Hôm nay,  

Năm Quý Tỵ, Nói Chuyện Rắn

15/01/201300:00:00(Xem: 9095)
Ở thành phố duyên hải White Rock, thuộc tỉnh bang British Columbia của Canada, bạn bè của tôi đã bầu tôi làm “Hội Trưởng Hội Sợ Vợ”. Đã trên ba mươi ba năm, chưa một ai đứng ra thay thế. Nghĩ cũng thật lạ. Tôi xin “nhỉ” cho bạn một chút xíu kinh nghiệm và bí quyết mà tôi đã học được từ khi khăn gói về làm chồng bên người đàn bà “chân yếu tay mềm” này:

Bí quyết giữ hạnh phúc: câu chuyện mang nội dung như sau, xin gửi hầu bạn: “Có một đôi vợ chồng được giải nhất trong cuộc thi “Gia đình hòa thuận sau 60 năm chung sống”. Một phóng viên tờ báo đã phỏng vấn về bí quyết giữ hạnh phúc gia đình.

Người chồng: Đó là kinh nghiệm khi hai chúng tôi đi hưởng tuần trăng mật. Nàng cưỡi trên một con ngựa và đi dạo, khi con ngựa của nàng vấp ngã, nàng nhẹ nhàng nói: MỘT LẦN!. Đi một đoạn đường nữa, con ngựa của nàng lại vấp ngã, lần nầy nàng vẫn nhẹ nhàng: HAI LẦN!. Khi con ngựa của nàng vấp ngã lần thứ ba, nàng im lặng…rút súng ra và…BẮN CHẾT CON NGỰA!...Và khi tôi lên tiếng phản đối cách đối xử thô bạo của nàng thì nàng nhìn vào mắt tôi và nhẹ nhàng nói: MỘT LẦN.

….Từ đó, chúng tôi luôn luôn sống hòa thuận suốt 60 năm.

Bạn quí mến, cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, con cái còn sum họp mật thiết dưới một mái nhà, bất luận trong cuộc hành trình của kiếp người chúng ta vẫn còn sống chung được bao lâu, như thế nào, hãy nên trân quy khoảng thời gian chúng ta được chung sống với nhau, kiếp sau (nếu có) đầu thai làm người lại, dù ta có thương hay không thương, cũng không có dịp gặp lại nhau đâu. Không có một cuộc hôn nhân nào hạnh phúc trọn vẹn. Cá nhân tôi nhiều lúc cũng cộc cằn, thô lỗ…muốn lấy băng keo hoặc “đá mụ vợ một cái trật lất” cho hả giận. Nhưng, bạn ơi! Nếu bạn muốn được yêu thương, hãy yêu thương họ. Trên đời này chẳng hề có sự yêu thương bất diệt. Ái tình chỉ qua là một cảm xúc nhất thời, cảm giác này, tuyệt đối sẽ theo thời gian, hoàn cảnh mà biến thiên, thay đổi.

Ca dao Việt Nam cũng khuyên: “Muốn cho yên cửa, yên nhà, Vợ kêu chồng dạ, bẩm bà con đây”. Ông thánh Jerome thì kết tội: “Đàn bà là cửa ngõ của địa ngục”. Tôi không đồng y lắm về câu kết tội này. Tôi chỉ trách: CON RẮN.

Lỗi tại con rắn:Thuở khai thiên lập địa, sau khi Thượng Đế tạo ra cây cối, chim chóc, biển cả, núi non, …Ngài lấy hạt bụi thổi một cái biến thành ông A-Dong (Adam) ở trần trụi trụi, đó là thủy tổ của loài người. A-Dong suốt ngày đi câu cá, bắn chim…nhưng đêm về, ông ta rầu rỉ, buồn phiền. Thượng Đế mới an ủi: “Sống cô độc như con không tốt; ta sẽ tạo cho con một người nữ trẻ, đẹp, duyên dáng, khỏe mạnh, thùy mị…để hôm sớm bầu bạn có nhau”. Nói xong, Ngài lấy cái xương sườn của người đàn ông để tạo ra người đàn bà, mang y nghĩa: “Hôm sớm hai con kề vai sát cánh bên nhau và phải coi nhau như một phần da thịt của mình”. (các cặp vợ chồng hãy nhớ cho kỹ: Ngài lấy cái xương sườn, chứ không phải lấy cái xương sọ đâu nhé. Vì vậy, đừng bao giờ nhảy lên đầu nhau ngồi thì coi không được chút nào cả).

Lúc khởi thủy, Adam và Eva trần truồng như nhộng không biết xấu hổ là gì cả. Nhưng sau khi nghe lời con rắn quỉ quái xúi biểu, Eva đến hái một trái táo trên cành cây hiểu biết (tree of the knowledge) nằm giữa Vườn Địa Đàng mà Thượng Đế đã ngăn cấm, Eva ăn thử và phần còn lại đưa cho Adam ăn. Nếu ăn phải trái cây này sẽ giống như Thượng Đế, biết tất cả mọi sự, tốt xấu trên cõi trần gian này. Ngay từ phút họ ăn hết quả táo, đôi mắt họ mở lớn và cảm thấy thẹn thùng trước sự khỏa thân của hai người. Adam vừa “chống gậy” vừa chạy, bà Eva một tay che ngực, một tay bụm phía dưới; họ chạy đi tìm lá vã (fig leaves) để che đậy. Đến chiều tối, họ nghe thấy tiếng chân của Thượng Đế đi dạo trong vườn Địa Đàng, cả hai chạy trốn sau những thân cây. Thượng Đế gọi Adam: “Adam ơi! Con có ở đây không?”. Adam trả lời: “Dạ có. Con đã nghe thấy Ngài, vì vậy con chạy trốn. Con sợ, bởi vì con đang trần truồng”. Thượng Đế hỏi: “Người đã ăn trái cấm mà ta đã bảo ngươi đừng ăn phải không?”. Adam thừa nhận: “Dạ. Chính người đàn bà đã hái và mang lại cho con ăn”. Thượng Đế hỏi bà Eva: “Tại sao ngươi lại dám làm điều như vậy mà ta đã cấm?”. Eva trả lời: “Chính con rắn đã đánh lừa con nên con đã phạm lỗi”. Thượng Đế từ đó đã trừng phạt con rắn trọn kiếp nó phải dùng bụng để bò. Rồi Ngài quay sang người đàn bà và nói: “Từ đây về sau nhà ngươi phải sinh con đẻ cái, mang nặng đẻ đau. Suốt đời ngươi phải phục vụ cho chồng của ngươi, hắn ta sẽ là chủ nhân của ngươi. Nghe rõ chưa?”. Và Ngài nói với Adam: “Bởi vì ngươi nghe lời vợ đã ăn trái cấm mà ta đã ra lệnh không được đụng tới. Ta đã đặt lời thề trên mặt đất này. Là suốt đời của ngươi phải cào xới lên để mà kiếm sống. Cuộc đời của ngươi sẽ gặp toàn những gai góc, mặc dầu ngươi cũng gặt hái được những thành quả. Ngươi cũng phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt để tạo ra thức ăn cho đến ngày ngươi nhắm mắt xuôi tay. Rồi thì ngươi sẽ trở về với lòng đất đó là chỗ ngươi đã sinh ra. Thân thể của ngươi được tạo nên do cát bụi vì vậy sau khi chết ngươi sẽ trở về với cát bụi”.

Tôi không tin về tài bói toán, nhưng tôi tin vào tài nói lái của tôi. Bạn còn nhớ, cách đây hơn bốn năm, ngày mà hai ông Obama và John McCain ra tranh chức tổng thống Hoa Kỳ, tôi đã tiên đoán ông Obama đắc cử như sau: John McCain (nói lái là Rên-Mất-Con) bà đứng phó là bà “xí xọn” Sarah Palin (Xa ra=stay away). Kỳ tái ứng cử cách đây vài tháng giữa Mitt Romney và Obama, tôi chỉ nhắm vào cái tên ông đứng phó trong liên danh: Romney và Paul Ryan (Paul Ryan nói lái thành: Banh “Right on”. Banh có nghĩa là tan nát, banh xác. Ví dụ như nói: Banh xác. “Right on”=đích thị). Và tôi đã đoán đúng: Ông Obama đã tái đắc cử một cách vẻ vang.

