Hôm nay,  

Những Nền Văn Minh Bắt Đầu Xung Đột? Lời tiên đoán của Giáo sư Sammuel Huntington ở Harvard trở thành hiện thực?

25/09/201200:00:00(Xem: 15611)
Hôm thứ bảy 15 tháng 9, một nhóm hồi giáo lối 250 người gồm nhiều sắc dân gốc á-rặp biểu tình trước Tòa Đại sứ Huê kỳ tại Paris (Quận VIII), gần bên Điện Elysée, tức Tổng thống phủ của Pháp, để bày tỏ sự phẩn nộ đối với cuốn phim "Innocence of Muslim" do người Mỹ gốc Do thái thực hiện, đang lưu hành trên mạng internet.

Đây là một cuộc biểu tình không xin phép trước. Ở Âu châu, trong mấy hôm nay, có Paris và Anvers (Bỉ), xảy ra biểu tình hồi giáo. Ở nhiều nơi khác như Trung đông, Á châu đều ngột ngạc vì những vụ biểu tình bạo động của người hồi giáo chống lại cuốn phim "Innocence of Muslims", thực ra là họ nhằm chống Mỹ đúng hơn.

Lập tức sau đó, Chánh giới Pháp thảo luận một dự luật mới nhằm tăng cường lực lượng chống đám thanh niên Pháp gốc hồi giáo cực đoan sẳn sàng bạo động cho mục tiêu hồi giáo.

Nên nhớ trong kỳ bầu cử Tổng thống Pháp hồi tháng 6 vừa qua, Ông Hollande, đảng Xã hội, được 86% cử tri hồi giáo bỏ phiếu.

Tòa án Paris mở cuộc điều tra về vụ biểu tình không được phép của những người Hồi giáo trước Tòa Đại sứ Mỷ ỡ Paris tuy cuộc biểu tình này không gây thiệt hại về nhơn mạng và vât chất.

Các Tổ chức chánh trị phe hữu của Pháp phê phán Chánh phủ xã hội thiếu đề phòng. Riêng Bà Marine Le Pen, Chủ tịch Mặt trận Dân tộc, cho rằng biến cố hồi giáo vừa rồi là khởi đầu một tiến trình "thị uy" của Hồi giáo đối với Chánh phủ và dân chúng.

Từ vụ tấn công Tòa đại sứ Huê kỳ ở Benghazi phản đối cuốn phim cho tới hôm nay, những cuộc biểu tình bạo động của hồi giáo đã gây thiệt mạng 31 người và hàng trăm người bị thương.

Trung tâm "Inter Center" của Mỹ theo dõi những "sites hồi giáo" báo cáo tổ chức khủng bố "Al Qaida ở Magreb hồi giáo" (Aqmi = Al Qaida au Magreb islamique) kêu gọi hãy theo gương của những người hồi giáo tấn công Tòa Lãnh sự Huê kỳ ở Benghazi mà giết những Đại sứ huê kỳ ở những nước hồi giáo Magreb khác.

Tổ chức khủng bố Aqmi đánh giá cái chết của Đại sứ huê kỳ trong vụ tấn công ở Benghazi là món quà vô cùng quí giá cho người hồi giáo tiến bộ dịp kỷ niệm ngày 11/9 năm 2001 ở Mỹ.

Pháp đang báo động về an ninh trên toàn lảnh thổ vì tuần báo châm biếm "Charlie Hebdo" vừa phát hành số báo ngày thứ tư 19/9 với trang bìa vẽ hí họa Nhà Tiên tri Mohamed, Giáo chủ Hồi giáo, ngồi trên xe lăn do một Giáo sĩ Do thái giáo đẩy đi. Chánh phủ tuyên bố không cho phép hồi giáo biểu tình vì hí họa nữa. Tổ chức Hồi giáo ở Pháp kêu gọi người hồi giáo hãy giữ sự bình tỉnh, tránh gây bạo động.

