Hôm nay,  

Tranh Luận Thất Bại: Tại sao?

16/10/201200:00:00(Xem: 10873)
...nhầm lẫn tài lấy điểm với cử tri, và tài điều khiển việc nước...

Cuộc tranh luận phó tổng thống duy nhất của kỳ bầu năm nay đã đến rồi đi, chẳng để lại dấu vết gì ghê gớm lắm. PTT Biden đã làm tất cả những gì TT Obama bị phe cấp tiến chỉ trích đã không làm: ông tấn công mạnh, đưa dữ kiện, đả kích chuyện thuế của TĐ Romney và câu nói “47% dân không đóng thuế” của TĐ Romney. DB Ryan thì có dịp đặt vấn đề thành quả của TT Obama, và giải thích quan điểm Cộng Hòa về cách giải quyết vấn nạn kinh tế và thất nghiệp. Không có gì mới lạ từ cả hai phiá.

Phe bảo thủ cho rằng PTT Biden trịch thượng, bất lịch sự và thiếu nghiêm chỉnh, trong khi DB Ryan đã điềm đạm trình bầy quan điểm, nhất là trong vấn đề an sinh là sở trường của ông. Phe cấp tiến hoan hô giáo sư Biden đã cho học trò Ryan những bài học đích đáng về kinh bang tế thế. Nhưng PTT chuyên nói nhảm Biden vẫn là PTT chuyên nói nhảm Biden. Sau tranh luận, Tòa Bạch Ốc vẫn phải giải thích thêm: 1) PTT nói Toà Bạch Ốc không biết gì về chuyện yêu cầu tăng cường an ninh tại Benghazi, thật sự chính quyền Obama đã nhận được yêu cầu đó, và 2) PTT nói chỉ những người lợi tức trên một triệu mới bị tăng thuế, sự thật TT Obama muốn tăng thuế từ mức 200.000 đô.

Theo CNN, DB Ryan thắng; theo CBS, PTT Biden thắng. Đại khái là … huề. Nhưng huề thì đáng buồn cho TT Obama vì ông đã hy vọng PTT đại thắng để phục hồi lại tư thế cho liên danh Obama-Biden sau trận Xích Bích tuần trước của TT Obama.

Dù sao thì cũng ít người nghĩ cuộc tranh luận phó tổng thống sẽ thay đổi tỷ lệ hậu thuẫn của hai bên. Khác xa cuộc tranh luận tổng thống, đã đi vào lịch sử như một trận đánh thiếu cân bằng nhất lịch sử cận đại Mỹ. Giống như Muhammad Ali đấu với vô địch quyền anh của ... mấy hòn đảo Hawaii. Theo Gallup, 78% dân Mỹ cho rằng TĐ Romney đã toàn thắng.

Cuộc tranh luận tổng thống đã lật ngược thế cờ, ít nhất là trong ngắn hạn, và đi xa hơn nữa, có thể đã quyết định cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc. Cuộc tranh luận phó tổng thống đã chẳng phục hồi được tư thế của đảng Dân Chủ. TT Obama còn hai dịp tranh luận nữa để điều chỉnh, chưa ai dám khẳng định là ông đã thua hẳn rồi và năm tới nước Mỹ sẽ có tổng thống mới. Nhưng nếu TT Obama thất cử thì hiển nhiên là ông đã thất cử vì cuộc tranh luận tuần trước đây.

Ta hãy nhìn lại vài con số thăm dò dư luận trước và sau tranh luận tổng thống vừa qua:

- Gallup: TT Obama dẫn +6% trước tranh luận, sau đó -2%, mất 8 điểm;

- Rasmussen: TT Obama +2% trước, rồi -2% sau, mất 4 điểm;

- Pew: TT Obama +8% trước, rồi -4% sau, mất 12 điểm;

Quan trọng hơn là các thăm dò của Pew về cử tri phụ nữ: Obama 56%, Romney 38% trước; sau đó huề 47% mỗi người; Obama mất 9 điểm;

Đối với khối độc lập, sự tin tưởng khả năng của TĐ Romney tăng mạnh, bỏ xa TT Obama trong hai vấn đề quan yếu:

- Việc làm: Romney 37%, Obama 24%;

- Thâm thủng ngân sách: Romney 41%, Obama 20%.

