Hôm nay,  

Mùa Tựu Trường: Có Nên Chuyển Trường Cho Con Em?

04/10/201200:00:00(Xem: 9861)
Ngày khai trường lại đến. Đó là lúc các em học sinh hớn hở với niềm vui được gặp lại bạn bè cũ sau mấy tháng hè rong chơi. Tuy nhiên cũng có em thay vì mừng vui, lại lo sẽ đối diện với một học kỳ mới chắc chắn có nhiều thử thách hơn. Làm sao biết được các thầy cô mới có khó hơn không? Và những người bạn mới sẽ gặp có hoà hợp được với mình không?

Nỗi âu lo còn trở nên to lớn hơn đối với các em hay bị chuyển trường quá nhiều mà người Mỹ thường gọi các em là Mobil Student hay “học sinh lưu động”. Chuyển trường hay không chuyển trường đã là một câu hỏi làm phiền lòng cha mẹ và các em học sinh.

Tôi biết có một em tuổi teen khoảng 14, 15 tuổi xin cha mẹ đổi trường cho em, nhưng cha mẹ không cho. Em đòi bỏ nhà đi, rồi trở nên thù ghét cha mẹ và tố cha mẹ đã ngược đãi, đánh đập em cũng chỉ vì không cho em thoả ý muốn chuyển trường.

Trên thực tế, việc chuyển trường đối với một em học sinh là sự bất đắc dĩ. Theo tâm lý trẻ em, ít có em nào muốn bỏ nơi mình học bao nhiêu năm, bạn bè mình yêu thích, mà đi. Chỉ có lý do là em đang gặp khó khăn nơi em đang theo học, khiến em nằng nặc đòi bỏ trường. Trong trường hợp này phụ huynh của em nên lắng nghe em trình bày lý do tại sao em muốn đổi trường mà quyết định giúp em giải quyết gút mắc của vấn đề. Cố gắng gần em hơn và tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân sâu xa có phải vì thầy cô kỳ thị, bạn bè ngược đãi, đánh đập em hay các em có bị các băng đảng theo dõi và đe doạ khiến các em hãi sợ hay không? Chỉ có sự lắng nghe và thông cảm, các bậc phụ huynh mới giải quyết được những mâu thuẫn và bất đồng giữa những ý kiến trái ngược của cha mẹ và con cái.

Trong giai đoạn kinh tế yếu kém hiện nay, tài chánh của nhiều gia đình bị ảnh hưởng theo. Có người mất nhà, mất việc, tiếp theo đó là việc thay đổi chỗ ở, trường học của con em cũng phải thay để phù hợp với cuộc sống. Sự di chuyển nơi ăn chốn ở đã là một áp lực nặng nề cho nhiều người, nhất là các gia đình có lợi tức thấp.

Theo những báo cáo đáng tin cậy của bộ giáo dục, sự chuyển trường thường xuyên rất có hại cho việc học hành của con trẻ. Ảnh hưởng sâu đậm nhất là áp lực tinh thần làm thay đổi tính tình, phong cách ứng xử của trẻ đối với gia đình, học đường và xã hội.

Một nghiên cứu của Childrens Hospital Medical Center of Cincinnati ở Hoa Kỳ cho biết những “học sinh lưu động” thường là các học sinh có vấn đề, hay gây rắc rối và có thái độ ứng xử gây phiền nhiễu hơn là các em ít bị di chuyển từ trường này sang trường khác. Họ đã khảo cứu 3285 học sinh trong độ tuổi từ 5 tới 14 trên toàn nước Mỹ. Đề án nghiên cứu đặt trọng tâm trên hàng loạt những câu hỏi về thái độ ứng xử của các em được trả lời bởi các bà mẹ có con đi học. Kết quả là các em học sinh lưu động có thái độ ứng xử rất tệ so với các em không bị chuyển trường nhiều. Các báo cáo khác cho biết những em học sinh lưu động thường sống trong các khu dân cư có lợi tức thấp. Họ cũng nhận ra phần lớn học sinh lưu động là con cái của các bà mẹ độc thân, các bà mẹ ít chịu sinh hoạt với các hoạt động của trường con mình học và các bà mẹ hay có triệu chứng của bệnh trầm cảm. Các em còn bị những vấn đề liên quan tới sức khoẻ, kém dinh dưỡng, hay thiếu vệ sinh.

Có một số học sinh tâm sự với tôi rằng các em rất sợ bị đổi trường. Tệ hại nhất là sự thay đổi xảy ra vào giữa hay trong niên học. Học trình gián đoạn, các em phải bắt đầu làm quen với nơi mới, thầy mới, và bạn mới. Tất cả xảy ra cùng một lúc là một áp lực nặng nề cho con trẻ. Chắc chắn sự hoc sẽ kém đi. Để bắt kịp các em cần một thời gian, dài, ngắn, tùy theo năng lực và mức hội nhập của từng em. Điều các em lo nhất chính là xa bạn bè thân thiết. Mất đi những người bạn lâu năm gắn bó sẽ làm các em mắc bệnh trầm cảm, dần sinh ra buồn chán, học kém đi hay không thiết học nữa. Có em còn sinh ra cãi cọ, oán giận cha mẹ. bỏ học, bung ra đời tự lập mưu sinh, sống cuộc sống không lệ thuộc vào cha mẹ nữa. Khi rời tổ ấm gia đình sống đời tự lập, các em thích được tự do, không còn bị cha mẹ la rầy. Các em học được cái hay khi tự lo lấy mọi thứ cho bản thân, nhưng bỏ trường học quá sớm, các em sẽ phải đối diện với tình trạng, không nghề chuyên môn, thiếu kinh nghiệm, thiếu học thức, dễ lâm vào cảnh sống nghèo túng chật vật, nếu không có chí cầu tiến, suốt đời chỉ lẩn quẩn đi làm với mức lương tối thiểu mà thôi.