Năm nay là Năm QÚY TỴ. “Tân Quốc Vương” của Quốc Gia Đại Hán: Ông Tập Cận Bình đang thống trị một xứ có dân số đông nhất trên thế giới (gần1 tỷ 4 người). Ông tuổi con rắn, sinh năm 1953, năm nay là năm tuổi của ông. Vợ là một ca sỹ nổi tiếng, đang mang quân hàm thiếu tướng Giải Phóng Quân: Bành Lệ Viện.

Cái tên của ông này nếu nói lái sẽ trở thành: Tập cận Bình= Tịch cận Bần (Tịch= chết, viên tịch…Cận= gần, kế cận. Bần= nghèo hèn, vô gia cư…). Ngày gần đây, trên thông hành của thần dân ông ta đều có đóng dấu con đường lưỡi bò chín đoạn, để mỗi lần chúng đi chu du đến các quốc gia nào trên thế giới sẽ được đóng dấu nhập cảnh với y đồ muốn cho thế giới ủng hộ những vùng biển đảo do chúng cướp bóc của những quốc gia nhỏ bé như: Việt Nam, Phi-luật-Tân…. Tháng tới đây (tháng Giêng năm 2013) cảnh sát tỉnh Hải Nam có quyền lên kiểm tra, hay đuổi các tàu nước ngoài có các hoạt động gọi là bất hợp pháp như vào khu vực Biển Đông mà Trung Quốc nói thuộc tỉnh Hải Nam mà không có phép, hay có hành động công khai “gây nguy hại cho an ninh Trung Quốc”. Mặc cho các lân quốc nhỏ bé như: Đài Loan, Việt Nam, Phi-luật-Tân, Brunei, Malaysia..và ngay cả cường quốc Ấn Độ chống đối. Tôi đề nghị “tân quốc vương” họ Tập hãy kiểm soát và phạt rất nặng các chiến hạm của Nhật như: Kurama và khu trục hạm Hyuga, JS Myoko…Các Hàng Không Mẫu Hạm “chế bằng giấy các-tông” của Mỹ như: USS North Carolina, USS Nimitz.. Hàn quốc: các tàu: Roks Yulgok, tàu ChangBogo…Lên kiểm soát gay gắt, bợp tai, đá đít và vứt xuống biển các thuyền trưởng của những Hàng Không Mẫu Hạm chế tạo bằng giấy các-tông của các quốc gia nêu trên vì chúng dám xâm phạm đến 80% đường lưỡi bò của quốc gia Đại Hán. Chúng còn giở trò chơi ngông dám bao vây xứ sở của ông như: ở phương Bắc có: Nga, Hàn, Nhật. Phương Đông: Mỹ, Úc. Phía Nam: Việt Nam, Phi-luật-Tân và phía Tây: có đại cường Ấn Độ. Chúng dự định sẽ mở quán nhậu có các món: Sushi lưỡi bò, Cà Ri Lưỡi bò, Phở lưỡi bò, Mỹ có món: Hamburger Lưỡi Bò…và cả thế giới sẽ có một ngày “đại hội lưỡi bò”. Tôi chắc chắn ngày đó sẽ mang lại niềm vui tuyệt vời cho nhân loại trên toàn thế giới. Còn một vấn đề quan trọng nữa, hiện nay Mỹ đã lên đến Sao Hỏa và đang làm mưa, làm gió trên đó. Xin “tân vương” ra một cảnh báo: Đó là đường “lưỡi trâu 13 đoạn” không thể tranh cãi của Quốc Gia Đại Hán. Nếu chúng vẫn ngoan cố, xuất cảng thật nhiều những thực phẩm, trái cây, thuốc men, áo quần, giày dép..v.v..tẩm cho nhiều hóa chất độc hại để tiêu diệt bọn chúng. Cố gắng lên để nắm cho bằng được Cường Quốc Số Một trên thế giới, nghe “đồng chí”.

Và trên thế giới còn lại “bốn con rắn đỏ” rất cực độc chuyên hút máu người đồng chủng: Trung cộng, Việt cộng, Bắc hàn và Cu-Ba. Viết tắt là : Trung-Việt- Bắc-Cu. Nói lái: Trung Việt= Triệt Vung. Bắc Cu= Bu Cắc (Triệt= triệt để, triệt tiêu. Vung=đưa lên cao, vung lên. Bu=Bố, cha. Cắt= thiến). Vung dao lên thiến cho chết cha chúng nó.

Như ước nguyện của cố thi sĩ Nguyễn chí Thiện: “…Giữa thời gian muôn người đương chết đuối, Lòng cầu sao nhanh chóng khắp địa cầu. Đứng đều lên ồ tới đánh toang đầu, Con rắn đỏ vô cùng hung hiểm. Nó sinh ra lớn lên nhờ xúc siểm, Nhả nọc hận thù, phờ phỉnh công phu. Khéo léo đầu cơ lòng yêu nước đui mù…”.

Xin bạn đừng tin những tin đồn nhảm nhí của bọn người Maya dựa vào lịch của họ và đã tiên đoán ngày tận thế sẽ là ngày 21 tháng 12 năm 2012. Nhưng đã đâu có xảy ra. Đừng tin nhà tướng số Nostradamus, tiên tri vũ trụ Trần Dần nào đó ở bên Mỹ. Hãy tin vào tài nói lái “thần sầu quỷ khóc” của MCN, đúng phóc 100%. Xin bạn hãy chờ xem trong năm Quí Tỵ 2013 này.

Nhân dịp Năm Mới Dương Lịch 2013, để thay lời chúc, tôi xin gửi hầu bạn hai món quà tinh thần này, mong rằng bạn đọc thật kỹ và nhớ thi hành để sống lâu chừng nào tốt chừng đó để chứng kiến ngày tàn của loài rắn đỏ:

I.-Kéo dài tuổi thọ, giảm nguy cơ bệnh tật bằng 10 thói quen đơn giản:

1.-Cười to sảng khoái-tuần hoàn máu tăng 21%: Một nghiên cứu mới đây nhất của trường đại học Texas (Mỹ) chỉ rõ, tuần hoàn máu của những người bật cười hết cỡ khi xem phim tăng 21%, đồng thời hiệu quả có thể duy trì lâu đến 24 giờ. Nhưng nếu xem phim buồn hoặc bi thương, tốc độ tuần hoàn máu giảm 18%. Vì vậy, hãy luôn cố gắng phát hiện những “góc cười” trong cuộc sống.

2.-Đánh răng- giảm 80% nguy cơ ung thư đầu cổ: Một nghiên cứu của Trung Tâm Nghiên Cứu Ung Thư ở New York (Mỹ) chỉ rõ, đau răng trong thời gian dài sẽ làm tăng tới 80% nguy cơ ung thư phần đầu và cổ. Cách phòng ngừa rất đơn giản, chỉ cần đánh răng định kỳ 3 lần/ngày, đồng thời dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng là được.

3.-Uống trà-giảm 20% đột quỵ: Nghiên cứu của trường Đại Học California chỉ rõ, những người mỗi ngày uống trên 3 tách trà, nguy cơ đột quỵ ít hơn 20% so với những người uống ít trà hơn hoặc không uống. Bất kể là trà xanh hay trà hồng, chất a-xít amin và poliphenol trong trà đều có thể bảo vệ rất tốt cho huyết quản và động mạch.

4.-Viết thư cám ơn-hệ miễn dịch mạnh thêm 20%: Nếu muốn thể hiện sự cảm ơn chân thành đến một người nào đó thì nên lập tức viết ngay một bức thư cảm ơn. Điều này tốt hơn rất nhiều so với cám ơn miệng. Nghiên cứu của trường Đại Học Kent của Mỹ phát hiện, cám ơn bằng “văn bản” làm cho cả hai bên thấy vui vẻ hơn, hệ miễn dịch mạnh lên trong khi huyết áp giảm, giữ cho cơ thể được gọn gàng, săn chắc.

5.- Ghi chép - tăng 29% trí nhớ: Những người dùng bút viết những điều mình nghe sẽ ghi nhớ tốt hơn tới 29% so với những người chỉ dùng máy ghi âm. Tâm lý học ứng dụng giải thích rằng đó là vì ghi âm sẽ khiến người ngồi họp ít tập trung hơn những người lấy bút giấy ra ghi chép.

