Hôm nay,  

Hàng Made in USA, Xu Hướng 2013

29/01/201300:00:00(Xem: 5109)
Tuyên bố sẽ tạo một xưởng chế tạo, lắp ráp máy điện toán iMac ngay tại Mỹ từ Tổng Quản Trị Tim Cook của hãng Apple hồi cuối năm đã được đón nhận nồng nhiệt. Dù quyết định này chỉ tạo ra khoảng 200 việc làm bước đầu, nhưng đây là một bước thay đổi lớn trong đường hướng chiến lược của Apple, hãng đã mang phần lớn các dây chuyền sản xuất của mình sang Á Châu thay vì tạo ra hàng triệu việc làm cho dân Mỹ nếu iPod, iPhone và iMac được sản xuất tại Mỹ. Bước vào năm mới, Walmart cũng tuyên bố sẽ mua thêm khoảng 50 tỉ đô la cho các thương phẩm sản xuất tại Mỹ cũng cho thấy sự thay đổi của các đại tập đoàn. Từng bước, một số hãng cũng đã đưa các dây chuyền sản xuất trở về Mỹ, đồng lúc với những chính sách cắt giảm những miễn giảm thuế xuất cho các hãng mang việc làm ra nước ngoài của TT Obama, có thể xem đây là một tín hiệu đáng mừng cho kinh tế Hoa Kỳ trong năm 2013 tới đây.

Cho đến những năm cuối thập niên 70, hầu hết các hàng tiêu dùng từ kỹ nghệ xe hơi cho đến đồ gia dụng, vật dụng thường ngày đều được sản xuất tại Mỹ. Bất kể là xe hơi hay tã sữa cho trẻ nhỏ. Đây đã là thời kỳ thịnh vượng cho các hãng xưởng lẫn nhân công Hoa Kỳ. Nhưng trong hơn hai thập niên qua, các hãng xưởng đã lần lượt đưa công việc ra nước ngoài, một xu hướng được sử dụng trên các phương tiện truyền thông với cụm từ quen thuộc là "offshore". Không dừng ở đó, các hãng đã lần lượt tiếp nối đưa cả các ngành kỹ thuật cao như điện toán, viễn thông cho đến ngành dịch vụ như tài chính, kế toán, luật pháp, trợ giúp khách hàng... ra nước ngoài, phần lớn là đến các quốc gia Á Châu như Ấn Độ và Hoa Lục, trong mục đích cắt giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận. Với giá nhân công thấp, không chịu những ràng buộc cao về các chi phí bảo hiểm, y tế cho nhân công, cũng như thủ lợi qua những lỗ hổng trong chính sách thuế khóa Hoa Kỳ khi đầu tư và hoạt động tại nước ngoài.

Và hậu quả việc này đã tác động mạnh đến kinh tế Hoa Kỳ cho đến đời sống của người nhân công Mỹ, khi hàng chục triệu việc làm đã bị mất vào tay các quốc gia nói trên. Nếu Hoa Lục thủ lợi và phát triển kinh tế với một tốc độ tăng trưởng liên tục để được như hôm nay, thậm chí có cả những hành xử xấc xược của một anh chân đất mới giàu đầy hãnh tiến, thì ngược lại kinh tế Hoa Kỳ đã chựng lại trong hơn 10 năm qua, kể từ sau vụ 911. Người nhân công không còn một sự bảo đảm trong việc làm mà các thế hệ trước được hưởng: họ có thể làm việc trọn đời tại cùng một hãng và về hưu với những quyền lợi và mức lương hưu hậu hĩnh, đủ sống an nhàn khi hưu trí. Một khi các công việc trên dây chuyền sản xuất lần lượt bị dẹp bỏ hay thu hẹp hoạt động, người nhân công đã phải đối diện với mối đe dọa thất nghiệp thường xuyên hoặc giới trẻ đã phải khó khăn hơn trong việc kiếm việc làm. Một số đại công ty lại tỏ ra "tham lam" hay bị áp lực cạnh tranh đã đi theo con đường này, càng gây tệ hại hơn cho nền sản xuất Hoa Kỳ. Công việc làm trong kỹ nghệ sản xuất bị xuống thấp nhất trong vòng bảy thập niên qua.

