Hôm nay,  

Phiếm Luận Chính Trị: Đức Quốc, Màn Xì Phé Chính Trị Ngoạn Mục Của Philipp Roesler

25/01/201300:00:00(Xem: 7230)
LTG: Thay đổi không khí, hôm nay tôi giới thiệu đến quý độc giả bài tôi tạm gọi là "phiếm luận chính trị". Vì vậy văn phong hơi khác tí xíu so với các bài trước đây và có thể làm phiền lòng một số quý vị. Mong hoan hỷ cho. Trân trọng cám ơn (LNC).

Hôm 20-01-2013, ngay sau khi bầu cử nghị viện chấm dứt, người viết đã giới thiệu cùng quý độc giả Lá Thư từ Đức quốc với bài tóm lược ngắn kết quả bầu cử nghị viện tiểu bang Niedersachsen.

Xin nhắc lại kết quả bầu cử ngày 20-01-2013 được công bố lúc 23h30 của đài ZDF như sau: CDU chiếm 36,0%, SPD: 32,6%; Xanh: 13,6%, FDP: 9,9% và Hải Tặc: 2,1%. Đảng Tả Khuynh: 3,2%, bị loạii ra khỏi chính quyền tiểu bang. Qua đó, tính ra tại nghị viện Niedersachsen thì CDU đựợc 54 ghế, SPD:49; Xanh 20; FDP: 16 ghế. SPD+Xanh chiếm đa số phiếu tuyệt đối là 69, trong khi CDU+FDP chỉ có 68 ghế. Như vậy liên minh SPD+Xanh sẽ thay thế CDU+FDP lên cầm quyền tại tiểu bang Niedersachsen.

Theo tin tức báo chí, FDP "lọt vào được nghi viện Niedersachsen" không phải do chính FDP được dân chúng thật sự ủng hộ mà rõ ràng nhờ vào sự hỗ trợ của CDU vì trước khi bầu cử FDP thuộc tiểu bang Niedersachsen đã vận động như thế. Nói kiểu "phiếm luận chính trị" với bài viết này tôi cho rằng "FDP muốn mượn đầu heo (của CDU) để nấu cháo", và CDU trong thế chẳng đặng đừng muốn tiếp tục cầm quyền cần phải có đồng minh là FDP nên "âm thầm cho mượn những lá phiếu". Kết quả rất cay đắng cho CDU, "cháo chẳng được ăn dù đã cho mượn đầu heo" bởi lẽ FDP thắng, đạt kỷ lục mà cả hai CDU và FDP còn bị loại ra khỏi chính quyền. CDU mất luôn cả chức Thống đốc tiểu bang cũng như đa số phiếu tại Thượng viện Đức (Bundesrat). Bên cạnh đó, liên minh cầm quyền đương nhiệm giữa CDU/CSU+FDP trong nhiệm kỳ còn lại từ đây đến tháng 09-2013 sẽ gặp nhiều khó khăn nếu chẳng muốn nói khó chuẩn y được một đạo luật mới nếu cần đến sự biểu quyết của Thượng viện! Hậu quả thất bại của cuộc bầu cử Niedersachsen là vậy!

Nhờ kết quả kỷ lục, tốt nhất từ trước đến nay tại Niedersachsen nên sự tranh chấp nội đảng FDP bớt căng thẳng, lắng dịu phần nào. Mặc dù tổng thư ký FDP, Patrick Doering xem kết quả ở trên như là một "thành công của Philipp Roesler" và nói rằng nó đảm bảo cho số phận của Roesler trong vai trò lãnh đạo đảng nhưng giới chuyên gia phân tích chính trị Đức vẫn cho rằng Roesler trước sau cũng bị chỉ trích tiếp dựa theo sự trả lời của ông Wolfgang Kubicki, chủ tịch khối nghị sĩ FDP tại nghị viện Schleswig-Holstein ngay sau khi kết quả bầu cử được công bố. Lý do theo giới chuyên gia, FDP "lọt vào được nghi viện Niedersachsen" không phải do chính FDP được dân chúng thật sự ủng hộ mà rõ ràng nhờ vào sự hỗ trợ của CDU.

