Hôm nay,  

Lãnh Đạo Mới Trung Cộng Sẽ Bóp Mũi Việt Nam?

16/11/201200:00:00(Xem: 10259)
Việt Nam sẽ phải đối phó chật vật với thế hệ lãnh đạo mới của Trung Cộng do ông Tập Cận Bình lãnh đạo có chủ trương quân sự mạnh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biển đảo.

Bằng chứng này không viễn vông mà căn cứ vào lập trường của Trung Cộng đã phản ảnh tại Đại hội đảng Cộng sản kỳ 18 kết thúc ngày 14/11/2012 và những lời tuyên bố của ông Tập Cận Bình đã nói với các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Việt Nam trong năm 2011 tại Hà Nội và ở Bắc Kinh.

KHOA HỌC ĐẨY MÁC-MAO RA KHỎI ĐẢNG

Trước hết hãy nói về lập trường chính trị của Trung Cộng.

Đại hội quyết định “đẩy mạnh sự nghiệp Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”, nhưng “đặc sắc”, hay khác với các Chủ nghĩa xã hội chỉ thuần túy dựa trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin như của Việt Nam như thế nào?

Trước tiên Tân Hoa Xã (Xinhua News Agency) tường thuật: “Đảng Cộng sản Trung Quốc đã 18 lần sửa đổi Điều lệ Đảng-cương lĩnh cầm quyền của mình, xác nhận Phát triển quan khoa học cùng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Tư tưởng Mao Trạch Đông, Lý luận Đặng Tiểu Bình và tư tưởng quan trọng "Ba đại diện" là tư tưởng chỉ đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.”

Đài Phát thanh Quốc tế Trung Hoa (China Radio International, CRI), trong bản tin đưa ra vào ngày bế mạc Đại hội 14/11 (2012) giải thích thêm: “Cốt lõi của quan niệm phát triển khoa học là lấy con người làm gốc. Đứng trước yêu cầu lợi ích chủ thể xã hội đa nguyên, là đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua sửa đổi Điều lệ Đảng nâng quan niệm phát triển khoa học lên thành tư tưởng chỉ đạo của Đảng, điều này không những là thành quả sáng tạo lý luận quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, mà còn thể hiện ở việc đã triển khai chiến lược quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong lúc lãnh đạo nhân dân tiến tới hoàn thành xây dựng xã hội khá giả, là sự đáp lại trang nghiêm đối với sự ngưỡng vọng của nhân dân đối với cuộc sống tốt đẹp.”

Bài viết của CRI còn nhấn mạnh: “Các đại biểu cho rằng, việc lấy phát triển quan khoa học và Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Tư tưởng Mao Trạch Đông, Lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng "Ba đại diện" là tư tưởng chỉ đạo cần kiên trì lâu dài của Đảng, có ý nghĩa hiện thực trọng đại và ý nghĩa lịch sử sâu xa đối với việc kiên trì và phát triển Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

Các đại biểu cho rằng, Báo cáo Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 đưa xây dựng văn minh sinh thái vào bố cục chung của sự nghiệp Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, đánh dấu công cuộc xây dựng hiện đại hoá Chủ nghĩa xã hội Trung Quốc bước vào giai đoạn mới.”

Tuy nhiên sau đó, tư tưởng “đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác-Lênin và Mao Trạch Đông” không còn được Lãnh đạo Trung Cộng nhắc đến đến như nền tảng để Trung Hoa dựa vào đó mà xây dựng xã hội phồn thịnh hơn nữa.

Nhiều quan sát viên tự hỏi : Hay là sau khi quyết định đưa “phát triển khoa học vào đảng” thì những gì “phản khoa học của Mác-Lênin và Mao” phải ra đi nên Tân Hoa Xã mới viết: “Các chủ đề cơ bản của đại hội là: “Giương cao ngọn cờ vĩ đại của chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc, thực hiện lý luận Đặng Tiểu Bình, quán triệt tư tưởng Ba đại diện và quan điểm Phát triển Khoa học, thực hiện các chính sách cải cách và mở cửa, tăng cường nội lực, vượt qua tất cả khó khăn, vững bước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa gắn với bản sắc Trung Quốc, phấn đấu hoàn thành việc xây dựng một xã hội thịnh vượng trên mọi phương diện”.

