Hôm nay,  

Bệnh Tâm Thần Và Súng

25/12/201200:00:00(Xem: 9358)
...cho dù cấm bán súng tuyệt đối thì cũng khó cản được những chuyện nổi điên giết người hàng loạt...

Những ngày qua, cả nước Mỹ, và cả thế giới, rúng động về tin một thanh niên mang súng đến một trường học bắn chết gần ba chục người, phần lớn là trẻ em rất nhỏ tuổi. Đây không phải là lần đầu có chuyện một anh bị bệnh tâm thần vác súng đi giết người loạn xạ, mà đáng lo hơn, cũng chắc chắn không phải là lần cuối.

Ngày 14 tháng 12 vừa qua, tại tỉnh Newtown, tiểu bang Connecticut, anh Adam Lanza, 20 tuổi, bất thần chỉa súng bắn thẳng vào mặt bà mẹ tại nhà, rồi lấy theo bốn cây súng, lái xe đến trường tiểu học Sandy Hook, bắn ổ khoá cửa trường, xông vào một lớp có 14 học sinh, xả súng bắn chết hết, rồi qua lớp bên cạnh, một phần đã chạy ra ngoài, còn lại 6 em và cô giáo, cũng xả súng bắn chết hết. Tổng kết, 20 học sinh bị chết, 6 người lớn bị thiệt mạng. Rồi anh tự tử luôn.

Theo điều tra sơ khởi, anh Lanza này bị bệnh Aspergers, là một loại bệnh tâm thần, tự kỷ, Mỹ thường gọi là autism. Anh sống với bà mẹ đã ly dị với bố anh. Anh nghe phong phanh đâu đó là bà mẹ có ý định gửi anh vào một bệnh viện tâm thần vì bệnh ngày một nặng. Anh lên cơn hoảng và có hành động.

Súng thì không thiếu. Bà mẹ anh là người sưu tập súng, trong nhà có súng đủ loại, toàn là loại gọi là súng tác chiến, bắn hàng loạt, chứ không phải súng săn bắn ì ạch từng phát một. Bà cũng thường dẫn cậu con đi tập bắn.

Thảm kịch này đã một lần nữa –không phải lần đầu- đưa lên trang nhất tất cả các báo, hai vấn đề lớn của xã hội Mỹ hiện nay: trẻ em bị tự kỷ, và sở hữu súng.

Vấn đề trẻ em bị tự kỷ, coi vậy mà lại là vấn đề không có gì mới lạ. Trong cái xứ cực văn minh này, số trẻ em bị tự kỷ rất lớn. Trong chúng ta, hầu như ai cũng biết vài gia đình với con em bị bệnh này.

Cái bệnh này không có gì nguy hiểm hay lan truyền, nên không có lý do gì phải nhốt người bệnh trong nhà thương. Cũng chẳng cần phải uống thuộc trị liệu gì đặc biệt. Hấu hết mấy em này đều vẫn sống chung trong gia đình như tất cả mọi anh em khác. Dĩ nhiên là chúng cần được chăm sóc chu đáo hơn, có thể phải đi học những lớp đặc biệt, hay được bố mẹ giữ ở nhà để dậy riêng, nhưng cũng vẫn có cuộc sống bình thường trong gia đình. Không có luật nào bắt phải nhốt mấy em đó trong nhà thương, trừ phi chúng đã có hành động có hại đến người khác.

Cũng có nhiều gia đình mà bố mẹ không chịu nhìn nhận là con mình bị bệnh tự kỷ, nên không có một cách cư xử nào đặc biệt cả. Chỉ coi như con mình phát triển hơi chậm chút thôi. Mà cũng chưa hẳn là chậm, vì phần lớn trẻ em bị bệnh tự kỷ tuy có cách tiếp giáp khác thường với những người chung quanh, nhưng nhiều khi lại có những sở trường rất đặc biệt, rất thông minh hơn người, như là giỏi toán hay giỏi văn chương hơn người.