Như tôi có lần đã nói và đưa ra đề nghị riêng trước đây, tốt nhất là Roesler nên tìm cách rút lui đừng đợi quá trễ khi mà mầm mống chống ông ta và nhiều thành viên lãnh đạo đã lên tiếng công khai chỉ trích đòi hỏi ông nên "nhường chức chủ tịch" cho người khác. Và sáng ngày 21-01-2013 lại có thêm một tin nóng khác là Philipp Roesler cho biết ông muốn "từ chức" chủ tịch đảng FDP. Roesler đã khôn khéo tuyên bố với "đề nghị ông ta sẵn sàng nhường chức" sau khi giành chiến thắng lớn tại tiểu bang Niedersachsen mà chính Roesler đã nói qua đài truyền hình tối chủ Nhật 20-01-2013 là quê hương của ông ta! Roesler đã lựa chọn "đúng thời điểm để ra đi, tự ý rút lui trong danh dự và vinh quang" không phải đợi để người ta truất phế. Đây là quyết định khôn ngoan của người làm chính trị!

Roesler nói ông sẵn sàng đứng qua một bên nếu chủ tịch khối dân biểu của FDP tại Quốc hội Đức, Rainer Bruederle sẽ là người đứng đầu của FDP cho cuộc tranh cử vào mùa Thu 2013 đồng thời cũng nắm luôn chức chủ tịch đảng Tự Do Dân Chủ FDP! Ngoài ra Roesler cũng đề nghị trong buổi họp ban lãnh đạo tại Bá Linh sáng 21-01-2013 là nên dời ngày Đại hội đảng FDP vào tháng Năm 2013 về phía trước, sớm hơn, như chính ông Rainer Bruederle và vài chính trị gia hàng đầu của FDP đã yêu cầu trước khi cuộc bầu cử nghị viện Niedersachsen xảy ra.

Vấn đề nằm ở chỗ chữ NẾU được Roesler sử dụng cách rất tế nhị, khôn khéo. Và đối với nhận xét riêng của tôi thì có thể đánh giá là Roesler đang chơi "xì phé", không phải với những lá bài thông thường mà là "xì phé chính trị", tôi tạm gọi như thế. Tuy nhiên có điều khác biệt. Ai từng chơi xì phé (Poker) đều biết hư hư thật thật. Có những lúc "tố láo, hù dọa đối phương" nhưng cũng có khi "tố thật" thắng trọn một ván bài gay cấn. Roesler bị dồn vào thế "thụ động" trong nhiều tuần lễ qua. Rõ ràng trong nội đảng có hai phe: phe thân Roesler và phe chống lại.

Roesler đã khôn ngoan lợi dụng sự thắng cử lớn và bất ngờ tại Niedersachsen hôm 20-01-2013 mà qua đó ông ta lấy lại phần nào uy tín đúng theo phương châm "thời, thế ,cơ" để "đánh ván bài phé (Poker) xã láng", ăn thua đủ hoặc thắng hoặc thua một lần cho xong.

Binh sách xưa dạy: "xuất kỳ bất ý, công kỳ vô bị" và tôi nghĩ rằng Roesler có lẽ đã khai thác tối đa chiêu thức này?! Roesler đã tuyên bố và đề nghị trong buổi họp ban lãnh đạo tại Bá Linh: "Tôi sẵn sàng đứng qua một bên nếu chủ tịch khối dân biểu của FDP tại Quốc hội Đức, Rainer Bruederle sẽ là người đứng đầu của FDP cho cuộc tổng tuyển cử 2013 đồng thời cũng nắm luôn chức chủ tịch đảng Tự Do Dân Chủ FDP!". Có nghĩa là giao trọn trách nhiệm cho Bruederle.

Quá bất ngờ làm cho Bruederle (67 tuổi) đâm ra bối rối, do dự và suy nghĩ. Cuối cùng Brueder đã nói: "không muốn"! Câu trả lời của Bruederle làm phe thân, ủng hộ ông ta trong thời gian qua chới với, thất vọng hoàn toàn. Nghe đâu có thành viên vì ngao ngán đã bỏ phòng họp đi ra. Sự tranh chấp quyền lực trong nội đảng FDP sau lời tuyên bố của ông Bruederle ở trên xem như giải đã quyết xong. Bruederle chấp nhận đề nghị của Roesler: Philipp Rưsler vẫn là chủ tịch và tiếp tục lãnh đạo đảng FDP, còn chủ tịch khối nghị sĩ của FDP tại quốc hội Đức, Rainer Brderle sẽ là người đứng đầu của FDP trong chiến dịch "tổng tuyển cử trong tháng Chín 2013 tới"!. FDP chọn giải pháp Roesler + "đối thủ" của Roesler là ông Bruederle với hy vọng rằng qua đó sẽ được sự ủng hộ từ nội đảng, thành viên FDP cũng như cử tri Đức cho cuộc bầu cử Quốc hội quan trọng 2013 khi mà hiện tại FDP chưa chiếm được 4% trên bình diện liên bang (ghi chú thêm: mức tối thiểu để được tham chính theo luật hiện hành tối thiểu phải đạt là 5%).

