Hôm nay,  

Lá Thư Từ Đức Quốc: Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI Bất Ngờ Tuyên Bố Từ Chức

13/02/201300:00:00(Xem: 5457)
Trước hết, nhân dịp đầu năm Quý Tỵ 2013, tôi xin được gởi đến Quý độc giả, Quý Ban Biên Tập một Năm Mới nhiều Thành Đạt và An Khang Thịnh Vượng!

Hôm nay Mồng Ba Tết, tôi trở lại cùng Qúy độc giả với Lá Thư Đức Quốc và giới thiệu cùng quý vị "tin nóng" đang gây xúc động, xôn xao thế giới, nhất là đối với những tín đồ Thiên Chúa Giáo!
*
Đức Giáo Hoàng Benedict XVI tuyên bố Ngài sẽ thoái vị vào cuối tháng Hai, 2013, vì lý do tuổi tác và sức khỏe. Đây là một sự kiện chưa từng có trong trong lịch sử Giáo Hội La Mã. Lần đầu tiên gần 600 năm mới xảy ra.

Đức Giáo Hoàng Benedict XVI sẽ trao lại triều đại Giáo Hoàng của mình vào ngày 28 Tháng 2013!. Joseph Ratzinger bất ngờ cho biết như trên vào hôm nay 11-02-2013 trong hội nghị công giáo công cộng ở Rom (Rome). Ngài đã công bố quyết định đặc biệt của ông bằng tiếng Latinh, và viện dẫn lý do vì tuổi đã cao. Đức Giáo Hoàng, 85 tuổi đã nói: "Tôi không còn đủ sức nữa cho mục vụ của tôi !".

Trong bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha Benedict nói rằng ông cảm thấy sức nặng của trách nhiệm lãnh đạo "văn phòng" này. Từ lâu Ngài đã suy nghĩ về quyết định của mình và đã đi đến một quyết định vì lợi ích của Giáo Hội. Ông nhận thức được tính nghiêm trọng của quyết định này, nhưng giải thích hoàn toàn tự do, sẽ "trao lại cái ghế Giáo Hoàng" mà Ngài được các Đức Hồng Y giao phó vào ngày 19 Tháng 4 năm 2005 đến nay. Các Hồng Y cũng được yêu cầu nhóm họp lại với nhau để bầu Đức Giáo Hoàng mới.

Anh trai của Đức Thánh Cha, Georg Ratzinger, 89 tuổi đã nói qua Thông Tấn Xã DPA, đưa lý do từ chức là sức khỏe yếu kém của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI. Bác sĩ của Đức Giáo Hoàng đã khuyên Ngài không nên "công du" nữa! Georg Ratzinger còn nói thêm rằng ngay cả sự khó khăn khi đi bộ của em trai ông ngày càng tăng.

Dekan (xin tạm dịch là Cha Sở) của Giáo Hội Công Giáo, Angelo Sodano, cho biết đã nghe thông báo trên "như là tiếng sét từ trời xanh!". Benedict 16, được bầu lên làm Giáo Hoàng từ năm 2005, từng nói trong thời gian trước đây là Ngài có thể tưởng tượng được rằng, vì lý do sức khỏe sẽ trao lại triều đại Giáo Hoàng. Đúng ra, các Hồng Y đã đến với nhau để bỏ phiếu về những cuộc Phong Thánh mới.

Tại công trường Thánh Phêrô, theo báo cáo của thông tấn xã Ansa thì ngạc nhiên đã đến với các khách du lịch và tín hữu. Thủ tướng Ý, Mario Monti xúc động khi nghe tin bất ngờ nêu trên.

Lời tuyên bố quyết định từ nhiệm của Ratzinger : (phóng dịch):

Thưa anh em!

