Hôm nay,  

Trang Đất Việt: Nước Việt Nam

06/12/201200:00:00(Xem: 16993)
1- Hình dáng và giáp giới của nước Việt Nam: Nước Việt Nam có hình như chữ S, ở khu vực Đông Nam Á, phía đông bán đảo Đông Dương. Nước VN ở toạ độ của kinh tuyến 102008 đến 109028 Đông, và vĩ tuyến 8002 đến 23023 Bắc. Nước VN phía bắc giáp Trung Hoa, đường biên 1.281 km. Tây giáp nước Lào đường biên 2.130 km, và Cao Miên đường biên dài 1.228 km. Phía nam giáp vịnh Thái Lan và phía đông giáp biển Đông, hai phía đông và nam của VN có biển bao bọc với chiều dài 3.444 km.

3- Diện tích nước Việt Nam: Diện tích đất liền VN là 329.245 km2. Nước Việt tính cả vùng lãnh hải, thì diện tích vùng biển của VN lớn bằng gấp 3 diện tích đất liền. Vậy diện tích VN, kể cả đất liền và vùng biển, sẽ vào khoảng 1.316.980 km2 (329.245x4).

4- Chiều dài và chiều rộng nước Việt Nam: Bờ biển Việt Nam dài 3.260 km, đường biên giới 4.510 km. Đất liền từ điểm cực bắc đến cực nam 1.650 km (đường chim bay). Chiều rộng từ đông sang tây: Nơi rộng nhất 600km (ở miền Bắc), 400km (ở miền Nam), và nơi hẹp nhất 50km (ở miền Trung, tỉnh Quảng Bình, thị xã Đồng Hới).

5- Bờ biển: Bờ biển Việt Nam theo công ước Quốc Tế, về luật biển (law of sea convention) vào năm 1982, gồm có 119 nước đã ký kết (trong đó có Trung Hoa và Việt Nam). Để tiện việc theo dõi, sau đây xin định nghĩa một số từ ngữ, có liên hệ về luật biển:

- Lãnh hải (Territorial Waters): Vùng biển ven bờ biển, thuộc chủ quyền của các quốc gia miền duyên hải, được Quốc tế quy định không quá 12 hải lý, tính từ đường cơ sở.

- Đường cơ sở (Baselines): Đường quy định, dọc theo bờ biển của các nước có bờ biển, từ đó tính chiều rộng lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế.

- Hải lý (Nautical Mile): Đơn vị đo chiều dài trên mặt biển, 1 Hải lý bằng 1.852 km.

- Vùng đặc quyền kinh tế (exclusive economic zone), rộng 200 hải lý (khoảng 370 km). Trong 200 hải lý đó, quốc gia sở hữu được khai thác tài nguyên ở lòng biển và đánh cá (fishery zone)...

Ngoài khơi Việt Nam có khoảng 4.000 đảo lớn nhỏ, trong đó có các đảo Hoàng Sa và đảo Trường Sa
(*).

Đảo Hoàng Sa cách bờ biển Việt Nam khoảng 155 hải lý, cách bờ biển Trung Hoa khoảng 270 hải lý. Đảo Hoàng Sa ở vào vĩ tuyến 17

005-15045 Bắc. Đảo Hoàng Sa ở phía đông của tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi... Vùng hải đảo Hoàng Sa gồm 2 nhóm đảo quan trọng:

a- Nhóm Nguyệt Thiềm (Crescent) gồm có: Hoàng Sa (Pattel), có diện tích (dt) 0,56 km

2. Cam Tuyền (Robert), có dt. 0.32 km2. Duy Mộng (Drumond) dt. 0.41 km2.

b- Nhóm đảo Tuyên Đức (Amphitrite) gồm có: Đảo Phú Lâm (Woody Island), có dt. 1.32 km2 và nhiều đảo nhỏ khác.

Đảo Trường Sa cách bờ biển Việt Nam khoảng 190 hải lý, cách bờ biển Trung Hoa khoảng 750 hải lý. Quần đảo Trường Sa có khoảng trên 500 đảo, nằm rải rác từ Việt Nam đến Phi Luật Tân, trong đó có 9 đảo lớn. Đảo lớn nhất là Trường Sa (Spartley) có diện tích 0.175 km2, ở đảo này có nhiều chim trú ngụ, có nhiều cây, có những cây dừa có trái. Trong số trên 500 đảo ấy, có vô số cồn, đá, bãi và nhiều bãi ngầm. Đảo Trường Sa ở vào vĩ tuyến 17000-15000 Bắc, dọc theo bờ biển Việt Nam từ tỉnh Khánh Hoà đến Cà Mau.

