Hôm nay,  

Những Cái Thùng BIA Biết Nói Tiếng Việt Ở Sài Gòn và Lễ hội BIA Ở Munich

03/10/201200:00:00(Xem: 10393)
Dân Nam kỳ ăn nhậu

Những người không phải là người địa phương, tới Việt nam bất kỳ nơi nào, nhứt là tại những thành phố lớn như Sài gòn, Hà nội, Cần thơ,... đều có chung nhận xét, chắc chắn không sai, là dân việt nam thích ăn nhậu, lúc nào cũng có thể ăn nhậu được, mà số thanh niên thường chiếm đa số trong đó không thiếu bóng dáng phụ nữ.

Ăn nhậu, họ ngồi la liệt trên vỉa hè, bên lề đường. Những kẻ có tiền nhiều hơn thì vào trong hàng quán. Phần lớn, tức có tới 80 %, dân nhậu chọn la-de. Chai, hộp hoặc thùng năm mười lít. Uống hết bia, chai, hộp được chất đóng dưới gầm bàn hay bên cạnh chổ ngồi.

Sài gòn Nhậu

Vì dân nhậu chọn uống bia và uống mỗi người từ năm ba lít trở lên nên người ta có cảm tưởng thân thể của họ không khác gì”thùng bia”. Và khi nhậu, tức”rượu vào thì lời ra”nên họ biến thành những”thùng bia nói tiếng việt nam” (tiếng của một tác giả báo Lao Động, Sài gòn. Rất tiếc vô tình quên tên).

Ở Việt nam, người đi làm việc có tiền, ăn nhậu là phải. Mà cả người không đi làm vẫn ăn nhậu li bì từ sáng tới chiều mới là điều đáng lấy làm lạ. Nhưng ở Việt nam, điều đó vẫn là bình thường. Ở Việt nam ngày nay, mọi việc đều có thể trở thành bình thường một cách rất bình thường.

Người đi làm việc ăn nhậu sau lúc tan sở vào khoảng 5 giờ chiều. Họ không bao giờ chịu vể thẳng nhà, mà phải rẻ vào quán để ăn nhậu cho tới chín mười giờ mới chịu về. Họ bảo”đi làm ra mà về thẳng nhà là nhà quê, không có văn hóa”. Rời bàn nhậu càng chậm là người có văn hóa càng thâm hậu.

Ngày nay, có thêm một lóp người ăn nhậu theo một phong cách mới. Sang hơn, ngon lành hơn. Đó là những thanh niên làm cho hảng xưởng ngoại quốc, lương từ 1500 đô -la trở lên. Họ ăn mặc tươm tất, thắc cà-vạt, đôi khi mặc cả áo”vết”. Lẻ dĩ nhiên để bảo vệ thể diện của mình, họ vào nhà hàng sang trọng ăn nhậu. Hiện tượng mới này trở thành một trào lưu ăn nhậu mới ở Sài gòn thu hút không ít thanh niên có chút tiền chạy theo nhập cuộc.

Nhiều ngưòi nhận xét hiện tượng xã hội mới ở Việt nam đều phải thừa nhận dân Sài gòn lúc nào cũng đi trước để lãnh đạo dân Hà nội ngàn năm văn vật về mặt ăn nhậu và nếp sống thời trang.

Biết ăn nhậu là một thứ văn hóa thì dân Sài gòn đúng là dân có văn hóa. Văn hóa ăn nhậu !

Còn dân sống trong thôn quê ? Cũng ăn nhậu tưng bừng. Họ cũng tới quán, tiệm vì ở Việt nam, khắp hang cùn ngỏ hẻm nào cũng mộc lên những quán nhậu. Vài cái bàn nhỏ, vài cái ghế đẩu thắp bày ra trước nhà, đầu ngỏ, là có thể thành quán nhậu. Không có la-de, bà con ta trở về với quốc hồn quốc túy là rượu nếp trắng hoặc nếp than. Rượu nếp trắng được nhiều người ưa. Mà phải rượu do người địa phương rành nghề nấu. Một lít nếp chỉ lấy 4 lít rượu mà thôi.

Rượu công-xi, tức rượu kỷ nghệ, dân nhậu không thèm vì dở. Vừa lạt, vừa không có mùi thơm như rượu cất bằng nếp. Thứ nếp tốt được chọn lọc kỷ. Hột dài, màu trắng đục màu sửa, không có lẩn hột trắng trong vì đó là nếp có lộn gạo. Nếp xấu, không dùng.