Có những vị phụ huynh nghĩ rằng mình làm cha mẹ, những chọn lựa của mình luôn khôn ngoan hơn các con trẻ người non dạ thiếu kinh nghiệm sống và bắt gì chúng cũng phải nghe theo.Tuy nhiên, sự cưỡng ép dễ gây căm phẫn và hậu quả có thể làm gãy đổ mối liên hệ tình cảm giữa cha mẹ và con cái do việc chuyển trường.

Các phụ huynh nên suy nghĩ kỹ trước khi quyết định cho con mình đổi trường hay không? Nếu vì tình trạng kinh tế hay bất đắc dĩ phải thay nơi cư trú, các vị nên xem xét một nơi ở mới hợp với tình trạng của mình mà không phải chuyển trường. Nếu có chuyển trường hay thay đổi quá nhiều nên tìm đến sự giúp đỡ của bộ giáo dục và chính phủ bằng cách liên lạc với ban quản đốc của trường mới.

Bộ giáo dục đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giúp đỡ các em học sinh lưu động. Chính phủ có dành một ngân quỹ liên bang gọi là Migrant Education để giúp riêng các em bị đổi trường quá nhiều nên không theo kịp chương trình hoặc vì thế mà học kém đi. Tùy nơi tùy chỗ, chương trình có thể được tài trợ bởi ngân quỹ tiểu bang hay liên bang. Mỗi tiểu bang đặt cho chương trình này một cái tên riêng.

Tiểu bang Texas dành riêng một ngân quỹ giúp các em học sinh lưu động có tên là The Texas Migrant Education Program (MEP) gồm nhiều chương trình như The Migrant Student Graduation Enhancement Program giúp các em trung học, học thêm các tín chỉ cần thiết để có thể tốt nghiệp. Project Smart-Masters được tài trợ qua Migrant Education Program Consortium Incentive Grant (CIG) giúp các em học thêm các lớp hè, dạy các kỹ thuật và giúp các em lấy lại căn bản đã mất do di chuyển trường lớp quá nhiều. Thêm nữa, Texas Migrant Reading là một chương trình cung cấp sách đọc cho các em và gia đình miễn phí để khuyến khích các em đọc sách.

Ơ tiểu bang California, tới tháng Năm, năm 2012 có hơn 17, 600 em học sinh lưu động thuộc về 565 học khu được giúp đỡ các dịch vụ cần thiết. Các em có thể được trợ giúp giảng dạy thêm về toán, tập đoc, y tế, xã hội hay những dịch vụ khác tùy theo tình trạng riêng của từng em và tùy theo ngân quỹ của từng năm. Riêng tiểu bang có nhiều chương trình khác nhau như, The Mini-Corps Program không những cung cấp thầy giáo dạy kèm riêng cho các em suốt niên học và mùa hè mà còn trợ giúp dịch vụ xã hội nữa. Chương trình The School Readiness Program giúp các em từ 3 tới 5 tuổi học đọc, viết để sửa soạn vào mẫu giáo và lớp 1. The UCLA Student Leadership Institute cung cấp cơ hội cho các em học sinh lưu động lớp 10 và 11được tham dự vào các chương trình huấn luyện có tính lãnh đạo cao và các thông tin sửa soạn cho con đường đại học tương lai hay các thông tin làm thế nào để mượn tiền học đại học.

Các vị phụ huynh của những học sinh lưu động chỉ việc liên lạc với ban quản đốc của trường báo cáo tình trạng của mình và xin trợ giúp, chắc chắn các em sẽ được giúp đỡ.

Áp lực chuyển nhà, đổi trường là một gánh nặng cho các em học sinh và các bậc cha mẹ. Đây là điều có lẽ không ai muốn. Tuy nhiên nếu nó xảy ra mà chúng ta biết cách giải quyết và xin trợ giúp của bộ giáo dục, con em chúng ta sẽ được lợi lạc và chính chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ gánh hơn. Chúc quí vị có con em chuyển trường nhiều may mắn.

Trịnh Thanh Thủy

Tài liệu tham khảo:

- Migrant Education Programs and Services(California)
http://www.cde.ca.gov/sp/me/mt/programs.asp

- Texas Migrant Education Program: Special Projects & Grant Awards
http://www.tea.state.tx.us/index4.aspx?id=5076

- Changing Schools Tough on Kids
http://www.redorbit.com/news/science/1091/changing_schools_tough_on_kids/

- Many change schools frequently harming their education
http://www.gao.gov/products/HEHS-94-45

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.