tốt với nhiệt độ lên gần 50 nên là một dịp để ăn diện đón Xuân sang, trong chu kỳ thiên nhiên ảnh hưởng đến lòng người.

Về màu tím thì có tương quan với người bạn gái học rất xa (Geneve tại Thụy Sĩ và Stuttgart ở Đức Quốc) và cũng là người yêu đầu tiên trong mối tình thơ dại thuở sinh viên "đi học mà không cầm sách vở" với những cảm xúc "ngày đó có em đi nhẹ vào đời, và đem theo trăng sao đến với trời thương nhớ" và theo luật chuyển động của tạo hóa thì cũng đến lúc "ngày đó có em ra khỏi đời rồi, trùng dương ơi hãy giữ lấy cho lâu dài tình yêu". Cả cuộc tình học trò lúc 21, khi xa nhau chỉ nhớ hai điều được dặn dò lúc chia tay: màu tím là màu tang tóc (deuil: bereavement, mourning) và phải chỉnh tề khi đi tới trường. Điều thứ hai thì tôi nhớ mãi như để hoài niệm tình học trò, song với màu tím thì có nhiều vị nghĩ là trữ tình, lãng mạn như màu tím hoa sim và tôi "go with the flow" . Một nhà văn Đức khi viếng Huế đã viết: đây là nơi tang tóc mỉm cười và tươi vui nức nở .

Nhà hàng (Central Michel Richard) nằm ngay tại Pennsylvania Avenue, đối diện Old Post Office Building (sẽ thành khách sạn Astor Waldorf như tại thành phố Nữu Ước), chúng tôi đi 3 trạm từ Farragut West đến Federal Triangle, nơi tập trung các bộ, phủ, các định chế chính trị hàng đầu của chính phủ liên bang, đi dọc theo và băng ngang đường Pennsylvania, nơi vài tuần trước đây sau khi tuyên thệ trong Lễ Đăng Quang tại Quốc Hội, tổng thống Obama đã đi xe một đoạn và sau đó xuống xe đi bộ gần 1 dặm cuối để về Bạch Cung.

Nhà hàng rất đông và trang trí nhẹ nhàng kiểu Âu Châu (Pháp, Ý) với dàn bếp và các vị Chefs nấu nướng chuẩn bị thức ăn ngay trước hay không xa các bàn ăn của thực khách. Vì là nhà hàng Pháp nên gọi rượu Bordeaux cho hợp cảnh và chúng tôi có dịp "tay trong tay, mắt trong mắt" như trong bản nhạc nổi tiếng thập niên 60 do ca sĩ Francoise Hardy trình bày "tous les garcons et les filles a mon age, et les yeux dans les yeux et les mains dans les mains"; bàn về những bước đi trong tương lai như lên Senior Executives Services, hoạt động trong các định chế giáo dục quốc tế và những suy tư "tình tự dân tộc" trong tinh thần "khóc cười theo mệnh nước nổi trôi" và lời nói của John F. Kennedy "ask not what your country can do for you, ask what you can do for your country".

Trên đường về đi ngang qua Newseum với First Amendment khắc trên tường ở phía trước, qua Edgar Hoover Building đồ sộ của FBI, và đến trạm Metro cạnh Ronald Reagan Building, tôi tâm sự với KimOanh: từ Quốc Hội phản ảnh sự đại diện của dân chúng, có sự nhắc nhở về tự do diễn đạt tư tưởng, qua cơ quan an ninh, qua một kỷ niệm rồi đến Bạch Cung; chúng ta may mắn được sống trong một xứ sở tự do dân chủ pháp trị, và nhắc đến kinh nghiệm cuả Đức Quốc; vào ngày 30 tháng 1 năm 2013 kỷ niệm 80 năm ngày Adolf Hitler nắm chính quyền; nữ thủ tướng Đức Quốc, bà Angela Merkel yêu cầu mọi công dân hãy giữ vững lập trường tranh đấu cho lẽ phải và không nhượng bộ dễ dàng để tránh cho lịch sử khỏi lập lại như khi đảng Quốc Xã nắm chính quyền.

Phát biểu tại thủ đô Bá Linh khi khai mạc cuộc triển lãm về đảng Quốc Xã lúc lên nắm chính quyền và các hậu qủa, bà nhắc nhở là giới trí thức và sinh viên đã tham gia ủng hộ đảng Quốc Xã vào việc đốt sách vở bị coi là "đồi trụy" vì khác lập trường với đảng này, đảng Quốc Xã đã nắm được chính quyền vì giới trí thức đã hoạt động thân thiết với họ và dân chúng Đức Quốc đã chấp nhận họ mà không hề có những sự hoài nghi hay câu hỏi cặn kẽ đặt ra về lập trường và chính nghĩa của đảng này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.