Nhưng “Ba đại diện” là gì?

Cha đẻ của tư tưởng “Ba đại diện” là ông Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Hoa, Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Quân ủy Trung ương đảng Cộng sản Trung Hoa nhiệm kỳ 24/06/1989 – 15/11/2002

Họ Giang được lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình đưa lên thay Triệu Tử Dương bị thanh trừng vì qúa khoan nhượng với phong trào sinh viên phản kháng ở Qủang trường Thiên An Môn năm 1989.

Theo lời ông Bao Tong, nguyên phụ tá đắc lực của ông Triệu Tử Dương viết trên Tuần báo Far Eastern Economic Review số ra ngày 06/09/2002 thì chủ trương “Ba đại diện” nhằm: Phát triển tiên tiến nhất với kỹ thuật hiện đại; Văn hoá dân tộc tiên tiến; và Phục vụ cho quyền lợi của đại chúng, thay vì chỉ tập trung vào hai thành phần nông dân và công nhân lao động như thời kỳ tiền Đặng Tiểu Bình.

(Following is the English translation of Bao Tong's criticism of Jiang Zemin's Three Represents -- the ideal that the Communist Party should focus on representing "advanced forces of production," or high-tech businesses and the private sector, "advanced culture," as well as "the fundamental interests of all the people," instead of representing the interests of farmers and blue-collar workers. -- Three Represents: Marking the End of an Era-Far Eastern Economic Review-Bao Tong- 5 Sep 2002)

Chủ trương của ông Giang Trạch Dân, tuy bị cánh bảo thủ trong đảng chỉ trích tư bản hoá nước Trung Hoa, đã đưa chính sách mở cửa hội nhập với thế giới bên ngòai của Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình tiến nhanh hơn, thay đổi tòan diện bộ mặt chậm tiến và lạc hậu của Trung Hoa và đưa nước này lên hàng cường quốc về kinh tế thứ nhì Thế giới trong vòng 20 năm.

Đấy là lý do tại sao Đại hội đảng Cộng sản Trung Hoa kỳ 18, kết thúc hôm 14/11/2012, đã liên kết chặt chẽ “lý luận Đặng Tiểu Bình” với “tư tưởng Ba đại diện của Giang Trạch Dân”.

QUÂN SỰ TẦU-VIỆT NAM

Nhưng trước khi sang chuyện liệu Lãnh đạo mới của Trung Cộng có bóp mũi Việt Nam để chiếm ưu thể ở Biển Đông hay không thì cũng nên biết chính sách Quốc phờng mới của Bắc Kinh như thế nào.

Hôm 13/11 (2012) Đài CRI viết báo cáo Quốc phòng của Tổng Bí thư-Chủ tịch nhà nước Trung Hoa Hồ Cẩm Đào đã nói rằng: “Thông tin hoá" một lần nữa trở thành một trong những từ then chốt. Báo cáo nêu rõ, phải khẩn trương hoàn thành hai nhiệm vụ lịch sử xây dựng cơ giới hoá vàt thông tin hoá, nỗ lực giành được tiến triển quan trọng về xây dựng thông tin hoá vào năm 2020.”

Đề cập đến hai vùng biển Hoa Đông (Hòang Hải) tranh chấp với Nhật Bản về chủ quyền ở đảo Điếu Ngư, hay Senkaku và Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông (Hoa Nam), CRI viết Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào “Còn đặc biệt nêu ra: "Quan tâm coi trọng cao an ninh biển, khoảng không vũ trụ và mạng In-tơ-nét".”

Vẫn theo CRI: “Nội dung này đã gây tiếng vang rất lớn trong nước và nước ngoài.Dư luận nước ngoài phổ biến cho rằng, hiện Trung Quốc đối mặt với tranh chấp trên biển Hoa Đông và Nam Hải, trong lĩnh vực xây dựng quốc phòng và quân đội, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đặc biệt đề ra quan tâm coi trọng "quyền lợi biển" có nghĩa là Trung Quốc sẽ tăng cường xây dựng lực lượng quân sự trên biển, để giữ gìn hữu hiệu lãnh hải và toàn vẹn lãnh thổ đất nước.”