Nhưng sau hơn hai thập niên ngành sản xuất Mỹ bị tấn công như vậy, trong năm qua đã có những tín hiệu hứa hẹn hơn, khi một số hãng đã từng bước đưa việc làm trở lại Mỹ, hay cam kết sẽ làm vậy, một xu hướng "reshore" đáng mừng. Kỹ nghệ sản xuất đã tái cấu trúc các hoạt động để tự thân nó mang tính cạnh tranh hơn trong nền kinh tế toàn cầu, hiệu quả sản xuất cao hơn, các dây chuyền được tự động hóa ở mức tối ưu và mức lợi nhuận tính theo mỗi nhân công cũng lên cao nhất kể từ sau Đệ Nhị Thế Chiến. Và một lý do khác là chi phí sản xuất tại nước ngoài đã bắt đầu gia tăng, chi phí vận chuyển tăng cao, mức chênh lệch lương bổng, chi phí giữa Mỹ và nước ngoài đã thu hẹp.

Với chính sách giữ thấp đồng đô la sẽ giúp phần phát triển xuất cảng, cũng như việc kích thích nhu cầu tiêu thụ tại các quốc gia đang phát triển sẽ giúp hãng xưởng Mỹ tái phục hồi, khi hàng hóa "Made in USA" rất hấp dẫn với nước ngoài, kể cả người dân Hoa Lục. Năm 1985, TT Ronald Reagan từng công bố tháng 12 là tháng "Made in USA", và sau gần 30 năm, thương hiệu "Made in USA" vẫn luôn thu hút khách hàng nội địa và nước ngoài. Theo thăm dò của hãng Boston Consulting Group, khoảng 60% người tiêu thụ Mỹ sẵn sàng trả cao hơn để mua các món hàng "Made in USA" này. Một dự án đang tiếp diễn là "Made in USA, Again" cũng cho những thăm dò tích cực như vậy, kể cả khách nội địa và nước ngoài với hàng hoá sản xuất tại Mỹ. Và cũng theo dự án này, tỉ lệ khách tiêu thụ tương tự tại Hoa Lục cũng sẵn sàng trả giá cao hơn các hàng hóa của Mỹ hơn là hàng kém phẩm chất do chính họ làm ra. Dù rằng việc tiêu thụ này có tính chất khác nhau, như dân Mỹ tiêu thụ hàng Mỹ như sự bày tỏ tinh thần yêu nước và góp phần hồi phục kinh tế Hoa Kỳ, trong khi dân Hoa Lục hay các nước đang phát triển thì chuộng hàng Mỹ, hàng ngoại như một sự chứng tỏ "đẳng cấp" xã hội của mình. Với lý do gì thì đây cũng là điều lạc quan cho kỹ nghệâ sản xuất Hoa Kỳ. Các cuộc thăm dò phối hợp giữa Reuter và MFG.com đã cho biết đến 40% các hãng Mỹ đang đặt xưởng sản xuất tại nước ngoài đang lên những kế hoạch khảo sát, so sánh, cân nhắc để đưa sản xuất trở lại Mỹ, trong đó khoảng 25% hãng được thăm dò đã mang một phần sản xuất về Mỹ trong năm qua. Trong khi những bước đầu chưa giúp tạo thêm nhiều công ăn việc làm như chính phủ và người dân mong muốn, các chuyên gia trong lãnh vực này dự báo rằng việc "offshore" đưa sản xuất ra nước ngoài ít ra sẽ chậm lại trong các năm tới, cũng như từng bước gia tăng hàng triệu việc làm cho nhân công Mỹ.