6.-Cầm tay người yêu thương-giảm một nửa áp lực: Một nghiên cứu của Hiệp Hội Thần Kinh Học (Mỹ) cho thấy một cái ôm ấp vỗ về, một cái nắm tay của người mình yêu đều là những cách giúp giảm bớt áp lực hiệu quả. Đặc biệt là lúc bạn căng thẳng, hãy nắm chặt tay người bạn yêu thương, như thế có thể giảm bớt huyết áp, nhịp tim đập rộn ràng hơn và làm cho bạn được thư giãn, áp lực được giải tỏa.

7.-Tập Yoga-giảm 56% đau lưng: Nghiên cứu của Đại Học West Virginia cho thấy, những người bị đau lưng ở mức độ nhẹ hoặc vừa, mỗi tuần tập 2 lần Yoga, mỗi lần khoảng 90 phút sẽ giúp giảm đau lưng tới 56%, giảm căng thẳng tới 60%.

Nếu không có điều kiện tập Yoga, thì nên nằm ngửa, thả lỏng người, để cho mỗi vị trí của cơ thể đều tiếp xúc với mặt giường, như thế cũng có thể giảm bớt được đau lưng.

8- Ăn cá nướng vào bữa tối - giảm 19% nguy cơ mất trí: Một nghiên cứu trên 150.000 người thể hiện rõ, những người ăn cá hơn 1 lần/tuần thì nguy cơ bị mất trí sẽ thấp hơn so với những người bình thường không ăn, đăc biệt là chất axit béo omega 3 ở trong cá biển sâu còn có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh.

9- Uống sữa buổi sáng - giảm cân: Đem nhiệt lượng của bữa sáng và bữa tối phân phối cho bữa sáng, ví dụ như bữa sáng no nê rồi nhưng cũng nên uống một ly sữa, như thế có thể giảm được 2kg trong vòng 1 năm. Bởi sữa làm cho chúng ta có cảm giác no, từ đó bớt thèm các món khác.

10.-Uống một ly vang đỏ (red wine) mỗi ngày- thọ thêm 5 năm: Một nghiên cứu kéo dài 40 năm với trên 1,300 nam sinh Hà Lan cho thấy những người uống nửa ly vang đỏ mỗi ngày (đừng uống nguyên chai như tôi) sẽ có tuổi thọ trung bình tăng thêm 5 tuổi so với những người không uống. Trong rượu vang đỏ có rất nhiều loại chất Phenon có chức năng bảo vệ tim rất tốt và một phần nhỏ chất cồn còn có thể giúp tăng lượng cholesterol tốt đồng thời giúp đánh đuổi những “cặn bã” ở trong huyết quản. Mỗi ngày uống nửa cốc đến hai cốc là lượng thích hợp nhất.

Năm hết tết đến rồi, tôi khuyên bạn nên dọn dẹp nhà cửa, những thứ gì không dùng đến trong một, hai năm, ví dụ như áo quần, giày dép…về phương diện tinh thần như hút thuốc, bài bạc, rượu chè, trai gái….cũng nên có một sự quyết tâm từ bỏ, bởi vì:

Cất giữ thì sẽ không thể cho đi. Cất mãi cái cũ thì không còn dịp để nhận thêm điều mới.

Bạn có thói quen cất giữ những đồ vật vô ích khi nghĩ rằng một ngày nào đó, bạn sẽ có thể cần đến chúng?.

Bạn có thói quen cất kỹ tiền bạc và không tiêu xài đến nó, bởi vì bạn nghĩ rằng bạn có thể thiếu thốn trong tương lai?.

Bạn có thói quen để dành những quần áo, những đôi giày, những bàn ghế, những đồ gia dụng mà bạn đã không sử dụng từ lâu rồi?.

Và trong tâm hồn bạn, bạn có thói quen lưu giữ những lời trách mắng, những mối thù hận, những nỗi buồn, những nỗi sợ hãi và cả nhiều thứ khác nữa?.

Bạn ơi, đừng làm như thế nhé! Bạn đang đi ngược lại sự giàu sang rồi đấy!.

Bạn cần phải dọn chỗ, cần giành một khoảng trống để cho phép những sự việc mới mẻ sẽ đến trong đời bạn nữa chứ.

Bạn cần phải vứt bỏ những thứ vô ích đang hiện diện trong bạn và nơi cuộc đời bạn để sự giàu sang còn có thể tìm đến nữa chứ.

Sức mạnh của sự trống rỗng đó là một sức mạnh sẽ thu hút và lôi kéo tất cả mọi thứ bạn mong ước.

Chừng nào bạn còn níu giữ những món đồ, ấp ủ những tình cảm quá xưa cũ và vô ích, khi đó bạn sẽ chẳng có chỗ cho những cơ may.

Của cải tiền bạc cần phải được lưu chuyển.

Hãy giốc sạch những ngăn kéo, dọn trống mấy cái tủ đứng, các phân xưởng, nhà chứa xe…Hãy cho đi những gì bạn không còn sử dụng nữa.

Thái độ cất giữ một đống những thứ vô ích đang trói buộc đời bạn ở trần gian này đấy.

Không phải những vật dụng mà bạn cất giữ làm cuộc đời bạn đình trệ…nhưng chính là thái độ bo bo cất giữ.

Khi chúng ta cất giữ, chúng ta dự liệu tới lúc mình có thể bị túng thiếu.

Chúng ta cứ nghĩ biết đâu mai này mình sẽ cần đến những thứ ấy, và khi đó mình sẽ lôi chúng ra mà dùng.

Và như thế, bạn đã nạp vào đầu óc mình, vào cuộc đời mình hai thông điệp: Một là bạn không còn tin tưởng vào tương lai. Hai là bạn cho rằng những điều mới mẻ và hay ho nhất sẽ không dành cho mình đâu.

Chính vì lẽ đó, bạn tự an ủi bằng cách cất giữ những thứ cũ kỹ vô ích.

Bạn hãy loại bỏ đi những thứ đã phai màu và mất độ bóng.

Hãy để những gì là mới mẻ bước vào nhà bạn, ùa vào tâm hồn bạn. Vì thế, sau khi đọc xong bài này, tôi xin bạn đứng dậy dọn dẹp nhà cửa, lau chùi bàn ghế, dọn dẹp nhà chứa xe…các tủ quần áo những thứ hai, ba năm chưa bao giờ mặc đến, cất hết vào bao rác để dành cho các Hội Từ Thiện (như Big Brothers, Salvation Army…) để cho họ làm phước.

Chúng ta đang tiến đến ngưỡng cửa của MỘT NĂM ÂM LỊCH 2013. Để cho đời sống của chúng ta được sống một cách thanh thản, tôi khuyên bạn:

Có ba thứ trong đời không bao giờ nên tiếc: Một tình yêu đã ra đi, một người bạn không xứng đáng và ngày hôm qua.

Bởi vì đó là những điều đã không còn có thực, không còn có y nghĩa và không còn tồn tại trong ngày hôm nay và ngày mai của ta. Vì thế, là những điều không nên làm vướng bận lòng ta, không nên làm u sầu trái tim ta và làm rơi nước mắt ta thêm nữa.

Một sớm mai kia thức dậy, bạn có thể thấy người mình yêu không còn là người đàn ông/ đàn bà bạn đã yêu nữa. Bạn sẽ buồn vì họ? Sẽ đau vì không thể yêu người đó nữa? Sẽ tiếc nuối tình yêu đã có? Nhưng, hãy nghĩ: Khi bạn yêu họ, họ là người bạn yêu, với những gì bạn yêu. Khi họ không còn như thế nữa, hoặc khi bạn nhận ra họ chưa bao giờ như bạn nghĩ, cũng đừng cảm thấy đau buồn hay nuối tiếc. Bởi vì tình yêu đó, trước giây phút đổi thay đó đã là một người yêu trọn vẹn. Chỉ có điều, đó là một tình yêu đã qua, một người yêu đã ra đi. Và nên để gió cuốn bay đi.