Có thể nói 99,9% các trẻ em bị bệnh tự kỷ, sống và lớn lên, trưởng thành, mà chẳng có vấn đề gì đặc biệt. Nhưng rồi cũng có những trường hợp như cậu Lanza này, bất ngờ lên cơn không còn ai kiểm soát được.

Câu hỏi làm sao kiểm soát được những trẻ em này để tránh thảm kịch như trên là một câu hỏi không có câu trả lời rõ rệt. Nếu thật cẩn trọng thì bố mẹ có thể có những biện pháp như đừng chọc giận chúng, yêu thương bảo bọc kỹ hơn, và như trong trường hợp anh Lanza này, đừng để chúng gần súng, gần dao, gần lửa, hay bất kỳ thứ nguy hiểm gì.

Bà mẹ Lanza là nạn nhân đầu tiên, nhưng cũng phải nói ngay là bà đã là nạn nhân của cách giáo dục con của bà, một sai lầm cực lớn. Với một đứa con bị bệnh tâm thần như vậy mà bà lại còn đam mê chất súng đầy nhà, lại còn dẫn con đi tập bắn, thì cái xác xuất có chuyện không hay xẩy ra thật là lớn. Việt Nam ta có câu “chơi dao có ngày đứt tay”. Trong trường hợp anh Lanza này, cái nguy hiểm sờ sờ trước mắt, khó tránh khỏi đứt tay và nhiều chuyện lớn hơn nữa.

Vấn đề thứ hai, gay go hơn, là vấn đề sở hữu súng.

Kẻ viết này có lần đọc báo đâu đó thấy có tin “Năm qua, súng đã giết chết 48 người ở Nhật, 8 ở Anh, 34 ở Thụy Sỹ, 52 ở Canada, 58 ở Do Thái, 21 ở Thụy Điển, 42 ở Đức, và… 10.728 người ở Mỹ”.

Chẳng biết những con số này có chính xác hay không, nhưng đại để thì cũng nói lên rõ ràng sự khác biệt giữa Mỹ và các nước khác trong vấn đề súng. Thực tế, trong cái thiên đường của tự do này có luôn cả tự do vác súng đi quạt thiên hạ mỗi khi cảm thấy mình bị đạp lên chân, hay khi đầu óc có chuyện bất bình thường.

Súng, ngựa –ngày xưa một ngựa, bây giờ thì SUV tám ngựa- và đi lang thang đã là những biểu tượng gần như linh thiêng trong văn hoá của cái xứ “mạnh ai nấy tìm cơ hội” này. Anh chính khách nào dại dột đặt vấn đề súng ra là có quyền về quê mua ná đi săn thỏ qua ngày.

Quyền sở hữu súng là quyền được ghi nhận trong Hiến Pháp Mỹ, đặc biệt là trong tu chính số 2 (Second Amendment). Có nghiã là muốn hủy bỏ quyền sở hữu súng thì phải tu chính Hiến Pháp lại, một chuyện không thể xẩy ra được khi các thăm dò cho thấy trong dân gian Mỹ, cứ một người chống sở hữu súng thì có ba người ủng hộ.

Quyền đó phát sinh ra trong những ngày lập quốc, tranh đấu giành độc lập rồi tây tiến mở mang bờ cõi. So với thời đó, bây giờ đã có tiến bộ nhiều. Ta không còn thấy mấy anh cao bồi, đeo súng lủng lẳng bên hông, chỉ trong cái chớp mắt là có thể rút súng ra bắn chết đối thủ. Bây giờ có súng phải có giấy phép, không được mang súng theo người nếu không có giấy phép đặc biệt. Ngay cả khi mua súng, cũng phải điều tra lý lịch, và trải qua một khoảng thời gian “nguội lại” trước khi được giao súng, để tránh tình trạng nổi cơn, bốc đồng đi mua súng về bắn liền.

