Hôm nay,  

Người Việt Tại Hoa Kỳ: Từ Tị Nạn Trở Thành Công Dân Mỹ (1975-2012)

17/10/201200:00:00(Xem: 7950)
Bài thuyết trình tại Học Viện Quốc Gia Hành Chánh Cao Cấp trước cử tọa là 70 thành viên của Khoá Huấn Luyện Mùa Thu 2012, đây là các công chức cao cấp thuộc các bộ, phủ, cơ quan, định chế: giáo dục, tài chánh, hành chánh, khoa học, an ninh, quốc phòng, y tế, giao thông, không lưu,..... thuộc chính phủ liên bang với nhiệm sở tại quốc nội và quốc ngoại, bài Việt Văn dưới đây chỉ là chuyển ngữ thật cô đọng, không có phần hình ảnh và chỉ nói thoáng qua, các chi tiết về các chương trình, các sinh hoạt trong trại tị nạn và nhiều khó khăn phải vượt qua không được nói đến trong phần tóm tắt này.

Lịch sử Việt Nam thời cận đại:

- thuộc địa của Pháp: hiệp ước Patenotre 1844; Bắc Kỳ là đất Bảo Hộ Trung Kỳ thuộc Triều Đình, Nam Kỳ là một tỉnh của Pháp Quốc.

- thế chiến thứ hai: Pháp bị Đức chiếm, chia làm hai với chính phủ Vichy và vùng Đức cai quản toàn diện, Nhật Bản có ưu thế tại Á Châu và đặc biệt tại Việt Nam, Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (Việt Minh), chính phủ Trần Trọng Kim, Nhật Bản thua trận và đầu hàng, Trung Hoa giải giới tại miền Bắc, Anh Quốc giải giới tại miền Nam, quân đội viễn chinh Pháp theo bước quân đội Anh, Việt Minh tuyên bố độc lập, chiến tranh Đông Dương 1946-1954, Trung Cộng thắng năm 1950, Pháp thua trận Điện Biên Phủ năm 1954.

- hiệp định Geneve (20 tháng 7 năm 1954): chia hai tại vĩ tuyến 17, sông Bến Hải là ranh giới, 800,000 đồng bào (trong số 11 triệu) di cư từ Bắc vào Nam, trên lý thuyết tổng tuyển cử vào năm 1956. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt), Việt Nam Cộng Hòa (Nam Việt).

- sự can thiệp của Hoa Kỳ:

1- thiết lập Đệ Nhất Cộng Hòa (1956-1963), tổng thống Ngô Đình Diệm (công du Hoa Kỳ năm 1957)

2- 1962: 9,000 quân nhân với tư cách cố vấn

3- Biểu Quyết Vịnh Bắc Việt năm 1965, oanh tạc Bắc Việt: Operation Rolling Thunder

4- 1965: MACV (Military Advisory Command Vietnam), đại tướng Westmoreland, 175,000 quân nhân, tác chiến trực tiếp sau cuộc đổ bộ của TQLC Hoa Kỳ tại Đà Nẵng.

5- 1967: hơn 500,000 quân nhân Mỹ tại VNCH; 1965-1972: 500,000 công dân Hoa Kỳ không nhập ngũ và trốn tránh. Tổng cộng có trên 2 triệu người Mỹ đã đặt chân đến VNCH.

6- tổng công kích Mậu Thân (1968), hòa đàm Ba Lê (1969), Việt Nam Hóa (Vietnamization), quân đội Hoa Kỳ triệt thoái, hiệp định Ba Lê năm 1973.

- ảnh hưởng trong xã hội Hoa Kỳ:

1- vô tuyến truyền hình với hình ảnh chiến tranh

2- chế độ quân dịch cho mọi thanh niên

3- phong trào phản chiến

4- sự tranh đấu đòi bình đẳng nhân quyền

- xã hội VNCH: bên cạnh và trong chiến tranh, người dân sống bình thường (đi học, đi làm, trưởng thành) trong khung cảnh không bình thường.

1975- 2012: (tị nạn, rời bỏ Việt Nam, dân số năm 1975 khoảng 22 triệu)

- sự khác biệt giữa di dân và tị nạn: bó buộc và chọn lựa

- đợt tị nạn đầu tiên (tháng tư năm 1975) khoảng 125,000 - 150,000

- thuyền nhân ,1977 cho tới cuối thập niên 80 khoảng 600,000 (con số đi thoát, theo ước đoán 50% bị tử vong)

- chương trình: Ra Đi Có Trật Tự (1978 tới thập niên 2000) 500,000

- chương trình Trở Về Quê Hương (cho các trẻ em lai) khoảng 10,000 - 12,000

- chương trình Nhân Đạo khoảng 300,000

Chương Trình Mới Tới (Operation New Arrivals)