Tôi đã kêu gọi các Anh đến tham dự hội nghị công giáo này, không chỉ vì Ba vụ Phong Thánh thôi, mà còn để chia sẻ với các Anh một quyết định rất quan trọng đối với đời sống của Giáo Hội. Sau khi đã thử nghiệm lại lương tâm của tôi trước Thiên Chúa, tôi đã đi đến sự xác tín rằng quyền hạn của tôi không còn phù hợp do tuổi cao để thực hiện đầy đủ sứ vụ của một Giáo Hoàng. Tôi cũng nhận thức rằng "dịch vụ vì bản chất tinh thần của nó, không chỉ có thể được thực hiện bằng lời nói và việc làm, nhưng cũng không ít với sự đau khổ và bằng lời cầu nguyện". Nhưng thế giới đang thay đổi quá nhanh, bây giờ qua những câu hỏi rất quan trọng dành cho đời sống đức tin được lặp đi lặp lại. Tuy nhiên, để chỉ đạo con tàu nhỏ của Petri, và rao giảng Tin Mừng, thì cả hai, không những sức mạnh của thể xác mà sức mạnh của tâm trí cũng là điều cần thiết, một sức lực mà trong vài tháng gần đây đã có trong tôi để tôi phải công nhận rằng không còn đủ khả năng để thực hiện nhiệm vụ được giao phó và tiếp tục điều hành tốt. Nhận thức được mức độ nghiêm trọng của sự việc, vì vậy tôi tuyên bố với sự tự do hoàn toàn, tôi sẽ "từ nhiệm" văn phòng của Đức Giám Mục Rôma, người kế vị Thánh Phêrô (Petri), được các Hồng Y tín nhiệm tận tay giao phó vào ngày 19 của Tháng 4 năm 2005 từ ngày 28 Tháng 2 năm 2013, lúc 20.00 giờ. Chiếc chế Giám mục của Rome, ghế của Thánh Phêrô (Petrus) sẽ bỏ trống và trong số những người có thẩm quyền phải được triệu tập cuộc họp kín bầu để bầu Giáo hoàng mới.

Anh em thân mến, tôi xin cảm ơn các Anh từ trái tim tôi về tất cả tình yêu và công việc mà các Anh đã cùng gánh nặng với "văn phòng" của tôi, và tôi yêu cầu các Anh tha thứ cho tất cả các sai lầm của tôi. Bây giờ chúng ta muốn ủy thác cho sự chăm sóc của Giáo Hội Thánh, của Mục Tử tối cao, Chúa Giêsu Kitô của chúng ta. Và chúng ta yêu cầu Mẹ Maria thiêng liêng hãy hỗ trợ các Hồng Y trong cuộc bầu cử Tân Đức Giáo Hoàng với lòng từ mẫu của Mẹ. Đối với bản thân mình, tôi cũng muốn phục vụ Giáo Hội Thánh của Thiên Chúa với tất cả trái tim qua một đời sống cầu nguyện trong tương lai.

2013/11/02 (Dư âm sau khi Đức Giáo Hoàng Benedict XVI tuyên bố từ chức)

Hành động của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI được "khen thưởng" trên toàn thế giới.

Nạn nhân bị lạm dụng thì chỉ trích.

Việc Đức Giáo Hoàng Benedict XVI bất ngờ tuyên bố từ chức đã làm cho mọi người trên toàn thế giới tán thưởng về con người của Giáo Hoàng, về dịch vụ và vị trí phù hợp của Ngài. Trong khi đó, phát ngôn viên của các nạn nhân bị lạm dụng thì lên tiếng chỉ trích gay gắt về việc thực hành quyền lực của Ngài.

Thủ tướng Anh, David Cameron: "Hàng triệu người sẽ cảm thấy thiếu Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, người hướng dẫn về tâm linh. Ông đã làm việc không mệt mỏi để làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa Tòa Thánh với Vương quốc Anh".