Một người bạn không xứng đáng với những gì ta dành cho họ, càng không bao giờ nên hối tiếc, cho dù có thể là một nỗi buồn trong thoáng chốc. Buồn không phải vì ta đã dành cho họ nhiều yêu thương mà họ không xứng đáng được nhận, cho đi là không bao giờ nên hối tiếc. Mà buồn vì cuộc sống không nên như thế, con người không nên như thế, vậy thôi. Dù sao, cũng nên sống hết mình, yêu thương hết mình. Đâu đó trong cuộc đời vẫn là những vòng tay rộng mở, còn những cái quay mặt đã ở sau lưng.

Và ngày hôm qua. Ngày hôm qua luôn là một cái bóng rất lớn, đôi khi là quá lớn lên hiện tại. Cho dù là cái bóng của hạnh phúc hay bất hạnh. Có những người không bao giờ thoát nổi ra khỏi cái bóng đó để bước đi về phía ngày mai.Nhưng bạn biết không, chỉ những người không nhìn thấy bóng mình vì bận rộn ngẩng cao đầu bước mới không luẩn quẩn ở cái bóng của mình mãi.

Ngày hôm qua chỉ là một cái bóng. Mà chúng ta thì cần điều gì đó rõ rệt, mang dáng dấp, hơi thở, sự sống. Đừng đuổi theo cái bóng đó, bạn nhé. Nó cũng giống như ngồi thở than vọng tưởng những cánh bướm mùa trăng tròn thuở xưa. Hãy cứ thương nhớ nhưng đừng bao giờ tiếc ngày hôm qua. Ngày hôm qua đã qua rồi.

Đôi khi, đúng hơn là rất nhiều khi tôi cũng thấy buồn. Nhưng tuyệt nhiên không bao giờ cho phép mình nuối tiếc. Tôi tin, rất tin cuộc sống cần dựa trên những nổ lực không mệt mỏi để vươn lên, để cho đi và để biết trân trọng hiện tại, hướng tới ngày mai. Những gì đã cho đi là những điều quy giá. Những hạnh phúc đã mang đến cho người là những món quà tự tặng cho mình. Những yêu thương đã trao là những yêu thương được nhận. Ngay cả những nỗi buồn cũng là một trải nghiệm y nghĩa. Những cho nhận ấy ngày hôm nay và ngày mai nhìn lại ta mới có thể thấy hết giá trị của đời mình.

Những người luôn bận lòng với những đố kỵ, day dứt với những đau khổ, trầm mình trong nước mắt, giam mình trong những ám ảnh về quá khứ và dằn vặt mình với những đòi hỏi yêu thương là những người không bao giờ có thể hạnh phúc, không bao giờ biết giá trị đích thực của cuộc sống.

Một sớm mai kia khi tất cả sẽ thành hư vô trong đời, tôi mong bạn sẽ mỉm cười. Vì mình đã sống những ngày trọn vẹn.

Bạn thì sao tôi không biết, nhưng cá nhân tôi, nhiều đêm tôi đau xót không thể ngủ được vì nghĩ đến định mệnh khắc khe oan nghiệt của đất nước và dân tộc đang nằm dưới sự thống trị của bọn Rợ Hán qua bọn tay sai bán nước Việt Cộng. Đừng bao giờ ỷ lại vào Mỹ, Nhật, Nga, Ấn…mà hãy:

Tự cứu lấy mình: Một người nọ đứng dưới hiên nhà tránh mưa, chợt trông thấy Quan Âm cầm ô đi ngang qua. Người này bèn nói: “Quan Âm Bồ Tát, xin Người hãy phổ độ chúng sinh, cho tôi đi nhờ một đoạn có được không?”. Quan Âm thấy vậy, trả lời: “Ta đang đi trong mưa, còn người đứng dưới hiên nhà, mưa không hề ướt đầu, vậy thì cần gì ta phổ độ?”. Người nọ liền lập tức bước ra khỏi mái hiên, đứng dưới trời mưa: “Bây giờ tôi cũng đứng dưới mưa rồi, Bồ Tát nên giúp đỡ, có phải không?”. Quan Âm bèn nói: “Ngươi đứng dưới mưa, ta cũng đứng dưới mưa, ta không bị ướt vì ta có ô, còn ngươi bị ướt, vì ngươi không có ô. Vậy là không phải ta giúp được ta, mà chiếc ô giúp được ta. Ngươi muốn được giúp, không nên tìm ta, mà hãy tự tìm một chiếc ô”. Nói xong, Quan Âm đi thẳng.

Ngày hôm sau, người nọ gặp chuyện khó khăn, bèn đến miếu Quan Âm cầu khẩn. Vừa bước vào trong miếu, anh ta đã nhìn thấy có một người đang đứng chắp tay ngay trước tượng Quan Âm. Lạ một điều, người đó có ngoại hình giống hệt Quan Âm, không sai một li. Anh ta bèn đến gần hỏi: “Người có phải Quan Âm không?”. Người đó trả lời: “Ta chính là Quan Âm”. “Vậy tại sao người lại chắp tay cầu khẩn chính mình?”.

Quan Âm cười đáp: “Ta cũng gặp chuyện khó khăn, nhưng ta biết, cầu cứu người không bằng cầu cứu chính bản thân mình”.bèn đến miếu Quan Âm cầu khẩn. Vừa bước ợ

Tết Âm Lịch Năm QÚY TỴ 2013 sẽ rơi vào ngày Chủ Nhật: 10 tháng 2. Tôi xin kể hầu bạn rất nhiều chuyện về: RẮN để bạn đọc và tìm hiểu loại động vật máu lạnh, bò sát-cùng lớp với các loài có vảy như thằn lằn, tắc kè-nhưng không có chân.

RẮN – TRĂN: Rắn có nhiều người thích ăn. Ở miền Nam có nhiều rắn. Sách Thoái thực k?y văn chép: “Tục Nam Kỳ lấy rắn hổ mang làm món ăn quy, thường dùng đi lễ quan trên, và đãi khách. Lấy máu nó hòa với rượu uống bảo là trị phong thấp. Bỏ đầu và đuôi năm tấc (20 phân) cho là độc ở đấy. Có nhà nuôi rắn ấy dùng ống tre vài lóng một đầu để mắt, đầu kia để trống bỏ rắn vào, bịt lại. Đẳng mắt tre xuyên một lổ nhỏ, giã hành thun tẩm que tre để vào lỗ. Rắn sợ hành co mình lại, một tuần sau thay que cũng tẩm hành mà đẩy vào thêm, rắn càng co mãi, lâu dần ngắn bằng con chạch, vẩy trắng ra, rất béo ngon”.

Ở miền Bắc ít ăn rắn có lẽ cũng vì hiếm. Có bao nhiêu “các chú Ba” mua hết, rắn càng độc lại càng quy. Mấy người làm nghề bắt rắn hễ trông thấy lỗ rắn ở gò đống ngoài đồng hay bờ bụi tre là dùng thuật bắt ngay được bằng tay không, dù rắn độc mấy cũng không hại được.

Ở các tỉnh thành lớn, nhất là Hà Nội, Hải Phòng, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào-Kay…, tiệm ăn khách trú có món rắn thường xuyên hàng ngày. Ta cũng nhiều người ưa ăn, mà thường phải nhờ “các chú Ba” nấu. Món long hổ hội, một con rắn hổ mang (rắn cạp nong càng quy), và một con mèo đen (đen tuyền) nấu với chân giò heo, thêm vài vị thuốc Bắc; món ăn này không dễ gì mà có.

Lời nói của kẻ bắt rắn: Ở Vĩnh Châu có giống rắn lạ, thân đen, vằn trắng chạm vào cây cỏ, thì cây cỏ chết, cắn phải người thì không thuốc gì chữa nổi. Song mà bắt được giống rắn ấy dùng làm thuốc để chữa những bệnh như bệnh trúng phong, bệnh co quắp chân tay, lại sát được cả trùng.

Cho nên nhà vua có lệ bắt dân gian mỗi năm phải hiến hai con rắn ấy để dành. Ai bắt được rắn thì được trừ thuế ruộng.

