Hôm nay,  

Trang Đất Việt: Tết Nguyên Đán

12/02/201300:00:00(Xem: 4639)

(Tiếp theo)
5- Tết Huế: Huế là cố đô của Việt Nam ở miền Trung. Năm 1788, vua Quan Trung chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô. Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi vẫn dùng Huế làm thủ đô của nhà Nguyễn. Đất Huế nổi tiếng cảnh đẹp thơ mộng, có núi Ngự sông Hương và nhiều lăng tẩm nguy nga cổ kính.
Người Huế phần lớn là người gốc Bắc. Năm 1558, họ đã theo Nguyễn Hoàng (Chúa Tiên, chúa Nguyễn đầu tiên) vào trấn thủ Thuận Hóa và dần dà người Bắc vào đất Thuận Hoá đông hơn. Dân Huế mỗi nhà thường có một cái vườn rộng rãi, ngoài việc trồng hoa quả để thu nhập thêm cho kinh tế gia đình, hàng rào cắt tỉa đẹp đẽ, hòn non bộ, cây kiểng trông rất ngoạn mục, đẹp nhất là vào dịp xuân về.
Ngày 23 tháng chạp, tiễn ông Táo về trời, tổ chức lễ cúng rất long trọng, khi đã cúng xong là lễ rước ông Táo mới vào bếp và 3 ông Táo cũ đặt trên một cái khay, trên khay có lót vàng mã và thắp nhang, đưa đến một gốc cây cổ thụ hoặc để cạnh các am miếu, vái ba cái rồi ra về. Nhưng ngày nay, nhiều gia đình không còn dùng bếp củi, nên tục này đã giảm.
Sau ngày tiễn ông Táo, dân Huế rộn ràng lo việc chạp mộ (tảo mộ), thắp hương khấn mời ông bà hoặc người thân đã khuất, cùng về chung vui trong ngày tết với con cháu.
Người nội trợ Huế rất khéo léo khi làm các món ăn, nhất là ngày tết. Ngoài bánh chưng bánh tét thơm dẻo, còn có: Bánh phu thê gói lá dừa hấp cách thuỷ. Bánh dừa mận được làm bằng nếp giã nhuyễn gào với dừa và đường, bên ngoài là vừng (mè) rang, sau khi làm xong được gói giấy bóng, trông thanh lịch... Món mặn có chả tôm, nem bò lụi... mùi vị thơm tho. Rượu ở Huế phổ biến là rượu nếp và rượu thuốc, đã được hạ thổ lâu ngày, hương vị ngọt ngào. Người Huế theo đạo Phật khá đông, nên ngày mùng một tết thường cúng chay bằng bánh trái hoa quả, cũng có nhiều gia đình làm mâm cỗ chay, với bàn tay khéo léo của người phụ nữ Huế, đã biến chế từ đậu hủ, đậu phộng, hạt sen, nấm... thành những món ăn trông đẹp mắt, mùi vị thơm tho. Sáng mùng một người khách đến nhà đầu tiên được gọi là “đạp đất” giống như từ “xông đất” ở miền Bắc.
Sáng mùng một lần đầu tiên ra khỏi nhà, người ta thường chọn giờ tốt để xuất hành và thường đến các chùa lễ Phật.
Trong những ngày tết, người Huế có tục “bói tuồng”, đi xem hát bội lựa đoạn trình diễn vui, có kết quả tốt. Dân chúng còn đến các vùng lân cận, để xem các trò chơi truyền thống như: Hội đấu vật ở Lại Ân, hội bơi trải ở Thuận An, xem hát hò và xem chơi đu ở Phò Trạch... Đến ngày mùng bảy, đồng bào Huế làm lễ hạ nêu, kết thúc tết Nguyên đán.