Trở lại trường hợp của hãng Apple đã nhắc bên trên, cho đến cuối thập niên 90 thì phần lớn dây chuyền sản xuất của họ vẫn nằm tại Hoa Kỳ, nhưng rồi đã bị đưa toàn bộ các dây chuyền sản xuất, lắp ráp sang Hoa Lục nhằm gia tăng lợi nhuận và mở rộng căn cứ hoạt động. Tuyên bố của CEO Tim Cook chưa biết là một quyết định chiến lược khác với ý định ban đầu của nhà sáng lập Steve Jobs hay một hình thức "đánh bóng" tên tuổi khi Apple lâu nay vẫn bị chỉ trích đã đưa toàn bộ việc sản xuất iPhone, iPad đầy lợi nhuận sang Hoa Lục. Chưa biết chủng loại nào trong các loại iMac sẽ được mang về Mỹ, cũng như địa điểm đặt xưởng vẫn chưa công bố, nhưng Tim Cook cũng cho biết rằng việc chế tạo mặt kính iPhone và iPad đã được làm tại tiểu bang Kentucky, đồng thời gia tăng số nhân viên tại Austin, Texas thêm hàng ngàn nhân viên trong các năm tới. Hãng Hewlett-Packard (HP) thì cho biết sẽ tạo dây chuyền sản xuất tại Indianapolis để cung cấp máy điện toán cho thị trường nội địa, hoạt động với khoảng 1,300 nhân viên để cung cấp khoảng 2.9 triệu máy điện toán. Không những vậy, một số hãng điện tử nước ngoài đang phát triển như Samsung, LG, Lonovo, Foxconn... cũng có kế hoạch lập xưởng, thuê mướn nhân công tại Mỹ. Một khi các xưởng này hoạt động, chúng sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến các hãng nhỏ cung cấp nguyên vật liệu, phụ tùng..., tạo thêm một số công ăn việc làm khác.

Uy tín, giá trị và mức độ tín cẩn với các món hàng được sản xuất tại Mỹ đã tạo được một ưa chuộng lâu năm trên thế giới. Hai thập niên qua chúng bị biến mất nhưng đang có những tín hiệu hồi phục. Các hãng bán lẻ đang tái cấu trúc những chiến lược thương mại của mình về các thương phẩm làm tại Mỹ này. Không thể hàng triệu việc làm cùng các thương phẩm "Made in USA" có thể trở về cùng nước Mỹ qua đêm, nhưng những tin tức, số liệu và đường hướng kinh doanh... năm mới cho phép người dân đặt hy vọng và lạc quan về những vận hội cùng vị trí siêu cường của Hoa Kỳ trước thềm năm mới.

Đinh Yên Thảo

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hai mươi hai năm trước, mặc dù có sự phản đối của Ân Xá Quốc Tế, sự can thiệp của Cộng đồng Âu Châu, chính phủ Thụy Sĩ và tòa thánh Vatican, ba chiến sĩ dân chủ Trần-Văn-Bá
Xin thưa, không phải là nhân dân mà đó chính là những người đảng viên Cộng sản. Nhân dân ta có câu "Ở trong chăn mới biết chăn có rận", những người cảm tình đảng từ ngày xa xưa
Tình trạng Giai cấp công nhân (GCNN) bị bóc lột thậm tệ không chỉ xảy ra ở các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thực tế cho thấy
Một bức hình của Thiếu Tướng Phú tôi thấy trong một tạp chí, cùng với hình của những vị tướng khác tuẫn tiết sau 30-4-75, đã gợi cho tôi nguồn cảm hứng để viết bài tường thuật nầy
Thưa chị Trần Khải Thanh Thuỷ, theo chị, đứng trước hiện trạng nước nhà như hiện tại, nhiệm vụ của thanh niên bây giờ là phải làm gì" - TKTT: Theo suy nghĩ chủ quan của tôi- dưới góc độ của một người viết
Trong dịp nghỉ lễ vừa rồi, nhiều người đã đi thử thời vận tại các sòng bạc quanh khu vực. Và không ít người đã bị... hụt vốn. Tưởng rằng đi gỡ bóng đèn Giáng sinh của Casino ai ngờ lại trả tiền
Không kể thời Bắc thuộc,trong dòng sử VN ta thấy có một vài vua chúa vì muốn giữ chiếc ngai vàng cho riêng mình, nên năm 1405 Hồ Quý Ly dâng cho giặc Minh
Chiều nay sau buổi tan học, tôi chở cô em gái lang thang trên những con đường phố xá để nhìn ngắm sự sinh hoạt của bàn dân thiên hạ trong những ngày cuối năm. Thời tiết Sài Gòn
Cách đây 15 năm, Mikhail Gorbachev bị bó tay để phải từ chức, lá cờ búa liềm cũng vì thế được hạ xuống, Liên bang Sô Viết chính thức không còn nữa. Tất cả đã được thay thế bằng một nước Nga
Chất phóng xạ theo định nghĩa được chia làm hai loại: phóng xạ ion hóa và phóng xạ không ion hóa. Phóng xạ không ion hóa đến từ các dạng như ánh sáng, các làn sóng điện radio hay radar
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.