Người châu Vĩnh tranh nhau mà làm nghề bắt rắn. Có nhà họ Tương cũng làm nghề ấy đã được ba đời. Hỏi ra thì nhà họ Tương nói: “Ông tôi chết về nghề bắt rắn, cha tôi cũng chết về nghề bắt rắn. Tôi nối nghề ông cha tôi mới có mười hai năm, cũng đã mấy lần suýt chết.

Người ấy nói, vẻ mặt rất buồn rầu.

Ta thương và hỏi rằng: “Nhà ngươi có thật cho nghề bắt rắn là khổ không? Ta sẽ nói với quan trên cho nhà ngươi bỏ nghề ấy mà cứ nộp thuế ruộng như thường. Nhà ngươi tính thế nào?.

Người họ Tương vừa khóc, vừa nói: “Ông thương tôi, muốn cho tôi sống, thì ông để cho tôi làm nghề bắt rắn còn hơn. Nếu tôi không làm nghề này thì tôi khốn khổ đã lâu rồi. Nhà tôi ba đời ở làng kể đã hơn sáu mươi năm, cách sinh nhai trong làng mỗi ngày một quẫn bách. Người làng phải rút hết cả lợi hoa mầu, vét hết cả của cải trong nhà để mà nộp thuế hết, thậm chí bỏ làng, bỏ xóm, đói khát, trôi giạt, chết đường, chết chợ kể bao nhiêu người.

Những người vào chạc tuổi ông tôi mười nhà không còn một. Những người vào chạc tuổi cha tôi, mười nhà còn độ hai, ba. Những người vào chạc tuổi tôi mười nhà còn độ bốn, năm. Không chết chóc thì lưu lạc cả…Tôi nhờ nghề bắt rắn mà còn đến bây giờ. Những quan lại tàn ác về làm thuế làng tôi, xúc hết đầu làng, cuối xóm vơ vét đến cả con gà, con chó, dân gian phải hãi hùng kinh sợ. Những lúc ấy, về phần tôi, tôi được yên lặng, trông trong giỏ con rắn vẫn còn là tôi được ăn no, ngủ yên. Tôi làm nghề bắt rắn một năm sợ chết chỉ có hai lần, ngoài ra là vui vẻ, không phải lo thuế má, không đến nỗi như người làng xóm tôi hết ngày này, sang tháng khác khốn khổ về quan lại tàn ác. Giá tôi có chết về nghề bắt rắn, ví với người làng xóm tôi cũng đã là chậm, đâu dám cho là rắn độc mà xin thôi.

Ta nghe câu chuyện, lại càng thương lắm. Xưa Đức Khổng Tử nói: “Chính sách hà khắc độc hơn hổ dữ” ta vẫn ngờ, bây giờ xem chuyện họ Tương mới cho là thật. Than ôi! Cái độc quan lại tàn ác làm thuế ở dân gian dữ hơn con rắn độc, cho nên nói ra đây để người xem xét phong tục thấu được tình cảnh đau khổ của dân.

Rắn dời chỗ ở: Trời nắng, ao cạn, hai con rắn muốn dời đi chỗ khác.

Rắn con bảo rắn lớn: “Anh đi trước, tôi theo sau, người ta biết là rắn kéo nhau đi tìm chỗ ở, thì thế nào cũng tìm cách giết chết. Sao bằng anh để tôi ngâm vào mình anh, còn anh thì cõng tôi mà đi, người ta tất nhiên cho là Rắn Thần, không dám đụng đến”.

Nói xong, hai con rắn làm y như thế mà đi qua đường cái. Quả nhiên, người ta trông thấy ai cũng tránh sợ, bảo nhau là “Rắn Thần”.

Những kẻ nương tựa nhau, thông đồng với nhau để làm điều gian xảo, lừa dối đời; mê hoặc người, thì có khác gì hai con rắn cõng nhau đây mà giả làm Rắn Thần không?.

Bạn đã đọc xong hai bài ngụ ngôn trên, bạn có thấy đúng với xã hội và con người Việt Nam đang sống dưới sự cai trị tàn độc, gian xảo, lừa đảo, lưu manh..của bọn người tự xưng là “đỉnh cao của trí tuệ loài người” hay không?.

Bài thứ nhất: Thật là ghê tởm cái chính sách hà khắc, người cầm quyền đã ác một phần, thì những kẻ dưới thừa hành ác tăng lên trăm phần. Cái cảnh khổ của dân mất hết cả quyền sống, sống cũng như chết.

Bài thứ hai: Những quân gian giảo định đánh lừa thiên hạ, khi chỉ có một mình, thiên hạ cũng mắc lừa chán, huống chi là chúng kết bè, kết đảng, đồng tâm bày mưu mà gạt lừa thiên hạ, thì ai dù khôn ngoan đến đâu dễ đã tránh cho được. Đoàn kết với nhau để làm điều lành, hay cho thiên hạ bao nhiêu, thì bè đảng với nhau để làm điều ác, nguy cho thiên hạ bấy nhiêu. Vậy ta thấy những điều gì lạ tai, lạ mắt, trái hẳn nhân tình thì một là đánh lừa, hai là lợi dụng, ta trước nên suy xét kỹ đã, rồi sau hãy tin theo.

Tại Việt Nam và ngay cả ở hải ngoại ngày nay có rất nhiều người bây giờ mới sáng mắt khi được sống chung và làm ăn với bọn Cộng Sản. Họ là ai?.

Ở Việt Nam: 1.-Họ là những bà mẹ quê chất phác. Trước đây họ nghe lời ngon ngọt của cộng sản, ấp ủ, che đỡ du kích trong nhà họ, những tưởng khi Việt cộng chiếm miền Nam thì họ được ưu đãi lắm! Ai ngờ! họ chỉ được cấp mấy giấy ban khen là mẹ chiến sĩ, mẹ liệt sĩ, mấy tấm huy chương bằng đồng để treo trong nhà cho nó oai, chứ đem ra chợ bán không ai mua. Đất đai của tổ tiên họ bị cán bộ công an lấy đem bán cho ngoại quốc làm sân golf. Kết quả? Họ bị hốt và vất lên xe cây như con heo. Có bà dân oan tức quá còn tụt quần ra trước văn phòng xã ấp cho công an xem nữa.

2.-Họ là giới trí thức sống tại miền Nam Việt Nam: mơ tưởng đến một thế giới đại đồng, xuống đường biểu tình, phá rối trị an của VNCH. Bọn trí thức trở cờ ngu dốt nằm trong nhóm thành phần thứ ba tưởng cộng sản miền Bắc cho hưởng ơn mưa móc sau khi chiếm được miền Nam.

3.-Họ là thành phần du kích miền Nam, tập kết ra Bắc: Sau khi chiếm được miền Nam, cái Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam bị bóp cổ chết ngắc ngày 2-7-1976. Bấy giờ họ mới sáng mắt ra thì đã quá trễ, chỉ còn biết than thân trách phận là mình quá ngu.

Tại hải ngoại: Họ là những ngườiViệt đã liều chết vượt biên: Một ông vua chả giò. Một ông bác sĩ tim. Một ông giáo sĩ. Một ông chuyên viên thu băng video và CD, DVD lậu. Một ông giáo sư dạy điện toán. Đáng trách nhất một số không ít Sĩ Quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, sau khi từ các trại “cải tạo” trở về và được định cư tại hải ngoại, họ đã bị tẩy não quá kỹ nên quên đi “Tổ Quốc” mà họ đã từng bảo vệ; “Danh Dự” mà họ đã từng tuyên thệ; “Trách Nhiệm” chưa tròn mà họ đã cố quên đi; ngồi lại với nhau chè chén và “tự ca” bài “Hồi đó”. Họ sẵn sàng tiếp tay với Việt gian, làm lợi cho Cộng sản để được hưởng những món lợi không đáng…v.v..

Còn và còn rất nhiều những đầu óc bã đậu chỉ nghĩ đến mình, chỉ biết sống để thỏa mãn thú tính, viện đủ mọi ly do để về Việt Nam hưởng thụ trên những thân xác của những cô con gái bất hạnh đáng tuổi con, cháu của mình và nỗ những điều ti tiện…thật đáng tủi buồn! Thật đáng thương tiếc cho một dân tộc kiêu hùng nay phải chịu cúi đầu, khiếp nhược, hèn và vô cảm trước sự thống trị tàn bạo của bè lũ bán nước và sự xâm chiếm hiểm độc của kẻ thù không đội trời chung: bọn Rợ Hán.

