Hôm nay,  

Tướng Nguyễn Chí Vịnh Nên Tìm Học Tư Tưởng Mao, Đặng

06/01/201300:00:00(Xem: 8439)
Mao Trạch Đông thống nhất Hoa Lục, Đặng Tiểu Bình mở cánh cửa Đổi Mới đưa Trung Quốc tiến lên cường quốc hàng thứ nhì trên thế giới. Cả hai đều có công và tội - riêng họ Đặng đã quyết định đem quân tấn công Việt Nam vào năm 1979; nhưng đối với với nhiều người dân Trung Quốc họ là những nhà lãnh đạo lổi lạc, hiểu thời mẫn thế và dám có những quyết định vô cùng can đảm.

Điểm đáng nói là cả hai đều đặt quyền lợi của đất nước Trung Hoa lên trên hết: khi bị Liên Bang Xô-Viết chèn ép thì họ không ngần ngại vất bỏ những ràng buộc ý thức hệ giữa hai đảng cộng sản láng giềng mà bắt tay với Hoa Kỳ, tạo ra thế chân vạc thoát khỏi gọng kềm của đàn anh phương Bắc. Liệu Mao và Đặng có biết là Mỹ dụng tâm chia rẽ Nga-Trung để làm ngư ông hưởng lợi - chắc chắn là họ không ngây thơ! Liệu Bắc Kinh lúc đó có tự hào hống hách vì đã đẩy quân đội Đồng Minh lùi xuống vĩ tuyến 38 trong chiến tranh Triều Tiên - họ không thể để mặc cảm tỵ hiềm nhỏ nhặt chi phối vào các quyết định quan trọng cho tương lai Trung Quốc.

Chúng ta cần nhìn lại bài học lịch sử năm 1972 lúc Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon lần đầu tiên viếng thăm Hoa Lục. Chuyến công du này chỉ có thể xảy ra một khi Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trao Đông đã dứt khoát và công khai vứt bỏ quan hệ với Đảng Cộng Sản Liên Xô. Một khi Bắc Kinh không còn áp dụng chính sách ngoại giao hai hàng thì Mỹ-Hoa dù không là đồng minh nhưng vẫn trở thành đối tác chiến lược vì cùng chung một đối thủ.

Bài học thứ nhì khi Đặng Tiểu Bình sang viếng Hoa Kỳ năm 1979 hai tuần trước khi xua quân vào biên giới Bắc Việt Nam, nhằm đánh hỏa mù khiến Mạc Tư Khoa đắn đo không biết nếu Nga tấn công trả đũa thì liệu Mỹ có sẽ nhảy vào can thiệp hay không. Kết quả là Liên Xô không dám phản ứng nên họ Đặng mới chế nhạo rằng sờ đuôi cọp mới biết cọp giấy!

Bài viết này không nhằm đề cao các quyết định vốn đã khiến biết bao dân chúng hai miền Nam-Bắc trả giá bằng xương máu, nhưng để nhắc nhở giới tướng lãnh Việt Nam rằng quyền lợi đất nước cao hơn rất nhiều so với điều mà Thứ Trưởng Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh đã gọi là “di sản quý báu hàng đầu mà Việt Nam và Trung Quốc có được chính là sự tương đồng ý thức hệ”.

Điều này không có nghĩa là hai quốc gia Mỹ-Việt sẽ trở thành đồng minh vì giống như Mỹ-Trung trước đây, giữa hai xã hội và thể chế chính trị còn quá nhiều dị biệt; dù vậy lãnh đạo đôi bên vẫn có thể tin tưởng lẫn nhau vì cùng chia sẻ ý chí và quan điểm chiến lược.

Việt Nam không thể một mặt vận động quốc tế hỗ trợ chống bành trướng phương Bắc trong lúc tiếp tục tâng bốc 16 chử vàng “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Việt Nam không thể tìm ra đối tác chiến lược để vừa giải toả áp lực quân sự trên Biển Đông nhưng đồng thời vẫn tỏ lòng mang ơn Giải Phóng Quân Trung Quốc. Việt Nam không thể tập trung sức mạnh của nhân dân khi cấm cản biểu tình thể hiện lòng yêu nước. Dân chúng trong nước còn hoang mang bức xức với lập trường của giới cầm quyền thì làm sao nước ngoài có thể tin tưởng được?

Nước Nga vốn là cái nôi của ý thức hệ cộng sản và đã đỡ đầu cho Hoa Lục trong cuộc cách mạng 1949 cùng chiến tranh Triều Tiên 1950. Dù vậy Mao Trạch Đông - Đặng Tiểu Bình đã không sợ vứt bỏ mối quan hệ bất bình đẳng giữa hai đảng Cộng sản sẽ đưa Trung Quốc vào thế bị bỏ rơi, vì họ tiên liệu tranh chấp xảy ra thì chính Liên Xô mới bị quốc tế cô lập. Quyết định can đảm này đã cứu Đảng Cộng sản Trung Quốc tồn tại cho đến ngày nay; giới lãnh đạo Bắc Kinh có đủ tư tin và viễn kiến để trước hết bảo tồn, sau đó canh tân đất nước thì mới duy trì quyền lực mà không lệ thuộc ngoại bang.

Trong hoàn cảnh bị đe doạ từ phương Bắc thì Việt Nam tuy đã mở rộng bang giao với quốc tế nhưng phải tìm ra đối tác chiến lược, nếu không giống như một người dù nhiều bạn nhưng không thân, đến khi hoạn nạn chẳng ai ra mặt giúp đỡ. Hiện thời cường quốc duy nhất có thể đối trọng với Trung Quốc là Hoa Kỳ, và dàn dựng như vậy thì mới hợp tác thêm được với Ấn-Úc-Phi-Nhật-….

Muốn tạo sự tin tưởng Việt-Mỹ thì Việt Nam phải chứng tỏ độc lập với Bắc Kinh, mà rõ rệt nhất là cho tàu chiến Hoa Kỳ luân chuyển vào Cam Ranh đồng thời thả tù nhân lương tâm để dân chúng tự do thể hiện lòng yêu nước. Khi đó Mỹ có lý do để nâng tầm quan hệ chiến lược như bán vũ khí sát thương và hợp tác chặt chẽ hơn về quân sự.

Trung Quốc dùng hạm đội tàu đánh cá và hải giám khiêu khích giăng bẫy cho Việt-Phi bắn phát đạn đầu tiên để có cớ trả đũa bằng quân sự; còn không phản ứng tức là chấp nhận hiện trạng (status-quo). Bắc Kinh đang chờ cơ hội để lập lại bài học của Georgia khi bị Nga tấn công năm 2008 mà các nước Tây Phương không có phản ứng nào cụ thể. Chiến thuật của Phi là cho tàu chiến Hoa Kỳ ra vào hải phận trong phạm vi hiệp ước an ninh chung năm 1951. Hiện Phi còn quá yếu, nhưng có tàu Mỹ ra vào thì Bắc Kinh dù muốn leo thang cũng phải đắn đo không biết liệu có vô tình khiến chiến tranh mở rộng hay không. Như vậy Phi dùng kế sách của Đặng Tiểu Bình năm 1979 lấy Mỹ để hù doạ Nga trước khi xâm lấn Việt Nam.

Phải có gan sờ đuôi cọp mới biết cọp giấy – Việt Nam tuy mạnh hơn Phi về quân sự nhưng đã chuẩn bị đầy đủ về ngoại giao và có được đối tác chiến lược hay chưa?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.