Hôm nay,  

Ứng Viên Phó Của Cộng Hòa

21/08/201200:00:00(Xem: 18797)
...Ryan kích động được khối bảo thủ, nhưng cũng kích động mạnh cử tri cấp tiến...

Cuối cùng thì TĐ Romney cũng đã công bố tên ứng viên đứng cùng liên danh với ông: dân biểu Paul Ryan của tiểu bang Wisconsin.

Ông Ryan ngay từ đầu đã có tên trong danh sách “ngắn” những người có thể trúng tuyển, nhưng phần lớn các chuyên gia và truyền thông đều nghĩ TĐ Romney sẽ chọn một người tương đối “an toàn” như cựu TĐ Pawlenty hay TNS Portman, là những người già dặn, chính chắn, không tạo tranh cãi nhiều. Nhưng TĐ Romney đã lại chọn ông Ryan, một chính khách có quan điểm dứt khoát, rõ ràng, hoàn toàn ngược lại quan điểm cấp tiến của TT Obama, sẽ tạo ra tranh cãi rất lớn.

Quyết định của TĐ Romney sẽ thay đổi cuộc diện cuộc tranh cử 180 độ.

Trước hết, hãy nói qua về ông Ryan.

Dân biểu Paul Ryan, 42 tuổi, là ngôi sao sáng giá nhất của đảng Cộng Hoà, nổi tiếng là nhân vật trí thức nhất của đảng, con người của viễn tượng, của những ý kiến và chính sách. Ông xuất thân nhà nghèo (99%?), khi học trung học đã phải đi nướng thịt cho McDonald. Năm 1999, đắc cử dân biểu liên bang tại Wisconsin, một tiểu bang cấp tiến, và đã tái đắc cử bẩy lần. Ông hiện là Chủ Tịch Ủy Ban Ngân Sách Hạ Viện, cũng là tác giả của ngân sách mà khối Cộng Hoà đưa ra làm phản đề nghị đối lại ngân sách của TT Obama. Ngân sách này có tên là Con Đường Đến Thịnh Vượng (Path To Prosperity), là cẩm nang về sách lược kinh tế xã hội của đảng Cộng Hòa, thể hiện rõ ràng triết lý nhân sinh của khối bảo thủ. Đề nghị ngân sách này đã được Hạ Viện do Cộng Hòa kiểm soát thông qua, nhưng bị hạ tại Thượng Viện còn trong tay Dân Chủ.

Chủ trương của ông Ryan, cũng là của đảng Cộng Hòa là nước Mỹ trở về với những giá trị cổ điển đã là nền tảng của vùng đất hứa này: tôn trọng tự do cá nhân, tin tưởng vào sáng kiến cá nhân và nguyên tắc tự lực cánh sinh chứ không tin vào sự diù dắt bao bọc của Nhà Nước vú em, dựa trên tự do kinh doanh của giới trung và tiểu thương để phát triển đất nước chứ không dựa vào các dự án khổng lồ của Nhà Nước, giới hạn vai trò của Nhà Nước để bảo đảm một chính sách tài chánh có kỷ kuật và trách nhiệm, không chấp nhận Nhà Nước tiêu xài xả láng rồi đè dân ra đánh thuế, cải tổ sâu rộng các tài trợ an sinh như Medicare, Medicaid và Social Security để bảo đảm con cháu chúng ta còn được hưởng những tài trợ này.

Chương trình hành động của ông Ryan gồm những điểm chính như sau:

- cắt giảm chi tiêu khoảng 5.000 tỷ trong ngân sách Obama trong mười năm tới để tái lập cân bằng ngân sách và trả bớt công nợ;

- cho những người già được lựa chọn theo chương trình Medicare (cho người già) hiện hữu, hay nhận phiếu (voucher, tức là tiền) tương đương để tự đi mua bảo hiểm, đi nhà thương, bác sĩ;

- chuyển chương trình Medicaid (cho người nghèo) qua cho các tiểu bang điều hành, thay vì điều hành bởi liên bang;

- không tăng thuế mà phải tận thu bằng cách đơn giản hoá chế độ thuế lợi tức để khép lại cả trăm cách trốn thuế qua việc cắt giảm 6 khung thuế lợi tức hiện hữu (10%-15%-25%-28%-33%-35%) xuống còn hai: 10% và 25%; không thay đổi những miễn trừ căn bản (basic standard deductions); những người hiện không phải đóng thuế vẫn sẽ không đóng thêm thuế gì hết;

- cắt thuế lợi nhuận công ty từ 35% (cao nhất thế giới) xuống 25% để khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế và giải quyết nạn thất nghiệp.