12 Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam: Chúng ta có tất cả 12 Lễ Tết Cổ Truyền như: Tết Nguyên đán, Tết khai hạ, Tết Thượng Nguyên, Tết Hàn Thực, Tết Thanh Minh, Tết Trung Nguyên, Tết Trung Thu, Tết Trùng Cửu, Tết Trùng Thập, Tết Hạ Nguyên và Tết Táo Quân.

Dân tộc ta có nhiều ngày Tết. Tết là cách nói tắt hai chữ Lễ tiết Nguyên Đán (đúng mùng Một tháng Giêng Âm Lịch). Tiếng Tết do chữ Tiết (chữ Hán) mà ra, nguyên là đầu tiên, đán là buổi sớm, Tết Nguyên Đán bắt đầu năm mới, ta quen gọi vắn tắt là Tết .

Vậy năm mới bắt đầu vào khoảng thời gian nào trong chuỗi ngày đêm kế tiếp liên miên vô tận?.

Mỗi xứ, mỗi miền tùy từng dân tộc theo một lối tính năm tháng khác nhau, gọi là âm lịch, dương lịch. Tết của ta là theo âm lịch mặc dầu ta cũng đã quen dùng dương lịch từ hơn nửa thế kỷ nay trong mọi giao dịch tiếp xúc với nhau và với người ngoài.

Có nhiều âm lịch, như lịch Chaldée, lịch He1breux, lịch Ai Cập, lịch Hy-Lạp. Những lịch này có ít nhiều điểm tương đồng với âm lịch của Tàu; đã từ lâu đời các triều đại vua ta đã thiết lập tòa Khâm-Thiên-Giám xem thiên văn làm lịch tính theo độ số chuyển vận của các hành tinh, không phải là ta chỉ chép theo lịch Tàu mà dùng.

Phép làm lịch của ta theo khoa học thiên văn như của Tàu, lấy khởi điểm ở tháng Dần làm tháng Giêng là lúc chuôi sao Bắc Đẩu chỉ về phương Dần, đến tháng Hai chuôi sao Đẩu chỉ về phương Mão…cho đến tháng Chạp thì đuôi sao Đẩu chỉ về phương Sửu.

Điều đáng chú y là tám tiết của âm lịch ta (lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông, xuân phân, thu phân, hạ chí, đông chí) ăn nhập đúng sát với bốn mùa của dương lịch đang thông dụng; cho nên về cuối năm từ tiết đông chí (ngày 20 hay 21 tháng 12 dương lịch) là nhất dương sinh, sang đầu năm mới là tam dương, vì vậy ngày Tết ta hay viết Tam dương khai thái Ngũ phúc lâm môn vào giấy hồng điều dán cửa để đón xuân, là thế.

Nếu muốn biết ta có tục ăn Tết tự bao giờ thì tưởng cũng khó mà nói chắc được. Theo từ điển Từ Hải mục Trung ngoại lịch đại đại sự niên biểu thì năm khởi điểm lịch Tàu là năm 3000 trước Tây Lịch kỷ nguyên, mà họ Hồng Bàng nước Việt ta bắt đầu vào năm Nhâm-tuất (trước Tây-lịch 2879 năm) nghĩa là hơn một trăm năm sau khi có lịch Tàu; nhưng mãi đến đời nhà Hạ (2205-1818 trước Tây lịch) lịch Tàu mới lấy tháng Dần làm tháng giêng. Vậy ta có ăn Tết theo âm lịch hiện giờ, thì chắc chắn là không phải từ đời Hồng Bàng, và nếu phỏng đoán là từ khi chịu ảnh hưởng phong hóa của Tàu do Tích Quang và Nhâm Diên truyền sang thì là từ thế kỷ thứ I Tây lịch trở về sau, chứ không sớm hơn được.

Cũng có một giả thuyết nữa, xin gửi hầu bạn đọc chơi: Nguồn gốc Tết Nguyên Đán, hay nói ngắn hơn là Tết, có từ đời Ngũ Đế, Tam Vương.

Đời Tam Vương, nhà Hạ, chuộng màu đen, nên chọn tháng đầu năm, từ tháng Giêng, nhằm tháng Dần (con cọp) và do đó Tết Nguyên Đán vào đầu tháng Dần.

Nhà Thương thích màu trắng, lấy tháng Sửu (con trâu, tháng Chạp làm tháng đầu năm.

Qua nhà Chu (1050-256 trước Công Nguyên), ưa sắc đỏ, chọn tháng Ty (con chuột), tháng Mười Một làm tháng Tết.

Các vua chúa nói trên, theo ngày giờ, lúc mới tạo thiên lập địa (nghĩa là giờ Ty thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người) mà đặt ra ngày Tết khác nhau.

Đến đời Đông Chu, Khổng phu Tử ra đời, đổi ngày Tết vào một tháng nhất định: Tháng Dần.

Mãi đến đời Tần (thế kỷ III trước Công Nguyên) Tần-Thủy-Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (con lợn) tức tháng Mười.
Cho đến khi nhà Hán trị vì, Hán-Vũ-Đế (140 trước Công nguyên) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần (tức tháng Giêng) như đời nhà Hạ, và từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa.

Đến đời Đông-Phương-Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loài Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc.

Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng Một đến hết ngày mồng Bảy.

Nói gì thì nói, ở hải ngoại, chúng ta hưởng được hai cái Tết: Dương Lịch và Âm Lịch. Điều đó không thích hay sao, phải không bạn?.

Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như: Tống cựu nghinh tân, hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi, quà Tết, lễ Tết, lễ mừng thọ, cờ bạc, bầu cua cá cọp, hái lộc, du xuân,…Đây là thời điểm kết thúc mùa màng, mọi người rãnh rỗi nghỉ ngơi, vui chơi, thăm viếng lẫn nhau…và cũng là lúc giao thời của đông tàn xuân tới.

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam:

1.-Tết Nguyên Đán trước hết là Tết của gia đình. Chiều 30 Tết, nhà nhà làm lễ cúng rước gia tiên và gia thần, thể hiện tình cảm uống nước nhớ nguồn. Trong 3 ngày Tết diễn ra 3 cuộc gặp gỡ lớn ngay tại một nhà. Thứ nhất là cuộc “gặp gỡ” của các gia thần. Tiên sư hay Nghệ sư-vị tổ đầu tiên dạy nghề gia mình đang làm. Thổ Công- Thần giữ đất nơi mình ở và Táo quân- Thần coi việc nấu ăn của mọi người trong nhà. Thứ hai là cuộc “gặp gỡ” tổ tiên, ông bà…những người đã khuất. Nhân dân quan niệm hương hồn những người đã khuất cũng về với con cháu vào dịp Tết. Thứ ba, là cuộc gặp gỡ những người trong nhà. Như một thói quen linh thiêng và bền vững nhất, mỗi năm Tết đến, dù đang ở đâu làm gì…hầu như ai cũng mong muốn và cố gắng trở về đoàn tụ với gia đình.

2.-Tết khai hạ: Theo cách tính của người xưa, ngày Mồng Một tháng Giêng ứng với gà, mùng hai: chó, mùng 3: lợn, mùng 4: Dê, mùng năm: Trâu, mùng 6: Ngựa, mùng 7: Người, mùng 8: Lúa. Trong 8 ngày đầu năm, cứ ngày nào sáng sủa thì coi như giống thuộc về ngày ấy cả năm được tốt. Vì vậy, đến mùng Bảy, thấy trời tạnh ráo thì người ta tin cả năm mọi người sẽ gặp may mắn, hạnh phúc.

Mùng 7 kết thúc Tết Nguyên Đán thì cũng là lúc bắt đầu Tết Khai Hạ-Tết mở đầu ngày vui để chào mùa Xuân mới.

3.-Tết Thượng Nguyên: (Tết Nguyên Tiêu) vào đúng rằm tháng Giêng. Ngày trăng tròn đầu tiên của năm. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa chiền vì Rằm Tháng Giêng còn là ngày vía của Phật Tổ. Thành ngữ: Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng-xuất phát từ đó. Sau khi đi chùa, mọi người về nhà họp mặt cúng gia tiên và ăn cỗ.