Đặc biệt bờ biển Việt Nam thoai thoải, trải dài từ bờ ra tận ngoài khơi, bản đồ địa chất đã cho thấy Biển Việt Nam là sự nối tiếp địa hình đất liền chạy dài ra biển, không có sự ngăn cách những rãnh biển sâu (trench, trough). Bờ biển Việt Nam không giống như bờ biển bao quanh phía Nam của Nam Dương hay Phi Luật Tân, đã bị rãnh sâu ngăn cách. Vì vậy hải phận của Việt Nam, nếu vùng đặc quyền kinh tế nới rộng hơn 200 hải lý là điều hợp lý; ví dụ: Thềm lục địa và hải phận kinh tế VN rộng đến 350 hải lý, là hợp lẽ hơn bất cứ quốc gia nào khác trong vùng. Cũng từ bản đồ địa chất cho thấy phía bắc của Hoàng Sa có một vùng biển sâu (trench) ngăn chận thềm lục địa của Tàu. Do đó nước Tàu không có điều kiện gì để tuyên bố việc nối dài hải phận “lưỡi bò” ngược ngạo của họ.

6- Vịnh Cam Ranh: Vịnh Cam Ranh là một trong 3 hải cảng tốt nhất thế giới: Cam Ranh, San Francisco và Rio de Janeiro. Vì có đầy đủ những ưu thế về chiến lược và địa lý. Vịnh Cam Ranh, được hai nhánh núi che chắn tạo thành, ngoài cửa vịnh có các đảo và cù lao chắn gió, nên bên trong vịnh luôn gió yên sóng lặng, tàu đậu rất êm ả. Vịnh Cam Ranh có thể tàu ra vào với trọng tải 100.000 tấn. Vịnh Cam Ranh có địa thế yếu hiểm, cửa vào vịnh thu nhỏ, nên kẻ thù khó tấn công, ta dễ phòng thủ. Ai làm chủ vịnh Cam Ranh có thể khống chế được toàn khu vực biển Đông. Vào thế kỷ 19, chính quyền thực dân Pháp đã xây dựng vịnh Cam Ranh thành quân cảng. Năm 1940, quân đội Nhật xâm chiếm Đông Dương đã xử dụng cảng Cam Ranh làm nơi xuất phát của hải quân Nhật Bản.


Thời chiến tranh vào thập niên 1960-1970, vịnh Cam Ranh là một trong những căn cứ quân sự quan trọng nhất của VNCH và của quân đội Hoa Kỳ. Năm 1965, Hoa Kỳ xây dựng vùng vịnh Cam Ranh trở thành căn cứ quân sự phối hợp các lực lượng Hải, Lục và Không quân, có khu tiếp vận lớn nhất Đông Nam Á. Nơi đây là căn cứ tiếp liệu, khí tài quân sự cho chiến tranh Việt Nam. Trong chiến tranh VN, quân đội Hoa Kỳ đã phát triển và củng cố vững quân cảng này. Năm 1973, sau hiệp định Paris, Hoa Kỳ đã trả lại vịnh Cam Ranh cho VNCH.

Đã có nhiều quốc gia chú ý đến cảng Cam Ranh, đấy là những quốc gia mong muốn vì lợi ích thiết thực trong việc duy trì quyền tự do thông thương trên biển Đông. Sự hiện diện các tàu quốc tế tại cảng Cam Ranh, sẽ nâng cao vị thế chiến lược và giao thương của VN. Vịnh Cam Ranh chiếm một vị trí trung tâm trong chiến lược của VN, là căn cứ tốt để chống lại tham vọng bành trướng của Trung Cộng, trong cuộc

tranh chấp về chủ quyền tại Biển Đông. Vịnh Cam Ranh là một trong những huyết mạch lưu thông hàng hải trên thế giới.