Tuy có tiến bộ trên phương diện phòng ngừa đó, nhưng ngược lại, thời buổi văn minh này, những cây súng lục bắn lẹt đẹt sáu phát cũng đã được thay thế bằng những cây súng tự động hay bán tự động, có tính cách tác chiến bắn hàng loạt cả chục viên đạn như M-16, AK-47.

Không ai biết chính xác có bao nhiêu súng được dân Mỹ cất ở nhà, nhưng những ước lượng đáng tin cho rằng có khoảng 270 triệu cây súng do tư nhân sở hữu trong nước Mỹ. So với chừng 310 triệu dân, tỷ lệ đại khái là cứ 10 người Mỹ thì có 9 người có súng. Nếu loại trừ phụ nữ, trẻ em, và người già, thì đại khái mỗi một ông Mỹ sở hữu tới ba cây súng. Thực tế hơn nữa, phần lớn các ông trong các khối dân thiểu số không có súng, hay cùng lắm cũng chỉ có được một cây súng rẻ tiền thôi. Có nghiã là mấy ông Mỹ da trắng hầu như nắm độc quyền sở hữu súng, trung bình mỗi ông cũng phải có năm cây súng. Một mình bà mẹ của Lanza –tuy là phụ nữ- đã có tới hơn một chục cây súng trong nhà.

Văn hoá Mỹ là văn hóa bạo lực. Không cần đi đâu xa, chỉ cần nhìn vào truyền hình, phim ảnh, và các trò chơi trên computer hay iPhone, iPad, hay các máy viedo games. Những trò chơi có bắn giết, máu me văng đỏ lòm màn hình là những trò chơi đắt hàng nhất. Trẻ con mỗi lần bắn trúng, giết được một đối tượng là nhẩy dựng lên reo hò, dơ tay đấm không khí, hay đấm ngực vì thành tích sắt máu. Những loại trò chơi này chẳng có trò chơi nào ghi “cấm trẻ em” cả, mạnh em nào em nấy vào mạng, rồi tải vào máy để chơi thôi. Bố mẹ cũng chẳng có cách nào kiểm soát được.

Phim ảnh Hollywood và truyền hình thì ít thấy máu me hơn, nhưng những phim thuộc loại hành động -action- luôn ăn khách hơn nhiều. Văng tục, đấm đá, giết nhau, súng bom nổ đùng đùng càng nhiều, càng hung bạo, càng tốt. Hiện nay, với kỹ thuật ráp hình tân tiến, ta thấy những cảnh rùng rợn như cụt tay, bay đầu, lòi con ngươi, là chuyện bình thường.

Phần lớn những phim bạo lực nặng này hay có lời cảnh giác đại để “khuyến cáo nên có hướng dẫn của cha mẹ”, parental guidance suggested, chẳng có một tý tác dụng gì.

Cái lập luận chính dùng để bác bỏ việc cấm súng là nếu có cấm súng thì cuối cùng những người dân lương thiện tôn trọng luật pháp sẽ không có súng để tự vệ nữa trong khi các anh cô hồn, băng đảng bất chấp luật lệ thì tha hồ võ trang đi làm chuyện bất hợp pháp, kể cả dùng súng cướp của giết những người lương thiện. Lập luận này không phải hoàn toàn vô lý. Cách đây không lâu, báo tỵ nạn có đăng tin ba anh Mỹ mang súng đến cướp một tiệm vàng trong thương xá Phước Lộc Thọ, khu Bolsa, đã bị chủ tiệm lấy súng bắn bị thương một anh, hai anh kia chạy ra ngoài rồi cũng bị bắt luôn. Nếu ông chủ tiệm không có súng thì kết cuộc đã khác xa.

Thực tế cho thấy tất cả các nước Âu Châu đều có luật cho phép mọi công dân có quyền sở hữu súng, đâu có nước nào cấm đâu. Cái thú đi săn là một trong những cái thú tiêu khiển đã có từ ngàn đời mà chẳng ai nghĩ có thể cấm được. Có nhiều người còn cần súng đi săn như là một phương tiện sinh nhai, làm sao cấm được?

