Hôm nay,  

Thông-Điệp Bí Mật Của Bánh Trung-Thu

27/09/201200:00:00(Xem: 16262)
Người Việt-Nam xưa chia thời-gian trong năm làm bốn mùa: Xuân-phân, Hạ-chí, Thu-Phân và Đông-chí, họ dựa theo chu-kỳ vũ-trụ của âm và dương. Thu-phân thường rơi vào tháng tám âm-lịch theo nguyên-lý của khí Trời tối-tăm và lạnh-lẽo.

Rằm (15) tháng 8; đúng vào thời-điểm giữa ba tháng của mùa Thu; bầu Trời trong sáng dưới ánh trăng tròn rực rỡ. Đó chính là ngày Tết Trung-Thu.

Theo “Từ-Điển Bách-Khoa-Toàn-Thư”:

“…Tết Trung-Thu có nguồn gốc văn-minh lúa nước; khởi nguồn từ đồng-bằng sông Hồng. Thời điểm này khí trời mát-mẻ, mùa-màng đang chờ thu-hoạch. Nông-dân nghỉ-ngơi và vui chơi sau một vụ mùa. Theo các nhà khảo-cổ-học thì Tết Trung-Thu ở Việt-Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt Trống-Đồng-Ngọc-Lũ. Sau này người Hoa tiếp nhận từ văn-hóa Việt và sau đó phổ-biến thành ngày lễ truyền-thống của các dân tộc Đông-Á như Hàn-Quốc, Nhật-Bản. Thời nhà Hán, khi đã chiếm Trung-Nguyên và Nam-Dương-Tử; họ du-nhập luôn những nét văn-minh gốc nông-nghiệp của người Việt; bởi vốn-dĩ văn-minh Hán cũng là du-mục và trồng khô…” (Ngưng trích.)

Người Trung-Hoa cổ-đại thì cho rằng Tết Trung-Thu bắt nguồn từ thời Xuân-Thu. Tuy vậy, trước đời Đường văn-tự chưa phát-triển, sử sách viết về Tết Trung-Thu không nhiều lắm. Sau này nhờ nhiều thi-sĩ hoặc văn-nhân để lại những bài thơ hoặc tác-phẩm, người đời mới biết được truyền-thuyết và tập-tục của nó. Từ đó Tết Trung-Thu trở thành ngày lễ cố định hàng năm.
trung_thu_thoi_xua
Hình tết Trung-Thu xưa tại Việt-Nam trong bộ sưu tập của: Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (École Francaise d Extrême - Orient).
Trung-Thu vốn là nguồn cảm hứng lớn cho các thi-sĩ từ xưa đến nay, trong đó có nhà thơ đời Đường Đỗ-Phủ:

“Thu cảnh kim tiêu bán
Thiên cao nguyệt bội minh
Nam lâu thùy yến hưởng
Ty trúc tấu thanh thanh”
Được Thái-Giang dịch-nghĩa là:
“Cảnh thu nay đúng nửa rồi
Trăng thu thêm sáng, khung trời thêm cao
Lầu nam ai rót rượu đào
Tiếng tơ, tiếng trúc thanh tao nhịp nhàng”.

Nhà thơ Tản-Đà Nguyễn-Khắc-Hiếu cũng nhắc đến ngày Trung-Thu qua những giòng thơ:

“Có bầu có bạn can chi tủi
Cùng gió cùng mây thế mới vui
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười”.
trung_thu_trong_quan
Hình ảnh Hát Trống Quân ở miền Bắc Việt-Nam.
Chuyện cổ-tích ngày xửa, ngày xưa còn kể rằng vua Đường Minh Hoàng trị-vì ở Trung-Quốc vào thế-kỷ thứ VIII (713-741 tây-lịch) dạo chơi vườn Ngự-Uyển trong đêm rằm tháng tám âm lịch; có trăng rất tròn, trong sáng. Trời thật đẹp hòa theo không khí mát mẻ, vua đang thưởng-thức cảnh đẹp thì gặp đạo-sĩ La-Công-Viễn còn được gọi là Diệp-Pháp-Thiện. Người có phép tiên tung lên Trời chiếc gậy thần biến thành một chiếc cầu vĩ-đại lấp lánh màu bạc để đưa nhà vua lên cung trăng dạo chơi.Đến một nơi khác hẳn chốn giang-trần; đi được vài bước, hai người đến trước một cung-điện nguy-nga.Phía trên các cửa có chạm chữ vàng: “Cung Quảng Hàn”.Vua hân-hoan thưởng-thức cảnh giới lạ thường; du-dương với âm-thanh ánh-sáng huyền-diệu cùng các nàng tiên tha-thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát.Trong giờ phút tuyệt-vời ấy nhà vua quên cả Trời gần sáng.Đạo sĩ phải nhắc, Đường-Minh-Hoàng mới ra về nhưng trong lòng vẫn bồi-hồi luyến tiếc không nguôi.

