Hôm nay,  

Paris Những Ngày Cuối Năm

05/12/201200:00:00(Xem: 13420)
Trong năm 2012, nước Pháp có nhiều biến cố dồn dặp: khủng hoảng kinh tế xã hội, ảnh hưởng khó khăn của khủng hoảng Âu châu và khu vực đồng euro, bầu cử Tổng thống và Quốc hội với sự thắng thế của phe xã hội, sự phân liệt đảng UMP thuộc cánh Hữu, và gay gắt hơn hết là phản ứng dân chúng chống lại dự luật cho phép đồng tính kết hôn do Chánh phủ Xã hội thực hành theo cam kết lúc vận động bầu cửa của ứng cử viên xã hội, Ông François Hollande nay là Tổng thống.

Một thời đã qua

Đảng UMP thuộc cánh Hữu đang trong cơn khủng hoảng vô cùng trầm trọng có thể đi đến phá sản dể dàng vì "đảng tranh". Tây đang thực nghiệm lịch sử đảng phái việt nam?

Ngày chủ nhật 18.11.2012,đảng UMP đã tổ chức một cuộc bầu cử chủ tịch đảng. UMP là hậu thân của đảng RPR trước đây, được mở rộng với sự tham dự của các thành phần hữu phái khác như UDF và đảng Cấp Tiến (Parti Radical). Phần còn lại của UDF đã trở thành đảng MoDem do François Bayrou lãnh đạo.

Đảng UMP đã thành công yểm trợ ông Nicolas Sarkozy đắc cử Tổng thống năm 2007, nhưng trong cuộc tranh cử kế đó vào năm 2012, ông Sarkozy đã thất cử.

Nay, Ông Jean-François Copé, người lo vận động tranh cử cho ông Sarkozy, quyết định ra tranh chức Chủ tịch UMP. Nhưng Cựu Thủ tướng dưới thời Tổng thống Sarkozy, Ông François Fillon, cũng muốn nắm quyền lãnh đạo UMP để nhằm chuẩn bị cho con đường vào Điện Elysée năm 2017. Cả hai người đều là "Voi Già" của UMP và có được số ủng hộ ngang ngửa nhau.

Đảng UMP tính đến nay đã được 10 tuổi nhưng tương lai của đảng không lấy gì làm lạc quan lắm. Ngày Chủ nhật 18.11, có hơn 300.000 đảng viên của UMP bầu Chủ tịch đảng. Trong lúc cuộc kiểm phiếu đang tiếp diễn, chưa có kết quả chánh thức, khoảng 23 giờ, Ông Jean François Copé, không chờ đợi Ủy Ban tổ chức và kiểm soát bầu cử chánh thức công bố kết quả, tự tuyên bố đắc cử với gần 1000 phiếu hơn đối thủ! Nhưng phe Ông Fillon lập tức loan báo cho báo chí chưa có kết quả, cần phải chờ. Sau đó, François Fillon cho biết chính ông mới là người thắng với 224 phiếu hơn đối thủ!

Hai bên cáo buộc nhau gian lận trong khi Ủy Ban Tổ chức bầu cử và kiểm phiếu tiếp tục việc kiểm phiếu tại trụ sở của UMP. Phe Copé đưa ra bằng chứng có những bất thường ở Alpes Maritimes và quận 16 Paris trong khi phe Fillon tố cáo có gian lận ở Oise, Bouches du Rhône, Alpes Maritimes và Toulouse. Chiều ngày thứ hai, Ủy Ban Tổ chức bầu cử loan báo Copé thắng với 98 phiếu hơn.

Điều bất thường là Ủy Ban Tổ chức "thừa nhận đã quên" không tính các phiếu bầu của ba đơn vị bầu cử thuộc Pháp Quốc hải ngoại. Phe Fillon cho biết nếu kể số phiếu bầu này, Fillon đắc cử là chắc. Nhưng Ủy Ban đã tuyên bố Copé thắng cử, không thể tuyên bố lại. Phe Fillon không đưa nội vụ ra trước Uy Ban khiếu tố của UMP nhưng đề nghị Ông Alain Juppé làm xử lý thường vụ chức Chủ tịch trong khi chờ giải quyết các lấn cấn của bầu cử. Alain Juppé chỉ nhận làm trung gian hoà giải nếu cả hai phe đồng thuận và hợp tác.

