Hôm nay,  

Lá Thư từ Đức Quốc, 15-01-2013: Đức Quốc và Bàn Cờ Chính Trị Tranh Cử 2013 Bật Ngửa

16/01/201300:00:00(Xem: 6466)
Hôm nay, người viết hân hạnh được trở lại cùng quý độc giả với Lá Thư từ Đức quốc và xin tóm lược ngắn tình hình chính trị Đức trong những ngày qua.

Như chúng ta biết, hậu quả của sự tranh chấp lãnh đạo vẫn đang diễn ra trong FDP có ảnh hưởng xa hơn và tiếp tục làm mất đi sự ủng hộ cử tri cách trầm trọng. Dựa theo kết quả "xu hướng bầu cử mới" của tạp chí Stern và đài truyền hình RTL, thì FDP xấu đi nhiều, từ bốn phần trăm trước Giáng sinh nay chỉ còn có hai phần trăm (2%) trên bình diện liên bang, sau cuộc họp tại Stuttgart hôm 06-01-2013 vừa qua. Còn ở tiểu bang Niedersachsen tuy khá hơn nhưng rõ ràng sự ủng hộ dành cho FDP giảm nhiều và có thể sẽ bị loại ra khỏi chính quyến tại đây! Nếu trường hợp này xảy vào ngày 20-01-t071i thì như tôi đã đề cập trước đây, sự chống đối Roesler sẽ mạnh hơn mà kết quả "có thể Roesler phải ra đi...".

Chưa hết, trong trường hơp FDP thất cử, một mình CDU chưa đủ túc số phiếu để nắm quyền tại đây. Muốn thế hoặc phải liên minh với SPD hay Xanh, còn chuyện liên minh với Tả Khuynh (die Linke, hậu thân cộng sản DDR cũ xem như là bất thành ngay từ đầu!

Tôi đã viết nhiều đến đảng CDU và FDP. Để thay đổi hôm nay "nói sơ" về SPD+Tả Khuynh.

SPD+Xanh theo kết quả thăm dò cử tri cho dù cộng lại hơn CDU nhưng cũng không thể thành lập được chính quyền và cuối cùng phải lệ thuộc vào Tả Khuynh. Vấn đề chính ở điểm này.

Cho nên bàn cờ chính trị Đức, không chỉ riêng cho tiểu bang Niedersachsen mà cho cà Cộng Hòa Liên Bang Đức đang được các đảng phái Đức dàn ra. Theo nhận xét của người viết, họ không còn che đậy con tẩy nữa mà "bày ra những bàn cờ chính trị bật ngữa" để … đánh với nhau.

Phiá SPD + Xanh hy vọng thắng CDU + FDP (nếu FDP chiếm trên 5%) và tuy chưa hội đủ điều kiện nhưng luôn muốn lên thay thế và loại CDU+FDP ra khỏi chính quyền và hy vọng Tả Khuynh sẽ nhân nhượng cho SPD+Xanh thành lập một chính quyền thiểu số, trong trường hợp SDP+Xanh+Linke không thể liên minh với nhau.

Để đạt được mục đích này, mặc dù uy tín Steinbrueck giảm đi nhưng ông ta hiện đang vận động tranh cử rất rốt ráo. Ngoài ra cựu thủ tướng Đức Gerhard Schroeder và nhà chính trị gia hàng đầu của SPD Kurt Beck đã lên tiếng kêu gọi thành viên SPD hãy hỗ trợ Steinbrueck, mà theo họ "Steinbrueck đang bị một chiến dịch đánh phá dữ dội".

Steinbrueck nói qua báo "Braunschweiger Zeitung" rằng ông sẽ không thay đổi phong cách của mình và tiếp tục phát biểu những gì ông nghĩ. Trong chiến dịch tranh cử, ông muốn lưu tâm đến trọng điểm mà nội dung và chủ đề do đảng của ông đề ra. Theo tin của báo "die Welt" thì ban lãnh đạo đảng đề ra một kế hoạch năm điểm, mục đích chính là chống lại sự gian lận thuế.