Pew là cơ quan thăm dò chính xác nhất năm 2008 khi tiên đoán đúng Obama sẽ thắng với 53% phiếu.

Tại Florida, là tiểu bang then chốt với một số rất lớn dân về hưu, sống với Medicare và Social Security, thăm dò chung của hai tờ báo lớn Miami Herald và Tampa Bay Times cho thấy TĐ Romney thua TT Obama 1% trước tranh luận, rồi hạ tổng thống 7% sau tranh luận. Cho thấy dân cao niên qua tranh luận, đã hiểu rõ quan điểm Cộng Hoà hơn, và đã bớt sợ mất tiền già và tiền thuốc. Khuynh hướng tương tự cũng đã thấy được tại một tá tiểu bang then chốt như Ohio, Virginia, Michigan, Wisconsin, Colorado, và Pennsylvania. Theo Rasmussen, tại 11 tiểu bang ngang ngửa, trước tranh luận: Obama +6%, sau đó -2%, mất 8 điểm;

Câu hỏi mà lịch sử sẽ tranh cãi không bao giờ dứt là tại sao TT Obama lại thua đậm như vậy? Hay tại sao TĐ Romney lại thắng lớn như vậy? Rồi tại sao PTT Biden cũng vẫn không gỡ rối được cho tổng thống? Dĩ nhiên đây sẽ là một trong những bí ẩn lớn của lịch sử mà không ai có được câu trả lời tuyệt đối.

Những người bênh vực cho TT Obama đã đưa ra khá nhiều “rằng thì là mà”:

- Đương kim tổng thống luôn luôn thua hiệp đầu;

- TT Obama là người hiền lành (nice guy) nên không muốn cũng như không biết đấm đá; đích thân TT Obama cho rằng ông đã có một buổi tối xấu (bad night) vì đã cư xử “quá lịch sự” (too polite);

- TT Obama là đương kim tổng thống, có rất nhiều chuyện quan trọng phải xử lý, không có thời giờ tập dợt kỹ lưỡng;

- TT Obama tập dợt với TNS John Kerry, là người tranh luận dở, lại ôm mộng làm ngoại trưởng trong nhiệm kỳ tới của TT Obama, nên không dám làm mất lòng tổng thống, không dám đả kích ông quá mạnh trong lúc tập dợt;

- TT Obama chưa quen với độ cao và khí hậu của Denver, nên đầu óc chưa bén nhạy (đây là bào chữa của cựu PTT Al Gore, người bị ám ảnh bởi vấn đề khí hậu bị hâm nóng trong ba triệu năm nữa! Ông Gore quên mất bài diễn văn “hạ thủy triều và hàn gắn địa cầu” của ứng viên Obama năm 2008 cũng được đọc tại Denver);

- Người điều hợp tranh luận, nhà báo lão thành Jim Lehrer, người đã điều hợp một tá tranh luận tổng thống trong mấy chục năm qua, đã quá già, và bị TĐ Romney khai thác.

- Rất nhiều lý do, nhưng ít ra, TT Obama và các đệ tử lần này đã không đổ thừa tại Bush!

Những người ít cảm tình với TT Obama hơn thì lại cho rằng:

- TT Obama quá quen với “gọi dạ bảo vâng” trong mấy năm qua, cũng như tránh né họp báo nghe câu hỏi hóc búa của ký giả, bây giờ gặp người chỉ trích ngay mặt, mất bình tĩnh, không tìm ra cách trả đòn;

- TT Obama trên căn bản, chỉ giỏi đọc diễn văn do người ta viết trước, bây giờ không có bài bản viết sẵn, không có máy nhắc teleprompters nên ngọng; nói năng rụt rè vì sợ nói bậy trước cả trăm triệu người; cái tài nói năng của TT Obama chỉ là một huyền thoại vĩ đại, con đẻ của bộ máy tuyên truyền của ông với sự toa rập của truyền thông dòng chính;

- TT Obama có tính độc đoán, tự tôn cho mình có tài ăn nói tuyệt đối hơn người, không chấp nhận cho các phụ tá chỉ dẫn về kỹ thuật tranh luận, cũng như coi thường TĐ Romney, nên lơ là chuyện tập dợt, coi như là chuyện phí sức và mất thời giờ.