Người ta có cảm giác cuộc bầu cử nội bộ UMP như là một cuộc bầu cử ờ một quốc gia chậm tiến.

Như Việt nam sau năm 1954, với kỷ thuật "nhồi" thùng phiếu, bầu đúng và đông hơn số cử tri! Để có kết quả 98%! Nhưng vẫn còn thua xa cách "Đảng cử, Dân bầu" của cộng sản hà nội ngày nay ở Việt nam.

Cuộc tranh chấp mang tính huynh đệ tương tàn trong đảng UMP đã làm đau lòng một số đảng viên nên đã có một số đảng viên bắt đầu rời bỏ UMP và gia nhập vào đảng hữu phái khác. Nhiều dân biểu, nghị sĩ, đã rời UMP như Yannick Favennec của Mayenne để sang đảng UDI: "không phải tôi thay đổi đảng, chính đảng đã thay đổi, tôi vẫn trung thành với những giá trị của tôi" . Nhiều " Voi Già" khác trong UMP cũng lần lược bỏ đi,...

Nhơn cuộc bầu cử của UMP, mà UMP là hậu thân của đảng RPR của Ông Chirac, Cỏ May bất chợt nhớ lại thời cực thịnh của RPR, với Dân biểu Jacques Toubon vừa là Thị trưởng Quận 13 của Paris, nơi tập trung đông đảo người Việt nam tỵ nạn cộng sản, làm Tổng Thư ký. Lúc bấy giờ Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, Chủ tịch Liên Minh Dân chủ Việt nam, có được mối quan hệ rất tốt với RPR và riêng cá nhơn Ông Toubon. Hai bên đảng có nhiều lần hợp chung để bàn về khả năng của RPR, với quan hệ đảng với đảng, có thể yểm trợ LMDC cụ thể cho công cuộc tranh đấu giải phóng Việt nam thoát khỏi ách độc tài công sản hà nội . Vì Chánh phủ Pháp, trong quan hệ Quốc gia với Quốc gia, không thể làm gì được để giúp đở cho công cuộc tranh đấu chống cộng sản ở Việt nam. Hai bên đã đạt được những bước tiến cụ thể với một Bản Ghi nhớ mang tính lịch sử ( Mémorandum ).

Nhưng thời gian trôi qua êm đềm, hai bên gặp nhau, nhắc lại Bản văn Ghi nhớ hảy chưa ráo mực. Nhưng ghi nhớ vẫn là ghi để nhớ và để đó ...

Trong một buổi họp thân hữu, một vị thuộc hàng " Voi Già" của RPR ở Quận VI Paris, trách phía "Việt nam quá chia rẻ, quá nhiều phe phái nên RPR muốn giúp cụ thể, mà không biết phải hành sử làm sao cho đúng và hữu hiệu". Anh em phe Việt nam nghe lời phát biểu của vị đảng viên RPR đều lấy làm ngở ngàng. Chưa biết nên phản ứng thế nào cho phải phép, không làm mất lòng bạn đã tỏ ra có thiện chí với hoàn cảnh của ngưòi vừa mất nước, đang bơ vơ tỵ nạn trên đất Pháp thì Cụ Trần văn Ân, người cao niên và có thành tích khó quên trong quan hệ dài với Pháp, từ tù đày ở Bà- rá tới bạn của nhiều lãnh tụ Pháp ở Paris, lên tiếng ôn tồn: "Thưa quí bạn, nếu Việt nam chúng tôi có chia rẻ, có nhiều phe phái thì cũng chỉ do chúng tôi đã học được ở quí vị mà thôi".


Các ông Tây im lặng nhìn nhau. Anh em chúng tôi, ai cũng đều lấy làm hả hê. Anh em đều khâm phục tài "đốp chác" của Ông Già đã gần 80.