Trong những cuộc tranh luận nội bộ Philipp Rưsler đã cho những đứng ngoài quan sát thấy sức dẻo dai và khả năng tiếp xúc của Roesler với các đối thủ của mình. Và từ thứ hai 21-01-2013, tôi nghĩ rằng Rưsler đã học được thêm những trò chơi, mánh khóe chính trị. Không cần dùng phương thức xấu kiểu ma đạo nhưng với màn "xì phé chính trị" (political poker) ngoạn mục của Roesler, Bruederle bỗng nhiên trở thành con cờ nằm trong tay Roesler. Rốt cuộc Roesler vẫn là chủ tịch đảng FDP và Bruederle theo thiển ý bây giờ là người phải tìm cách để giành chiến thắng trong cương vị là người đứng đầu hướng dẫn cuộc tranh cử Quốc hội Đức năm 2013. Thắng thì Roesler được khen lây còn NẾU (cũng lại chữ nếu khó ưa!) thất bại... Bruederle lãnh đủ, Roesler khỏe re, kiểu "ngư ông thủ lợi"! Phải nói là nước cờ rất cao của Roesler (người Đức gốc Việt), ít nhiều phản ảnh bản lãnh, sự khôn khéo và trầm tỉnh của người Á Châu!

Người Việt mình thường nói: "bắn 1 viên đạn chết 2 con chim". Tôi mạn phép sửa lại tí xíu để nói thế này: "Roesler chỉ đề nghị, nói có một câu mà loại được Bruederle cũng như có thể bịt miệng hầu hết những kẻ chống đối ông ta trong thời gian qua!". Tại sao, tôi sẽ thử phân tích phía dưới.

Dựa vào các dữ kiện nêu trên, có tính cách phiếm luận người viết đưa ra vài nhận định sau đây:

Cay đắng thất bại của CDU là liên minh Đỏ+Xanh đã chiến thắng tại Niedersachsen và làm cho Angela Merkel có một bắt đầu không tốt cho năm tranh cử của họ. Qua đó bà Merkel đã được cảnh báo trước: Sự ưa chuộng thôi chưa đảm bảo cho chiến thắng bầu cử và chắc chắn với sự "tiếp máu lần nữa cho đảng FDP" lại càng không thể đạt được kết quả mong muốn!

Ví dụ cụ thể cho thấy rõ ràng McAllister (CDU) được 68% cử tri ưa chuộng, có uy tín cao hơn trong khi Weil chỉ có 38%, nhưng vẫn không đảm bảo cho một chiến thắng. McAllister đã thất bại và bây giờ ông phải ra đi nhường chiếc ghế Thống đốc cho ông Weil (SPD). Vì vậy Merkel không nên dựa vào "uy tín" lớn của mình đối với cử tri, phản ánh rõ nét trong kết quả bầu cử vừa qua. Đối với cuộc tổng tuyển cử, Niedersachsen cung cấp một tín hiệu khá rõ ràng: Cuộc tranh đấu giàng "chiến thắng" vào tháng Chín 2013 sẽ tàn bạo hơn là Angela Merkel đã tưởng tượng!.

CDU thiệt hại lớn, bị sốc nặng sau vụ Niedersachsen. Angela Merkel rút ra kinh nghiệm đầu tiên của sự thất bại: "FDP từ nay trở đi không nhận sự hỗ trợ tương tự như trên từ CDU nữa"!. Thay vào đó là ranh giới rõ ràng trong cuộc bầu cử Quốc hội Đức 2013, trong đó mỗi đảng phải tự lo và kiếm phiếu cho mình, bà Merkel nói.

Dựa trên nhân vật từ truyện tranh "Asterix và Obelix" một số câu chuyện cười đã được dàn dựng, người ta trào phúng vừa tặng cho Merkel biệt hiệu (nickname): "Verleihnix" (ý nói Merkel là người phụ nữ cho vay mà chẳng được gì, vì thông thường cho vay thì có lời!).