Dĩ nhiên, trên đây là một số giải thích điển hình, còn khá nhiều giải thích khác. Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân kẻ viết này, trong khá nhiều lý do bàn đến, có hai lý do quan trọng nhất. Lý do đầu TT Obama thua tranh luận là vì những thất bại bốn năm qua của ông. Lý do thứ hai là sự thành công của TĐ Romney khi tự giới thiệu mình.

1. TT OBAMA PHẢI BÊNH VỰC MỘT THÀNH QUẢ QUÁ YẾU KÉM.

TT Obama vài ngày sau cuộc tranh luận, đã họp mặt gây qũy với một số tài tử Hồ Ly Vọng, và đã nói đùa để khoả lấp thất bại trong cuộc tranh luận: các bạn là những người tuyệt vời luôn luôn diễn tuồng tuyệt hay ngày này qua ngày khác, trong khi tôi thì rõ ràng đã quá tệ tối hôm trước. Các tài tử vỗ tay, cười vui vẻ, và khẳng định chỉ là chuyện vấp một cục gạch tí ti thôi.

Thật ra, TT Obama không phải là đã vấp một cục gạch trong một buổi tối, mà ông đã đụng phải bức tường bê-tông từ bốn năm rồi.

Ông đã đối diện với những vấn đề cực kỳ nghiêm trọng và khó khăn, từ kinh tế khủng hoảng và thất nghiệp trường kỳ, đến hai cuộc chiến tại Trung Đông, rối loạn chính trị trong thế giới Ả Rập, nguy cơ xụp đổ của Liên Âu, chống phá của Nga, Tầu, chưa kể nội bộ vẫn bị khủng bố đe dọa, Cộng Hòa bất hợp tác,… Tất cả đều quá xa tầm tay khả năng của một người trước khi vào Tòa Bạch Ốc chưa quản lý một tiểu bang hay một công ty hay ngay cả một hội đoàn ba người. Ông đã thành công vào Toà Bạch Ốc vì dân Mỹ a) quá chán ngán đảng Cộng Hòa của TT Bush, b) quá lo sợ một người đàn bà bị coi như quá nhiều tham vọng và thủ đoạn như bà Hillary Clinton, c) muốn xóa bỏ mặc cảm kỳ thị da đen, và cuối cùng d) quá mê muội cái tài mồm mép của Obama.

Ông đã chứng minh cho cả thế giới thấy cái tài vận động chính trị có một không hai của ông, đến độ thiên hạ không còn ai đặt câu hỏi “thế tài kinh bang tế thế thì sao?” nữa. Thiên hạ đã nhầm lẫn tài lấy điểm với cử tri, và tài điều khiển việc nước.

Kết quả là sau khi lên làm tổng thống, ông đã đi từ thất bại này đến thất bại khác, bất kể những bào chữa, biện minh của ông và các đồng minh của ông. Cột báo này đã bàn quá nhiều về những thất bại của ông, cũng như về những cái mà TT Obama cho là thành công của ông, khẩu hiệu “Osama dead, GM alive”, cũng như các biện pháp kích cầu kinh tế của ông, không cần phải lập lại nữa.

TT Obama có thể đứng trước hàng ngàn, hàng vạn người ủng hộ ông để khoe khoang bất cứ thành tích thật hay giả nào, rồi cũng sẽ được hò hét hoan hô như vỡ chợ, không ai nói ngược lại hay “hỏi giấy” gì hết. Nhưng trong cuộc tranh luận, ông đối diện với một người đứng ngang hàng với ông, đả kích ông trong tất cả mọi vấn đề. Đã vậy lại đưa ra vanh vách hết số thống kê này đến dữ kiện khác, như đinh đóng cột, khiến ông bị đặt trong thế không biết phải bào chữa như thế nào, trong đầu không có dữ kiện hay con số thống kê nào để phản biện lại.