Một làn sống đáng lo ngại

Ở các nơi như Mã-lai, Yémen, Liban, Libye, Nam-dương, nhứt là Nam dương, xứ hồi giáo đông nhứt thế giới, lần lượt diển ra nhiều vụ biểu tình bạo động với chai Cocktails Molotov nhắm thẳng vào những cơ sở ngoại giao của Huê kỳ tấn công. Họ muốn làm cho thế giới thấy sự giận dữ của họ. Họ la lớn những khẩu hiệu bài Huê kỳ rất gay gắt biểu lộ lòng thù hận "Hãy đi chổ khác, thứ nô lệ của Quỉ xứ " hay "Huê kỳ, hãy coi chừng, đừng đụng tới đạo của tụi tao", "Dân hồi giáo sẳng sàng hi sanh cho Giáo chủ Mohamed của tụi tao ", " Huê kỳ là Mẹ của chủ trương khủng bố ",...

Ở Mã-lai, Chánh phủ cấm dân chúng vào internet xem phim " Innocence of Muslims" sau khi Cơ quan hữu trách về Internet nộp đơn thưa cuồn phim ấy.

Những vụ biểu tình của hồi giáo ở khắp nơi từ Á châu qua Âu và Mỹ châu, từ hôm xảy ra vụ tấn công Tòa Đại sứ Huê kỳ ở Benghazi, không thể xem đó là những vụ biểu dương sức mạnh thông thường của những người hồi giáo, mà đó thật sự là sự hăm dọa các nước dân chủ và văn minh thiên chúa giáo.

Bà Marine Le Pen, Chủ tịch Mặt trận Dân tộc, nói tiếp "Các phong trào hồi giáo cực đoan lên nắm chánh quyền là nhờ chúng ta, nhờ Huê kỳ, nhớ Pháp. Và dỉ nhiên, ở xứ chúng ta, họ có một quyền hạn quan trọng và theo ý kiến của tôi, những vụ biểu tình đó mới chỉ là khởi đầu sự hăm dọa thị uy ".

Khi biết Chánh phủ ông Holande sẽ ban hành luật chống khủng bố, Bà Valerie Pécresse, Cựu Tổng trưởng của Chánh phủ TT Sarkozy, tuyên bố dự luật ấy rất cần thiết trong lúc này để ngăn cấm những người đi ra nước ngoài tham dự những khóa huấn luyện khủng bố rồi trở về Pháp hoạt động.Dự luật được soạn thảo vào giai đọan chót của nhiệm kỳ Tổng thống Sarkozy nên chưa kịp biểu quyết. Nó được đưa ra sau vụ tên hồi giáo Mohamed Merah từ Afghanistan trở về và dùng súng giết bảy người, cả trẻ con tại trường học, có nạn nhơn gốc do thái, ở Toulouse và Montauban trong năm 2011, nhơn danh Al Quaida.

Cùng lúc, Cựu Thủ tướng Balladur, trên TV 2, đề nghị Chánh phủ phải qui định cụ thể hệ thống thông tin trên internet, như Twitter, vì chính trên hệ thống này mà nhiều người hồi giáo được động viên chớp nhoáng thực hiện vụ biểu tình ở Paris trước Tòa Đại sứ Huê kỳ hôm 15/9. Ông lo sợ sự xử dụng thái quá và phi đạo đức những phương tiện thông tin đại chúng tân kỳ nên ông kêu gọi phải kiểm soát hợp lý. Về Hồi giáo, ông cho rằng đó là một trong những vấn đề lớn mà chúng ta, người Mỹ và người Pháp, phải đương đầu thật sự.

Pháp báo động về an ninh

Tuần báo chuyên về châm biếm Charlie Hebdo, số phát hành thứ tư 19/9/2012, làm trang bìa với bức hí họa Giáo chủ Mohamed ngồi trên xe lăn được một Giáo sĩ Do thái đẩy đi và bên trong một loạt hí họa mô tả Mohamed dưới nhiều cái nhìn châm biếm khác nhau. Chánh phủ có ý can thiệp để tuần báo Charlie Hebdo đừng đưa ra những bức hí họa đó vì sợ không tránh khỏi khiêu khích những người hồi giáo cực đoan trong lúc tình hình đang căng thẳng. Nhưng những ký giả vẫn cương quyết cho phát hành số báo và họ tuyên bố sẳng sàng chấp nhận mọi hậu quả vì quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận. Đó là những giá trị nhơn quyền căn bản bất khả nhượng. Nếu báo không phát hành, phải chăng chúng ta để cho người hồi giáo làm ra luật lệ và chúng ta tuân thủ luật lệ ấy?