6- Tết Sài Gòn: Thành phố Sài Gòn thành lập đến nay hơn 300 năm. Năm 1698, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh, theo lệnh của chúa Nguyễn, lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình. Năm 1859, Pháp đánh chiếm Nam Bộ, cảng Sài Gòn được thành lập, tàu buôn Tây phương và Châu Á, tấp nập tới lui. Ngày 15-3-1874, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh lập thành phố Sài Gòn. Sài Gòn trở thành đô thị, và bắt đầu kiến trúc trung tâm thương mại, các công sở, đường sá... theo kiểu Tây phương. Đầu thế kỷ 20, Chợ Lớn sáp nhập vào thành phố. Thành phố Sài Gòn trở thành đô thị lớn nhất Đông Dương. Ngày 26-10-1956, Sài Gòn được dùng làm thủ đô của Việt Nam Cộng Hoà.
Sài Gòn sắp tết, có nhiều khu bán hoa, hoa từ Đà Lạt, Hóc Môn, Bà Điểm, đưa về thành phố tấp nập với nhiều loại hoa khác nhau, người Sài Gòn vào ngày tết rất quí hoa mai vàng. Đất đai miền Nam màu mỡ, nên hoa quả sởn sơ, nhiều nhất là trái dưa hấu, ruột dưa đỏ tươi, cũng có một số trái ruột vàng óng ánh. Dưa từ Trảng Bàng, Trà Vinh, Cao Lãnh, gần tết tấp nập chở về Sài Gòn. Dưa còn dùng để lấy hột, trồng nhiều ở tỉnh Bình Thuận, dưa chín bổ ra lấy hột, hột được phơi khô và nhuộm đỏ, rồi đem bán cho người tiêu dùng vào dịp tết.
Sau ngày 23 tháng chạp, người miền Nam, lo việc tảo mộ. Mâm cỗ ở Sài Gòn vào ngày tết thường thấy bánh tét, thịt kho, dưa giá, kiệu muối, nem bì... Vào mùa xuân ở Sài Gòn én bay liệng đẹp mắt, chim tu hú kêu rộn rã, cu gáy âm thanh nhịp nhàng. Nên nơi đây có câu:
“Cu kêu ba tiếng cu kêu
Cho mau đến tết dựng nêu ăn che”.
Ngày 30 tháng chạp, ngoài việc trồng nêu, còn trang trí bàn thờ, mâm ngũ quả tươi tốt; trong mâm ngũ quả thường không thể thiếu: cầu (mãng cầu); đủ (đu đủ), xài (xoài)... Mứt Sài Gòn dồi dào hơn mứt Hà Nội, vì miền Nam có nhiều hoa quả; đặc biệt mứt dừa rất nhiều và thơm ngon hơn các nơi khác.
Đêm 30 tháng chạp, mọi nhà đón giao thừa, tiếng pháo nổ rầm rộ khắp nơi, vui mừng “tống cựu nghinh tân”. Sáng mồng một tết, cúng năm mới. Cúng xong, trẻ con mặc quần áo mới, đến chúc tết ông bà cha mẹ để được “lì xì” (mừng tuổi) phong bao đỏ tiền mới. Ngày tết Sài Gòn cũng có một số nhà hàng bán đồ ăn uống. Ngày tết Sài Gòn múa lân không thể thiếu, khu phố nào cũng có một đội lân, do người có thế lực bảo trợ. Những nhà buôn bán giàu có, thường treo giải thưởng rất cao, lân vừa múa chúc mừng gia chủ, người trong đội lân phải đứng lên vai nhau làm thang, để lân trèo lên lấy thưởng, giữa tiếng hoan hô náo nhiệt và tiếng pháo nổ ròn rã. Sau ngày mồng bốn tết, không khí tết ở Sài Gòn bắt đầu trở lại ngày thường.
IV-
Tết trong cung đình Việt Nam:
1- Tết Nguyên đán trong cung đình nhà Trần (1225-1400): Các vua nhà Trần cho tổ chức tết thời gian dài như cả mùa xuân. Ngày 30 tết, vua ngự ở Đoan cung, trăm quan đến làm lễ, rồi xem ca nhi múa hát, buổi chiều vua đến cung Động Nhân bái yết Thái thượng hoàng. Đến đêm chư tăng vào Đại nội tụng kinh và làm lễ “Khu na” (lễ đuổi quỷ ma).