4.-Tết Hàn Thực: Nghĩa là ăn đồ nguội- Tết này, vào ngày mùng ba tháng ba âm lịch: Từ thời Ly (1010-1225) nhân dân ta tiếp nhận Tết này và thường làm bánh trôi, bánh chay để thay đồ nguội. Nhưng mục đích chủ yếu là để cúng gia tiên.

Tết có xuất xứ từ bên Trung Quốc, làm giỗ ông Giới Tử Thôi là một hàn sĩ đời Xuân Thu trải qua 15 năm gian hiểm phò công tử Trùng Nhĩ, lập nhiều công lớn. Đã có lần cạn lương, Giới Tử Thôi cắt thịt đùi mình nấu cho Trùng Nhĩ ăn để cứu đói. Ân tình như vậy mà đến lúc công thành danh toại. Trùng Nhĩ thu phục giang sơn, lên ngôi (Tấn văn Công) lại quên công Giới Tử Thôi khi phong thưởng những người có công trong những năm lưu lạc. Giới Tử Thôi đem mẹ vào núi Điều Sơn ở ẩn. Khi Tấn văn Công nhớ ra, bèn sai một viên tùy tướng mang chiếu chỉ đến triệu Giới tử Thôi về kinh để phong thưởng. Giới tử Thôi ẩn trong rừng không ra. Viên tùy tướng đốt cả khu rừng buộc ông phải ra, hai mẹ con ông không chịu ra mà chịu chết cháy. Tấn Văn Công hối hận, thương xót lập miếu thờ và ban lệnh cả nước làm giỗ ông, cấm đốt lửa ba ngày. Vì thế mới có Tết Hàn Thực.

5.-Tết Thanh Minh: Thanh Minh trong tiết tháng Ba. Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh. Thanh minh có nghĩa là trời trong sáng. Tiết thanh minh thường vào tháng Ba Âm lịch-trở thành Lễ Tảo Mộ, nhằm ngày thượng tuần, khoảng mồng 5, mồng 6, có ghi trong âm lịch mỗi năm.

Nhiều nơi, ngày thanh minh người cùng họ họp nhau ra đồng tảo mộ, thăm viếng tất cả các mộ phần của ông bà tổ tiên, cỏ rậm thì phát quang, đất khuyết thì đắp bồi, thắp ba nén hương cắm trên mộ. Xong công việc, họ lại kéo nhau về, họ nào cũng làm lễ tế Tổ, mọi nhà làm lễ cúng gia tiên.

6.-Tết Đoan Ngọ: Mồng 5 tháng 5 là Tết Đoan Ngọ cũng gọi là Tết Đoan Dương. Ngày trước Tết này được coi trọng, các cụ thường nói: Tết mồng 5, rằm tháng bảy là có y nghĩa không bỏ qua được.

Tục ăn Tết Đoan Ngọ không biết có từ đời nào; mấy cụ nho học xưa thấy người Tàu có tục ngày Tết mồng 5 tháng 5 làm lễ kỷ niệm Khuất Nguyên đời Xuân Thu tuẩn tiết vì trung nghĩa, cho rằng người nước ta đã bắt chước theo.

7.-Tết Trung Nguyên: Rằm tháng Bảy là tết Trung Nguyên. Ta tin theo sách Phật cho hôm ấy là ngày vong nhân xá tội, ngày báo hiếu cha mẹ…nên tại các chùa làm chay chẩn tế và cầu kinh Vu Lan….Vào ngày Rằm tháng Bảy Âm Lịch các nhà làm lễ cúng gia tiên, mua vàng mã đốt.

Nhiều người bày lễ cúng chúng sinh ngoài sân, trước thềm nhà, rìa đường phố, cúng cô hồn, ma đói. Những nhà có người mới chết trong vòng một hai năm thường đốt mã, làm chay ngày trung nguyên.

Cũng ngày Rằm tháng Bảy còn có Lễ Vu Lan, xuất phát từ tích truyện Đại Mục Kiền Liên. Vu Lan được coi là lễ cầu siêu giải thoát cho ông bà cha mẹ bảy đời, xuất phát từ lòng báo hiếu. Trong những năm gần đây, trong Lễ Vu Lan còn có tục “Bông Hồng Cài Áo” thể hiện lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ.

8.-Tết Trung Thu: Rắm tháng Tám là Tết Trung Thu. Nơi phố phường thi nhau bày cỗ trông trăng, họ làm đủ các thứ bánh: bánh dẻo, bánh nướng…Ngoài các thứ bánh, cỗ bày đủ mọi trái cây đương mùa…Bên cạnh cỗ, thế nào cũng có một vài chiếc đèn kéo quân, lắm người tự tay chế đủ kiểu đèn công phu và tài tình.

Tối đến trẻ con lũ lượt kéo nhau ra phố, mỗi đứa cầm chơi một cái đèn có thắp nến bên trong, nan bằng tre nứa phất giấy bóng màu, làm đủ hình lân, thỏ, ếch, nái, cá, tôm…Cạnh đó, làm gì cũng có cảnh múa lân rất vui nhộn.

9.-Tết Trùng Cửu: Theo phong tục của Trung Quốc, tết Trùng Cửu ăn vào ngày mồng 9 tháng 9.

Nguyên đời Hậu Hán (25-250) có Hoàng Cảnh, người huyện Nhữ Nam, theo học đạo tiên với Phí Trường Phòng. Một hôm Trường Phòng bảo Cảnh: -Ngày mồng 9 tháng 9 tới đây, gia đình của nhà ngươi gặp phải tai nạn. Vậy đến ngày đó, ngươi nên đem cả nhà lên núi cao, tay đeo túi đỏ đựng hột thù du (một loại tiêu), uống rượu hoa cúc, tối sẽ trở về, may ra tránh khỏi tai nạn.

Hoàng Cảnh vâng theo lời thầy.

Quả thực đến tối trở về thì thấy gà vịt heo chó trong nhà bị dịch chết hết.

Vì tích trên, nên về sau hàng năm, đến ngày mồng 9 tháng 9, người ta bỏ nhà tạm lên núi, lánh nạn….Lâu đời thành tục gọi là Tết Trùng Cửu. Sau dần thay đổi tính chất, Tết Trùng Cửu lại dành riêng cho tao nhân mặc khách lên núi uống rượu, làm thơ.

10.-Tết Trùng Thập: Đây là Tết của các thầy thuốc. Cứ đến ngày mồng 10 tháng 10, cây thưốc mới tụ được khí âm dương, mới kết được sắc tứ thời, trở nên tốt nhất, ở nông thôn Việt Nam, đến ngày đó người ta thường làm bánh dày, nấu chè kho để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc chứ không quan tâm mấy đến chuyện cây thuốc, thầy thuốc!.

11.-Tết Hạ Nguyên (Tết Cơm Mới): Cuối tháng chín sang tháng mười đất đồng mùa gặt hái xong, lại nhân đang mùa cốm, hồng, chuối, trứng cuốc, và chim ngói (đánh bẫy được), là của ngon, nhiều nơi có tục ăn Tết Cơm Mới, không nhất định vào ngày nào.

Lại cũng có tục biếu xén; đặc biệt là rể tương lai phải lo biếu xén nhà gái, không thể bỏ qua, lễ tết là cốm, hồng, gạo mới, chim ngói.

Tháng 10 gặt hái xong xuôi, là tháng rỗi, có nơi mấy nhà đồng cốt và nhà thày thuốc, bày ra cúng lễ, cũng gọi là Tết Cơm Mới, để khoản đãi các đệ tử, các khách hàng, thêm tình thân mật.

12.-Tết Táo Quân: (Chạp Ông Công) Về sự tích Ông Công, học phái Lão Tử nói là một vị thiên thần coi việc thiện ác của từng gia đình để cuối năm lên tâu Ngọc Hoàng.

Dựa vào sự tích: Ngày xưa có hai vợ chồng nghèo đến nỗi phải bỏ nhau. Sau người vợ lấy được người chồng khác giàu có. Một hôm cúng, đang đốt vàng mã ngoài sân, vô tình người chồng trước vào xin ăn, vợ nhận ra, động lòng thương cảm, đem cơm gạo tiền bạc ra cho; người chồng sau biết chuyện, người vợ xấu hổ lao đầu vào đống vàng cháy chết thiêu. Người chồng cũ cảm kích nhảy vào lửa chết theo. Chồng sau thương vợ cũng nhảy vào nốt. Cả ba đều chết cháy. Ngọc Hoàng thương vì ba người cùng có nghĩa, phong cho làm vua bếp.