Riêng trong nội đảng FDP, tuy hơi muộn nhưng người ta nhận ra được một diều, Roesler bình tỉnh và đã học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm chính trường trong thời gian qua. Tôi đã nói theo phong cách "phiếm luận" đúng là Roesler "tố, đặt hết những gì mình có trong một ván bài Poker mà con tẩy đã bật ngữa!". Đó là một nguy cơ cao, nhưng Roesler đã tính toán một cách chính xác. Bruederle thiếu can đảm "cuốn bài bỏ chạy" làm cho những người ủng hộ ông ta thất vọng và không ngờ đến. Thành viên FDP đã nhận ra được điều là họ đã đánh giá thấp Roesler và ngược lại "đã đề cao (không đúng) Bruederle" sau màn "xì phé chính trị" có một không hai kể trên!. Thậm chí giới chuyên gia còn nói dựa theo những gì Bruederle tuyên bồ cho đến hôm 18-01-2013 bảo rằng "Bruederle đã dí dao vào lưng Roesler rồi nhưng... không dám đâm"!. Theo tôi, cờ đến tay rồi mà không dám phất khi chính ông ta là người to tiếng kêu gọi phải thế này, phải thế kia, v.v... thì rõ ràng Bruederle thiếu đảm lược.

Với nước cờ cao nêu trên, không những Roesler loại đối thủ đáng ngại được thành viên FDP cho là sáng giá Bruederle mà còn làm cho những người chỉ trích, chống đối ông cũng chào thua luôn. Tôi nghĩ rằng, họ: Niebel, Kubicky, Lindner (người được dự kiến sẽ là phó chủ tịch nếu Bruederle lên làm đảng trưởng FDP) hay ông Genscher ... từng ngợi khen Bruederle từ nay trở đi "tắt tiếng", chưa nói đến chuyện Roesler với kết quả kỷ lục ở Niedersachsen (cho dù không là ứng cử viên trực tiếp) có một điểm tựa khá vững khó mà bị "truất phế"!.

Một điểm khác, những gì xảy ra chắc chắn làm cho Bruederle và phe nhóm của ông ta sẽ không bao giờ quên được. Có thể nói đây là bài học "xì phé chính trị" để đời cho họ.

Ngoài ra, khi Bruederle là người được cho rằng sáng giá nhất hiện nay trong nội đảng FDP "bị thua to trên bàn cờ chính trị" trước đối thủ Roesler thì có lẽ chẳng còn ai "dám lên tiếng chỉ trích hay chống đối nữa". Có thể họ sợ rằng sẽ bị mang tiếng "phá rối". Cũng dễ hiểu vì một khi Bruederle là "bậc thầy, người được chính họ đánh bóng, đề cao" đã bỏ cuộc không muốn đảm nhận trách nhiệm do Roesler tự nguyện trao thì "các anh" muốn gì đây?.

Đại hội đảng FDP cũng được dời về phía trước, thay vì tháng Năm có lẽ là ngày 09+10.03-2013 và Roesler sau khi "đánh bại đối thủ Bruederle" sẽ tái tranh cử chức chủ tịch FDP.

Chưa hết, giới chuyên gia phân tích chính trị còn cho rằng, FDP với giải pháp Roesler và Bruederle chưa chắc hai nhà lãnh đạo này có thể dìu dắt đưa FDP thành công trong kỳ bầu cử vào tháng Chín 2013. Họ viện dẫn lý do không phải hoàn toàn vô lý: dân chúng Đức mất tin tưởng nơi FDP, Roesler thì thiếu uy tín đối với một số thành viên trong nội đảng và một Bruederle "nhu ngược chẳng dám nhận lãnh trách nhiệm khi được trao tận tay" thì làm sao 2 người cầm đầu cuộc tranh cử của FDP có thể thu hút được lòng tin của dân chúng Đức?

Theo thiển ý, cho dù FDP nói chung đã tìm ra một giải pháp ôn hòa nêu trên hầu tránh việc tranh chấp nội bộ đã xảy ra nhưng liệu với một Bruederle nói riêng sau khi "không dám" đứng ra nhận lá cờ Roesler trao tận tay để phất đối đảng FDP, nhỏ hơn so với CDU và SPD" thì chắc chắn người Đức cũng sẽ tự hỏi rằng liệu "Bruederle là người đứng đầu đội ngũ tranh cử của FDP" thật sự có đủ khả năng, can đảm để nhận lãnh và giải quyết những việc "Quốc Gia Đại Sự", những vấn đề trọng đại hơn nhiều cho sự phồn thịnh của nước Đức???

