Hôm nay,  

Cụ Trần-Thượng Thủ Và BộTừ Điển Việt Nam Minh Hoạ

23/10/201200:00:00(Xem: 6799)
Tôi đi nhiều, điều đó ai cũng biết.Nhưng dù đi nhiều như tôi, nước Mỹ vẫn mênh mông và cũng có đến cả vài năm rổi tôi mới lại có dịp trở về Houston, Texas.

Và mỗi lần trở về đây là một lần tôi ngỡ ngàng về sức sống của thành phố này.Khu Bellaire của người Việt và người Á-đông, chẳng hạn, kéo dài hàng nhiều cây số với các shopping centers, các toà nhà đồ sộ, các khu làm ăn sầm uất, tất cả còn xem như mới tinh toanh, không có vẻ gì tiều tuỵ hay xuống dốc như nhiều khu khác.Một thí-dụ: ở đây tôi thấy có nhiều ngân-hàng Á-đông hơn ở Quận Cam rất nhiều.Như vậy có nghĩa là ở đây người ta còn đang xây cất rất nhiều, thiên-hạ còn đổ tiền đầu tư vào kinh tế dầu hoả của Houston mạnh lắm.

Không lạ, bởi hỏi ra mới biết là mỗi tháng có tới khoảng 35 nghìn người ở nơi khác (đặc-biệt là Cali) đổ về đây nhập cư. Nhà còn rẻ, đất còn rẻ, xăng cũng rẻ, và công ăn việc làm không thiếu.

Quảng-bá tin về phim "Hồn Việt"

Tôi đi Houston kỳ này là có công-tác: đi gặp gỡ các cơ-quan truyền-thông của người Việt để báo một tin vui, sắp có phim tài-liệu "Hồn Việt" về Quốc-kỳ và Quốc-ca Việt-nam. Đây là một sản-phẩm của Vietnam Film Club, một tổ-chức mới lập ra cách đây hai năm vào tháng 9 năm 2010.
gioi_thieu_phim_hon_viet
Quảng-bá tin về phim "Hồn Việt".
Dịp đó, Nghị-hội (Toàn-quốc Người Việt tại Hoa-kỳ) nhóm họp ở Arlington, Virginia, và những người đến Đại-hội từ nhiều tiểu-bang, có cả người đến từ Canada, đi đến nhận-định là càng ngày nhu-cầu phim ảnh nhằm giải thích và đưa ra chính-nghĩa của người Việt tự do là một nhu-cầu cấp thiết.Vì sao? Vì sách tiếng Việt, dù hay cách mấy cũng càng ngày càng ít người đọc.Trái lại, tuổi trẻ VN ở hải-ngoại thích xem phim ảnh (hay video, Youtube) là những thứ sản-phẩm đập vào tai, vào mắt, có hành-động, có trao đổi, có chuyển cảnh, nghĩa là vui hơn một cuốn sách.Đó là chưa kể nhiều em giờ đây nếu còn nói được tiếng Việt thì cũng lười đọc tiếng Việt.Bởi thế phim ảnh là ngôn ngữ thời-thượng của tuổi trẻ VN.

Ngoài ra, chúng ta cũng có nhu-cầu đem câu chuyện của Việt-nam, câu chuyện đứng đắn (không bị bóp méo) về lịch-sử, văn-hoá VN đến với người ngoại-quốc để họ khỏi bị hiểu lầm, ngộ-nhận về chúng ta. Có nghĩa là chúng ta cũng cần những phim tài-liệu giá-trị để đưa vào các đại-học hay học-đường, không riêng gì ở Mỹ mà còn ở cả nhiều nước nói tiếng Anh nữa (như Úc-châu, Canada, Anh, Ấn-độ...).

Và thế là Vietnam Film Club thành-hình và dự-án đầu tiên của Câu-lạc-bộ này là sản-xuất một phim về Quốc-ca và Quốc-kỳ Việt-nam, hai hiện-tượng mà ta thấy người Việt tự do lúc nào cũng tôn-kính trải khắp suốt năm châu.