Riêng với cuộc bầu cử ở tiểu bang Niedersachsen thì Steinbrueck muốn chạy nước rút và đến gần với cử tri Đức để vận động lá phiếu của họ: Kể từ thứ hôm Hai, ông sẽ tới thăm các công dân trong phòng khách của họ, đã tuyên bố hôm Chủ Nhật 13-01-2013 qua báo "Bild am Sonntag": "Nơi dừng chân đầu tiên của ông là một gia đình ở Braunschweig, đã mời được 20 bạn bè và người thân". Ông ta cho biết: "Nếu tại phòng khách được mời "Eierlikoer", tôi sẽ uống !". Các nhà báo và nhiếp ảnh gia không được phép tham dự vào cuộc họp.

Riêng đảng Tả Khuynh, nuôi triển vọng là có thể liên minh với SPD+Xanh trên bình diện Liên bang dựa theo tin tức báo chi loan tải đã công khai tuyên bố thay đổi đường lối chính trị của họ, một tuần trước khi bầu cử nghị viện Niedersachsen xảy ra. Theo báo "Neue Osnabrcker Zeitung" thì đồng chủ tịch đảng Katja Kipping und Bernd Riexinger với sự đồng ý của bàn lãnh đạo đã soạn ra một chương trình và sẽ công bố nay mai.

Cho đến nay, Tả Khuynh đã vạch ra bốn điều kiện cho một sự hợp tác với SPD+Xanh. Đó là sự từ bỏ các hoạt động quân sự ở nước ngoài, lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, thu nhập tối thiểu cho tất cả là một ngàn euro (1.000€) và đánh thuế người giàu cao hơn. Có vài điều SPD không chấp nhận.

Trong chương trình mới gồm chín điểm, ban lãnh đạo Tả Khuynh thay vì 4 điều kiện nêu ở trên, bây giờ đề ra "dự án để gia nhập" hợp tác như " mức lương tối thiểu, sự bảo đảm về hưu trí hay thuế đánh vào người giàu", theo tin của báo "Neue Osnabrucker Zeitung". Ngoài ra, Tả khuynh đòi hỏi yêu cầu hãy cấm theo luật định đối với việc cắt điện cho các hộ gia đình tư nhân và gia tăng tiền thuê nhà cho những hợp đồng cho thuê mới.

Tuy nhiên, câu hỏi về sự tham gia của Tả Khuynh vào chính phủ đang gây ra sự tranh cãi trong nội bộ đảng. Đặc biệt là trong các tỉnh bộ thuộc miền Tây Đức có xu hướng đối lập kiên quyết.

Với tuyên bố chống lại quyền lực của các ngân hàng và cho một châu Âu xã hội đảng Tả Khuynh chính thức bắt đầu vận động cho cuộc bầu cử năm 2013. Tại Berlin, bên cạnh chủ tịch khối dân biểu Tả Khuynh tại Quốc hội Đức, Gregor Gysi còn có hai nhà lãnh đạo đảng Katja Kipping và Bernd Riexinger cũng như cựu chủ tịch khối dân biểu Tả Khuynh tại Quốc hội Oskar Lafontaine.

Gysi có thể là ứng cử viên duy nhất của Tả Khuynh trong chiến dịch tổng tuyển cử. Kết quả thăm dò ý kiến cử tri cho thấy hiện có từ 6 đế 9% dân chúng Đức ủng hộ đảng này!

Đảng Tả Khuynh (die Linke) lại còn cáo buộc SPD và đảng Xanh, cho rằng họ không thực hiện đủ để đạt được sự công bằng xã hội ở Đức!. Một "sự thay đổi thật sự" chỉ có thể đạt được với đảng Tả Khuynh, theo lời nhà lãnh đạo Katja Kipping đã phát biểu trong cuộc họp khai mạc của đảng cho cuộc bầu cử năm 2013 tại Berlin. Kipping nói: SPD + Xanh cố gắng để giải quyết các vấn đề xã hội, nhưng cả hai thiếu "Biss nach oben" (tạm phóng dịch "cắn trở lên"). Chỉ có Tả Khuynh sẵn sàng, "dũng cảm" đòi đánh thuế những người giàu nhất trong xã hội, các công ty và ngân hàng!.