Tổng thống Pháp François Hollande: "Cộng hoà Pháp ghi công Đức Giáo Hoàng, người đã có một quyết định như vậy, nhưng không bình luận về các điều chỉ có liên quan đến Giáo Hội. Đó là quyết định của một người và sự mong muốn cá nhân phải được tôn trọng .. "

Tổng giám mục Canterbury, Justin Welby: "Đức Thánh Cha Benedict XVI là đại sứ của niềm hy vọng trong một thời gian, khi đức tin Kitô giáo đang bị thẩm vấn."

Thư ký của Hội Đồng các giám mục Ba Lan , Wojciech Polak: "Đối với tất cả chúng tôi điều này là một bất ngờ lớn. Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng đã nhiều lần tự hỏi liệu tuổi của mình vẫn còn đủ sức mạnh để làm tròn nhiệm vụ của mình, đầy đủ như là người kế vị Thánh Phêrô!".

Cha Adam Boniecki, một người bạn thân cận của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, "Đức Thánh Cha Benedict XVI đã chỉ làm thế nào để giải quyết các vấn đề, như tuổi tác, phục vụ và điểm chính là đức tin. Ông từng sống cận kề trong giai đoạn cuối của triều đại Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Tôi nghĩ rằng ông (ý nói ĐGH Benedict 16) muốn tránh kịch tính này từ nhiều tháng qua, khi Đức Giáo Hoàng vẫn còn tại chức, nhưng hầu như không thể thi hành tròn nhiệm vụ được!".

Jonah Metzger, lãnh đạo của những người Do Thái Ashkenazi ở Israel: "Dưới triều đại Giáo Hoàng, các mối quan hệ giữa Giáo Hội và trưởng Giáo Sĩ Đoàn, Do Thái giáo và Kitô giáo trở thành gần gũi nhiều hơn. Và điều này đã dẫn đến sự suy giảm hành vi chống Do Thái trên thế giới."

Ronald S. Lauder, chủ tịch của Đại hội Thế giới của người Do Thái: "Đức Giáo Hoàng hiểu rằng việc từ chối của Holocaust bởi các thành viên hàng đầu của giáo hội vẫn chưa có ai trả lời, và ông đã quay lưng lại với thái độ này".

John KELLY thuộc nhóm hỗ trợ của Ireland cho các nạn nhân trẻ con bị lạm dụng trong các cơ sở Công Giáo: "Đức Giáo Hoàng đã có những cơ hội tuyệt vời để giải quyết các sự lạm dụng trong nhà thờ từ nhiều thập niên qua, tuy ông đã hứa tất cả mọi thứ nhưng cuối cùng chẳng làm được gì hết!. Chúng tôi đã đòi hỏi cần phải nghiêm xử các cơ sở tôn giáo có trách nhiệm và các nhà lãnh đạo Công giáo ở Ireland, những người đã chịu đựng với sự lạm dụng. Nhưng chúng tôi đã thất vọng, không có gì xảy ra!".

Nicky Davis, phát ngôn viên của nạn nhân bị lạm dụng bởi các linh mục cho mạng của Úc: "Các nạn nhân hoan nghênh việc từ chức của một đại diện giáo hội, người đã thực hiện tất cả quyền năng của Ngài quá ít để ngăn chặn khủng bố, lạm dụng trẻ em bởi các linh mục. Đối với nhiều nạn nhân, Joseph Ratzinger qua đó đã làm tăng đau khổ của họ vô cùng".

Và đặc biệt, tôi phóng dịch những lời phát biểu của bà thủ tướng Đức Angela Merkel về Đức Giáo Hoàng Benedikt XVI. :

"Thưa quý vị, đó là một tin xúc động mà chúng tôi nhận được chiều nay từ Vatican: Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã công bố rằng ông sẽ từ chức vào ngày 28 tháng Hai 2013!.

Khi Joseph Ratzinger được bầu gần tám năm trước đây lên làm người đứng đầu Giáo hội Công giáo, chúng ta ở Đức đã tự hào về người đồng hương của chúng ta, hơn thế kỷ qua nay đứng đầu trong triều đại Giáo hoàng, và chúng ta đã chúc ông may mắn và sức khỏe cho nhiệm vụ của ông.