Sau cuộc tranh luận, ông lớn tiếng tố TĐ Romney chỉ là “nói láo”, và tất cả đồng minh cũng như truyền thông phe ta nhất loạt lập lại. Nhưng như vậy tại sao ngay trong lúc tranh luận, trước sự theo dõi của cả trăm triệu người, TT Obama không vạch bộ mặt nói láo của TĐ Romney cho tất cả mọi người được thấy? Có phải tại ông không nắm vững vấn đề, và phải đợi sau đó, các phụ tá mách nước cho những sai sót và “nói láo” của TĐ Romney? Như vậy thì lại còn tệ hơn nhiều. Chứng tỏ đương kim tổng thống không hiểu rõ thực trạng nước Mỹ bằng ông thống đốc đã về hưu từ cả chục năm qua?

Bất chấp mọi biện minh, sự thật giản dị hơn nhiều. Thành quả TT Obama trong bốn năm qua quá yếu và những tố giác của TĐ Romney quá chính xác, khiến TT Obama không có cách nào bào chữa một cách hữu hiệu. TT Obama trong cuộc tranh luận, đã không có thành tích nào để kể mà cũng không giải thích được các thất bại bị TĐ Romney khui ra. Không phải bất ngờ TT Obama gặp ngày xấu, trong người khó ở, đang đau răng, cảm cúm, hay gì gì khác, mà chẳng qua ông ở trong thế cực kỳ khó biện minh cho những thành quả quá kém của mình.

Một số nhà báo cấp tiến phe ta bực dọc đặt câu hỏi tại sao TT Obama không đả kích TĐ Romney về tỷ lệ thuế của ông ấy, hay câu nói 47% dân Mỹ không đóng thuế (và đó là chuyện PTT Biden đã làm trong cuộc tranh luận với DB Ryan). Nhưng như vậy là chỉ xúi TT Obama đánh cá nhân TĐ Romney thôi, chứ vẫn không giúp TT Obama biện minh cho thành quả yếu kém của mình được.

Câu kết luận “tôi không hoàn hảo, nhưng hứa sẽ cố gắng hơn nữa” không có tính thuyết phục cao lắm.

2. DÂN MỸ LẦN ĐẦU TIÊN NGHE TĐ ROMNEY NÓI CHUYỆN

Theo các chuyên gia chính trị Mỹ, chủ chốt trong các cuộc vận động tranh cử chính trị Mỹ là việc tô vẽ đối phương của mình. Làm sao có thể tô vẽ hình ảnh đối phương dưới một góc cạnh xấu nhất ngay từ đầu là đã thành công được hơn nửa đường rồi.

TT Obama ngay từ đầu đã vẽ ra hình ảnh một TĐ Romney như một triệu phú vô cảm, làm giàu trên xương máu dân lao động mà ông thẳng tay sa thải khi cần bảo vệ túi tiền nhà giàu. Đã vậy lại sẵn sàng tăng thuế nhà nghèo, cắt trợ cấp y tế cho người già, người nghèo, để có thể giảm gánh nặng thuế cho nhà giàu. Tóm lại, một tài phiệt cực kỳ hung hiểm. Sẽ là một đại họa cho người già, người nghèo, và dân lao động.

Hình ảnh đó tương phản hoàn toàn với cái nhìn của khối bảo thủ, vẫn phập phồng lo sợ ông Romney là “cấp tiến nằm vùng” vì đã từng là thống đốc của tiểu bang cấp tiến nhất Mỹ, tiểu bang của ông vua cấp tiến Ted Kennedy, cũng như các ứng viên tổng thống Michael Dukakis và John Kerry. TĐ Romney đã hợp tác chặt chẽ với quốc hội Massachusetts mà phe Dân Chủ nắm đa số khoảng 80%. Lại là người sáng chế ra cái chế độ bảo hiểm y tế được TT Obama dùng làm mẫu mực trong khi cả khối bảo thủ coi như thuốc độc.