Về Thủ tướng Đức, Angela Merkel (CDU), Kipping đề cập đến các quốc gia bị khủng hoảng như Hy Lạp và Tây Ban Nha và đã nói: Merkel thi hành một "chính sách tân tự do cứng rắng (knallhart = hard-hitting)", mà hiệu ứng đã được cảm nhận ở Nam Âu. Vấn đề chỉ còn thời gian cho đến khi điều này sẽ là trường hợp ở Đức!.

Theo Kipping, sau những xung đột nội bộ trong quá khứ Tả Khuynh bắt đầu chuẩn bị tốt cho năm bầu cử 2013. Sau một cơn giông bão làm sạch, chúng tôi ngồi lại với nhau và đạt được những hành động mới. Bà Kipping được bầu vào tháng Sáu năm ngoái, cùng với Bernd Riexinger lên làm chủ tịch đảng Tả Khuynh sau khi có sự đụng độ dữ dội giữa thành phần lãnh đạo trong nội đảng.

Thay lời kết:

Đi từ những dữ kiện nêu trên, người viết mạo muội đưa ra vài nhận định riêng sau đây:

Chưa chắc chắn là FDP sẽ đạt được tỷ lệ số phiếu tối thiểu là 5% để được tham chính tại tiểu bang Niedersachsen sau cuộc bầu cử vào chủ Nhật tới, 20-01-2013.

Cũng chưa rõ ràng là trong trường hợp FDP được vào nghị viện liệu CDU+FDP có thể tiếp tục thành lập liên minh chính phủ?

CDU chắc sẽ hơn phiếu SPD và trên nguyên tắc có thể thương lượng với tất cả các đảng phái thắng cử để lập chính quyền tại Niedersachen. Sẽ liên minh với SPD hay Xanh?

Trong trường hợp FDP bị loại, CDU đơn phương cũng có thể "bị hất ra khỏi chính quyền" NẾU ba đảng SPD+Xanh và Tả Khuynh liên minh với nhau.

Tả Khuynh công khai chỉ trích CDU và Merkel nên chuyện đi với CDU xem như bất thành!

Rõ ràng Tả Khuynh muốn ve vãn SPD+Xanh qua sự thay đổi đường lối tranh cử nêu trên.

Chính vì muốn có tiếng nói tại nghị viện tiểu bang và tại Quốc hội Đức nên đảng Tả Khuynh đã thay đổi chiến thuật và thay đổi luôn cả chương trình, đường lối tranh cử cho 2013. Lý do dễ hiểu là nếu chỉ đóng vai trò đối lập và một khi liên minh cầm quyền chiếm đa số phiếu thì "tiếng nói" của đảng đối lập nhỏ chẳng có giá trị nhiều, so với SPD vì cho đến nay, hoặc CDU hay SPD đóng vai trò chủ chốt trong việc thành lập chính phủ.

Và điều quan trọng hơn hết so với các nước theo chế độ cộng sản hay độc tài đảng tri: Cộng Hoà Liên Bang Đức là một nước Dân Chủ, Đa Nguyên Đa Đảng nên chuyện phân quyền khó tránh khỏi. Nếu đảng nào khi cầm quyền mà không phục vụ quyền lợi người dân thì sẽ bị "khối đối lập chỉ trích ngay", không nhân nhượng. Và cuối cùng "đảng này" sẽ mất đi sự ủng hộ của cử tri Đức qua lá phiếu dân chủ của họ trong lần bầu cử tới!

Lá Thư từ Đức quốc tạm dừng ở đây. Sẽ trở lại với quý độc giả sau ngày bầu cử 20-01-2013.

Lê-Ngọc Châu (Munich, 15-01-2013) 
(Tài liệu tham khảo: AFP, Yahoo-News, dapd)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.