Nếu chính Giáo hoàng Benedict bây giờ đi đến quyết định, sau khi kiểm tra cẩn thận, sức khỏe của mình không còn đủ cho việc thực hiện các nhiệm vụ của mình nữa, qua đó Ngài nhận sự tôn trọng tối đa của tôi. Ông đã phải thực hiện một quyết định khó khăn. Trong tuổi của chúng ta, cuộc sống ngày càng dài hơn, nhiều người cũng có thể hiểu Đức Giáo Hoàng phải làm thế nào đối phó với gánh nặng của tuổi tác. Đức Thánh Cha Benedict XVI. đã thực hiện một quyết định cho Giáo hội của ông và những người ở trong đó!.

Hôm nay tôi nhớ lại những gì Đức Giáo Hoàng sẽ "đối mặt" khi Ngài mới được bầu lên làm Giáo hoàng tại Quảng trường Petersplatz, ông đã nói vào thời điểm đó: "Tôi chỉ là một người lao động đơn giản trong vườn nho của Chúa". Điều đó cho thấy sự khiêm tốn của Benedict lúc nhậm chức.

Và ông còn hơn như thế so với một công nhân đơn giản: "Ông là một mục tử cho hơn một tỷ người. Ông ta biết rằng Giáo Hội chỉ có thể thành công bằng cuộc đối thoại với thế giới, và đã dẫn dắt các cuộc đối thoại với các giáo hội và tôn giáo khác. Ông đã tăng cường quan hệ với Giáo Hội Chính Thống Giáo (Orthodox), đã bắt tay cùng với cả người Do Thái và Hồi giáo.

Đức Thánh Cha Benedict XVI. là và vẫn là một trong những nhà tư tưởng tôn giáo quan trọng nhất của thời đại chúng ta. Những cuốn sách của ông vẫn còn lôi kéo nhiều người đọc.

Bây giờ tôi nghĩ lại cuộc hội thoại mà tôi đã có với Đức Giáo Hoàng ở Rome và trong chuyến viếng thăm Đức của ông. Tôi nghĩ đến trình độ học vấn sâu sắc, cảm giác tuyệt vời của ông về bối cảnh lịch sử và sự luôn luôn quan tâm trong các vấn đề về hội nhập của châu Âu.

Tôi cũng suy nghĩ đến con người Benedict, trong chuyến du lịch của ông ở Đức - dù ở Koeln (Cologne) trong Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, hoặc ở Berlin, Erfurt và Freiburg đã "đạt được" trái tim của các tín hữu.

Tôi không thể quên bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng trong tháng 9 năm 2011 trước Quốc hội Đức. Trong đó ông mô tả nhiệm vụ cơ bản của chúng ta như là một chính trị gia, phục vụ pháp luật và bảo vệ sự thống trị của bất công. Đó là khoảnh khắc tuyệt vời trong Quốc hội của chúng ta, và những lời của Đức Giáo Hoàng sẽ cùng đi với cá nhân tôi trong một thời gian dài.

Với tư cách thủ tướng tôi xin cám ơn Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI về những việc làm của ông và chúc ông ta mọi sự tốt đẹp trong những năm tới. "

12-02-2013

Sau khi thông báo từ chức của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, Đức Hồng Y Joachim Meisner của Koeln (Cologne) mong muốn có một Giáo Hoàng trẻ hơn Đức Giáo Hoàng (ĐGH) "vẫn còn đương nhiệm"!. Hồng Y Meisner nói qua báo Kưlner Stadt-Anzeiger: "Nếu tôi có một cái nhìn đầu tiên vào thời điểm này trong tương lai, thì Đức Giáo Hoàng mới chắc chắn sẽ phải là một người có trình độ giáo dục cao tương tự như Joseph Ratzinger, với kinh nghiệm tuyệt vời về con người, và - trên hết - "có nhiều sức khỏe, tôi muốn nói không lớn hơn 70 tuổi !".

