Hôm nay,  

Đại Hội Dân Chủ: Chuyện Bên Lề

11/09/201200:00:00(Xem: 14635)
...không thành quả cụ thể nào ngoại trừ việc giết Bin Laden. Không một chữ nào về luật Cải Tổ Y Tế...

Một tuần sau Đại Hội Cộng Hòa tại Tampa, đến phiên Đại Hội Dân Chủ tại Charlotte, thủ phủ tiểu bang North Carolina (NC).

NC nằm trên lằn ranh bắc-nam của Mỹ, là một trong những tiểu bang “xôi đậu” then chốt có thể quyết định kết quả bầu cử tổng thống. Đây là nơi nổi tiếng với các trung tâm nghiên cứu khoa học, và các đại học Duke và North Carolina (UNC) tại Chapel Hill. Luôn luôn bỏ phiếu theo Dân Chủ trong các chức vụ địa phương như thống đốc, dân biểu, nghị sĩ, nhưng lại có khuynh hướng bầu cho ứng viên tổng thống Cộng Hòa trong suốt nửa thế kỷ nay, ngoại trừ một lần bầu cho Jimmy Carter năm 1976. Hai lần bầu cho Bush cha và hai lần cho Bush con. Năm 2008, TNS Obama thắng TNS McCain khít nút với tỷ lệ 0,4%, nhưng năm 2010, Cộng Hòa chiếm lại đa số tại cả thượng và hạ viện tiểu bang.

Một ngày trước khi TT Obama lên tiếng chấp nhận hôn nhân đồng tính, NC trưng cầu dân ý, bác bỏ hôn nhân này. Cũng là nơi sản xuất gần hết số lượng thuốc lá của Mỹ, với những đại điền chủ sở hữu những đồn điền thuốc lá mênh mông, chuyên dùng nhân công không tay nghề với lương tối thiểu. NC cũng có luật đặc biệt cấm nghiệp đoàn không được ép nhân công phải gia nhập nghiệp đoàn. Dĩ nhiên các nghiệp đoàn đã phản đối việc tổ chức đại hội đảng DC tại đây.

Đại hội mở màn, được chào đón bằng hai tin mất hứng. Công nợ vượt qua 16.000 tỷ, trong khi theo thăm dò mới nhất, chỉ có 40% dân Mỹ cảm thấy TT Obama xứng đáng được bầu lại.

Đã vậy, đại hội mở màn bằng tranh cãi về cương lĩnh đảng. Dưới áp lực khối cấp tiến cực đoan, cương lĩnh xóa bỏ đoạn ghi nhận niềm tin nơi Đức Chúa (God). Sau những tranh cãi quyết liệt, ồn ào và ba cuộc đầu phiếu, cương lĩnh đã phải sửa đổi, ghi nhận lại niềm tin đó. Sau chuyện TT Obama muốn các nhà thờ Công giáo phải trả tiền bảo hiểm ngừa thai cho nhân viên làm việc cho nhà thờ, việc gạch bỏ “God” ra khỏi cương lĩnh chỉ tăng thêm sự chống đối của khối công giáo.

Chủ đề chính của đại hội là trả lời chỉ trích của TĐ Romney: nước Mỹ bây giờ không khá hơn cách đây bốn năm khi TT Obama mới nhậm chức. Trong những ngày qua, phe Dân Chủ có vẻ bối rối trước vấn đề này. Thống Đốc Dân Chủ Maryland, Martin OMalley, trả lời câu hỏi của báo chí, nhìn nhận, đúng, nước Mỹ bây giờ không khá hơn. Qua ngày hôm sau, có lẽ bị Tòa Bạch Ốc chỉnh, ông vội lên tiếng xác nhận nước Mỹ bây giờ khá hơn bốn năm trước nhiều. Chính trị gia là những người có khả năng nói trắng nói đen gì cũng được mà mặt vẫn tỉnh bơ.

Trong tất cả các bài diễn văn, không có ai bác bỏ được một cách vững chắc chỉ trích của TĐ Romney, mà chỉ thấy những lời kêu gọi cho TT Obama thêm thời gian. Khó mà chối cãi được ngày nay thiên hạ không khá hơn bốn năm trước. Chỉ có thể “hy vọng” ở bốn năm tới thôi.