Mối quan hệ của RPR với LMDC và cả phía Việt nam nói chung, ngày càng nặng tính xã giao hơn. Chỉ gặp nhau trong những buổi lễ lộc. Như giữa Ủy Ban Pháp quốc yểm trợ Việt nam Tự do, Tướng Herlem làm Chủ tịch với RPR Paris, và các Hội khác như Hội Cựu Chiến binh và Cựu Đông dương. Rồi Miên, Lèo tới cho đủ Đông dương như để khôi phục lại sự hiện diện của Pháp Đông dương trên Paris.

Chánh trị Tây muôn thuở là vậ . Chỉ có những người bạn Tây nhiệt tình giúp đở hay chơi thật lòng với người bạn Việt nam mà thôi. Mà thời nào cũng có.

Ngày nay đảng UMP, hậu thân của RPR, có phân hóa để tan rả, cũng là chuyện bình thường . Hiện tượng này phổ biến trong các đảng pgái từ tả sang hữu của Tây. Nhưng đảng Xã hội tuy có nhiều xu hướng, nhưng còn giử được một khối cho mục đích bầu cử để cầm quyền . Như đảng cộng sản ở Việt nam, cũng đấu đá, xát phạt nhau chí tử, nhưng khi thấy sắp chết, họ biết buông nhau ra để giử đảng. Vì mất đảng là mất tất cả. Quyền lợi đảng, tức quyền lợi đảng viên là trên tất cả.

Mà Xã hội là gì?

Đảng Xã hội của Pháp ( Le Parti socialiste - Ps ) đáng lý ra phải nói "Đảng Xã hội chủ nghĩa", như phe xã hội chủ nghĩa", dân chủ xã hội chủ nghĩa", "Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa",... để diển tả đầy đủ ý nghĩa của tiếp vĩ ngữ "isme" của tiếng "socialisme / socialiste". Vì "xã hội" ( social ), không có "isme /iste" chỉ xã hội bình thường như ta thấy "xã hội dân sự, đời sống kinh tế xã hội, trợ cấp xã hội, khủng hoảng xã hội, ..." hoàn toàn không phải là chủ thuyết xã hội. Nhưng "xả hội chủ nghĩa" ở Pháp và Âu châu, nhứt là Bắc âu, là thứ " Dân chủ Xã hội "(La Sociale-Démocratie) không phải là thời quá độ theo chủ thuyết cộng sản Đệ III như còn xót lại ở Tàu và Việt nam ngày nay. Nó phát xuất từ Đệ II Quốc tế và dừng lại ở đó để xây dựng xã hội Dân chủ, nhưng không làm đấu tranh giái cấp, làm nến tảng cho phát triển kinh tế xã hội đem lại phúc lợi thật sự cho con người. Nhưng thủy tổ của họ vẫn là Các Mác . Họ vẫn là người mác-xít . Và cách suy nghĩ của họ vẫn là mác-xít, lớn tiếng "ghét nhà giàu, tư bản bốc lột, ..."

Trong nền ĐỆ V Cộng hòa ở Pháp, phe Xã hội lên cầm quyền kỳ này là lần thứ nhì. Năm 1981, Ông Mitterrand đắc cử Tổng thống liên tiếp 2 nhiệm kỳ. Một phần quan trọng nhờ TT Giscard d'Estaing ban hành luật cho phép thanh niên 18 tuổi quyền bầu cử. Thanh niên có xu hướng cấp tiến nên nghĩ xã hội là cấp tiến. Bỏ phiếu cho ứng cử viên xã hội để có một chế độ cấp tiến .

Đắc cử, Ông Mitterrand cho 600 000 di dân được hợp thức hóa và sau đó trở thành cử tri của đảng xã hội. Ông đắc cử nhiệm kỳ 2 dể dàng.

Ngày đầu, áp dụng đường lối xã hội chủ nghĩa, thực hiện nhiều tập trung và thất bại, ông vội buông ra theo đường lối kinh tế thị trường tự do với khẩu hiệu "Nói xã hội, cai trị theo phe hữu".

Trong đảng Xã Hội ở Pháp, có nhiều đảng viên cao cấp, thừa nhận mình là người mác-xít, ghét tư bản bốc lột nhưng lại thích sống trưởng giả, hơn cả tư bản. Dân chúng gọi những đảng viên xã hội này là thứ "Tả ca-via (Gauche Caviar )", nghĩa là "Tả ăn trứng cá ca-via", thứ đắc tiền, dân trung lưu không với tới nổi.

