Hôm nay,  

Mùi Hoắc Lê Thanh Đạm Mà Ngon

14/12/201200:00:00(Xem: 10336)
Trong bài trước tôi đã nói về câu "Miếng cao lương phong lưu nhưng lợm", nay xin đề cập đến câu tiếp, "Mùi hoắc lê thanh đạm mà ngon", trong Cung oán ngâm khúc của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều; câu này bàn về sự hưởng thụ trong xã hội.

Hưởng thụ ở đây nói về hưởng thụ trong ăn uống, ẩm thực theo nghĩa hẹp, về hưởng thụ vật chất theo nghĩa rộng, như sở hữu tiền bạc, của cải, nhà đất, ruộng vườn, trang bị gia đình, xe cộ cùng mọi tài sản khác như chứng khoán, tài khoản gửi ngân hàng hiện nay.

Trong bất cứ xã hội nào vấn đề hưởng thụ liên quan chặt chẽ đến việc phân phối của cải do xã hội chung sức làm ra, và chức năng hệ trọng nhất của nhà nước, của chính quyền là có chính sách đúng, chăm lo phân phối công bằng hợp lý, khuyến khích tăng trưởng, mang lại ổn định, phồn vinh cho toàn xã hội chung hưởng.

Sau khi cưóp chính quyền tháng tám 1945, đảng Cộng sản Việt Nam còn khá trong sạch trong một xã hội nhìn chung còn nghèo khổ. Lúc ấy đã có những gương đảng viên liêm chính hoạt động trong quần chúng bần cùng trong các khu lao động hầm mỏ. Hồi đó người ta thường biểu dương đảng viên Sao Đỏ - Nguyễn Lương Bằng - sau này được giao giữ quỹ của đảng CS. Ông là một cán bộ cực kỳ trong sạch, thanh liêm, đi qua đò hay ăn cơm bụi vài xu cũng có biên lai chứng từ thanh toán với đảng trong từng chuyến công tác.

Trong chiến tranh, mức sống xã hội còn thấp, lãnh đạo dạo ấy còn đề ra châm ngôn «gian nan đi trưóc, hưởng thụ đi sau nhân dân», theo câu nói nổi tiếng từ đời nhà Tống bên Trung Quốc của danh nhân Phạm Trọng Yêm, «tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc» - nghĩa là lo trước cái lo của thiên hạ, hưởng niềm vui sau thiên hạ - coi đó là phương châm tự nhiên cao quý của mỗi đảng viên trong cuộc sống.

Ngày nay không một nghị quyết đại hội đảng nào, không một ủy viên Bộ Chính trị hay ủy viên Trung ương nào còn dám nói đến câu danh ngôn ấy, vì nay trên thực tế họ lao vào cuộc chạy đua làm giàu, tranh nhau xem ai giàu nhanh hơn, nhiều hơn ai. Đây là biểu hiện chủ yếu của tình hình suy thoái của đảng CS hiện nay không sao kìm hãm nổi, vì tham vọng của những kẻ thành đạt không do tài và đức là vô bờ bến. Do đó ta thấy tình trạng càng hò hét chỉnh đốn đảng thì đảng càng đổ đốn tệ hại hơn.

Cho nên câu thơ của thi hào Ôn Như Hầu - Nguyễn Gia Thiều Mùi hoắc lê thanh đạm mà ngon mang ý nghĩa một lời nhắc nhở, một câu khuyên nhủ, một kiến nghị về triết lý sống trong sạch, thanh cao, không khắc khổ chút nào, lại mang hương vị thơm, ngon, đẹp, đáng sống, rất hợp cho lúc này.

Đó là cái ngon khi gia đình yêu thương, dù râu tôm nấu với ruột bầu, chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon. Đó là khi thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn.

Đó là thời Nghiêu Thuấn không hề có trộm cắp, cầm nhầm, cổng không đóng, cửa mở toang.

Ai bảo thịt bò bẩy món, thịt cờ Tây nhựa mận mới tuyệt đỉnh cú mèo? Vậy canh rau dền, rau đay, cùng mướp hương, hay khoai sọ rau rút giản đơn không thơm ngon, khoái khẩu ư? Một bát bún riêu với lá rau diếp, hay quả cà pháo muối tương Bần dòn tan không ngon ư, để đi xa quê lâu ngày còn nhớ mãi ?