Đại Hội đảng Dân Chủ mở đầu với bài diễn văn của Đệ Nhất Phu Nhân. Sau những chuyến công du và tư du đình đám và tai tiếng, bà đã “ẩn cư”, bớt du hành và xuất hiện trước công chúng ngoại trừ dịp đi Luân Đôn tham dự khai mạc Thế Vận Hội, trong bộ áo gần 9.000 đô. Ban vận động bầu cử của TT Obama đã dấu bà đi mặc dù vẫn lớn tiếng quảng bá bà là “vũ khí tranh cử tối hậu”. Bà Michelle kêu gọi cho ông chồng thêm thời gian.

Bài diễn văn chính do thị trưởng gốc Mễ của San Antonio (Texas) đọc. Ông Julian Castro, 37 tuổi, được trình làng như là ngôi sao mới nổi của Dân Chủ, đối lại thượng nghị sĩ gốc Cuba, Marco Rubio, của Cộng Hòa, chứng minh vai trò chính trị ngày càng lớn của khối dân gốc La-tinh. Ông nói “mẹ tôi tranh đấu mạnh cho dân quyền để tôi có thể cầm cái míc này thay vì cầm cây chổi”, nghe giống như nhái lại câu nói của ông Rubio “bố tôi đã cực khổ tranh đấu từ sau cái quầy rượu để tôi có thể đứng trước cái bục này” (ông bố của TNS Rubio làm nghề pha rượu). Tiếp tục sách lược tranh cử của phe Dân Chủ, diễn văn của ông Castro chỉ là một chuỗi tấn công, chỉ trích TĐ Romney là chống dân thiểu số, chống phụ nữ, chống đủ thứ.

Một ngày sau, báo chí (dĩ nhiên không phải New York Times hay CNN) xì tin bà mẹ mà ông Castro ca tụng, cũng là người từng sỉ vả những người giữ thành Alamo là một đám gian tặc say xỉn, đế quốc chủ nô lệ (bunch of drunks and crooks, slaveholder imperialists) chỉ lo cướp đất thiên hạ. Bà cũng khẳng định “tôi ghét cái xứ này và tất cả những gì biểu tượng cho nó”. Trận đánh Alamo đi vào thiên hùng sử Mỹ khi hàng trăm quân Mễ Tây Cơ năm 1836 đánh một đồn chỉ có vài chục người chống đỡ trong 13 ngày, trong đó có người hùng Davy Crockett. Trận đánh Alamo đã được quay thành phim với tài tử cao bồi John Wayne đóng vai Davy Crockett.

Trong đại hội, cựu TT Clinton đã là ngôi sao sáng giá nhất, được chào đón nồng nhiệt và đích thân TT Obama lên sân khấu ôm. TT Obama thấy hậu thuẫn của mình quá yếu nên đã cắn răng bám vào uy tín của vị tổng thống vẫn còn được trọng vọng mạnh trong đảng. Ông nhắc lại thành tích thịnh vượng dưới thời ông, nhưng bỏ qua chuyện cuối trào, chứng khoán Nasdaq rớt 40% đến nay vẫn chưa phục hồi lại. Cũng không đả động chuyện ông là tổng thống thứ nhì trong lịch sử bị đàn hạch và xém mất job vì “hút xì-gà” trong Phòng Bầu Dục. Năm 2007, ông Clinton muốn thuyết phục cố thượng nghị sĩ Ted Kennedy hậu thuẫn bà vợ mình, đã nói với Kennedy: “vài năm trước đây, anh này –ám chỉ Obama- còn xách giỏ cho chúng ta” (a few years ago, this guy would have been carrying our bags), trong khi ứng viên Obama thì chỉ trích TT Clinton và bà vợ là kỳ thị da đen. Bây giờ thì ôm nhau. Đúng là lịch sử đã qua trang.

TT Clinton nói TT Obama xứng đáng được bầu lại vì tuy chưa hoàn thành công tác nhưng đang đi đúng hướng. Cũng không khác gì bà Michelle, ông bênh vực thành quả của TT Obama và kêu gọi cho ông này thêm thời gian. Bài diễn văn được truyền thông dòng chính ca tụng như hay nhất lịch sử, chỉ được 3 triệu người nghe qua truyền hình khi cùng giờ có 22 triệu người coi trận football giữa Dallas Cowboys và New York Giants.