Đức Thánh Cha Benedict XVI. hiện nay 85 tuổi. Trong một bước đi chưa từng có trong lịch sử giáo hội hiện đại, Ngài tuyên bố từ chức vào hôm thứ Hai, 11-02-2013. Tại một đại hội của các vị Hồng Y ở thành phố Vatican, ông nói rằng ông sẽ từ nhiệm vào ngày 28 Tháng hai 2013 tới vì cảm thấy mình thiếu sức khỏe cho các nhiệm vụ của Đức Giáo Hoàng. Trên toàn thế giới, quyết định của ĐGH đã được đón nhận với sự tôn trọng.

Theo Meisner tốt nhất vị Đức Giáo Hoàng mới phải là một "hỗn hợp" giữa ĐGH Gioan Phaolô II và Benedict XVI. "Cả hai bổ sung cho nhau tuyệt vời", Đức Hồng Y của Cologne nói. Đồng thời Meisner thừa nhận trên báo chí rằng khi nghe ĐGH tuyên bố từ chức, ban đầu ông nghĩ đó là một "câu nói đùa trong ngày Thứ Hai trước tuần chay (Rosenmontagsscherz; ghi chú thêm: Scherz (joke): nói đùa; Rosenmontag (Green Monday?): ngày Thứ Hai trước tuần chay)". Đức Hồng Y Meisner giải thích sự thiếu hiểu biết về việc từ chức của Đức Giáo Hoàng: "Văn phòng Giáo Hội thực sự được xem như là một người Cha. Và Cha vẫn là cuộc sống của mình".

Và để kết thúc Lá Thư từ Đức Quốc hôm nay, tôi xin mạn phép xin trích phần tiểu sử của Đức Giáo Hoàng Benedikt XVI từ bài viết của Lê Hoàng Thanh: "NIỀM TIN và TÌNH THƯƠNG", "CẢM THÔNG và HIỆP NHẤT" là thông điệp của Đức Giáo Hoàng BENEDIKT XVI đã được phổ biến vào năm 2005 và còn lưu trữ. Muốn tìm hiểu thêm mời quý độc giả ghé vào đây, nguồn : http://anhduong.net/LinhTinh/Aug05/TanGiaoHoang.htm

* Sơ lược tiểu sử của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI:

Đức Giáo Hoàng Benedikt XVI là người Đức, được bầu làm ĐGH thứ 265 của Giáo Hội La Mã, dẫn đầu hơn 1,1 tỉ tín đồ trên thế giới.

Trước Ngài đã có 7 ĐGH gốc Đức đó là các Đức Giáo Hoàng Greogro V (996-999), ĐGH Clemens II (1046-1047), ĐGH Damasus (chỉ tại vị được có 23 ngày, từ 17.7.1048-09.8.1048,), ĐGH Leo IX (1049-1054), ĐGH Viktor II (1055-1057), ĐGH Stephan IX (2.8.1057-29.3.1058) và ĐGH Hadrian VI (09.1.1522-14.9.1523).

ĐGH Benidikt XVI năm nay 85 tuổi (khi được bầu lên làm ĐGH, Ngày được 78 tuổi), Ngài tên thật là Josef Ratzinger, sinh ngày 16 tháng 4 năm 1927 tại Marktl am Inn, một làng nhỏ chỉ có 2700 ngàn dân, nằm cạnh biên giới Áo, gần tỉnh Altoetting thuộc tiểu bang Bayern (Bavière) miền Nam nước Đức. Marktl là khu di dân được Bá Tước Graf von Leonberg lập ra vào thế kỷ thứ 13, được xem như là dinh cơ của vị Bá Tước này.

Năm 1422 trở thành thị xã nhỏ và kể từ năm 1677 Marktl mới có một vị Linh Mục đầu tiên riêng cho tín đồ trong làng. Ratzinger là con của một hiến binh (Gendarme) và có một người anh hiện cư ngụ tại thành phố Regensburg. Thưở thiếu thời Ngài sống tại tỉnh Traustein. Ngay từ khi còn ấu thơ Ngài đã có ước nguyện muốn trở thành Hồng Y (Kardinal).