Trở lại trần-gian, vua còn vấn-vương cảnh tiên nên đã cho chế ra “Khúc-Nghê-Thường-Vũ-Y” và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân-gian tổ-chức rước đèn cùng bày cỗ ăn mừng; trong khi nhà vua cùng với Dương-Quí-Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần “Du-Nguyệt-Điện” kỳ-diệu của mình. Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm-lịch là do ở điển-tích về sinh-nhật của vua Đường-Minh-Hoàng; từ đó, việc tổ chức trong ngày này đã trở thành phong-tục của dân-gian.

Người Việt-Nam xưa cũng dựa vào màu sắc cùng dáng vẻ của mặt trăng mà đoán trước tương-lai của vận-mệnh đất nước: nếu trăng sáng vằng-vặc thì nông-dân sẽ được bội thu trong mùa vụ. Trăng màu vàng: tằm sẽ nhả nhiều tơ, cả nước sẽ sống trong thái-bình & đức-hạnh. Nếu trăng chuyển sang màu xanh hay màu lam: sẽ có nạn đói. Nếu đêm Trung-Thu ta thấy dường như có một chiếc mũ trên mặt trăng: nhân-gian vui-vẻ, thuận-hòa. Nhưng nếu trăng có chân thì nhà vua sẽ ham mê tửu-sắc. (Nếu đúng như thế thì chắc hẳn những đêm rằm Trung-Thu ở Hoa-Kỳ; từ năm 1995 đến tháng 3, năm 1997 thời ông Bill Clinton làm tổng-thống; mặt trăng ắt phải có chân!...)
trung_thu_thu_cam_on
Thư của Thương Phế Binh VNCH.
Tết Trung Thu được diễn tả trong Bộ Quốc Sử (Contribution à Ihistoire dAnnam) "Việt Nam Phong Tục" – trích ở Đông-Dương-Tạp-Chí từ số 24 đến số 49 (1913-1914) của tác giả Phan-Kế-Bính đã ghi rằng:

“Rằm tháng 8 là Tết Trung Thu… Thường gọi là Tết trẻ con… Ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng Nguyệt. Ðầu cỗ là bánh mặt giăng (người Bắc phát-âm mặt trăng là mặt giăng), và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu các sắc, sặc sỡ xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm con cá coi cũng đẹp...

Trẻ con tối hôm ấy, dắt díu nhau từng đàn từng lũ đám thì nhảy vô, đám thì kéo co, đám thì bắt cái hồ khoan, đám thì rước đèn, rước sư-tử, trống, thanh la đánh vang cả đường, tiếng reo hò, tiếng đùa rầm rĩ. Lại nơi nọ hát trống quân, nơi kia hát trống quít, tổng chỉ gọi là cách Trung Thu thưởng nguyệt…

Rước đèn thì do tự đời nhà Tống.Vì tục truyền rằng: trong đời vua Nhân-Tôn, có con cá chép thành yêu, cứ đêm giăng hiện lên là con gái mà đi hại người.Bấy giờ ông Bao-Công mới sức cho dân gian làm đèn con cá giống như hình nó mà đem giong chơi ngoài đường,để cho nó sợ mà không dám hại người nữa.Lời ấy huyền hoặc lắm, vị tất đã thật.