Có điều đáng nói là tại đại hội, hai người vắng mặt nổi tiếng nhất chính là cựu PTT Al Gore và bà Hillary Clinton. Bà Ngoại Trưởng trên nguyên tắc mắc bận đi công du Á Châu, thực tế, một phần bà tránh mặt để giữ truyền thống của ngoại trưởng tránh can dự vào chuyện chính trị phe đảng nội bộ, phần khác vì ban vận động tranh cử muốn chặn đứng mọi ý nghĩ vận động bà lên thay ông phó chuyên nói nhảm Joe Biden. PTT Al Gore thì có lẽ đang bận cứu địa cầu khỏi thảm họa hâm nóng ba triệu năm nữa.

Đảng Cộng Hòa đưa một chính khách Dân Chủ, cựu dân biểu Artur Davis, ra để công kích TT Obama. Đảng Dân Chủ đáp lễ với ông Charlie Crist. Cựu thống đốc Florida, ngôi sao sáng của Cộng Hoà, đã từng lọt vào danh sách có thể đứng cùng liên danh với TNS John McCain năm 2008, nhưng cuối cùng không được lựa. Năm 2010, ông từ chức thống đốc, ra tranh cử thượng nghị sĩ, nhưng thua ông Marco Rubio trong cuộc bầu nội bộ của Cộng Hoà. Không vui, ông Crist bỏ đảng, ra tranh cử với tư cách độc lập chống ông Rubio và ứng viên của Dân Chủ, nhưng về hạng ba. Bây giờ ông Crist được mời lên ca tụng TT Obama. Điều đáng nói là năm 2008, ông Crist còn là Cộng Hòa, mạnh mẽ ủng hộ liên danh McCain-Palin chống liên danh Obama-Biden. Ông khẳng định bà Palin giỏi hơn ông Obama nhiều vì có kinh nghiệm làm thống đốc Alaska. Bây giờ, không nghe ông Crist nhắc đến bà Palin khi ông ca tụng TT Obama.


PTT Biden đọc diễn văn ngày chót, trước TT Obama. Không có gì mới lạ, cũng không “nói nhảm” vì bài đọc đã được kiểm duyệt kỹ lưỡng trước.

TT Obama với bài diễn văn then chốt đã được hội trường 20.000 người hò hét vỗ tay như điên cuồng dĩ nhiên. Bài diễn văn nhấn mạnh sự lựa chọn giữa hai triết lý kinh bang tế thế mà chính TĐ Romney đã đưa ra khi lựa ông bảo thủ Paul Ryan ra cùng liên danh. TT Obama đáp lễ TĐ Romney bằng cách nhấn mạnh thêm sự khác biệt của hai con đường. Nhưng hầu hết các điểm ông đưa ra đều không đúng sự thật.

Ví dụ ông đưa ra lựa chọn giữa “giảm thuế các công ty mang jobs ra ngoài nước (hiểu là chủ trương của Cộng Hòa) và giảm thuế những công ty tạo việc làm trong nước (hiểu là chủ trương của Dân Chủ)”. Không có gì phản lại sự thật bằng ví dụ này. Đảng Cộng Hòa chủ trương giảm thuế các công ty có cơ sở ở ngoài nước khi họ mang tiền về mở cơ sở tạo việc làm trong nước, không hề có chuyện giảm thuế cho họ nếu họ mở cơ sở ngoài nước. Đối với các công ty trong nước, Cộng Hòa chủ trương giảm thuế đồng loạt để họ đầu tư sinh lời và tạo việc làm.

Một ví dụ khác là lựa chọn “đầu tư vào giáo dục (hiểu là Dân Chủ) hay những lớp học với quá nhiều học sinh, những sinh viên phải bỏ học, hay những nhân công không được học nghề (hiểu là Cộng Hòa)”. Làm như thể đảng Dân Chủ là đảng muốn có nền giáo dục tốt còn Cộng Hòa thì muốn thiên hạ bỏ học đi lang thang thất nghiệp. TT Obama quên mất cuộc cải tổ giáo dục lớn nhất của thế hệ này là luật “Không Bỏ Sót Trẻ Em Nào” –No Child Left Behind- của TT Bush.