Dù ông Ryan đã làm dân biểu liên bang gần 14 năm, truyền thông cấp tiến dòng chính tìm chuyện đả kích đã nêu vấn đề ông Ryan không có một chút kinh nghiệm về đối ngoại, kinh doanh, hay quân sự. Điều khó hiểu là khi TT Obama ra tranh cử năm 2007-08 với đúng hai năm làm thượng nghị sĩ, họ chẳng bao giờ đặt vấn đề kinh nghiệm hay khả năng gì hết, nhưng bây giờ lại lo lắng ông Romney không có kinh nghiệm này, ông Ryan thiếu kinh nghiệm kia.

Việc lựa chọn ông Ryan phản ánh hai ý định của TĐ Romney.

Ý định thứ nhất là khẳng định lập trường bảo thủ để lấy niềm tin của khối bảo thủ từ trước đến giờ vẫn nghi ngờ ông cựu thống đốc tiểu bang cấp tiến nhất Mỹ, bằng cách chọn một người được coi như là tiếng nói và hình ảnh của quan điểm bảo thủ. Việc ông Ryan là Công Giáo cũng sẽ trấn an những người lo sợ đạo Mormon của ông Romney.

Ý định thứ hai là nhấn mạnh cuộc bầu cử này không phải là chuyện lựa chọn cá nhân Obama hay Romney, mà là lựa chọn giữa hai triết lý trị quốc khác biệt. Một lựa chọn giữa một “định hướng” (vì chưa tới nơi) xã hội theo mô thức Nhà Nước vú em của Âu Châu đang điêu đứng, và con đường tư bản tự lực cánh sinh trong kinh tế thị trường đã xây dựng nên cường quốc này.

Việc chọn ông Ryan đã thay đổi hoàn toàn cuộc diện cuộc tranh cử. Cử tri sẽ phải nhìn cuộc chạy đua này như là một quyết định cực kỳ quan trọng. Đây sẽ là một lựa chọn về hướng đi lâu dài của kinh tế và xã hội Mỹ, không còn là một cuộc tranh cử xoay quanh những chuyện như ông Romney có mấy xe cadillac, bao nhiêu tài khoản ngân hàng, đóng bao nhiêu thuế, thành quả của công ty Bain Capital, hay ngay cả chuyện giết Bin Laden, lịch trình rút quân khỏi Afghanistan, v.v…Tất cả đều đã trở thành tiểu tiết vớ vẩn.

Kể từ giờ, vấn đề tranh luận sẽ là những vấn đề sinh tử của nước Mỹ: thâm thủng ngân sách và công nợ bạc ngàn tỷ, vai trò của Nhà Nước và tư doanh trong phát triển kinh tế, giải quyết nạn thất nghiệp cho 15 triệu người, chính sách thuế khoá, và tương lai của các quỹ trợ cấp an sinh cho các thế hệ con cháu chúng ta.

Trong thời buổi internet này, phe cấp tiến và TT Obama đã không chậm trễ một phút nào: chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi tên ông Ryan được công bố, một quảng cáo truyền hình -dĩ nhiên đã được quay từ trước- được tung ngay lên để công kích liên danh Romney-Ryan. Không phải là quảng cáo tấn công đầu tiên, mà chỉ là tiếp nối của hàng loạt quảng cáo công kích đã xuất hiện từ mấy tháng qua. Báo chí dòng chính cũng đã tung ngay hàng loạt bài viết tấn công ông Ryan với cùng một lập luận, tiêu biểu bởi bài của bà Eleanor Clift trên báo Newsweek, với cái tựa nghe toát mồ hôi: “Các Bô Lão, Hãy Lo Sợ” (Be Afraid, Seniors). Diễn đàn cấp tiến Huffington Post chạy bài về ông Ryan, “Một Ác Mộng Của Dân Nghèo và Thiểu Số”. New York Times đi xa hơn các đồng nghiệp, viết một bài dài chê bai ông Ryan… ăn mặc không đúng mốt! Ghét ai thì bồ hòn cũng méo! Dĩ nhiên đây chỉ là những món ăn lót dạ đầu tiên của truyền thông cấp tiến dàn chào ông Ryan.

Bất kể chương trình của khối bảo thủ và ông Ryan bao quát và phức tạp đến đâu, phe cấp tiến sẽ chỉ lo chỉa mũi dùi vào chuyện mà họ gọi là “cắt tài trợ an sinh” (cut entitlements).

