Hôm nay,  

Nạn Ỷ Thế Làm Liều

29/11/201200:00:00(Xem: 12388)
Cái nạn bao che ấy mới giải thích những vụ phá sản động trời của Vinashin hay Vinalines...

Những tin tức dồn dập vào cuối năm cho thấy núi nợ rất lớn của các tập đoàn và tổng công ty nhà nước của Việt Nam, bên trong là nhiều khoản nợ xấu, loại khó đòi và sẽ mất. Nói về nợ nần, người ta cũng quan ngại về núi nợ có thể sụp đổ của hệ thống ngân hàng sau nhiều năm được bơm tín dụng để kích thích kinh tế. Được yêu cầu trình bày về các vấn đề này, chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa nói về một hiện tượng ông gọi là "ỷ thế làm liều". Xin quý thính giả theo dõi phần trao đổi của Vũ Hoàng về hiện tượng kinh tế này.

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, báo cáo số 336/BC-CP của Chính phủ Việt Nam trình Quốc hội ngày 16 Tháng 11 có nói đến tình trạng ngập nợ của các Tập đoàn và Tổng công ty Nhà nước. Đồng thời, người ta cũng nhắc đến núi nợ rất cao và có thể sụp đổ của hệ thống ngân hàng. Theo dõi mục Diễn đàn Kinh tế từ nhiều năm nay, thính giả của chúng ta có thấy ông trình bày về các hiện tượng này từ những năm 2007 và 2008, tức là cách nay bốn năm năm rồi. Nghĩa là những hiện tượng bất thường này đã có nguyên nhân sâu xa từ lâu. Thưa ông, vì sao lại như vậy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ rằng nạn hồ hởi sảng và quản lý tồi có thể giải thích được khá nhiều chuyện. Nhưng quan trọng nhất, tình trạng mà tôi xin gọi là "ỷ thế làm liều" mới là nguyên nhân chính và nó xuất phát từ cơ chế kinh tế chính trị của Việt Nam. Tôi xin giải thích.

- Hồ hởi sảng hay "lạc quan thiếu cơ sở" là nguyên nhân tâm lý phổ biến nhất của thị trường, của người dân và của nhà nước Việt Nam sau khi xứ này đổi mới kinh tế và dần dần hội nhập vào kinh tế thế giới với kết quả tăng trưởng rất cao. Rất cao ở đây là so với chính Việt Nam trong các năm trước, chứ nếu có so sánh với các quốc gia khác khi họ cũng bắt đầu chuyển hướng kinh tế trước đó nhiều thập niên thì chưa thấm vào đâu và lại còn có phẩm chất rất kém, bất công, thiếu quân bình và gây ô nhiễm môi sinh. Cao điểm của sự hồ hởi đó là khi Việt Nam được quy chế thương mại bình thường và vĩnh viễn với Hoa Kỳ và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới sau 16 năm thương thuyết. Vì quá lạc quan, thị trường Việt Nam không được chuẩn bị như vừa ra khỏi vùng nước lợ và bơi vào đại dương, vào biển lớn.

Vũ Hoàng: Và có phải rằng một trong những sự thiếu chuẩn bị ấy là khả năng quản lý vĩ mô không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng đúng như vậy nhưng thật ra tình trạng thiếu chuẩn bị ấy có thể còn phổ biến hơn là khả năng quản lý kinh tế của nhà nước. Tôi cho rằng cả nước thiếu chuẩn bị để sinh hoạt trong một không gian kinh tế khác, với thông tin và quy luật vận hành khác, luật lệ và quy tắc kinh doanh khác. Một thí dụ là khả năng thẩm định các dự án đầu tư của doanh nghiệp hay hồ sơ tín dụng của ngân hàng. Tính chất rủi ro bất ngờ của loại nghiệp vụ đó là điều còn mới và cần được thấu hiểu, được học hỏi. Trong giai đoạn thương thuyết với Mỹ, WTO hay với quốc tế nói chung, người ta không có nỗ lực thông tin rõ ràng về môi trường mới.

- Sau đó, cũng do tình trạng hồ hởi sảng và quản lý tồi, Việt Nam mới ào ạt bơm tín dụng khiến lượng tín dụng cho ngân hàng đã tăng 25% một năm trong nhiều năm liền và gặp nguy cơ lạm phát vào năm 2007. Tiết mục chuyên đề của chúng ta đã phân tích hiện tượng này trong một chương trình phát thanh vào cuối năm đó và nội dung chương trình này vẫn được đài Á châu Tự do lưu trữ cho mọi người có thể tham khảo.