Sáng sớm mùng một tết, vua ngự điện Vĩnh Thọ, các hoàng tử, công chúa và các quan cận thần làm lễ bái hạ; sau đó vua đến cung Trường Xuân hướng về lăng Tiên tổ (tức là lăng phát tích nhà Trần, lăng Thái Tông, Thánh Tông ở huyện Hưng Nhân, điện Thiên An) làm lễ vọng bái, Hoàng hậu và các phi tần đã chờ đợi ở đấy. Nhạc công tấu nhạc trước sân rồng, mọi người cùng nhau hành lễ và dâng 3 tuần rượu.
Lễ xong, các Hoàng tử lên điện, các quan nội thần ngồi bên tiểu điện phía tây, các quan ngoại thần ngồi hai bên tả hữu. Vua cùng mọi người dự yến đến trưa. Trước điện có dựng một cái đài (gọi là đài Chúng tiên) cao hai tầng, trang trí vàng bạc lấp la lánh. Vua ngự trên đài, các quan quỳ lạy dâng 9 tuần rượu, rồi ra về.
Ngày mồng hai các quan ăn tết tại nhà riêng,
Ngày mồng ba, vua ngự trên lầu Đại Hưng, xem các Hoàng tử và con các quan cùng nội giám đánh cầu; đây là trò chơi thượng võ đầu xuân của nhà Trần. Đêm Nguyên tiêu (rằm tháng giêng), vua cho dựng một cây đèn to, cao ở trong cung (gọi là đèn Quảng chiếu). trên đèn thắp hàng vạn đèn nhỏ khác, sáng rực một vùng rộng lớn. Chư tăng đi quanh đèn Quảng chiếu tụng kinh, trăm quan làm lễ bái gọi là lễ “Triều tăng”.
Cho tới tháng 2, trong cung cho dựng “xuân đài” để các ca nhi múa hát, vua ngự trên đài xem các trò diễn ở dưới sân: Đánh vật, đánh cầu, chơi cờ.... trong không khí vui xuân rộn rã. Sau ngày hôm ấy, mới thực sự chấm dứt vui xuân.
2- Tết Nguyên đán nơi cung vua Lê chúa Trịnh (1599-1786): Nhà hậu Lê chịu ảnh hưởng nho giáo, nên tổ chức tết nặng phần nghi lễ hơn vui xuân. Ngày 30 tháng chạp, Thượng thiết ty đặt ngự toạ ở điện kính thiên; bày hương án và cắm cờ hai bên rực rỡ; phía đông tây sân rồng đặt Thiều nhạc và Đại nhạc. Thủ vệ ty dàn cờ quạt theo nghi thức đã định. Lễ nghi chế ty, lo việc biểu sớ sẵn sàng trên một chiếc án. Các quan Bộ lễ và Thừa ty túc trực ở cổng đường, chờ đến canh 5, các quan cùng rước án biểu vào cung. Cờ trống và nhạc đi trước, các quan văn võ theo sau. Thừa dụ cục khiêng án biểu đến cửa Đoan môn ở phía sân rồng. Sáng mồng một tết, Tiết chế phủ (con trai lớn chúa Trịnh), vâng lệnh chúa dẫn các quan mặc lễ phục vào chầu vua Lê, làm lễ chúc mừng năm mới.
Hồi trống thứ nhất, các quan thứ tự xếp hàng ngoài cửa Đoan môn. Hồi trống thứ hai, viên Đạo lễ đưa Tiết chế phủ vào sân rồng ngồi chờ. Hồi trống thứ ba, các viên chấp sự vào viện Vạn Thọ lạy 5 lạy và 3 vái, rồi rước vua ra điện Kinh Thiên. Các quan văn võ vào đứng hai bên đông tây sân rồng, các quan Thừa ty, các quan Triều yết đứng ngoài cửa Đoan môn.
Vua lên ngự trên điện. Giáo phường tẩu nhạc. Quan tuyên biểu quỳ tâu và dâng biểu chúc mừng. Quan Đại trí đọc lời chúc mừng của Tiết chế phủ và các quan văn võ. Quan Truyền chế đọc lời đáp của vua. Nhạc nổi lên, Tiết chế phủ cùng các quan lạy 4 lạy; xong vua hồi cung.