Rõ ràng người Trung Hoa đã không giấu diếm ý muốn dòm ngó biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông trong thời đại cầm quyền của Tập Cận Bình.

Nhưng ý của ông Tập Cận Bình về quan hệ tổng quát và tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam ra sao?

Trong cuộc họp với Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội ngày 21/12/2011, Ông Tập Cận Bình nói rằng: “Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, quan hệ Trung Quốc - Việt Nam có tầm quan trọng chiến lược đối với cả hai bên; khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc luôn coi trọng quan hệ với Việt Nam, sẽ tiếp tục cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - Việt Nam không ngừng phát triển tốt đẹp, bền vững theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, vì lợi ích căn bản và nguyện vọng của nhân dân hai nước, vì sự nghiệp chủ nghĩa xã hội, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.”

Tuy nhiên, Trung Hoa đã không làm như đã nói mà ngược lại họ đã thường xuyên có những hành động đàn áp, bắn phá và bắt ngư dân Việt Nam đánh bắt quanh khu vực Hòang Sa và Trường Sa trong nhiều năm qua.

Thêm vào đó và nghiêm trọng hơn là việc Trung Hoa đã thiết lập “chính quyền” ở thành phố Tam Sa vào ngày 24 tháng 7 năm 2012 nhằm kiểm soát các quần đảo và vùng biển tranh chấp với một số nước trong vùng Đông Nam Á, kể cả Việt Nam và Phi Luật Tân.

Vùng mà Trung Hoa gọi là Tam Sa, theo Bách Khoa Tòan Thư mở, bao gồm: Quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa), Quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Nam Sa), bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là quần đảo Trung Sa) cùng vùng biển xung quanh.

Theo phân cấp hành chính của Trung Hoa thì Tam Sa là một khu hành chính thuộc tỉnh Hải Nam và có chính quyền nhân dân đặt tại đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng) ở Hòang Sa.

Về phần mình, phía Việt Nam chỉ biết phản đối suông mà không có bất cứ hành động nào khả dĩ làm chận kế họach xâm lăng của Bắc Kinh. Ngay cả việc kiện Trung Hoa ra tòa án Quốc tế hay gửi Công hàm phản đối đến Liện Hiệp Quốc, như Chính phủ Phi Luật Tân đã làm, cũng không có!

Riêng Ông Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng thì đã nói với họ Tập trong cuộc họp ở Hà Nội ngày 21/12/2011 rằng: “Đối với những vấn đề tồn tại hay mới nảy sinh, trong đó có vấn đề trên biển, hai bên tuân thủ nhận thức chung giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đã đạt được và nghiêm chỉnh thực hiện “Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển” đã ký giữa hai nước, cùng nỗ lực xử lý, giải quyết thỏa đáng, có lý, có tình, không để ảnh hưởng xấu đến đại cục quan hệ, đi tới giải pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên đều chấp nhận được...”

“…Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam rất coi trọng việc phát triển quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện với Trung Quốc và đây là chủ trương nhất quán, là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.”

Không những thế, Ông Trọng còn hồ hởi: “Hai bên cần đẩy mạnh hợp tác trên tất cả các lĩnh vực đi vào chiều sâu; đặc biệt coi trọng việc giáo dục nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ, về tình cảm và tinh thần láng giềng hữu nghị, giúp đỡ và ủng hộ lẫn nhau, cùng nhau phát triển.”

Họ Tập đã đến thăm Việt Nam trong tư cách Phó Chủ tịch nước Trung Hoa từ 20 đến 22/12 (2011) theo lời mời của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.

Ngòai ông Trọng, họ Tập còn họp bàn về tranh chấp trên biển với Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Trước đó vào ngày 13/04/2012, trong cuộc tiếp kiến ở Bắc Kinh Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, ông Tập Cận Bình đã “nhắc khéo”: “Quan hệ láng giềng là rất quan trọng, vì đã là láng giềng thì không thể thay đổi, phải ứng xử, quan hệ tốt với nhau mới sống chung ổn định lâu dài được. Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng rất thành công, kết quả chuyến thăm là cơ sở để hai nước triển khai thực hiện. Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ Trung-Việt, luôn quan tâm thúc đẩy các hoạt động tiếp xúc, giao lưu cấp cao, coi trọng hợp tác thực chất và tăng cường các hoạt động hợp tác giữa hai quân đội.”