Dân trí Đức khá cao. Cử tri lại được tự do sử dụng lá phiếu của mình, bầu kín nên chính họ suy nghĩ để bầu cho người hay đảng họ tín nhiệm, ưa chuộng nên thế nào cũng còn nhiều bất ngờ trên chính trường Đức cho đến tháng Chín 2013 mà kết quả thăm dò ý kiến cử tri diễn ra hàng tuần, hàng tháng dành cho các đảng phái Đức sẽ cho ta thấy được điều này!.

Thêm chuyện nữa, cảnh mượn/cho đầu heo (tức là những lá phiếu) để "người khác nấu cháo (nói theo kiểu phiếm luận chính trị) mà mình chẳng húp được tí nào sẽ không xảy ra từ CDU nữa; còn riêng CSU qua lời chủ tịch đảng thì chống lại hoàn toàn chuyện "vay/mượn" này! Dễ hiểu thôi vì đi buôn mà mất luôn cả vốn lẫn lời thì chẳng ai muốn tiếp tục làm!.

Tóm lại, "con ngựa" mà nhiều thành viên nồng cốt, thuộc thành phần lãnh đạo của FDP, Rainer Bruederle chủ tịch khối dân biểu FDP tại Quốc hội Đức đã thua đậm trên bàn cờ "xì phé chính trị (political poker)" với đối thủ Roesler nên hết rồi cái danh cho "là ngựa hay ngựa chiến"! Từ thế công bây giờ ông ta trở thành một người mà có thành viên lãnh đạo của FDP cho rằng "bị chèn ép" và đánh giá Bruederle bằng lòng với trách vụ mới, xem như là "con ngựa thắng cương" (Zugpferd= draft horse) trong chiến dịch tranh cử Quốc hội 2013. Ngược lại, Philipp Roesler đã tăng cường thế đứng trong nội đảng Tự Do Dân Chủ Đức!.

Xin tạm ngừng vì viết đến đây làm tôi chợt nhớ đến lời dặn dò của ba tôi khi còn ở Việt Nam: "Con đừng quên, đời chính trị lên voi xuống ch..." là thường!. Đó là lối diễn tả theo kiểu phiếm luận, thay vì: "cuộc đời của người làm chính trị lúc gặp thời thì lên như diều gặp gió và đến lúc vận mạt thì xuống cách khủng khiếp, điển hình là ở Đức đã có nhiều chính trị gia nổi danh từ chức vì họ đánh mất niềm tin đối với dân chúng: Tổng Thống Koehler, TT Wulff, Bộ trưởng quốc phòng zu Guttenberg...". Quả thật không sai chút nào!

© Lê-Ngọc Châu (Munich, 24-01-2013) 
(Tài liệu tham khảo: AFP, Yahoo-News, dapd, Spiegel Online)

Ý kiến bạn đọc
25/01/201307:06:29
Khách
Đọc những bài viết của tác giả Lê ngọc Châu này có vẻ như không ưa gì ông Philipp Roesler mặc dầu ông này: Philipp Rưsler năm nay 40 tuổi, trong tầm vóc liên bang giữ chức vụ: Phó Thủ Tướng, Bộ Trưởng Kinh Tế và Kỹ Thuật, và là Chủ Tịch FDP từ tháng 5, 2011. Trước đó ông là phó thống đốc và bộ trưởng tại tiểu bang Niedersachsen (trích tác giả Nguyễn viết Kim :Cuộc Bầu Cử tại Niedersachsen, Đức và PTT Gốc Việt Philipp Rưsler cũng đăng trên Việt báo ) Chưa kể lời văn luộm thuộm .Tôi sống ở Hoa kỳ không quen biết gì về ông Philipp Roesler hay (Philipp Rưsler) và đảng FDP của ông ta nhưng cái cách viết của ông Lê ngọc Châu này có một cái gì đó chưa phản ảnh một cách khách quan mặc dầu cuối bài đều cho biết tham khảo từ nguồn này nguồn nọ nhưng lại viết theo kiểu giới này nói, người kia cho rằng(hear and say) để tăng tính thuyết phục cho bài viết của ông ta .Để chấm dứt Tôi cũng xin mượn lại câu của ông Châu : có thể làm phiền lòng một số quý vị. Mong hoan hỷ cho. Trân trọng cám ơn (LNC).Nếu góp ý của tôi có làm ông Châu phật ý và mong được đọc những bài khác có tinh khach quan hơn.Xin cám ơn ông.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.