Tại Houston, Vietnam Film Club có cái may là một thành-viên trong Câu-lạc-bộ lại cư ngụ ngay tại đây.Đó là cựu-Đại-tá Phạm Bá Hoa, người đã ghi nhận tất cả những bước thăng trầm của lá cờ vàng ba sọc đỏ ở xứ người.Nhờ đó mà phòng hội của khu Làng Tre 1, một khu chung-cư rất khang-trang của khoảng 400 vị cao-niên VN, đã được bà Thảo cho mượn để dùng vào việc giới-thiệu về phim "Hồn Việt" cho khoảng 80 người đến nghe hôm thứ Năm, 18/10 trong đó cũng trên 20 vị là ở trong giới truyền-thông.Người ta thấy có những cây gạo cội trong làng báo như các ông Nguyễn Đạt Thịnh, Lê Phú Nhuận(của Việt Tấn Xã trước năm 75), Hoàng Bách (Đài Tiếng Nước Tôi), Nguyễn Ngọc Bảo (Hội Văn-hoá Khoa-học và báo Ngày Nay), Vũ Văn Hoa(báo Việt Nam Mới),ông Lưu (trước của báo Time ở Sài-gòn), nhiếp-ảnh-gia Trần Trí (của Thời Báo), phóng-viên của Đài VAN TV v.v.Một số người đến cũng vì đã được nghe nhà báo Dương Phục phỏng vấn tôi và ông Phạm Bá Hoa trên đài Saigon 900 AM và đài Global TV phỏng vấn tôi từ hôm trước (thứ Tư 7/10).
gioi_thieu_film_hon_viet_2012
Quảng-bá tin về phim "Hồn Việt".
Mở đầu buổi họp, tôi đã có dịp trình bầy về sự thành-lập của Vietnam Film Club và gốc gác của cuốn phim tài-liệu sắp ra mắt đồng-bào và đồng-hương vào giữa tháng 11 và đầu tháng 12 tới đây. Tôi cũng đã nhấn mạnh vào một khía cạnh rất quan-trọng đối với một phim tài-liệu, đó là việc tìm ra nhân-chứng để chúng ta được xem và nghe tận mắt tận tai những nhân-chứng đó. Tỷ như nữ-sinh-viên miền Nam lần đầu tiên hát bài "Tiếng gọi Sinh-viên" (tiền-thân của bài Quốc-ca "Tiếng gọi Công-dân" hay "Công-dân Hành-khúc") ở Giảng-đường Đại-học Hà-nội vào tháng 3 năm 1942 (giờ đây bà đã 90 tuổi), hay ông Craig van Hoy, người đã mang cờ vàng ba sọc đó lên cắm trên ngọn núi cao nhất thế-giới, đỉnh Everest trên dãy Hi-mã-lạp-sơn. Chính những chứng-nhân này mà trong phim còn nhiều hơn hai vị trên đã làm nên mức độ khả tín rất cao của phim "Hồn Việt."


Để đạt cả hai mục-đích, đến với cộng-đồng và đến với tuổi trẻ và người nước ngoài, DVD "Hồn Việt" sẽ có hai track: bấm vào một track thì sẽ có tiếng Việt, bấm vào track kia thì sẽ có tiếng Anh. Làm lối này mai mốt phim có thể sẽ lồng thêm những track như tiếng Pháp, tiếng Đức hay tiếng Nhật...

Tiếp theo phần trình bầy của tôi là phần trình bầy của ông Phạm Bá Hoa nói về những câu chuyện thật lý-thú về sự công-nhận ngày càng rộng rãi, không riêng gì ở Mỹ mà còn ở cả một số nước khác, lá cờ của chúng ta như là "lá cờ di-sản của người Việt tự do."Chỉ tính ở Mỹ không cũng đã có 16 tiểu-bang công-nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ là cờ chính-thức để trưng ở các nơi công-cộng, nơi nào có người Việt cư ngụ hay làm ăn buôn bán (trong số đó có hai tiểu-bang, Ohio và Louisiana, ra hẳn luật về vấn-đề này).Ngoài ra cũng còn trên 110 thành-phố và quận hạt công-nhận lá cờ này.Ở Canada, ông bộ-trưởng Đa-văn-hoá cũng ra văn-thư chính-thức công-nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ trên khắp lãnh-thổ Canada.