Dù tương phản vậy, nhưng với hàng trăm triệu tiền quảng cáo tràn ngập khắp các đài truyền hình và đài phát thanh, một số lớn dân Mỹ đã thấm vào đầu hình ảnh tài phiệt ác quỷ Romney rồi. Dĩ nhiên là TĐ Romney trước đây đã ra trước truyền hình tranh luận khá nhiều với các ứng viên đồng chí Cộng Hòa, nhưng thực tế những tranh luận đó chỉ có những người đam mê chính trị bên Cộng Hòa mới theo dõi thôi, còn tuyệt đại đa số dân Mỹ không rảnh theo dõi kỹ.

Tối hôm tranh luận đầu tiên giữa TT Obama và TĐ Romney là lần đầu tiên gần bẩy chục triệu dân Mỹ được nhìn tận mắt và nghe tận tai TĐ Romney. Và họ đã nhìn thấy, không phải một ác qủy, mà một người với hình ảnh chững chạc, điềm đạm, có tướng tổng thống, hiểu biết rất rõ về thực trạng nước Mỹ, về những khó khăn họ đang gặp phải, với những con số và dữ kiện rõ ràng mà TT Obama không hề phản bác. Họ cũng thấy TĐ Romney đặc biệt nhấn mạnh vấn đề công ăn việc làm cho giới trung lưu –ông nói “jobs” hơn ba chục lần và “middle class” gần hai chục lần-, là ưu tư số một của đại đa số dân Mỹ. Họ cũng nghe thấy những biện pháp cụ thể TĐ Romney nói sẽ áp dụng để giải quyết nạn thất nghiệp, cũng như nghe được những ưu tư cũa TĐ Romney đối với tương lai của các chế độ trợ cấp an sinh, và những bảo đảm không cắt không xén gì hết. Hình như tất cả đều mới lạ với họ, so với những nhồi sọ trên các quảng cáo truyền hình của TT Obama.

Nói cho chính xác, qua thăm dò Gallup, trong 10 người Mỹ theo dõi tranh luận, thì đã có 8 người có dịp hiểu rõ TĐ Romney hơn trước, mà không nghĩ rằng TT Obama đã chứng minh được những thành quả của ông. Thất bại quá nặng nề vừa qua đã đưa TT Obama đến ngõ cụt, nếu thua trong hai cuộc tranh luận tới thì bảo đảm sẽ về hưu non, phải thắng thì mới giữ được thế ngang ngửa để còn hy vọng tái đắc cử. (14-10-12)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Ý kiến bạn đọc
17/10/201220:58:13
Khách
Truoc khi Obama bao Bach oc,tong thong Bush de la lai mot dong rac khong lo,chi co te thien dai thanh may ra moi quet sach throng 4 nam. Phai khong chu Vu Linh?nam mo di dat phat,chuc chu khoe de thay Obama o lai Bach oc 4 nam nua.
18/10/201216:50:22
Khách
Nhắn với Kevin. Năm 2008 có một ngừoi tư xưng là Tề Thiên Đại Thánh có tài biến đổi càn khôn còn hơn Bác Ba Phi làm nhiều người tuỏng thiệt mà không thèm xem xét công phu tu luyện như thế nào ., té ra mới nhập môn tu luyện có 2 năm . Lên ngôi chưa được bao lâu thì mới biết tài mình chưa đủ nên dở cẩm nang thứ 37 là TẠI BỊ VÌ THÌ LÀ ....... để che lấp sự vô tài của mình . Đố bạn biết tôi ám chỉ ai ????
17/10/201216:36:42
Khách
Qua cuộc tranh luận tối thứ ba, thật không còn gì để nói hơn là ngán ngẩm cho "Đấng tiên tri" mà một số người đã đội ông ta lên tận mây xanh. Chánh và phó như nhau, không hơn không kém đến nổi người điều khiển cuộc tranh luận phải "Stop" ông TT, nhục...
Nếu ai đã thấy và nghe, ở đây tôi không cần phải nói ra, tuỳ nghi suy ngẩm coi phải làm sau. 4 năm qua, cái giá mọi người phải trả là hơn $ 50000 US.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.