Năm 1979, sau cuộc chiến biên giới Việt-Hoa, Nga Sô thuê vịnh Cam Ranh thời gian 25 năm. Nga cho xây thêm cầu tàu và kéo dài phi đạo. Năm 1991, Liên bang Sô Viết bị sụp đổ, đến năm 2002, hải quân Nga Sô rút khỏi Cam Ranh, trước thời hạn đã hợp đồng. Trung quốc luôn mong muốn thuê Cam Ranh, hy vọng Hà Nội đủ sáng suốt, không để quân xâm lược Tàu cộng chiếm quân cảng quan trọng này.

7- Sông suối: Nước Việt Nam có 2.860 con sông, có chiều dài từ 10 km trở lên, các sông lớn của Việt Nam là sông Hồng, sông Thái Bình ở miền Bắc. Sông Cửu Long, sông Đồng Nai ở miền Nam. Sông ở miền Trung thì ngắn và dốc, nước trong và ít phù sa. Việt Nam có nhiều khe suối chằng chịt khắp nơi.

8- Núi non: Núi chiếm khá lớn diện tích đất trên lãnh thổ Việt Nam. Các núi ở miền Bắc rất cao, như núi Phăng Xi Păn ở Lào Cai cao 3.143m. Núi ở Việt Nam, cao ở hướng tây bắc rồi thấp dần xuống đông nam, thoai thoải ra biển. Những dãy núi kéo dài ra khơi, tạo thành những cụm đảo, như đảo ở Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Xen lẫn các dãy núi cao là cao nguyên đá vôi rộng lớn, như dãy cao nguyên đá vôi chạy dọc theo thung lũng sông Đà. Núi ở miền Bắc và Đông Bắc có dạng hình cánh cung. Các cánh cung đó là: Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều, đều chụm lại ở Tam Đảo.

Miền Trung có dãy Trường Sơn chạy dài từ bắc xuống nam, sườn phía đông dốc xuống biển, sườn phía tây thoai thoải đến thung lũng sông Mê Kông. Phía đông của Nam Trung Bộ, các dãy núi nam Trường Sơn đâm ngang, chia cắt thành những ô nhỏ, phần còn lại ở phía nam là vùng đồng bằng rộng lớn. Miền Nam có nhiều rừng ít có núi, và núi thâm thấp như: Núi Bà Đen, Thất Sơn...

9- Rừng rú: Rừng ở Việt Nam là rừng ở vùng nhiệt đới, nên rậm rạp. Ven biển và miền Tây Nam Bộ là rừng ngập mặn với các loại cây: Đước, sú, vẹt... Do sự khai phá rừng bừa bãi, nên rừng ở Việt Nam còn khoảng 30% diện tích toàn lãnh thổ, rừng núi bị thưa thớt, đồi trọc, rất dễ bị ngập lụt. Những loại gỗ quí khó bảo tồn, các loại thú quí hiếm, có nguy cơ bị tiệt chủng.

10- Người Việt Nam: Người VN có khoảng 54 sắc dân, trong đó có 53 sắc dân thiểu số, chiếm khoảng 14% tổng số dân của cả nước. Người Việt thuần tuý (người Kinh) chiếm khoảng 86%, tập trung ở các miền châu thổ hay nơi đồng bằng ven biển. Những sắc dân thiểu số, phần lớn đều tập trung ở các vùng miền núi và cao nguyên; ngoại trừ người Chăm, người Khmer và người Hoa sinh sống ở đồng bằng. Trong số các sắc dân thiểu số, đông dân nhất là các sắc dân: Tày, Mường, Thái, Hoa, Khmer, Nùng..., mỗi sắc dân có dân số khoảng một triệu người. Các sắc dân: Chứt, Ê Đê, Sán Dìu... thì dân số ít hơn. Có một số sắc dân thiểu số đã định cư trên lãnh thổ Việt Nam từ lâu đời, nhưng cũng có các sắc dân chỉ mới di cư vào Việt Nam trong vài trăm năm trở lại đây.

Việt Nam là một nước đông dân, tuy diện tích đứng hạng thứ 65 trên thế giới, nhưng dân số lại xếp thứ 13. Theo điều tra của Tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến năm 2011, là 87.840.000 người. Mật độ: 259 người/km

2 (671/ square mile), Dân số khu vực thành thị chiếm khoảng 27 triệu người, chiếm 30,6% tổng dân số cả nước, dân số khu vực nông thôn và cao nguyên chiếm khoảng 70 triệu người, chiếm 69,4% tổng dân số cả nước.

(Còn Tiếp)
Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.