Từ lý luận đó, Mỹ đã ra luật không phải cấm sở hữu súng nói chung, mà cấm sở hữu những loại súng có tính cách sát thủ, tác chiến, gọi là assault weapons. Trên căn bản cũng có lý thôi. Đâu có ai cần AK-47 đi săn nai hay săn thỏ bao giờ. Luật được ra tại vài tiểu bang, có hiệu lực một vài năm, coi như là có tính thử nghiệm xem hiệu quả đến đâu. Và đúng như ước đoán, ra luật là một chuyện, luật có hiệu quả là chuyện khác. Các nhà sản xuất súng đã mau chóng đọc luật thật kỹ, rồi chuyển chế các súng tác chiến bị cấm qua hình thể hay tiêu chuẩn hợp pháp, và tiếp tục bán như thường.

Cây súng tự động mà anh Lanza sử dụng chính là một trong những kiểu súng đó, là súng AR-15, chế biến từ M-16 ra, thay đổi hình thức, trở thành hợp lệ và bán-mua tự do. Cái luật cấm mua bán súng tác chiến chẳng có một hiệu nghiệm gì, và tại hầu hết các tiểu bang, khi luật mãn hạn thì đã không được gia hạn thêm. Chỉ là một loại luật cho có, để các vị dân biểu, nghị sĩ về khoe với cử tri để lấy phiếu thôi.

Thật ra, việc cấm vài loại súng chẳng có tác dụng gì nhiều. Hãy nhìn qua kinh nghiệm của Anh Quốc. Năm 1987, Michael Ryan mang súng tự động đi bắn chết 16 người và bị thương hơn một tá khác. Nước Anh ra luật cấm súng tự động năm 1988. Năm 1996, Thomas Hamilton mang súng lục vào một trường học bắn chết 16 học sinh và thầy giáo. Nước Anh ra luật cấm sở hữu súng lục năm 1997. Năm 2010, Derrick Byrd vác súng trường đi bắn chết 12 người và bị thương 30 người. Nói cách khác, ra luật gì cũng chẳng thể ngăn cản được những thảm kịch vì súng.

Bây giờ, sau biến cố Sandy Hook, thì cũng như bao nhiêu lần trước, lại ào ào nổi lên những tiếng kêu gọi phải làm một cái gì. Làm một cái gì thì tất nhiên ai cũng đồng ý, nhưng làm gì thì thực sự chẳng ai biết. Thiên hạ lớn tiếng kêu gọi TT Obama hãy chứng tỏ bản lãnh của người lãnh đạo, tìm ra phương thức giải quyết vấn đề, và TT Obama đã phải lên tiếng hứa sẽ có một đề nghị lớn vào tháng Giêng tới.

TT Obama chẳng biết phải làm gì. Phiá đối lập Cộng Hoà cũng chẳng biết phải làm gì luôn. Chỉ vì vấn đề “coi dzậy mà hổng phải dzậy”. Nghe thiên hạ nhao nhao xúc động đòi cấm súng thì tưởng như dân Mỹ đã chuyển hướng, chấp nhận bỏ cái quyền sở hữu súng thiêng liêng của họ đi rồi. Nhưng không phải vậy.

Ngay sau khi biến cố Sandy Hook xẩy ra, thiên hạ đổ xô đi ... mua súng! Giá một cây súng lục Glock, kiểu anh Lanza mang theo và dùng để tự sát, đã tăng trên Ebay từ 45 đô lên tới gần 120 đô trong vòng vài ba ngày. Siêu thị Wal-Mart cũng thông báo cho biết kho hàng súng của các tiệm tại bốn năm tiểu bang gì đó đã bán hết sạch súng đủ loại, nhất là cây súng AR-15, là súng tự động Lanza đã dùng để bắn giết các em học sinh.

Hội National Rifle Association, là hội bảo vệ quyền có súng cho biết sau thảm kịch Sandy Hook, mỗi ngày trung bình có 8.000 người xin gia nhập hội.