Tục hát trống quân thì do từ đời Nguyễn-Huệ bên ta mới bày ra. Nguyên khi ông đem quân ra Bắc. Quân sĩ lắm kẻ nhớ nhà. Ông ấy mới bày ra một cách cho đôi bên giả làm trai gái, hát đối đáp với nhau để cho quân sĩ vui lòng mà đỡ nhớ nhà. Có đánh trống làm nhịp, cho nên gọi là trống quân”. (Ngưng trích.)

Theo "Tang Thương Ngẫu Lục", tác-phẩm chữ Hán của hai nhà văn Phạm-Đình-Hổ và Nguyễn- Án viết khoảng cuối thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19, thời vua Lê chúa Trịnh, Tết Trung-Thu được tổ-chức vô cùng xa-hoa trong phủ Chúa.

Còn theo sách “Thái Bình Hoàn Vũ Ký” thì cho rằng: “Người Lạc-Việt cứ mùa thu tháng Tám thì mở hội, trai gái giao-duyên, ưng ý thì lấy nhau”. Như vậy, mùa thu là mùa của thành-hôn.

Riêng học-giả người Pháp: P. Giran cũng từng viết trong “Magie et Religions Annamites, Paris: Challamet, 1912" về Tết Trung-Thu: “… Từ xa xưa, ở Á-Đông người ta đã coi trọng mặt Trăng và mặt Trời, giống như một cặp vợ chồng.Họ quan niệm mặt Trăng chỉ sum họp với mặt Trời một lần mỗi tháng (vào cuối tuần trăng).Sau đó, từ ánh sáng của chồng, nàng Trăng mãn- nguyện đi ra và dần dần nhận được ánh dương quang - trở thành trăng non, trăng tròn, để rồi lại đi sang một chu-kỳ mới. Do vậy, Trăng là âm tính, chỉ về phái nữ trong đời sống vợ chồng.Trong ngày rằm tháng tám, nàng Trăng đẹp nhất, lộng lẫy nhất, nên dân gian làm lễ mở hội ăn Tết mừng Trăng. (Ngưng trích.)

Có những nhân vật trên mặt trăng như Chị Hằng, chú Cuội; đã được nhiều nhạc-sĩ đưa vào âm-nhạc Việt-Nam; trong đó có tác-giả Lê-Thương với bài “Bóng Trăng Trắng Ngà” (…. Có cây đa to, có thằng Cuội già, ôm một mối mơ…)

Hằng Nga được dân-gian coi là vị thần mặt trăng (nguyệt thần) tức Thái-Âm-Tinh- Quân, một danh-hiệu khác rất dài dành cho chị Hằng trên “Cung-Quản-Hàn” là: “Nguyệt-Cung-Hoàng-Hoa-Tố-Diệu-Nguyên- Tinh-Thánh-Hậu-Thái-Âm-Nguyên-Quân”, hoặc: “Nguyệt-Cung-Thái-Âm-Hoàng- Quân-Hiếu-Đạo-Minh-Vương”.

Hình-ảnh chú Cuội chăn trâu trong các truyền-thuyết được người Việt-Nam đưa lên mặt trăng ngồi gốc cây đa; nhằm chuộc lại những tội đã nói dối dưới gian-trần. Theo giáo-sư ngôn-ngữ-học Việt-Nam: Lê-Ngọc-Trụ, cho rằng chữ "Cuội" có gốc Hán-Việt là chữ "Quải". Chữ "Quải" (từ-điển Thiều-Chửu) hoặc "Quảy" (từ-điển của Đào-Duy-Anh) có nghĩa là "lừa dối, dụ dỗ người khác mua hàng" hoặc "bắt con nít đem bán” (mẹ mìn).

Khi ngắm thăng thu, dân-gian cũng thường tưởng-tượng ra hình ảnh Thỏ-Ngọc; đạo Phật coi đây là biểu tượng của con người lương-thiện, từ-bi.Có người lại cho rằng những con Thỏ này thụ-thai trong khi ngắm trăng. Vì vậy người ta căn cứ vào ánh trăng thu sáng như thế nào thì Thỏ sẽ đẻ con nhiều chừng ấy!Như vậy Thỏ trở nên biểu-tượng cho khả năng đa sinh-sản.