Niềm vui hưởng thụ trước hết phải là niềm vui lương thiện. Nhà cao cửa rộng không do công sức, mồ hôi nước mắt của mình tạo nên, thì dù cho 4, 5 tầng, xa lông gỗ lim chạm rồng, quả đấm cửa mạ vàng… cũng chỉ là của tên kẻ cắp hay tên ăn cướp quý phái, của tên lưu manh giấu mặt, không có gì đáng để vênh mặt khoe mẽ cả.

Mong các nhà xã hội học hãy thống kê lên danh sách những nhà trọc phú mới, những tên nhà giàu mới không do giá trị tinh thần, trí tuệ, học thức, văn hóa của chính mình tạo nên. Chữ «trọc» ở đây sao mà hay thế! Nghĩa là những kẻ như thế tuy có thể có nhiều tóc, nhưng trong đầu họ rỗng không, không có tư duy, óc não như bã đậu, không lương tri, không nhân cách, chỉ có tiền, tiền và những mánh khóe làm tiền phi pháp.

Những nhân vật trọc phú như thế đang sinh sôi nảy nở với tốc độ cao trong xã hội ta, như họ công nhận với nhau, như những bầy sâu bọ lúc nhúc, cướp đoạt hết thành quả của phát triển, dành hết về phần mình mà lẽ ra phải chia cho cộng đồng cùng hưởng. Họ đang tâm móc túi dành phần của người khác là đồng bào của chính họ.

Đã đến lúc trong toàn xã hội phải lên án mạnh mẽ tệ lãng phí và tham nhũng, đòi các cơ quan nhà nước, các đoàn thể xã hội, các phương tiện truyền thông đồng loạt lên tiếng vạch mặt, phơi bày để thải loại bầy sâu bọ gian tham vô độ. Nay cũng là lúc cần đề cao đạo đức, lối sống mới, cổ xuý lối sống trong sáng, thanh liêm, lành mạnh, như bà bán vé số trả vé trúng hàng chục tỷ đồng cho người bà hẹn giành vé chưa nhận tiền, như ông lái xe xích lô tìm trả lại khách ví tiền lớn để quên…

Trót ăn bẩn nhưng rồi cảm thấy lợm giọng vì biết tủi nhục khi nuốt của phi pháp, biết tự sức mình làm nên của cải, tự lo đủ cho mình, phải chăng đó là nếp sống cao đẹp truyền thống rất thích hợp với cộng đồng ta trong thời kỳ phát triển và hội nhập hiện nay. Thi hào Nguyễn Gia Thiều thật đáng ngưỡng mộ lâu dài với tuyệt tác Cung oán ngâm khúc, với hai câu thơ súc tích:

Miếng cao lương phong lưu nhưng lợm

Mùi hoắc lê thanh đạm mà ngon.

Lời răn này có thêm ý nghĩa sâu sắc khi ta nghĩ đến những món quà của người bạn hẩu bành trướng Bắc Kinh với các đồng chí CS Việt Nam của họ, những món quà cực kỳ độc hại cho dân tộc.

Đó là những lời nói dẻo như kẹo kéo, «16 chữ» quý như vàng mười, những giúp đỡ và hợp tác «đầy tình hữu nghị anh em» về khai thác bauxite, về xây dựng hàng loạt nhà máy điện, xi măng, cơ khí, xây dựng các Viện Khổng Tử. Đó là hàng nhập khẩu chứa độc hại tràn như nước lũ qua biên giới...Tất cả đều là miếng cao lương phong lưu quý hiếm đấy, nhưng khi đã rõ bụng dạ nham hiểm của người biếu tặng, ai cũng phải thấy e sợ, kinh hoàng đến tởm lợm.

Hãy tự mình tìm ra những bạn bè vô tư hơn, đáng tin cậy, đáng liên minh và hợp tác lâu dài, không bị trói mình vào ý thức hệ cổ hủ đã phá sản như của nợ tiền kiếp, nhẹ nhàng thanh thoát được là mình ở giữa thế giới tự do, trong niềm vui của mùi hoắc lê thanh đạm mà ngon.

Bùi Tín, VOAs Blog

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.