Vũ Hoàng: Xin cám ơn ông đã nhắc lại những chương trình đó để thính giả của chúng ta có cơ hội kiểm lại vì chúng tôi nhớ rằng ông cũng đã báo động về tình trạng dư nợ tín dụng của Việt Nam đã cao bằng tổng sản phẩm nội địa GDP, là một điều cực kỳ bất thường và bất trắc.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Sau đấy, vào năm 2008 thì vùng đại dương biển lớn lại bị giông bão với hàng loạt khủng hoảng của các tổ hợp đầu tư tài chính Hoa Kỳ. Trước hết là tập đoàn Bear Sterns vào Tháng Ba rồi Lehman Brothers cùng nhiều doanh nghiệp khác vào Tháng Chín năm 2008. Khi ấy, kinh tế Mỹ lại vừa bị nạn suy trầm từ Tháng 12 năm 2007 rồi cả thế giới bị hiện tượng Tổng suy trầm 2008-2009. Hiệu ứng suy trầm ấy dội ngược vào nền kinh tế Việt Nam đang bị nguy cơ lạm phát rất cao với giá thực phẩm tăng vọt mà các thị trường xuất khẩu thì co cụm trong khi Việt Nam vẫn nhập khẩu mạnh và bị nhập siêu. Vì vậy lãnh đạo kinh tế Việt Nam mới gặp bài toán lưỡng nan là phải vừa đạp thắng để ngừa lạm phát vừa phải tống ga để tăng trưởng cao, và kết cuộc thì lại học theo Trung Quốc mà ào ạt bơm tín dụng để kích thích kinh tế.

Vũ Hoàng: Nhắc lại bối cảnh rộng lớn sâu xa ấy thì bà con mới nhớ đến không khí hốt hoảng vào năm 2008 rồi sau đó lại là sự lạc quan vô lối vào năm 2009, với hiện tượng bong bóng địa ốc nhờ tín dụng dồi dào. Cho đến khi bong bóng bị vỡ và nạn phá sản dây chuyền sau này. Bây giờ mình mới nói đến hiện tượng "ỷ thế làm liều", đó là cái gì vây?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Đất là một thuật ngữ kinh tế xuất phát từ kỹ nghệ bảo hiểm, gọi là "moral hazard" mà nếu dịch ra thành "rủi ro đạo đức" thì quá tối nghĩa đến độ vô nghĩa.

- Ngành bảo hiểm có nghiệm thấy rằng những ai mua bảo hiểm để phòng ngừa một loại hiểm tai hay rủi ro nào đó thì thường vững tin là mình đã có bảo hiểm nên mới càng dễ gây rủi ro. Thí dụ tổng quát mà dễ hiểu hơn thì khi ta đi xe hai bánh, mình đều biết là sẽ gặp rủi ro lớn nếu có tai nạn nên lái xe tương đối thận trọng hơn. Cũng người đó, khi lái xe hơi bốn bánh mà lại là loại xe bốn bánh rất cao, to và cứng hơn thì sẽ có phản ứng tự tin đến bất cẩn và càng dễ gây ra tai nạn.

- Nếu lại đi xe hơi của nhà nước và nghĩ rằng có gì thì cơ quan của nhà nước sẽ phải lo, người lái xe đó sẽ không cẩn thận bằng khi lái xe của mình. Đấy là phản ứng ỷ thế nhà nước để làm liều, trong tinh thần mà dân ta hay gọi là "cha chung không ai khóc."

Vũ Hoàng: Bây giờ thì có lẽ quý thính giả hiểu ra cách diễn dịch về hiện tượng "ỷ thế làm liều". Cái thế đó làm thay đổi thái độ sinh hoạt của chúng ta và nhất là cách thẩm định rủi ro vì ta tin rằng ai đó sẽ lãnh rủi ro chứ mình thì vẫn an toàn. Nếu cái thế đó lại xuất phát từ nhà nước mà trách nhiệm lại không phân định rõ ràng thì ta mới có hiện tượng ngày nay là nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước đã kinh doanh bất cẩn, vay mượn bừa phứa và gây ra rủi ro vỡ nợ.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa ông, đúng như thế đấy. Hiện tượng ỷ thế xảy ra khi nhiều người có cái thế không chính đáng, thậm chí là bất chính, để lấy những quyết định kinh doanh đầy rủi ro mà bản thân lại không chịu trách nhiệm.