Một trong những quảng cáo truyền hình đánh Cộng Hòa là hình ảnh một người già ngồi xe lăn bị đẩy xuống vực thẳm, kèm theo lời bình luận “Cộng Hoà sẽ chấm dứt Medicare mà chúng ta đã biết” (The Republicans will end Medicare as we know it). Phe Dân Chủ muốn thiên hạ chú ý đến cụm từ “end Medicare” mà không để ý đến khúc sau “as we know it”. Họ biết rõ ông Ryan chủ trương không phải chấm dứt Medicare mà chỉ là thay đổi hình thức hiện hữu, nhưng cố tình lập lờ. Quảng cáo này chẳng những phản ánh một thái độ thiếu lương thiện nhất, mà còn thể hiện một thái độ trịch thượng, đánh giá người dân rất thấp, chẳng biết trời đất gì, có thể hù dọa bất cứ điều gì.

Hình ảnh người già ngồi xe lăn bị đẩy xuống vực chẳng những có ác ý mà còn hoàn toàn dựng đứng, không có chỗ đứng trong một đối thoại nghiêm chỉnh, và cũng không xứng đáng với tư cách của một tổng thống. Cấp tiến hay Cộng Hòa, không có ai nghĩ đến chuyện chấm dứt các chương trình trợ cấp an sinh chứ đừng nói đến ý định đẩy người già ngồi xe lăn xuống vực.

Có một điểm lý thú là quảng cáo này có ý đe dọa Cộng Hòa sẽ thay đổi Medicare hiện hữu “mà chúng ta đã biết”. Đây là một lý luận lạ lùng và trớ trêu khi đến từ một tổng thống chủ trương Thay Đổi. Một người chủ trương “thay đổi” bây giờ lại mang thay đổi ra để hù dọa thiên hạ?

Trong khi TT Obama tố cáo Cộng Hòa cắt tiền Medicare, thì ông lại không nhắc đến chuyện cải tổ y tế của ông sẽ gia tăng số người nghèo nhận Medicaid lên ít nhất là một chục triệu, do đó, chính luật Cải Tổ Y Tế đã dự trù 716 tỷ tiền trong ngân sách Medicare người già sẽ bị cắt, để chuyển qua Medicaid người nghèo trong 10 năm tới. TT Obama giải thích không phải là cắt tiền trợ cấp cho người già, mà chỉ là cắt tiền bồi hoàn nhà thương và bác sĩ. Một ngụy biện lạ lùng. Nếu cắt tiền bồi hoàn thì nhà thương và bác sĩ sẽ làm gì nếu không phải là cắt dịch vụ cho người già? Có khác gì với cắt tiền trợ cấp?

Ở đây có một hiểu lầm (do cố tình xuyên tạc?) rất lớn, Một vài báo tố ông Romney sẽ cắt 800 tỷ tiền Medicaid của người nghèo. Thật ra, không phải 800 mà là 716 tỷ. Như bàn ở trên, TT Obama sẽ chuyển số tiền này từ Medicare qua Medicaid qua chương trình Obamacare để tài trợ việc tăng dân số được hưởng Medicaid. TĐ Romney chủ trương thu hồi luật này, do đó, sẽ chuyển ngược, lấy số tiền này từ Medicaid trả qua Medicare lại. Tức là Medicaid vẫn như cũ, chỉ không tăng thêm chứ không có chuyện bị cắt mấy trăm tỷ.

Ai cũng biết các chương trình y tế Medicare, Medicaid, và quỹ tiền già Social Security đều đang bị đe dọa phá sản trong một vài thập niên tới. Tức là con cháu chúng ta hiện đang è cổ đóng góp cho các chương trình này, sẽ có nguy cơ không còn nhận được những trợ cấp này nữa khi cần. Điều quan trọng cần làm là tìm một giải pháp để cứu các chương trình này. Phương thức dĩ nhiên khác nhau tùy quan điểm mỗi người, nhưng chẳng ai nghĩ đến chuyện cắt bỏ hết.

Khối bảo thủ và ông Ryan cho rằng một trong những nguyên nhân đưa đến phá sản là sự quản lý yếu kém của các công chức không có khả năng nếu không muốn nói là vô trách nhiệm. Cách cứu chữa là mang các chương trình này ra khỏi tay mấy ông bà công chức gà mờ này. Ông Ryan đề nghị trong vòng 10 năm tới, những người nhận được tài trợ Medicare của Nhà Nước nếu muốn sẽ nhận được phiếu (voucher) tương đương do Nhà Nước cấp để họ tự ý trả cho các hãng bảo hiểm, nhà thương, bác sĩ, tiệm thuốc, thay vì đi qua hệ thống Medicare do Nhà Nước quản lý. Việc đi thẳng đến nhà thương và bác sĩ này vừa giảm gánh nặng và chi phí hành chánh của Nhà Nước, vừa tạo nên một sự cạnh tranh trong ngành y tế, đưa đến cắt giảm giá dịch vụ y tế chung.