Ngày xưa khi còn ở Việt Nam, những ngày trước Tết, nhà nào cũng lau rửa bàn thờ, đồ thờ, đồ đồng thì chùi đánh sáng choang. Các thôn, ấp thì dựng cây nêu. Làm bánh chưn, bánh tét để cúng giao thừa. Đi lễ chùa, đền, miếu hái lộc đầu xuân. Xông nhà, xông đất. Đi lễ Tết. Mừng tuổi, mở hàng. Xuất hành, khai bút đầu xuân….. Lòng người từ trẻ đến già đều rạo rực, hớn hở đón chào Chúa xuân. Kể làm sao cho hết.

Nhân dịp Xuân về và cũng để cảm tạ các văn nhân, thi sĩ, dịch giả, triết gia, sử gia…và tấm chân tình của bạn đã đọc và chia sẻ cùng tôi qua bài biên khảo này, tôi xin gửi hầu bạn: 8 món quà không mất tiền mua gọi là chút ơn tri ngộ: Có những món quà mà bạn không cần phải tốn tiền mua. Có những món quà mà bạn luôn muốn được nhận. Có những món quà mà người khác chờ đợi bạn tặng: 1.-Món quà từ sự lắng nghe: Khi bạn thực sự lắng nghe, bạn chú y, không ngắt ngang, không mơ màng, chỉ lắng nghe để cảm nhận và thấu hiểu. Đó là món quà vô giá thứ nhật bạn có thể dành cho người khác đặc biệt là những người thân yêu của mình. 2.-Món quà từ sự trìu mến: Hãy thể hiện sự trìu mến với những người thân yêu bằng những lời nói ân cần và cử chỉ trìu mến, bạn sẽ thấy những điều kỳ diệu. 3.-Món quà từ sự vui tươi:Hãy cắt những biếm họa, chia sẻ những mẫu chuyện cười và những tin vui nhộn cho các cộng sự và người thân. Họ sẽ hiểu và cảm nhận rằng bạn luôn muốn chia sẻ niềm vui và do đó họ sẽ dành cho bạn những điều to lớn hơn. 4.-Món quà từ những mẩu giấy viết tay: Hãy viết ra từ những lời chân thật, dù rất ngắn, nó có sức mạnh phi thường đấy, dù nó là dòng chữ “cám ơn bạn đã giúp đỡ tôi” hay “xin lỗi vì mình đã quá nóng với bạn”. Hay thậm chí một bài thơ hay một lời khuyên đẹp. Chính những điều nho nhỏ đó, có thể đi suốt cuộc đời ta. 5.-Món quà từ sự khen ngợi: Sự khen ngợi thật lòng có sức mạnh không ngờ, đó có thể là “chiếc áo đó thật tuyệt vời với bạn!” hay “Một bữa ăn rất ngon!” có thể đem lại niềm vui cho người khác suốt cả ngày. 6.-Món quà từ sự giúp đỡ: Mỗi ngày hãy chủ động làm một vài điều tử tế, bạn sẽ thấy cuộc sống thật vui vẻ và nhẹ nhàng. 7.-Món quà của sự yên tĩnh:Hãy luôn nhẹ cảm về điều này và để sự yên tĩnh cần thiết cho người khác cũng như có những lúc bạn cần sự yên tĩnh ấy. 8.- Món quà từ sự thân thiện: Hãy vui vẻ nói “xin chào”, “khỏe không”, “mọi việc ổn chứ?”…khi bắt tay phải cho nồng ấm, đừng nên bắt hai tay, cúi đầu, khúm núm (đó là bản chất của những kẻ nô lệ (hoặc trên đội, dưới đạp)…Những điều thật dễ dàng để nói nhưng sẽ đọng lại hình ảnh tốt của bạn nơi người thân. Trong đời sống gia đình cũng như trên phương diện giao tế, chỉ có ba điều xin bạn ghi nhớ cho: Điều thứ nhất: TỬ TẾ, điều thứ hai: TỬ TẾ, và điều thứ ba: TỬ TẾ. Xin mến chào và chân thành cầu chúc bạn cùng gia quyến: hạnh phúc và mạnh khỏe từng ngày trong cuộc đời của bạn.

Và cũng nhân ngày Lễ Tình Nhân 14 tháng 2 (St. Valentines Day) sắp tới, tôi xin kể hầu bạn câu chuyện: Tuần Lễ Khen Vợ như sau để chúng ta thực hành trong đời sống vợ chồng (cũng như lúc còn là tình nhân).Người ta kể rằng, có một gã chiếm được hàng trăm trái tim phụ nữ và sau đó chiếm đoạt luôn cả tài sản của họ nên cuối cùng phải vào tù.Một nhà tâm ly tò mò đến tận nơi xem hắn có bí quyết gì. Ông ta bất ngờ vì đó là một gã đã luống tuổi, hình thức bình thường, duy chỉ có cái miệng rất duyên.Ông hỏi: “Làm thế nào anh chinh phục được nhiều phụ nữ như vậy?”. Hắn trả lời cụt ngủn: “Có gì đâu- Cứ khen nhiều vào”. Nhà tâm ly nổi tiếng người Mỹ, ông Dale Carnegie, thường đi giảng ở các lớp học làm vợ, làm chồng. Một hôm, sau bài giảng về nghệ thuật làm chồng; ông ra bài tập cho học viên về nhà làm. Ông yêu cầu tất cả đàn ông thực hiện “Một Tuần Lễ Khen Vợ”, ngày nào cũng khen từ sáng đến tối. Ông cam đoan sẽ thấy hiệu quả ngay. Học viên chẳng mấy người tin. Có người còn nghĩ là ông nói đùa, nhưng số đông vẫn thử “làm bài tập” xem sao và kết quả thật bất ngờ. Một anh vừa ngủ dậy, nhớ đến bài tập, nói luôn: “Nằm cạnh em sướng thật, mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát”. Vợ tát yêu một cái. Vợ tập thể dục xong, chồng lại khen: “Hồi này trông thần sắc em rất tốt!”. Vợ càng ngạc nhiên vì chưa bao giờ thấy chồng để y đến mình. Lúc dọn món ăn sáng ra, anh ta lại xoa hai bàn tay: “Chà, em làm món gì trông ngon thế?”. Vợ sung sướng ngu?yt yêu chồng một cái nữa. Ăn xong lại khen: “Anh thấy đi ăn sáng ở đâu cũng chẳng bằng em làm!”. Trước khi đi làm, ngắm vợ một phút, anh lại thốt lên: “Em mặc bộ này trông quá được!”. Không ngờ chỉ trong vòng một tiếng, mới khen có mấy câu mà chưa bao giờ anh ta thấy trên gương mặt vợ lại có những nét hạnh phúc ngời ngời đến thế. Ra đến cửa anh còn quay lại: “Anh đi nhé. Em rất tuyệt!”. Hết tuần, có học viên báo cáo với thầy chỉ sau một “tuần lễ khen”, anh ta được hưởng hạnh phúc hơn 10 năm chung sống cộng lại. Nhưng có một thứ, người vợ nào cũng khao khát thì họ lại quên. Đó là lời khen. Tuy nhiên, nếu vợ đẹp thì khen đẹp, nếu quần áo đẹp thì khen quần áo, nếu ngoại hình không đẹp thì khen công dung ngôn hạnh…miễn sao phải chân thật. Khen bừa lỡ thành mỉa mai thì sẽ tác dụng ngược lại đấy. Ai cũng biết “đàn ông yêu bằng mắt, đàn bà yêu bằng tai”…có anh..còn “dẻo mỏ”: “Em hút hồn anh từ lần đầu mới gặp. Đôi mắt em sao mà sâu thăm thẳm”…Đàn ông Việt Nam thường “quên” nịnh vợ???. Cầu chúc bạn trọn một đời hạnh phúc. (HẾT).

Mây-cao-Nguyên(Xuân 2013).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.