- 18 tháng 4 năm 1975: tổng thống Ford thành lập IATF để quản trị , tổ chức việc tản cư và định cư

- 23 tháng 4 năm 1975: nhóm tị nạn đầu tiên đến Căn Cứ Không Quân Anderson, đảo Guam

- 26 tháng 4 năm 1975: Trung Tâm Tị Nạn Wake Island bắt đầu hoạt động

- 29 tháng 4 năm 1975: nhóm tị nạn đầu tiên đến Căn Cứ TQLC Pendleton, California

- 2 tháng 5 năm 1975: Trung Tâm Tị Nạn Fort Chaffee, Arkansas bắt đầu hoạt động

- 4 tháng 5 năm 1975: Trung Tâm Tị Nạn tại Căn Cứ Không Quân Eglin, Florida bắt đầu hoạt động

- 13 tháng 5 năm 1975: theo thống kê thì người tị nạn thứ 100,000 đến đảo Guam

- 28 tháng 5 năm 1975: Trung Tâm Tị Nạn tại Fort Indiantown Gap, Pennsylvania bắt đầu hoạt động

- 15 tháng 9 năm 1975: Trung Tâm Tị Nạn tại Căn Cứ Không Quân Eglin, Florida hoàn thành nhiệm vụ (trên 10,000)

- 16 tháng 10 năm 1975: Trung Tâm Tị Nạn tại Căn Cứ TQLC Pendleton, California hoàn thành nhiệm vụ (trên 50,000)

- 15 tháng 12 năm 1975: Trung Tâm Tị Nạn tại Fort Indiantown Gap, Pennsylvania hoàn thành nhiệm vụ (trên 22,000)

- 20 tháng 12 năm 1975: Trung Tâm Tị Nạn tại Fort Chaffee, Arkansas hoàn thành nhiệm vụ (trên 50,000)

Dự luật HR 6755 (The Indochina Migration and Refugee Assistance Act of 1975) do Quốc Hội Hoa Kỳ (thứ 94) chuẩn y và tổng thống Ford ký thành đạo luật tài trợ ngân khoản và cam kết bồi hoàn chi phí cho chính quyền tiểu bang và các địa phương, khi những nơi này trợ giúp người tị nạn đến từ Việt Nam và Cao Mên (Đạo luật dự kiến là sẽ có khoảng 130,000 người tị nạn gốc Việt).

Hiện Nay:

- đóng góp trong Quân Đội: nổi bật là đại tá nhảy dù Lương Xuân Việt, hạm trưởng trung tá Lê Bá Hùng, á khoa Học Viện Hải Quân, thiếu tá bác sĩ quân y phi hành Nguyễn Cẩm Vân...., số quân nhân phục vụ tương ứng với dân số (1.8/315), có gần 3,000 quân nhân gốc Việt trong Quân Đội Hoa Kỳ.


- đóng góp trong Khoa Học: khoa trưởng Nguyễn Cường (Catholic University of Virginia), giáo sư Võ Tuấn (Duke University), giáo sư bác sĩ Nguyễn Thể Bình (Đại Học Quân Y), kỹ thuật gia lãnh đạo Lê Duy Loan (Texas Instruments), nhà văn nổi tiếng giáo sư Vật Lý Thiên Văn Trịnh Xuân Thuận (University of Virginia), phi hành gia giáo sư Trinh Hữu Châu (NASA, California Institute of Technology)...

- chính trị: thứ trưởng tư pháp luật sư giáo sư (Georgetown University) Đinh Đồng Phụng Việt, dân biểu liên bang luật sư Cao Quang Ánh ...

- gửi về Việt Nam: 1975-2012 khoảng 90,000 triệu Mỹ Kim.

- có khoảng 1,800,000 trên toàn cõi Hoa Kỳ; theo thống kê năm 2000 thì họ Nguyễn đứng hàng thứ 57 và thống kê năm 2010 thì họ Nguyễn là hạng 29.

Sau khoảng 40 phút trình bày thì đến phần thảo luận, đây là mục đích chính yếu của bài nói chuyện, các công chức cao cấp được tuyển chọn tham dự khóa học có số tuổi trung bình là 45 (average), với người nhỏ tuổi nhất là 42 và lớn tuổi nhất là 56, một nửa ở trên và một nửa ỏ duới số tuổi 47 (median); họ có nhiều cơ hội lên cao hơn nữa và sẽ có thể ở trong vị trí có những quyết định ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến đất nước Việt Nam, cư dân người Việt và người Mỹ Gốc Việt, vì thế sự thấu hiểu vấn đề, thông cảm với những ưu tư có một tầm quan trọng đáng kể. Các tham dự viên có những nhận xét:

1- đại tướng Mac Arthur (5 sao) sau khi trở về từ Triều Tiên nhận xét: chỉ nên viện trợ quân dụng, huấn luyện, cố vấn kỹ thuật song không nên đổ quân tham chiến tại Á Châu, người Mỹ không hiểu rõ văn hóa của địa phương nên dễ có những sự hiểu lầm. Tổng thống Kennedy: chiến tranh Việt Nam là của người Việt Nam (tự do chống cộng sản), nên tăng quân viện, giúp cố vấn trong chiến tranh cục bộ (lực lượng đặc biệt) song không nên tác chiến trong chiến tranh quy ước với sự tham dự ào ạt của quân đội chính quy. Đại tướng Colin Powell: các điều cần có trước khi tham chiến tại bất cứ đâu như giải pháp không thể tránh được: chuẩn bị dư luận, thông báo rõ mục tiêu, thời gian tham chiến ngắn hạn, dùng tất cả hỏa lực quy ước (không dùng võ khí nguyên tử). Tổng thống George H W Bush (41) đã chấp nhận chiến lược này trong trận chiến đánh đuổi quân đội Iraq ra khỏi Kuwait vào năm 1991. Trận chiến Iraq khởi sự dưới thời tổng thống George W Bush (43) đã ào ạt tiến chiếm rồi sau đó lúng túng. Trận chiến A Phú Hãn cũng trong tình trạng tương tự. Quan niệm "đổ vỡ dây chuyền" (Domino Theory) sau Đệ Nhị Thế Chiến).

2- kế hoạch (LMI: Low Mekong Initiative) Hạ Lưu Cửu Long Giang là một chiến lược tốt đẹp lấy lại ảnh hưởng tại Miến Điện, Ai Lao, Thái Lan, Cao Mên, Việt Nam qua trợ giúp kỹ thuật, giáo dục, y tế, kinh tế; ngăn chặn hữu hiệu ảnh hưởng của Trung Hoa; ngân qũy và nhân sư giới hạn và do chính người địa phương điều hành qua trợ giúp của Hoa Kỳ. Số tiền gửi về Việt Nam tương đương với 8% tổng sản lượng quốc gia thường niên (annual GDP: Gross Domestic Product), với số tiền lên đến khoảng 10 tỉ Mỹ Kim (10,000 triệu) khi được đầu tư đúng mức sẽ tạo ra rất nhiều công ăn việc làm; vị trí của Việt Nam rất quan trọng dọc theo Đông Hải, ngoại trưởng Hillary Clinton đã tuyên bố tại Hà Nội: Hoa Kỳ cương quyết giữ vững sự tự do giao thông trên thủy lộ Đông Hải. Trung Hoa là một quốc gia có lực lượng phòng thủ rất mạnh (Lục Quân), song không có lực lượng xung kích (Không Quân và Hải Quân) tương đương với Hoa Kỳ.

3- cộng đồng Gốc Việt là một trong 3 cộng đồng (Ấn, Hoa, Việt) có những đóng góp hữu hiệu trong đời sống quốc gia , trong sự vận hành chính trị, tình hình kinh tế, trong giáo dục, quân đội và hầu như mọi ngành nghề. Khi tiếp xúc thì nhiều người Mỹ Gốc Việt cho biết để tỏ lòng biết ơn quê hương chọn lựa này (Thanks America), họ muốn phục vụ, trao lại cho xã hội những gì giới sinh thành ra họ và chính họ được hưởng và nhờ đó mới đạt được cái gì hiện có ngày hôm nay.

Trong các cuộc mạn đàm ngắn sau đó các vấn đề tế nhị như: Napalm Girl tại Trãng Bàng (Huỳnh Kim Phúc), chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn một đại úy Cộng Sản trong cuộc hành quân năm 1968 tại ngoại ô Saigon, vụ thảm sát Mỹ Lai tại miền Trung. Bà Huỳnh Kim Phúc đã xin tị nạn tại Montreal khi máy bay hạ cánh tại đó; đại úy Cộng Sản bị bắt sau khi hạ sát toàn thể gia đình một sĩ quan QLVNCH với phụ nữ, trẻ em và người già; những quân nhân nhập ngũ theo quân dịch không được chuẩn bị cho khung cảnh chiến trường du kích; những quân lệnh về giao chiến (rule of engagement), trừng phạt, biện pháp ngăn ngừa sự tái diễn. Hai vị tướng danh tiếng trong chận triến Vùng Vịnh năm 1991 (lúc đó quân đội Mỹ chiến thắng vẻ vang và nhanh chóng) là đại tướng Schwarzkopf (tư lệnh chiến trường) và đại tướng Powell (tổng tham mưu trưởng), hai vị tướng lãnh này đều có tham chiến tại Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.