Năm 1946 Ngài theo học tại Đại Học Triết và Thần Học tại Freising và sau đó học ngành Triết và Katholische Theologie (Triết lý Thiên Chúa Giáo) tại Đại Học Muenchen.

Năm 1951 Ngài được thụ phong làm Linh Mục. Hai năm sau, vào năm 1953 Ngài lấy bằng Tiến Sĩ Thần Học (Dr. Theol.) với luận án “ Volk und Haus Gottes Augustins Lehre von der Kirche“ (xin tạm dịch là Dân Tộc và Nhà Chúa qua học thuyết Thiên Chúa Giáo của Augustin).

Bốn năm sau (1957) Ngài nộp luận án (Habilitation) nhận chức Giảng Sư Đại Học (Universitaetsprofessor) khi vừa mới được 30 tuổi. Năm 1959, Ngài được mời về làm Giảng Sư (GS) về Giáo Điều ngành Thần Học tại Đại Học (ĐH) Bonn, kế tiếp là GS ở Đại Học Muenster (1963), ở Tuebingen (1966) và Đại Học Regensburg (1969).

Ngày 28.5.1977, Ngài nhận được thư do chính tay ĐGH Paul VI viết bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục địa phận Muenchen và Freising, một điạ phận lớn thứ nhì sau Koeln tại Đức, 8 tháng sau cái chết đột ngột của Hồng Y Doefner không có người thay thế lãnh đạo. Chỉ 4 tuần sau đó Ngài được thụ phong chức Hồng Y khi còn rất trẻ, vừa mới 5o tuổi và là chuyện ít xảy ra theo luật giáo hội. Điều này cho thấy rằng ĐGH còn muốn giao cho ngài vài trọng trách khác.

Cũng chính trong thời gian này, nếu người viết nhớ không lầm, thì Hồng Y Ratzinger cũng đã giúp đở Cha Theophado Nguyễn văn Bích, cha xứ đầu tiên của Giáo Xứ Việt Nam, trực thuộc Tổng Giáo Phận Muenchen và Freising trong việc xây dựng Giáo phận cho thuyền nhân Việt Nam tị nạn Cộng Sản được chính quyền Đức cho phép định cư ở đây vào cuối thập niên 80.

Năm 1981, Ngài được ĐGH Phao Lồ đệ nhị mời về Vatican để đảm trách chức vụ Tổng Trưởng Tín Lý, một vai trò then chốt trong cấp lãnh đạo giáo hội. Ngài được coi là cố vấn của ĐGH và là chiến lược gia của Toà Thánh, vạch ra hướng đi cho giáo hội. Ngài xem như là Hồng Y thân tín của ĐGH trên phương diện cố vấn ĐGH về giáo điều và đạo đức học (Glaubens- und Sittenlehre) và được xem như là một Hồng Y người Đức duy nhất đã có ảnh hưởng mạnh mẻ đối với Tòa Thánh kể từ thời Martin Luther (1483-1546).

Năm 1982, Ngài từ chức Tổng Giám Mục địa phận Muenchen và Freising sau khi ĐGH bổ nhiệm ngài làm thành viên trong Ủy Ban Giáo Hoàng, đặc trách về đối ngoại cho giáo hội.

Ngoài các chức vụ trên, Ngài còn giữ thêm những chức vụ khác như chủ tịch Ủy ban thần học quốc tế và Uỷ ban giáo hoàng về ban kinh thánh.

Năm 1993, Ngài được bầu làm Kardinalbishof (xin tạm dịch là Hồng Y Giám Mục) và từ đó được xem như là một trong 6 vị Hồng Y có địa vị cao nhất trong giáo hội. Năm 1996 Ngài được các Hồng Y bầu làm Praefekt (Prefect) của giáo đoàn chuyên đặc trách về giáo điều (Glaubenslehre) và kể từ năm 2002 Ngài là Chủ Tịch (Dekan) Hồng Y đoàn tòa thánh Vatican.