Một hoạt động không thể thiếu được trong phần hội của rằm tháng Tám đó là múa Sư-tử (thực ra là múa Lân vì Sư-tử không có sừng).Người Việt dùng múa Sư-tử trong nhiều lễ hội với những ý nghĩa biểu-trưng khác nhau. Trong cơ-cấu của đội múa gồm có 3 nhân vật: Sư-tử, Tráng-sĩ và ông Địa.Sư-tử là biểu-trưng của Trời: “Thiên”, Tráng-sĩ là Người: “Nhân”, còn ông “Địa” là Đất.Ba nhân-vật không đối kháng mà luôn tạo ra sự phối-hợp: “Thiên-Địa-Nhân”.Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa: đó chính là ước vọng sâu-xa của cư-dân lúa nước Việt-Nam.

Với những người cho là múa Lân thì lại có sự giải-thích khác.Tục truyền, Lân là con vật hiền lành, chỉ có người tốt mới nhìn thấy nó được.Con Lân chỉ xuất hiện khi Thánh-nhân ra đời hoặc thời thịnh-trị. Cho nên, múa Lân trong ngày tết Trung-Thu là cầu mong cho vua sáng, tôi hiền, đất nước thái-bình, hưng-thịnh.Nó chẳng những thể hiện ở ý-thức mà ngay cả trong hành động của dân làng.Lân còn gọi là Kỳ-Lân. Kỳ là tên con đực, Lân là tên con cái.Lân là con vật đứng thứ hai trong tứ linh: Long (Rồng), Lân, Qui (Rùa), Phụng (Phượng-Hoàng), dân-gian xem Lân là con vật thần-thoại, thân hươu, móng ngựa, đuôi bò, miệng rộng, mũi to, có một sừng ở ngay giữa trán, lông trên lưng ngũ sắc, lông dưới bụng màu vàng.

Vào lúc xẩm tối rằm tháng tám, tiếng trống múa Sư-tử (múa Lân) náo động các phố-phường, làng xóm.Mỗi đám rước Sư-tử có khoảng mươi - mười lăm người, quần áo một màu đen tuyền, thắt bao lưng xanh đỏ.Ba anh đảm nhận việc đội đầu, cầm đuôi Sư-tử và đánh côn.Mấy người này ít nhiều phải nắm được võ-thuật.Hai người khiêng trống cái, một người cầm chũm-chọe.Những người còn lại đi song hàng hai bên giữ trật-tự, bảo-vệ an-toàn cho đoàn.

Sau khi tuần-hành qua các đường chính, vào lúc trăng sắp lên giữa đỉnh đầu, các phường Sư-tử chia nhau rẽ vào các phố buôn bán giàu có, tìm đến nơi nhà cao cửa rộng. Chọn được gia-chủ có của nổi của chìm, đám rước dừng lại trước cửa để biểu-diễn. Bắt đầu là điệu chào của Sư-tử, tiến thoái đúng lễ-nghi kính-cẩn. Chiếc côn được nâng cả bằng hai tay lễ-phép. Tiếng trống, tiếng chũm-chọe thôi-thúc mạnh-mẽ hơn. Đám rước Sư-tử trổ hết ngón nghề của mình.Trước tấm ''thịnh-tình'' của Sư-tử, gia-chủ đành mở rộng cửa nghênh tiếp. Vợ chồng, con cái, thân thuộc bắc ghế thưởng-ngoạn. Cuối cùng là phần lĩnh tiền thưởng, chấm dứt trò múa chúc tụng đêm rằm. Đôi khi tiền thưởng rất nhiều, nhưng gia-chủ không phát tận tay. Họ dùng một vuông vải đỏ hoặc một tờ giấy hồng điều gói tiền lại rồi treo lên xà nhà. Phường Sư-tử phải công-kênh nhau hai ba người mới trèo lên lấy nổi.

Múa Sư-tử (Lân) đòi hỏi nhiều sức-lực, biết xử-dụng vũ-thuật khéo-léo. Thêm vào đó là đức tính kiên- trì, dũng-cảm, nhanh-nhẹn, tháo-vát.Phải chăng, ở một góc độ nào đó, múa Sư-tử (Lân) đã thể-hiện được tinh-thần thượng-võ của dân-tộc ta lúc hội hè, khi tết nhất?