Ngày xưa, rượu nếp do dân nhà quê nấu và bán bị nhà cầm quyền Tây cấm vì quyền lợi kinh tế của họ. Nên rượu nếp có tên”rượu đế”vì phải đem dấu trong bụi đế khi”tào cáo”(lính quan thuế tây) đi khám xét bắt phạt. Rượu đế còn gọi là rượu”quốc lủi”. Người bán rượu ôm những cái bông bóng đầy rượu (bông bóng heo phơi khô đựng rượu) chạy lủi đại vào bụi tranh, bụi đế để trốn lính quan thuế Tây ruồng bắt, giống như những con quốc trông thấy người ta thì nhanh nhẹn lủi trốn vào bụi rậm.

Rượu nếp còn được dân nhậu gọi bằng những lời rất gợi cảm”nước mắt quê hương”. Người ta không uống rượu mà uống nước mắt quê hương nên nếu có say là vì quê hương rơi nước mắt làm cho lòng người nghiên ngã, đảo điên mà thôi.

Cũng nói về ăn nhậu, có một giới người Việt nam có tiền không uống Bia vì cho quá lạt, đúng hơn họ không thích vì cho đó là thứ của giới bình dân. Họ chuộng Cognac của Tây. Mà phải thứ VSOP (Verser Sans Oublier Personne = Rót đừng quên ai hết), hay XO, tức thứ lâu năm. Nhưng lại uống lúc ăn. Uống nguyên chất như vậy hay pha với nước suối Perrier. Nghệ thuật pha rượu Whiskhy hay Cognac ở Sài gòn ngày xưa - vì trời nóng nên người ta vừa uống rượu vừa giải khát - là lấy cái muổng như muổng cà-phê có cáng dài, cho vào ly, rót rượu ngập qua phần bầu dục (phần chứa đựng) của muổng, cho vào ly chỉ một cục nước đá, chờ vài phút cho rượu thắm vào cục nước đá rồi mới từ từ rót Perrier vào ly. Cách uống này gọi là”consommation”.

Ở tại xứ Tây, vào Bar, gọi consommation, Tây không biết. Giải nghĩa cách làm như vậy, Tây cũng lắc đầu tuy chính Tây bày ra ở Sài gòn ngày trước. Dân”đại gia”hay dân làm ăn đải khách ở Việt nam ngày nay mua vài chai Cognac, giá mỗi chai từ 200 đô-la, cho một bửa ăn là chuyện bình thường. Họ uống ừng ực như nông dân uống nước lạnh lúc ngồi nghỉ mệt trên bờ ruộng. Trong lúc đó, người Pháp, giới có tiền và ít nhiều phong cách thượng lưu, chỉ uống Cognac sau bửa ăn. Họ ngồi trong chiếc ghế bành, bên cạnh lò sưởi, tay cầm chiếc ly lớn bầu dục với 1/4 hay 1/5 rượu trong ly, tay kia cầm điếu xi-gà. Họ hớp từng ngụm nhỏ rượu để cho rượu loan tảng ra trong miệng, từ từ đưa vào cổ, lắng nghe tiếng rượu và hơi rượu loang nhẹ vào trong. Đưa điếu xi-gà lên, hít nhẹ một hơi...

Người Việt ta ở hải ngoại ngày nay vẫn còn giữ tập quán uống Cognac thứ ngon, đắc tiền (VSOP, XO) như cách uống ừng ực. Có lẽ như vậy mới đả. Hay vì xứ chiến tranh triền miên mà bà con ta phải tranh thủ uống như vậy ? Vì uống chậm rải, sợ chết không kịp uống mà thành thói quen ?

Trong”tứ đổ tường”, dân nhậu vẫn còn là bạn tốt chơi được. Họ có một trái cốc, một trái me hay một trái khế, một xị rượu, vội tìm bạn tới ngồi với nhau, cùng chia sẻ cay đắng với nhau. Còn bạn hút, bạn cờ bạc, thì chỉ muốn chơi riêng.