Ngày 19.4.2005 Ngài được bầu làm Giáo Hoàng, lấy danh xưng là Benedikt XVI.

Lễ đăng Quang Đức Giáo Hoàng Benedikt XVI đã được tổ chức rất trọng thể vào ngày Chủ Nhật 24.4.2005 tại Peterplatz, trước đền thờ Thánh Phê Rô với sự hiện diện của hơn 300 ngàn tín hữu và đại diện chánh quyền từ khắp nơi trên thế giới về Rom tham dự như Ông bà Thủ Tướng Ý Berlusconi, Phó TT Mỹ Dick Cheney, Vua Tây Ban Nha Juan Carlos và Prinz Philip, đại diện Nữ Hoàng Anh, Jeb Busch, Thống đốc bang Florida/Mỹ, Đại diện Giáo Hội Chính Thống Giáo (Orthodox)... Từ Đức có Ông Bà Tổng Thống Koehler, Ông Bà Thủ Tướng Schroeder, anh trai của ĐGH Georg Ratzinger, Ông Bà Thống Đốc bang Bayern, TS E. Stoiber, Ông bà chủ tịch đảng dân chủ Thiên Chúa Giáo (CDU) TS Angela Merkel. Đặc biệt có phái đoàn từ Marktl là nơi mà ĐGH được sinh ra về tham dự và món quà dành cho ĐGH Benenikt XVI là một phóng ảnh giấy trích lục khai sinh có ghi ngày Ngài rửa tội tại đây.

Nhân dịp này Ngài đã thuyết giảng về một “ Giáo Hội sống và Giáo Hội trẻ“, đồng thời Ngài cũng còn nhấn mạnh là sẽ thi hành chức vụ của Ngài dựa trên căn bản cùng làm việc và tinh thần lãnh đạo tập thể. Ngoài ra Ngài còn khẳng định rằng “Giáo Hội chống lại bạo lực cũng như lên án những hệ tư tưởng có tính cách độc tài“ (gegen Gewalt und verurteilt die totalitaeren Ideologien). Ngài đã chuyển thông điệp đến tất cả mọi người rằng: “Không phải sự áp bức cứu giải mà chính tình thương mới giải thoát được“, bởi “ Con người luôn mong ước rằng Thiên Chúa cần cho thêm sức mạnh để diệt trừ quỉ sứ, hầu tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn“. Ngài còn dạy chúng ta nên biết: “con người không thể từ bỏ được niềm tin. Chỉ có ai còn niềm tin thì người đó mới không cô đơn, ngay cả lúc sống cũng như lúc chết“!

Tóm lại, Đức Giáo Hoàng Benedikt XVI là một con người khả ái và tế nhị, rất thông minh nhưng bình dị. Ngoài chuyện Ngài là nhà Thần học và là Giảng sư Đại Học tên tuổi trên thế giới, Đức Giáo Hoàng Benedikt XVI còn biết nhiều ngoại ngữ khác ngoài tiếng Đức là tiếng mẹ đẻ như tiếng Ý, Anh, Pháp và Tây ban Nha. Ngài còn thích nhạc Mozart và Beethoven, yêu thơ và thương thú vật (mèo), đánh đàn Piano, không uống rượu nhưng Ngài lại thích uống nước Orangen-Limo.

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã tuyên bố hôm 11-02-2013 là Ngài sẽ từ nhiệm vào cuối tháng Hai, ngày 28-02- 2013, kể từ lúc 20 giờ, vì lý do tuổi tác và sức khỏe.

© Lê-Ngọc Châu (Munich, 11-02 + 12-02-2013)

(Tài liệu tham khảo: AFP, Yahoo-News, dapd, Spiegel Online, Wikipedia)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.