Theo phong-tục Việt-Nam, vào dịp Tết Trung-Thu, cha mẹ mua hoặc làm đủ các loại đèn lồng thắp bằng nến treo trong nhà rồi cho các con mang đi rước đèn cùng bè bạn. Cỗ bàn gồm: kẹo, đủ loại, trái cây và không thể thiếu: bánh dẻo & bánh nướng... Người Mỹ gọi bánh Trung-Thu là “Mooncake” (bánh Mặt Trăng).

Chúng tôi vừa lược sơ-qua về lịch-sử, phong tục của ngày Rằm tháng Tám.Tháng 9 vừa qua; gia-đình “Chân-Quê” lại có cơ-hội trở về Việt-Nam, tiếp-tục bước đường chia xẻ tình-thương, chuẩn bị trước cho các em bé mồ-côi, hoàn cảnh khó nghèo ở miền Bắc xa-xôi được có cơ-hội mừng tết Trung-Thu 2012. Phát học-bổng và tặng quà cho 40 bé học-sinh nghèo tỉnh Bà-Rịa, Vũng-Tàu (quê nhà của nhạc-sĩ Thái-Nguyên).Thăm nom những người già yếu, bệnh-hoạn dưới sự điều-hành của các Soeur dòng “Nữ-Tử-Bác-Ái” (Daughters of Charity).

Cảm-động nhất là gia-đình “Chân-Quê” được gặp lại các anh đại-diện của nhiều gia-đình Thương-Phế-Binh Quân-Lực Việt-Nam-Cộng-Hòa đang sống ở Saigon cùng những vùng phụ-cận. Đặc-biệt trong lần này; danh-ca Ti-Vi-Chi-Bảo Phương-Hồng-Quế và ca-sĩ Thanh-Hằng cũng góp một bàn tay đến các anh; trong ân-tình chia xẻ nhỏ-nhoi nhằm thắp sáng tình-thương trên những mảnh đời khốn-khó, đang còn phải vất-vả mưu sinh từng tháng, từng ngày bên quê nhà Việt-Nam hôm nay.

Tưởng cũng nên nhắc lại: hơn mười năm qua, Diamond Bích-Ngọc là người được vinh-dự lo cho chuyện “hậu-sự” của các anh lính TPB/VNCH bên nhà. Lo việc tang-chế, mua hòm và đôi khi xây cả bia mộ cho họ. (Chúng tôi không hề kêu gọi quyên góp từ bất-cứ một ai).

Trên đường bay quốc-tế từ Đài-Loan trở về San Francisco, chúng-tôi tìm đọc được trong tạp-chí “Dynasty” – The Inflight Magazine of China Airline số tháng 9, 2012 trang số 15; có đoạn văn với nhan đề “Zhu Yuanzhang and the Mooncake Uprising”. Tạm dịch là: “Thời Chu-Nguyên-Chương và cuộc nổi dậy bằng chiếc bánh Trung-Thu”. Tương-tự như trang báo điện tử “History Cultural of China” hoặc “English Peoples Daily Online” đã nói về “Những Thông-Điệp Bí-Mật Của Bánh Trung-Thu”; cũng là nhan-đề của bài viết này. Xin được tóm dịch như sau:

“Tục lệ ăn bánh Trung thu được cho là bắt đầu vào cuối thời nhà Nguyên “Yuan Dynasty” (1271-1368). Vào thời điểm đó, đa phần dân-chúng phải đối mặt với sự cầm quyền độc-ác, hung-bạo. Vì không thể chịu nổi, nên những nhà làm cách-mạng; trong nỗ-lực hoạt-động gián-điệp đã dùng bánh Trung-Thu như một phương-tiện để phân-phối “bí-mật-thư” nhằm lật đổ quân Mông-Cổ cai trị của Trung Quốc trong triều-đại nhà Nguyên (Yuan) lúc bấy giờ.