Cái cảm tưởng chung khi nghe xong bài diễn văn là dường như TT Obama chưa bao giờ làm tổng thống, không có gì để báo cáo cho dân về những gì ông đã làm trong bốn năm qua, không thành quả cụ thể nào ngoại trừ việc giết được Bin Laden. Không một chữ nào về luật Cải Tổ Y Tế. Sao tác phẩm để đời mà lại không khoe? Có phải vì gần 60% dân Mỹ vẫn chống?

TT Obama tuyên bố “cần phải vài năm mới giải quyết được những khó khăn đã tích lũy từ cả mấy chục năm qua”. Khác xa lời hứa của năm 2009: “nếu tôi không phục hồi được kinh tế trong ba năm thì tôi sẽ chấp nhận làm tổng thống một nhiệm kỳ”.

Chỉ có một viễn tượng, một cái nhìn cho tương lai, và những hứa hẹn cho một ngày mai huy hoàng. Không còn hứa hạ thủy triều và hàn gắn địa cầu, nhưng vẫn là những hứa hẹn dao to búa lớn không có gì cụ thể thực tế. Sau bốn năm hy vọng không thấy gì, TT Obama kêu gọi thiên hạ hy vọng tiếp tục. Sau khi TT Obama không giữ được những gì ông hứa hồi năm 2008, thật không thể hiểu sao còn có cả triệu người vẫn hy vọng và tin vào hàng loạt lời hứa mới của ông. Ăn bánh vẽ chưa no nên cần ăn thêm?

Ký giả phe ta Dana Milbank viết trên Washington Post: Đấng Tiên Tri đã rớt xuống trần.

Bài diễn văn của TT Obama được dự tính đọc tại vận động trường lộ thiên Bank of America, chứa được 74.000 người, theo mô thức Denver 2008 tại vận động trường Invesco Field chứa 80.000 người. Cuối cùng, viện cớ bão lớn, dọn qua một hội trường có mái che nhưng chỉ có 20.000 chỗ. Ông Milbank cũng phải nhìn nhận dự báo thời tiết không nói có bão đâu hết và tối hôm đó, trời quang đãng. Ngay từ đầu, ban tổ chức đã thấy không có đủ người ngồi hết hội trường lớn, cho dù có kế hoạch mang xe buýt chở sinh viên các đại học và dân da màu từ các thành phố lớn khác đến, kể cả từ South Carolina lên.

TT Obama năm nay khác xa năm 2008 tại Denver. Mái tóc đen láy đã trở thành muối tiêu, khiến nhiều người động lòng trắc ẩn, giải thích cho thiên hạ đó là tại vì ông đang vật lộn với trách nhiệm lớn, với những khó khăn tầy trời không thể giải quyết được trong một nhiệm kỳ. Những người này có lẽ chưa nhìn thấy mái tóc của 15 triệu người đang thất nghiệp dài hạn, 8 triệu người đang đi làm bán thời, và không biết bao nhiêu triệu người nữa đang đi làm hai jobs, hay đang hồi hộp không biết khi nào mất job.

Người ta cũng để ý thấy năm nay trên sân khấu không còn thấy mấy cây cột vĩ đại kiểu Hy Lạp như ở Denver nữa. Cũng phải thôi. Giờ này mà mang cái nước Hy Lạp phá sản vì bao cấp ra làm gương thì chỉ làm thiên hạ run lẩy bẩy.

Nếu Denver 2008 là một dịp để liên hoan ăn mừng chiến thắng lịch sử thật đình đám, thì Charlotte 2012 có vẻ như một hội thảo khiêm tốn hơn để phân trần:

- Không, TT Obama không hề thất bại, nếu không có TT Obama thì kinh tế đã lụn bại hơn nhiều, thất nghiệp cũng đã cao hơn nhiều. Cái này gọi là chứng minh bằng chuyện giả tưởng. Lý luận kiểu này thì chắc Cộng Hòa cũng phải kêu gọi Dân Chủ nhớ ơn TT Bush vì nếu không nhờ ông thì giờ này nước Mỹ đã bị khủng bố đánh bom tan tành hết rồi.