Nói về ăn nhậu, đúng là dân Nam kỳ được tiếng là dân chịu chơi hay dân chơi điệu nghệ vì cư xử đúng điệu nghệ và biết giữ điệu nghệ với nhau. Nhưng ngày nay, về xứ Nam kỳ, tìm lại người bạn xưa, người ta sẽ ngở ngàng vì cái nhà của bạn ở Sài gòn trước kia nay người anh Cả (dân Nam kỳ có anh Hai, chị Hai) hà nội hoặc hải phòng vào thăm em út đang ở. Người bạn xưa, nay tạm ở tận trong nhà quê, sau mấy lần qua cầu khỉ mới tới nhà bạn. Ở tạm vì khi căn nhà này có giá, bạn sẽ bán nữa, cũng như đã bán cái nhà ở Sài gòn trước đây, để giử nếp sống điệu nghệ của văn hóa lè phè ăn nhậu ở Nam kỳ có từ ngày lập quốc theo chân chúa Nguyễn !

“Bia”: phát minh vĩ đại nhứt của nhơn loại

Nói về ”Bia”, phải nói Bia của Đức. Nhưng người Việt nam trước đây chỉ biết có Tây (Pháp) là dân uống Bia nhiều. Như thấy một chiếc xe uống xăng nhiều người ta bảo xe gì mà uống xăng giống như”Tây uống la-de”. Sự so sánh này không đúng.

Pháp có làm”Bia”tại Pháp và cả ở Việt nam. Trước đây, Việt nam có hảng BGI sản xuất Bia Con Cọp, Larue, với vài loại như Bia 33 (1/3 lít). Bia chai lớn, dân nhậu gọi là”Bia 35”. Khi uống chai lớn, dân nhậu thường đòi chai có in hình trái thơm vì cho đó là loại đặc biệt, ngon hơn. Thật ra, trái thơm chỉ do một khuyết điểm kỷ thuật ngoài ý muốn, không thể cải thiện, được marketing biến thành một thứ hàng hiếm, phẩm chất cao. Ngày nay ở Việt nam có lối 12 hiệu Bia nội địa. Bia nhập cảng khá nhiều chiếm một phần quan trọng của thị trường.

Bia có mặt ở khắp nơi trên thế giới trở thành thức uống giải khác ngày nay không thể thiếu vắng được trong nhiều sanh hoạt xã hội. Mỗi nước sản xuất Bia mang nhản hiệu riêng như đại diện cho nước mình.

Có dư luận cho rằng Huê kỳ là nơi có nhiều loại Bia hơn hết. Có hơn trăm loại Bia đang lưu hành trên thị trường.Về khả năng uống Bia, Huê kỳ đứng thứ 12, sau Cộng hòa Slovénie ở Âu châu và Venezuela ở Nam mỹ. Hai nước đứng đầu về khối lượng Bia uống hàng năm là Cộng hòa Tiệp và Ái-nhỉ-lan. Nhưng dân Đức ở Tiểu bang Bavière không chịu thua. Họ vẫn giữ địa vị siêu đẳng: mỗi người tiêu thụ 161 lít Bia / năm.

Xin nói lại cho rỏ ở Đức không phải có hằng trăm thứ Bia như ở Huê kỳ mà có hằng vạn thứ Bia nếu tính luôn những nhà sản xuất nhỏ địa phương.

Bia có mặt từ thời Trung cổ xa xưa. Từ nhiều thế kỷ qua, Bia là thành phần của nền văn hóa nước Đức. Và ở Đức, có hằng hà sa số”Lâu đài Bia”,”Vườn Bia”, nhà máy làm Bia,”Hầm Bia”,”Nhà Bia”,”Lều trại Bia”. Những nơi này sẽ được giới thiệu với 7 triêu khách thập phương nhơn dịp Lễ Hội Bia tổ chức hàng năm vào cuối tuần thứ ba tháng 9 kéo dài qua đầu tháng 10. Trong vòng 17 ngày.

Lễ Hội Bia ở Munich (Munhchen) 2012

Lễ hội Bia đầu tiên ra đời vào tháng 10 năm 1810. Đó là Lễ Hội đại chúng nhứt của người Đức. Lễ Hội tiêu thụ hằng năm 30 % khối lượng Bia hiệu lớn của Munich sản xuất.

Năm nay 2012, Lễ Hội Bia khai diển với lễ diển hành kèn trống ngày 22 tháng 9, kéo dài tới ngày mùng 7 tháng 10 bế mạc.

Oktoberfest Munich

Lễ Hội Bia được gọi là Oktoberfest theo tiếng đức, nhưng trên thực tế lại bắt đầu vào cuối tháng 9 và kết thúc vào tuần lễ đầu của tháng 10.