Ngày nay, ở Âu châu, còn lại 3 xứ rất là " xã hội " . Đó là Hi-lạp ( Grèce), Bồ-đào-nha ( Portugal ) và Tây-ban-nha (Espagne ). Và cả ba xứ, rất lạ lùng, là cả ba đều mang công nợ ngập đầu, chỉ có chờ sập tiệm . Chẳng lẻ vì ghét nhà giàu mà mang công nợ?

Để tìm câu trả lời khá thỏa đáng, có lẻ nên mượn nhận xét của Bà Cựu Thủ tướng nước Anh, Bà Margaret Thatcher, về đảng xã hội và chủ thuyết chánh trị xã hội (le socialisme / socialiste): "Đường lối cai trị theo chủ nghĩa xã hội chỉ kéo dài cho tới khi nào những nhà tư bản mà họ ghét không còn tiền nữa". Hoặc như Cụu Thủ tướng Anh, Ông Winston Churchill, nói " Những người xã hội chủ nghĩa, cũng giống như Ông Christophe Colomb, khi họ lên đường, họ không biết họ đi về đâu và khi họ tới, họ không biết họ đang ở đâu".

Có lẻ vì vậy mà người ta đã phải sáng chế ra máy định vị hay dẩn đường GPS. Ba chữ GPS có nghĩa là “Guide Pour Socialiste" (= Hướng dẩn cho người xã hội chủ nghĩa).

Ngay từ lúc nhỏ, để trở thành người xã hội chủ nghĩa, trẻ con đã phải học 4 phép tính: cộng, trừ, nhơn, chia.

Toán Cộng để biết cộng thuế. Toán trừ đề trừ lợi tức thu nhập của dân chúng. Toán nhơn đê gia tăng công chức và di dân . Toán chia để phân chia công việc làm ra cho nhiều người, nhứt là người của phe xã hội chủ nghĩa (Trích Nhà văn, Hàn Lâm viện Pháp, Ông Jean d'Ormesson).

Riêng ở xứ Việt nam,xã hội chủ nghĩa, trẻ con không học bốn phép toán mà chỉ học kỷ thuật xử dụng mả tấu. Ai xử dụng mmả tấu nhuần nhuyễn sẽ được chọn vào Chánh trị Bộ để cai trị dân.

Nguyễn thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Năm 1975, VNCH thua trận. Ít lâu sau đó MTGPMN cũng tiêu vong, không kèn không trống, không Cáo phó, Thiệp tang gì cả
Doanh nghiệp phải đảm bảo là không đồng lõa với nạn chà đạp nhân quyền... Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và được hưởng quan hệ kinh tế
Tân-Tư-Bản Đại-Địa-Chủ-Đỏ, Big New Red Capitalist Landlords, ở Việt Nam đã, đang và sẽ thu gom tích tụ ruộng đất canh tác của người Nông Dân Việt Nam Nghèo
Cuộc biểu tình khiếu kiện suốt 26 ngày đêm (từ 23-6 đến 18-7 năm 2007) của nông dân miền Nam trước Văn Phòng 2 Quốc Hội
Dân Mỹ là một dân tộc rất mê thể thao. Từ football đến baseball, bóng rổ, hockey, v.v… Thể thao trong quan niệm Mỹ không những rèn luyện thể xác
Mùng một tháng Tám vừa qua là lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Giải phóng của Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael Marine, trước khi chính thức rời Hà Nội vì đã mãn nhiệm, hôm 30/7 vừa qua
Làm thế nào để sự sáng suốt không bị thói quen lấn áp hay nắm chủ quyền của thân tâm tạo ra những chuỗi suy nghĩ đưa đến lời nói hay hành động sai lầm"
San Jose từ nhiều năm nay có một hoạt động khá đặc biệt của nhóm Tình Thương. Quanh năm vận động người tình nguyện đi làm toàn những công việc
Nhà giàu, học giỏi, mà thành khủng bố tự sát" Sao không ứng cử tổng thống" Vụ khủng bố hụt tại London và phi trường Glasgow
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.