- Hiện tượng này xuất phát từ chủ trương kinh tế chính trị của hệ thống lãnh đạo, tức là từ chế độ chính trị của Việt Nam. Trước hết, chủ trương phát triển kinh tế qua vai trò chủ đạo của đảng và nhà nước khiến cho khu vực kinh tế nhà nước được bảo vệ và còn được bao che. Các tập đoàn kinh tế nhà nước hay tổng công ty có một quy chế pháp lý và kinh doanh riêng, không áp dụng cho tư doanh. Nhờ quy chế đó, giới lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước, vốn dĩ cũng phải là đảng viên, đã có thể lấy những quyết định kinh doanh, như đầu tư hay vay mượn, mà không bị trách nhiệm như các doanh gia tư nhân. Đấy là một chuyện khá cơ bản và sẽ còn là vấn đề khi mà Việt Nam vẫn có chủ trương khoanh vùng bảo vệ các tập đoàn nhà nước.

- Trong khu vực được bảo vệ ấy, các tập đoàn nhà nước mới mở rộng phạm vi kinh doanh ra khỏi mục tiêu nguyên thủy, thí dụ như Điện lực vẫn có thể kinh doanh về ngân hàng hay bất động sản. Sở dĩ như vậy vì tập đoàn này nằm trong quỹ đạo quản lý và bao che của một Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Chủ tịch Hội đồng Chính phủ, tức là Thủ tướng chẳng hạn. Cái nạn bao che ấy mới giải thích những vụ phá sản động trời của Vinashin hay Vinalines và rất nhiều cơ sở khác. Bây giờ ta mới nói đến một hệ quả khác là nạn "tư bản thân tộc" hay "crony capitalism".

Vũ Hoàng: Thưa ông, trong nhiều chương trình trước đây, ông cũng đề cập đến nạn "tư bản thân tộc" này, đấy là cái gì vậy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Khi mà đảng và nhà nước đã khoanh vùng kinh tế để tạo điều kiện kinh doanh bất thường và nhiều rủi ro mà không ai bị trách nhiệm rõ ràng thì tay chân của đảng và nhà nước mặc nhiên có một vùng kinh doanh tự do và họ bèn đưa tay chân vào chia chác lợi thế bất chính này. Đấy là một hiện tượng khác của tình trạng một người làm quan cả họ được nhờ.

- Yếu tố then chốt ở đây là quan hệ thân tộc, giữa những người cùng gia đình hay phe phái. Họ có cái thế chính trị ở trên để cạnh tranh bất chính với tư doanh ờ dưới mà lợi nhuận thì họ hưởng, rủi ro thì ai đó hứng chịu. Trong tình trạng luật pháp mập mờ và trách nhiệm thiếu phân minh thì những chuyện như vậy rất dễ xảy ra và chỉ công khai hóa một phần khi có tranh chấp về quyền lợi và ngụy trang thành một chiến dịch diệt trừ tham nhũng.

- Trong tuần qua chẳng hạn, nhật báo The New York Times của Mỹ đã phanh phui thêm một lần nữa tình trạng tư bản thân tộc quanh gia đình của Thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc đã nhờ nhiều quyết định bất chính ở trên, thuộc phạm vi quyết định của Thủ tướng, mà trở thành tỷ phú bằng đô la qua một nghiệp vụ đầu tư. Những trường hợp như vậy tất nhiên cũng xảy ra tại Việt Nam vì có cùng một môi trường kinh tế chính trị. Nếu có điều tra về lĩnh vực quản lý ngân hàng thì ta sẽ thấy ra chuyện ấy. Thí dụ như ai trong các ngân hàng thương mại của nhà nước đã thẩm định và phê duyệt hồ sơ vay tiền của một tập đoàn nhà nước cho một dự án có giá trị kinh tế rất thấp và rủi ro tín dụng rất cao? Khi các khoản nợ này sụp đổ, ai sẽ chịu trách nhiệm và ai sẽ thanh toán sự lỗ lã?

Vũ Hoàng: Thưa ông, như vậy thì cả một sâu chuỗi các vấn đề như sự lạc quan thiếu cơ sở của người dân, tình trạng quản lý rất kém của nhà nước, nạn ỷ thế làm liều của tay chân nhà nước và hiện tượng tư bản thân tộc và tham nhũng tỏa rộng từ trên xuống. Có phải rằng những sâu chuỗi ấy có một sự liền lạc bất thường là hệ thống chính trị hiện hành của Việt Nam hay không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Không muốn chơi chữ trong một vấn đề quá nghiêm trọng, nhưng thật sự đấy là "sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả sự nghiệp của đảng", một sự phá sản dây chuyên từ văn hóa đến chính trị, luật pháp và kinh tế rồi kinh doanh. Người ta chỉ có hy vọng giải quyết được vấn đề nợ nần này khi lãnh đạo công khai hóa mọi chuyện, người dân có tự do thông tin và có quyền phê phán và trừng phạt những kẻ có trách nhiệm. Những chuyện ấy chưa có thì người dân tiếp tục là nạn nhân, kinh tế tiếp tục bị khủng hoảng.

Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.