Trong hai ngày đầu khai mạc, có lối 8000 dân Bavière diển hành với y phục cổ truyền, nhạc cụ và xe cộ của thời xưa được trang trí lộng lẫy. Trên 7 km diển hành, du khách có dịp nhìn lại những bộ y phục cổ truyền, những đồng phục xưa, những mô hình nhà sản xuất Bia thủ công của Munich,... Những biểu ngữ, vòng hoa nhắc lại mùa gặt, những nông cụ cổ thời,...Tất cả làm cho Lễ Hội vô cùng long trọng và vui nhộn khác thường.

Người muốn tham dự Lễ Bia phải lo giử chổ từ năm trước vì khách sạn, lều trại đều không còn chổ vào ngày mở hội. Năm nay, số người tham dự, đông nhứt là dân ngoại quốc, phải lên tới 7 triêu người.

Vài điều ở Lễ Hội Bia hằng năm làm cho người mới tới lần đầu phải chú ý. Trước tiên, các cô đầm đức chiêu đải ăn mặc y phục màu sắc địa phương xưa, hai tay cầm 10 ly bia lớn (tiếng đức là maas), mỗi ly đựng 1 lít bia đem tới hầu khách. Dân uống bia đúng điệu, tức đúng theo văn hóa truyền thống uống bia, phải uống một mạch cạn ly bia mới được phép để ly bia xuống bàn. Dỉ nhiên ở đây có bán đồ nhấm cho khách. Đức là xứ nổi tiếng thịt nguội.

Nhưng điều làm cho người mới tới phải bắt gặp ngay không phải mấy cô đầm chiêu đải, không phải cách uống bia đúng điệu kia mà là cái mùi tỏa lên ngộp trời khi vừa nghe tiếng ồn ào của Lễ Hội, chớ chưa kịp thấy người. Tức còn cách xa hằng trăm thước. Đó là thứ mùi khó phân biệt: mùi bia hay mùi bia chảy ra giửa hai chân khách uống bia ? Vì người tới đây, chiếm được chổ ngồi, không muốn đứng dậy sợ bị mất chổ nên cứ ngồi đó uống và đi tiểu luôn ngay tại chổ. Dưới chân họ, nước tràn ngập lai láng. Họ ngồi như vậy cho tới khi gục xuống bàn hay ngã lăng ra đất.

Như vậy mới thật sự đúng mức dân chơi.

Nhắc lại chút chuyện xưa

Lễ Hội Bia xuất hiện lần đầu tiên vào ngày 17 tháng 10 năm 1810 nhơn lễ cưới của Hoàng tử Louis, sau này là vua Louis 1, với Công chúa Thérèse Charlotte Louise de Saxe-Hildburghausen. Lúc đầu, lễ bia chỉ là lễ mừng một cuộc đua ngựa. Năm sau, tổ chức lại vì sự thành công của năm trước. Nơi tổ chức lễ Bia ngày xưa xa thành phố, nay tọa lạc tại trung tâm thành phố, được đặt tên ”Theresienwiese”, rút ngắn lại là”Wiesn”để tưởng nhớ Công chúa Thérèse Charlotte.

Ngay ở lễ đầu tiên cũng có gian hàng rượu để mọi người uống rượu. Theo thời gian, Lễ Hội trở thành quen thuộc cho cả thế giới.

Lễ Hội Bia năm nay là lần thứ 200. Suốt chiều dài lịch sử Hội Bia, có 24 năm không tổ chức lễ vì bịnh thiên thời hay chiến tranh.

Lễ Hội Bia do Thành phố Munich và Cục Du lịch tổ chức. Hằng năm, có cả ngàn đơn xin của các thành phố khác mở hội tương tợ nhưng không có mấy đơn xin được Chánh quyền thỏa mản.

Khi không khí lễ hội căng tới cao điểm, các cô đầm chiêu đải bèn nhảy lên bàn, vén váy cao lên và nhảy múa trước khách vổ tay rầm rộ. Nhiều người đã đả quá muốn cùng nhảy với các cô đầm, chưa kịp đứng lên, đã ngã quị xuống đất.

Tới 22 giờ 30, các vòi bia đóng lại. Ban tổ chức xịt nước rửa để sáng hôm sau, 10 giờ mở cửa lại.

Bà con ai muốn tham dự Lễ Hội Bia năm tới, Cỏ May sẽ giới thiệu chổ ở miển phí, lối mươi chổ, ngay tại trung tâm Munich.

Hẹn gặp nhau Oktoberfest năm tới.

Nguyễn thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.