Khi nói như thế phải chăng họ Tập muốn nhắc phía Việt Nam hãy nhớ đến cam kết của Thủ tướng Phạm Văn Đồng với Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958?

Trong Công hàm ký ngày 14 tháng 9 năm 1958, ông Phạm Văn Đồng đã nhìn nhận chủ quyền lãnh thổ của Trung Hoa bao gồm cả 2 quần đảo Hòang Sa và Trường Sa do Chu Ân Lai công bố ngày 04/09/1958.

Tài liệu chính thức của Hà Nội chứng minh nguyên văn Công hàm Phạm Văn Đồng như sau:

"Thưa Đồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.

Phía Nhà nước CSVN cho rằng ông Phạm Văn Đồng không hề nói đến hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa khi gửi Công hàm này cho ông Chu Ân Lai, và rằng phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó không có trách nhiệm chủ quyền Hòang Sa và Trường Sa vì khi đó là phần lãnh thồ của Việt Nam Cộng Hòa (Chính quyền miền Nam) nên không thể coi miền Bắc đã thừa nhận chủ quyền của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, trong tất cả các cuộc thương thảo giữa hai bên để giải quyết tranh chấp, phía Trung Cộng luôn luôn trưng ra Công Hàm của ông Đồng để làm áp lực với Việt Nam.

Do đó, với chức vụ và quyền hành mới, giờ đây Chính phủ Việt Nam sẽ phải đối phó với ông Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Hoa Tập Cận Bình kiên quyết và cứng rắn hơn trong việc bảo vệ chủ nghĩa dân tộc của người Trung Hoa theo“lý luận Đặng Tiểu Bình”, người từng chủ trương “hãy gác tranh chấp để cùng khai thác” ở Biển Đông.

Cũng ý nghĩa như thế, nhóm chữ “hợp tác cùng phát triển” đã được sử dụng trong nội dung 6 điểm của thỏa hiệp “Những nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển” mà ông Nguyễn Phú Trọng đã ký ở Bắc Kinh ngày 11/10/2011 với Chủ tịch Nhà nước Trung Hoa Hồ Cẩm Đào.

Ba điểm quan trọng của Thỏa hiệp là :

Điểm 2: ”Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển.”

Điều 4: ”Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này.”

Điểm 5: “Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau. Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này. Tích cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Nỗ lực tăng cường tin cậy lẫn nhau để tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn hơn.”

Cha đẻ của thuyết “gác tranh chấp để cùng khai thác”, ông Đặng Tiểu Bình cũng chính là người đã xua quân vượt biên giới đánh sang 6 tỉnh cực bắc của Việt Nam hồi tháng 2/1979 mà ông ta bảo là “dạy cho Việt Nam một bài học”!

Trên 40,000 quân-dân Việt Nam đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới dài 28 ngày từ 17/02/1979 đến 16/03/1979.

Người dân Việt Nam làm sao mà quên được thảm cảnh ấy, nhất là bây giờ Quân Tầu vẫn còn chiếm đóng nhiều phần đất của Việt Nam mà Nhà nước Việt Nam thì không sao lấy lại được, tiêu biểu nhất là thác Bản Giốc và Ải Nam Quan!

Vì vậy, nếu không muốn bị họ Tập bóp mũi, những người cầm đầu đảng và nhà nước Việt Nam cũng phải nghĩ đến chủ nghĩa dân tộc của người Việt Nam chứ không thể cứ yếu mềm và nhút nhát như bây giờ.

Lỡ ra lại “Xuất hiện những người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn luôn rình rập mọi sơ hở để chống đối, để "chọc gậy bánh xe", thậm chí để "cõng rắn cắn gà nhà" như Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã cảnh báo vào dịp 2/9 (2012) thì sao?

Phạm Trần
(11/012)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.