Mồng một tết, chúa Trịnh chọn ngày giờ tốt đi lễ Thái miếu, cung miếu, quan Cẩm vệ theo hầu và tuần gác xung quanh. Hiệu Thiên thái hùng bắn súng lệnh đầu năm, hiệu Thị trung đánh trống khai xuân. Khi Chúa lễ xong, phiên binh đi ban thưởng tiền xuân cho các quan. Tiết chế phủ dẫn các quan tuần tự vào lạy mừng chúa. Chúa ban yến tiệc, tiệc xong các quan lạy tạ ơn chúa; kế đến các quan sang phủ Tiết chế chúc mừng năm mới, rồi về ăn tết tại gia.
3- Tết Nguyên đán trong cung đình nhà Nguyễn (1802-1945): Vào tết Nguyên đán, triều đình nhà Nguyễn có những tục lệ:
- Ngày 20 tháng chạp, làm lễ Phát thức (lễ rửa ấn), các quan chờ ở điện Cần chính; vua đến chứng giám, ấn được rửa bằng nước thơm, rồi để ấn vào tủ niêm phong cẩn thận, vì không dùng trong ngày tết.
Ngày 22 tháng chạp, làm lễ Hạp hương (lễ mời các Tiên đế về ăn tết) ở điện Thái miếu. Ngày 30 tháng chạp, làm lễ Thượng tiên (lễ dựng nêu), vua ra điện Thái hoà, nêu được dựng lên. Và từ thời gian ấy dân chúng mới được dựng nêu ở gia đình.
Tại điện Thái hoà, có 2 Hoàng án, một Hoàng án để tờ biểu của các quan trong triều; Hoàng án khác để tờ biểu của các quan lại các địa phương (nội dung trong biểu là năm mới chúc mừng nhà vua). Giữa điện trải chiếu bái cho các hoàng tử, hoàng thân. Hai bên là chỗ bái của các quan văn võ từ tam phẩm trở lên; các quan từ tứ phẩm trở xuống thì đứng dưới sân rồng. Hai phía đông tây có 8 hàng lính đứng hầu và đội nhạc cung đình đứng chờ sẵn sàng tấu nhạc.
Sáng mồng một tết, đầu canh 5; hồi trống thứ nhất, viên Quản vệ dàn bày cờ quạt, nghi trượng... Hồi trống thứ hai, các quan mặc lễ phục đứng sẵn sàng trên sân điện Thái hoà. Hồi trống thứ ba, trên kỳ đài kéo đại kỳ và các sắc cờ khánh hỷ. Quan Khâm thiên giám báo giờ, vua mặc hoàng bào, đội mũ cửu long đến điện Cần chính, được kiệu rước đến điện Thái hoà. Nhạc tấu, trên thành bắn 9 phát súng lệnh, viên Thái giám đốt hương trầm, quan Nội các tiến lên hoàng án lấy biểu chúc mừng, trao cho quan tuyên đọc. Đọc xong, các quan lạy tạ, quan Phụng chỉ đọc lời đáp của vua. Nhạc tấu êm dịu, Vua đến điện Cần chính; các hoàng tử, hoàng thân và các quan từ tứ phẩm trở lên thứ tự đứng hầu. Thái giám dắt các hoàng tử, hoàng đệ còn nhỏ tuổi đến lạy mừng 5 lạy. Sau đấy vua ban yến và thưởng tiền xuân cho mọi người. Mồng hai tết, vua tiếp tục ban yến cho hoàng tộc và các quan. Mồng bốn tết, cử hành lễ Triều minh, vua ngự đến: Thái miếu, Thế miếu, Hưng miếu... để lễ bái. Trong dịp đầu xuân, còn tổ chức lễ “tịch điền”. Nhà vua cày làm gương. Lễ “tiến xuân, nghênh xuân” có từ thời Minh Mạng (1829), cúng tế Mang thần (thần trông coi về mùa xuân, cây cối) và Trâu đất tượng trưng cho mùa màng.
Nhà Nguyễn còn có “lễ xuất binh” (lễ tế cờ đạo). Từ thời vua Đồng Khánh, lại thêm lễ “du xuân”, vua được quân lính cáng đi vòng quanh kinh thành, và những nơi vua thích xem, để vừa ngắm xuân vừa xem dân tình sinh sống ra sao.
Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.