Chu-Nguyên-Chương (Zhu Yuanzhang) vị hoàng-đế đầu tiên của Nhà Minh “Ming Dynasty” (1368-1644) và cố-vấn của ông là Liu Bowen, đã tung ra một tin đồn rằng sẽ có một bệnh dịch chết người sắp lây lan nhanh chóng và cách duy-nhất để ngăn chặn nó là phải ăn bánh Trung-Thu đặc-biệt này; (những chiếc bánh có thông-điệp bí mật nhét trong nhân).

Tuy nhiên, vì sự hiện diện áp-bức của các quan-chức chính-phủ (thường xuyên khám xét dân chúng và tài-sản của họ) đã chính là nguyên-nhân vô cùng khó-khăn để gửi các tin nhắn đi. Một ngày nọ, cố-vấn quân sự của Zhu, là Liu Bowen đi đến một ý-tưởng và ra lệnh cho cấp dưới của mình để ẩn-phiếu bằng giấy với hàng chữ: "Cuộc Khởi Nghĩa 15 tháng 8" vào trong nhân bánh. Sau đó, bánh được phân-phối giữa các đội quân cách-mạng ở những nơi khác nhau, yêu-cầu họ ủng-hộ cuộc nổi dậy vào đúng đêm 15 tháng 8, âm-lịch năm ấy. Khi ngày đó đến, được sự hưởng-ứng khắp mọi nơi; thủ-đô Dadu (Bắc Kinh) của triều-đại nhà Nguyên đã bị hoàn-toàn thất-thủ.

Sau chiến thắng, Chu-Nguyên-Chương “Zhu Yuanzhang” đã rất vui mừng. Ông cho phép lính tráng và dân-chúng có thông-lệ ăn mừng Tết Trung-Thu. Kể từ đó, bánh này ngày càng được thực hiện một cách tinh-tế hơn, tục ăn bánh Trung-Thu trong ngày rằm tháng 8 âm-lịch được lưu-truyền từ đó đến nay.

Một phương-pháp khác cũng nhằm ẩn các tin nhắn là họ dùng những chữ được in trên bề mặt của bánh Trung-Thu; như một trò chơi ghép hình, ghép chữ (puzzle) . Muốn đọc tin này phải được giải mã bằng cách: mỗi trong 4 bánh Trung- Thu của một hộp đóng gói phải được cắt thành 4 phần; tổng cộng là 16 miếng, sau đó phải được ráp lại với nhau để có thể đọc ra các tin nhắn bí-mật. Các mảnh của bánh Trung-Thu phải được ăn liền ngay sau khi đã đọc xong; nhằm để hủy-diệt các thông-điệp này”.

Ngày nay, bánh Trung-Thu được đúc ra từ các loại khuôn có nhiều hình dạng hoa văn đẹp mắt, tinh-xảo. Người ta cũng thấy trên mặt bánh có những chữ mang thông điệp tốt lành hay tên của cơ-sở sản-xuất. Ngoài ra, họ còn đóng dấu vào đó hình một mặt trăng, hoa lá, Hằng Nga hoặc Thỏ Ngọc...

Hy-vọng những ai có cơ may được ngắm trăng, uống trà trong đêm Chúa-Nhật 30 tháng 9, 2012; chính là Rằm tháng Tám âm-lịch năm nay, sẽ cảm nhận được những thông-điệp yêu-thương trong từng miếng bánh Trung-Thu ngọt-ngào với gia-đình cùng bạn-hữu thân quen.

Để kết-thúc bài viết này, xin gửi tặng quý đọc-giả trên khắp năm châu bốn câu thơ về “Trăng” của Từ-Lộ, tức Từ-Đạo-Hạnh (mất năm 1117); là nhà sư thế hệ thứ 12 dòng thiền Nam-Phương, tu ở chùa Thiên-Phúc trên núi Phật-Tích, châu Quốc-Oai, nay là huyện Quốc-Oai, Hà-Tây. Bắc phần – Việt-Nam.

“Có từ hạt bụi nhỏ.
Không, cái gì cũng không.
Như hình trăng dưới nước,
Có, mà thực tình không”.

Diamond Bích-Ngọc (sưu-tầm & biên-soạn mừng Trung-Thu 2012 – California).www.diamondbichngoc.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.