Hôm nay,  

Hồi Tưởng Những Ngày Du Học

18/09/201200:00:00(Xem: 10161)
Những ngày gần đây, tôi có những liên hệ mật thiết với những đồng môn và niên trưởng tại Đức Quốc khiến cho tôi muốn viết lại một chút về quãng thời thanh xuân của mình từ 19 đến 31 hầu như hoàn toàn sống tại quốc gia đó chỉ có một tháng từ 1 tháng 2 đến 28 tháng 2 năm 1975 là về thăm gia đình và quê hương.

Đến phi trường Muenchen vào năm 1966 trong một chuyến bay của Air France cất cánh từ phi trường Tân Sơn Nhất qua phi trường của vài nước như Hồi Quốc, Ba Tư rồi đáp xuống phi trường Orly ở ngoại ô Paris, sau đó đổi máy bay cho chặng cuối cùng Paris - Muenchen.

Đang học năm dự bị tại Studienkolleg ở Muenchen thì có người bạn rủ xuống Stuttgart dự kỳ thi Feststellungspruefung, nếu đỗ thì sẽ được nhận vào Technische Hochschule Stuttgart, thấy có lớp người đi trước làm được, tôi bèn xuống Stuttgart theo người bạn này.

Châu Âu khác Hoa Kỳ là thành phố lớn nhất, trung tâm tài chánh, văn hóa, chính trị cũng là thủ đô trong khi tại Mỹ trung tâm văn hóa, kinh tế không phải cũng là nơi đặt thủ đô tức là trung tâm quyền lực chính trị. Thí dụ như Bá Linh (Đức Quốc), Ba Lê (Pháp Quốc), Nữu Ước và Hoa Thịnh Đốn (Hoa Kỳ).

Thành phố Stuttgart là thủ đô của tiểu bang Baden-Wuertemberg, có các công ty nổi tiếng như Daimler Benz (Mercedes), Porsche, Bosch (phụ tùng cơ khí và điện) ... và các công ty Hoa Kỳ như IBM, HP (Hewlett-Packard), ngoài ra còn có những công ty của kỹ nghệ hạng trung; vì thế nhu cầu nhân công rất lớn và trong vùng ngọai ô là những khu rộng lớn cho thợ thuyền gốc ngoại quốc (đa số đến từ Thổ Nhĩ Kỳ), dân cư rất bảo thủ, chăm chỉ, gần đó (Ulm) là nơi sinh trưởng của danh tướng Rommel. Đây cũng là trụ sở của trung tâm huấn luyện Thế vận quốc gia (Marcel Nguyễn (2 huy chương bạc trong thế vận hội Luân Đôn 2012) theo học và tập dượt tại đây).


Lớp sinh viên sang các năm 1964, 65, 66 nhận thấy Tổng Hội Sinh Viên tại Tây Đức với trụ sở tại Bonn không có hoạt động thiết thực nên đã cùng nhau soạn thảo nội quy cho Liên Hội và một Ban Chấp Hành và Hội Đồng Đại Diện được bầu ra. Bầu không khí chính trị tại Tây Đức lúc đó rất sôi động với thị trưởng Bá Linh (Willy Brandt) thuộc đảng Dân Chủ Xã Hội được bầu là phó thủ tướng năm 1966 (rồi thủ tướng năm 1969), rồi năm 1968 với "muà Xuân Prague", Dubcheck nổi dậy tại Tiệp Khắc và Tết Mậu Thân.

Vì đa số sinh viên theo kỹ thuật, xuất xứ là thành phần trung lưu ở thành phố lớn hay giới trung lưu tại các nơi khác nên cảm thấy rất gần gũi và trực tiếp với các biến chuyển tại quê hương, nhất là Tết Mậu Thân (1968), Muà Hè Đỏ Lửa (1972), Hiệp Định Ba Lê (1973). Đa số lo lắng học hành, thiểu số liên quan đến chính trị và một số đi đến cực đoan.

Liên lạc với sinh viên tại Pháp có thể kể như cố nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu (tức Phạm Trọng với Muà Thu Không Trở Lại) tốt nghiệp Quốc Gia Âm Nhạc Ba Lê; Nguyễn Kim Cương thuộc Tổng Hội Sinh Viên Ba Lê (được mời nói chuyện tại trại hè và đã nói về khung cảnh Việt Nam trước trận Điên Biên Phủ). Với các sinh viên niên trưởng tại Tây Đức như bác sĩ Hà Ngọc Minh (chồng ca sĩ Kim Loan nổi tiếng với Căn Nhà Ngoại Ô), với sinh viên vượt tuyến (từ Đông Âu qua Tây Đức), khiến anh chị em sinh viên tại Tây Đức cảm thấy mình phải phát triển một hướng đi của riêng mình, phù hợp với môi trường, lớp tuổi và ước vọng.

Nguyễn Viết Kim
(Goddard Space Flight Center, NASA)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có những mối nhục dùng gươm mà rửa Có những thương đau rồi sẽ mờ phai Có những cắt chia, mai mốt nối dài Có những phẫn nộ, tương lai sẽ tỏa
Tối nay tôi cùng Minh Bình, bác Diệu Phụng, Diệu Phượng, Diệu Thuận và Đức Trang Nghiêm đến tụng kinh Dược Sư cho Viên Bảo Mỹ.
Mấy ngày qua trên Internet đã có nhiều hình ảnh và tin tức về các cuộc biểu tình của thanh niên Hà Nội, thanh niên Sài Gòn, xuống đường phản đối Trung Cộng
Thư này được viết cho những người trẻ, những trí thức văn nghệ sĩ và tất cả công dân Việt Nam trong và ngoài nước thuộc bất cứ giai tầng xã hội nào.
Trong những ngày tháng qua, có những con người quên ăn quên ngủ nóng lòng hướng về miền Trung, nơi mà thiên tai hàng năm vẫn không tha
New Orleans được dân Việt gọi là Ngọc Lân, thủ đô nhạc Jazz với những đại hội và những nhạc sĩ tên tuổi cỡ Louis Amstrong, Bessie Smith, Duke Ellington
Vũ khí tang vật xuất hiện trong hành lý ký gởi qua đường hàng không quốc tế là một trong những yếu tố tội phạm quan trọng liên quan đến nhiều lãnh vực
Trong những ngày qua, người Việt khắp năm châu đang theo dõi và tán thưởng những hành động can đảm, đượm tinh thần quốc gia dân tộc
Cụ Trần Trọng Kim, một nhà giáo lỗi lạc, một học giả danh tiếng và cũng là vị Thủ Tướng đầu tiên của Việt Nam, đã viết trong bộ sử “Việt Nam Sử Lược”
Viết tặng các bạn sinh viên tham gia cuộc biểu tình trước Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung quốc ngày 09 tháng 12 năm 2007.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.