- Đúng, TT Obama chưa thực hiện được tất cả những lời hứa, nhưng đó là tại vì ... Bush, sóng thần Nhật, lộn xộn Trung Đông, máy ATM, thiên hạ u mê, đối lập phá đám, Fox News xuyên tạc, quốc hội không bỏ phiếu đúng, Trung Cộng ăn gian, Âu Châu khủng hoảng, Iran ngoan cố, công việc khó quá, chưa đủ thời giờ, và biết bao lý do khác.

Thật ra, câu hỏi “bây giờ bạn có khá hơn bốn năm trước không” có thể được trả lời bằng vài con số cụ thể, so sánh giữa hai thời điểm: tháng Giêng 2009 và tháng Chín 2012:

- Công nợ tăng gần 60% (từ 10.500 tỷ lên 16.000 tỷ)

- Thất nghiệp tăng 40% (từ 5,8% lên 8,3%)

- Giá xăng tăng 75% (trung bình từ 2,77 đô lên 4,86 đô một ga-lông)

- Thu nhập gia đình trung bình giảm 1% (từ 50.112 đô xuống 49.777 đô)

Tất cả những con số trên (có thể kiểm chứng qua Google) giải đáp rõ ràng câu hỏi “nước Mỹ bây giờ có khá hơn bốn năm trước hay không”, nhưng lại bị dấu nhẹm tại đại hội. Con số được lập đi lập lại là 4,5 triệu việc làm mới trong bốn năm qua. Điều không diễn giả nào nói cho rõ là:

- Theo CNN, con số này chỉ thể hiện những người được đi làm lại sau khi đã mất job từ năm 2009, nếu tính kết số thuần (net) thì từ ngày TT Obama nhậm chức đến ngày nay, tổng số người có việc làm đã giảm 400.000 người, không phải tăng 4,5 triệu như đã khoe;

- Theo New York Times, hai phần ba những jobs mới đều là jobs trả lương thấp hơn (lý do chính tại sao thu nhập gia đình trung bình giảm).

Tình hình tranh cử năm 2008 cho thấy đảng Cộng Hoà trong thế bị động, phải chống đỡ những tấn công chống TT Bush. Năm nay, gió đổi chiều, đảng Dân Chủ bị động, với mọi cố gắng tập trung vào việc đỡ đòn của Cộng Hòa và bào chữa cho thành quả yếu kém của TT Obama. Cả hai bên đều đã lên tiếng. Còn hai tháng nữa để tiếp tục thuyết phục cử tri. Cuộc chiến tiếp diễn. (9-9-12)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Ý kiến bạn đọc
16/09/201200:32:12
Khách
Năm 2008 bà Hillary Clinton thất cử vì trăm ngàn lý do (đương nhiên là như vậy), nhưng trong đó một phần là do tai tiếng của ông chồng thích chuyện "mèo mả gà đồng" khiến dân tình chán ghét, không muốn tiếp tục triều đại Clinton nữa. Năm nay chẳng biêt tt Obama có bị " ma đưa lối, quỉ dẫn đường" hay không mà lại nhờ tt Clinto đứng ra hô hào lót đường!!!
11/09/201215:33:10
Khách
Từng là 1 tên ồn ào phản đối chiến tranh VN - mà không phản đối bọn việt cộng mang quân vào giết chóc đồng bào miền Nam - hẳn obama học được các âm mưu , thủ đoạn của bọn bắc cộng nên những xảo ngôn , sáo ngữ rất trơn tru, bài bản. Nhìn lại số trí thức miền Nam theo đuôi việt cộng giờ này ra sao mà 1 số Việt Nam tỵ nạn nay tung hê obama "quá cở thợ mộc" như vậy sau này có được hưởng chút gì không hay phải "cúi mặt bước đi không thấy phố , thấy nhà" ? hay mấy vị này đang lo lắng " mái tóc xanh ??? " của obama đang bạc ???!!! Tội thật !!!
11/09/201215:05:15
Khách
Xin Cam' ơn tác giả .
Tôi rất thích những bài viết của Tác Giả . Chúc Bạn VL luôn khoẻ để viết tiếp.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.