Những biến cố trên cho thấy dân Mỹ có khá nhiều người sợ Sandy Hook sẽ đưa đến tình trạng ra luật cấm súng, nhất là sau khi TT Obama bổ nhiệm PTT Biden làm Chủ Tịch một ủy ban đặc nhiệm nghiên cứu biện pháp thích ứng.

Một vài anh bảo thủ, là khối chủ trương không được cấm súng, đã đề nghị giải pháp trong vụ thảm sát Sandy Hook: cho phép thầy cô mang súng và huấn luyện họ cách sử dụng súng để họ có phương tiện tự bảo vệ. Đây có lẽ là đề nghị điên rồ nhất trong tất cả các giải pháp.

Trước hết, cho các thầy cô mang súng vào trường không có gì bảo đảm một trong những thầy cô đó không lên cơn điên vác súng bắn loạn học trò. Sau đó, nếu giải pháp là võ trang thầy cô, thì theo lý luận này, bước cuối cùng sẽ là võ trang cả nước, và nước Mỹ cuối cùng sẽ có hơn ba trăm triệu người có súng để tự “bảo vệ” lẫn nhau. Không cần phải là nhà thông thái, cũng sẽ thấy cái hãi hùng và điên cuồng của giải pháp này.

Tất cả tóm lại vẫn chỉ là vấn đề văn hoá, một vấn đề mà không có luật nào kiểm soát được. Bên Âu Châu cũng như Mỹ, người dân có quyền sở hữu súng, nhưng con số dân Âu Châu nạn nhân của súng không tới 1% của Mỹ, chỉ vì thiên hạ bên đó không có cái văn hoá “sẵn sàng bắn” như Mỹ. Phim ảnh và các trò chơi điện tử bên đó không có đẫm máu như bên Mỹ.

Thực tế mà nói, cho dù cấm bán súng tuyệt đối thì cũng khó cản được những chuyện nổi điên giết người hàng loạt. Như gần đây, ta đã thấy báo chí loan tin vài anh Tàu điên đã đi giết người hàng loạt, không phải bằng súng, mà bằng dao phay và mã tấu. Thế thì giải pháp ở đâu: cấm dân Tàu không được sở hữu dao phay và mã tấu sao?

Kiểm soát bệnh tâm thần là một vấn đề nan giải. Kiểm soát sở hữu súng cũng là một vấn đề nan giải khác. Cả hai vấn đề gom làm một thì đúng là một thảm họa khó chống đỡ. (23-12-12)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Ý kiến bạn đọc
25/12/201223:32:32
Khách
Cho dù 70% dân Mỹ gốc Phi châu nghĩ rằng O.J Símon giết vợ và tình địch nhưng nếu toà tuyên án tay này có tội thì loạn lạc, khủng bố, đập phá, giết chóc xảy ra cho nên có vài khẩu súng trong nhà để tự bảo vệ là cách tốt nhất trong khi chờ đợi cảnh sát đến mà không biết là khi nào ! cũng như vụ Rodney King ăn cắp xe bị cảnh sát rượt bắt gây ra biết bao tai nạn chết người thảm khốc nhưng nếu bị kết tội thì sẽ có hàng loạt cửa tiệm bị đập phá, bao nhiêu người dân vô tội sẽ bị tấn công, giết hại thì có vài khẩu súng trong nhà để tự bảo vệ vẫn là biện pháp tốt nhất !!! Thế mới rõ súng không giết người mà chì có người giết người nhờ thế mà trong vụ án "cây gậy đánh golf" của nhà Kennedy giết chết cô bẻ láng giềng đã không bị cấm và môn thể thao này vẫn còn tiếp tục đến ngày nay. Lại 1 lần nữa người dân được nhìn thấy khả năng lãnh đạo , mồm mép và những giọt nước mắt của obama - người có mái tóc xanh đang bạc- sao giống boóc hồ của mấy đồng rận việt cộng sau khi giết biết bao người dân lương thiện đến thế!!!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.