Tuần báo Charlie Hebdo vẽ một người đàn ông nằm xắp, đưa đít ra, hỏi một nhà điện ảnh "Mày thích đít của tao không?" Mà người đàn ông đó không ai khác hơn là Giáo chủ Hồi giáo. Còn nhiều hí hoại khác nữa. Như một hí họa vẽ Giáo chủ Mohamed chỏng đít, đưa ra cả bộ "của quí", với một ngôi sao trên đít và lời ghi chú "Mahomed, một vì sao ra đời".

Thủ tướng Pháp, Jean-Marc Ayrault, trong một thông cáo kêu gọi tinh thần trách nhiệm của mỗi người. Tổng trưởng Ngoại giao Laurent Fabius, nhơn chuyến viếng thăm xứ Ai-cặp, tuyên bố ông chống lại tất cả những hành động hay lời nói khiêu khích, nhứt là trong lúc nhạy cảm như lúc này.

Các Tòa Đại sứ Tây phương, nhứt là Huê kỳ, ở xứ á-rặp đều bị đặt trong tình trạng báo động khẩn trương mặc dầu vụ bạo động ỏ Benghazi nay đã bắt đầu lắng dịu âm hưởng.

Xung đột văn minh?

Giáo sư Sammuel Huntington quan niệm rằng chúng ta đã bước qua từ thế giới lưỡng cực dựa trên sự đối kháng giữa thế giới tây phương dân chủ và giàu có, chống lại thế giới cộng sản nghèo đói, để tiến tới một thế giới đa cực. Thế giới lưởng cực là một thế giới gồm có ba phần: Tây phưong, cộng sản và những quốc gia không liên kết, còn gọi là thế giới thứ ba. Những quốc gia không liên kết trước đây là nơi xảy ra những xung đột giửa tây phương và cộng sản. Trong thế giới đa cực, những xung đột không còn thuộc ý hệ, kinh tế và chánh trị nữa mà thuộc phạm trù văn hóa. Những nền văn minh tìm trả lời câu hỏi " chúng ta là ai? ". Khi tìm câu trả lời cho câu hỏi này, những nền văn minh đó tự xác định mình qua tôn giáo, tiếng nói, lịch sử, những giá trị, những thói quen và những định chế.

Ông nghiên cứu tất cả những khía cạnh đó. Những khía cạnh này định nghĩa một nền văn minh

để sau cùng xác định bản sắc của những nền văn minh đó. Nếu Quốc gia-dân tộc luôn luôn vẫn là trung tâm điểm của tổ chức thế giới thì ưu thế văn hóa hòa lẫn vào chánh trị và những nhóm văn hóa vì thế định hình vừa trên qui mô quốc gia, vừa trên qui mô thế giới, làm thay đổi sâu xa những quan hệ quốc tế.

Theo ông từ đó xảy ra những cuộc chiến về chủng tộc, như ở Phi châu.

Rõ hơn, những xung đột trong tương lai (tức từ sau năm ông đưa ra cái nhìn mới này là năm 1996) sẽ ngày càng theo văn hóa nhiều hơn và ngày càng ít theo ý hệ và kinh tế hơn. Bởi vì những nguyên tắc triết học, những giá trị nền tảng, những quan hệ xã hội, những thói tục và cách quan niệm sự sống đều khác nhau giữa những nền văn minh nên từ đó những xung đột mang tính văn hóa phải xảy ra mà thôi.

Theo ông, văn hóa hồi giáo cắt nghĩa tại sao ở các nước hồi giáo việc áp dụng dân chủ đều thất bại. Và không có một nền văn hóa phổ quát cho nhơn loại. Chấp nhận thực trạng này, nhận diện những nền văn minh khác nhau sẽ giúp hiểu những khác biệt và làm giảm đi những sự xung đột.

Phải chăng vì nhận thức được những khác biệt giữa các nền văn minh mà Ông Enoch Powell, nhà chánh trị và nhà văn Anh đã viết "Phong trào hồi giáo tiến vào Âu châu trông giống như một sự đô hộ hơn là di dân.”

Ông Georges Walden, Cựu Tổng trưởng và nhà bình luận của báo Telegraph nói: "Chúng ta đương đầu với một mối hiểm họa mà không biết đâu là kết thúc bởi vì hiểm họa ấy xuất phát từ xung đột căn bản của những nền văn hóa " trong đó dĩ nhiên không thiếu thứ văn hóa cộng sản.

Nguyễn thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.