Rồi những chuyện kỳ-thú như cột cờ dành cho chúng ta ở một thành-phố thật nhỏ, Sundre ở Calgary, Canada, một thành-phố mà dân-số chỉ có khoảng 1000 người, cũng ngạo nghễ tung bay lá cờ của chúng ta. Khi toà đại-sứ Việt-Cộng ở Ottawa phản-đối, cả hội-đồng thành-phố đã quyết-định vẫn treo lá cờ của chúng ta trở lại "ngày nào tôi còn sống," như lời hứa của ông thị-trưởng Roy Cummings. Ở Boston, Massachusetts, cũng vậy. Khi toà đại-sứ VC ở Washington cử hai người lên xin gặp ông thị-trưởng để phản-đối, ông ta đã không tiếp và nhờ một bà thành-viên trong hội-đồng thành-phố ra tiếp. Khi đại diện sứ-quán VC viện cớ Bộ Ngoại-giao đã công-nhận lá cờ (đỏ sao vàng) của họ thì bà ta đã đáp: "Nếu vậy thì xin các ông mang lời khiếu nại của các ông đến Bộ Ngoại-giao" rồi nhã nhặn mở cửa mời hai ông kia đi ra.

Cuộc đấu tranh của chúng ta cho lá cờ Quốc-gia do đó phải được xem là một phép màu, một phép lạ đáng ghi thành một trang sử oai hùng trên phim ảnh hay sách vở. Rõ ràng là lãnh-thổ có thể mất, chính-quyền có thể đầu hàng nhưng lý-tưởng tự do thì trường-tồn, không mất. Và lý-tưởng đó vẫn nằm trong con tim chúng ta, như một cô sinh-viên VN ở Arlington, Texas, đã nói với ông viện-trưởng trường của cô, nằm trong hàng chục triệu con tim, trong và ngoài nước, mà biểu-tượng là lá cờ vàng ba sọc đỏ, mà quốc-ca vẫn là bài "Công-dân Hành-khúc."

Cụ Trần-thượng Thủ và bộ "Từ điển Việt Nam minh hoạ"

Cũng tại Houston, tôi được gặp một học-giả lão thành, năm nay đã 85 song tinh-thần cũng như thể-chất còn vô cùng tráng kiện và minh mẫn. Cụ được coi là vị trưởng-lão ở khu chung-cư đẹp đẽ dành cho các vị cao-niên Làng Tre này.Gặp tôi, cụ rất ân cần vì cũng đã được biết đến một vài tác-phẩm của tôi. Nhưng phần tôi thì ngạc-nhiên vô cùng bởi trước đó tôi không được biết cụ là một nhà lịch-học nổi tiếng với những sách như Nhịp Điệu Thời Gian hay là Lịch Pháp Giản Yếu (Nhà xb Phương Đông, 2007, 616 trang) viết rất sáng sủa và khoa-học về cả lịch Tây-dương lẫn âm-lịch (lịch ta), lịch theo mặt trăng của người Hồi-giáo, lịch Maya, v.v.

Nhưng lạ lùng nhất là cụ đem xuống cho tôi coi bộ Từ điển Việt Nam minh hoạ mà cụ đang hoàn-tất với một số học-giả cả ở trong lẫn ngoài nước mà cụ là chủ-biên. Bộ sách, viết rất kỹ càng và đặc-biệt nhất là có phần minh-hoạ, hiện đã hoàn-tất đến vần TH. Một khi hoàn-tất, cụ cho biết sẽ lên đến 2600 trang và in thành hai tập.

Chính tôi là người đã hơn một lần gợi ý với một số bạn bè là ta cần có một bộ từ-điển đứng đắn trong tiếng Việt, không đưa chính-trị chính em lảm nhảm vào trong đó (như một số từ-điển in ở miền Bắc trước đây), và đặc-biệt nên có minh-hoạ như từ-điển Larousse của Pháp hay từ-điển Random House của Mỹ. Thì đây, bộ từ-điển mà ê-kíp Trần-thượng Thủ đang hoàn-tất và có thể ra mắt độc-giả trong năm tới (2013) có thể sẽ đáp ứng được những ước muốn của chúng ta.

Người ta bảo, "Đi một quãng đường, học một sàng khôn." Có học được sàng khôn đó không thì tôi không biết nhưng có điều chắc là mình mở mắt ra, được học về những công-trình lớn mà người Việt đang hoàn-tất ở khắp mọi nơi. Như từ-điển đối-chiếu tiếng Việt với các thứ tiếng Đông-Nam-Á của Bác-sĩ Nguyễn Hy Vọng (gần 5000 trang) cũng sắp ra nay mai trên CD, như bộ DVD Nam Phong-Ngày Nay mới được một ê-kíp trong gia-đình nhà Nguyễn Tường hoàn-tất và tung ra cùng một thời-điểm trên Internet, cả ở trong nước lẫn ở ngoài này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.