Ở đây cũng cần phải nói ngay là không ai bị bắt buộc phải nhận tài trợ qua phiếu kiểu này. Tất cả mọi người đều có quyền lựa chọn (option) theo chế độ tài trợ Medicare hiện hành, hay nhận phiếu. Không ai đòi cắt Medicare hết.

Khi bị chất vấn về vấn đề tiền già social security, PTT Biden khẳng định “sẽ không có gì thay đổi hết”, khiến ngay cả báo phe ta Washington Post phải cảm thấy “thất vọng” vì tính mỵ dân. Chương trình Social Security cũng như Medicare và Medicaid nếu không thay đổi, sẽ phá sản trong hai ba chục năm nữa. Cả TT Obama lẫn PTT Biden đều không phải là chính trị gia có đủ can đảm đứng ra nói “cần phải thay đổi” để cứu các chương trình đó. Ông Ryan, là người sẽ lãnh tiền già và medicare hai chục năm nữa, là chính khách đầu tiên tìm cách bảo vệ những tài trợ an sinh đó cho những người của thế hệ ông.

Vài điều đáng chú ý mà truyền thông dòng chính đã không nhắc đến:

- đề nghị cấp phiếu Medicare là một đề nghị của ông Ryan đưa ra cùng với thượng nghị sĩ Dân Chủ Ron Wyden của tiểu bang cấp tiến Oregon, chứ không phải là một đề nghị cực đoan của khối cực hữu;

- ông Erskine Bowles, cựu Chánh Văn Phòng của TT Clinton, được TT Obama bổ nhiệm Đồng Chủ Tịch Ủy Ban Đặc Nhiệm Về Cắt Giảm Ngân Sách đã nhận định ông Ryan là “một người lương thiện, chân thật và thẳng thắn, ngân sách của ông nghiêm chỉnh, trong khi ngân sách (2012) của TT Obama không có gì nghiêm chỉnh khi bị Thượng Viện bác với tỷ lệ 97-0, không một nghị sĩ Dân Chủ nào ủng hộ.”

Trong những ngày tới, thiên hạ bảo đảm sẽ thấy rõ sách lược tranh cử của TT Obama; hù dọa mọi người, nhất là các người già, người nghèo, ... về nguy cơ mất hết trợ cấp y tế và trợ cấp tiền già.

Với dấu ấn bảo thủ in rõ trên trán ông Ryan, việc chỉ định ông sẽ xoá bỏ ngay hình ảnh ển ển xìu xì, đáng nghi ngờ của TĐ Romney, và kích động mạnh khối bảo thủ, kéo họ đến phòng phiếu hàng loạt. Nhưng hiển nhiên, đây là con dao hai lưỡi. Ông Ryan kích động được khối bảo thủ, nhưng cũng kích động mạnh cử tri cấp tiến, sẽ khiến họ nhẩy nhổm lên bảo vệ ứng viên cấp tiến Obama của họ, trong ý nghĩ bảo vệ quyền lợi trợ cấp của họ, mà họ nghĩ sẽ bị chính quyền Romney-Ryan cắt hết.

Con Đường của ông Ryan, không ai có thể chối cãi, là một con đường khó khăn vì ở Mỹ hiện nay, khoảng hơn một phần ba dân Mỹ sống với tài trợ an sinh như Medicare, Medicaid, và Social Security. Đây là những người già, người nghèo, và dân thiểu số, mà sự hiểu biết về những vấn đề phức tạp này không hoàn hảo. Những lời hù dọa của TT Obama chắc chắn sẽ gây hoang mang hay sợ hãi cho họ, để rồi khiến họ bỏ phiếu chống Cộng Hoà để bảo vệ quyền lợi của họ. Điều này rất thực tế, khó trách họ được.

Khi tranh cử năm 2007-08, ứng viên Obama đả kích chính trị Hoa Thịnh Đốn đã trở thành quá nhỏ mọn và gian trá (small and cynic) khi các ứng viên chỉ chú tâm bóp méo và bôi bác nhau về những tiểu tiết, mà không dám bàn đến những vấn đề trọng đại của đất nước. Bây giờ, với liên danh Romney-Ryan và “Con Đường Đến Thịnh Vượng” của ông Ryan, để xem thử TT Obama có muốn nói chuyện lớn về tương lai kinh tế xã hội Mỹ không, hay vẫn chỉ lo bóp méo và đả kích cá nhân, kiểu như chê bai quần áo của ông Ryan hay hỏi giấy khai thuế của ông Romney. Chúng ta chờ xem. (19-8-12).

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Ý kiến bạn đọc
07/07/201523:09:56
Khách
cho em xin doc bang tieng viet nam de nho hon em cam on nhieu email cua em la chung_tu0505@yahô.com
21/08/201222:00:02
Khách
Kinh tế có hùng mạnh thì quỹ phúc lợi công cộng mới dồi dào, người nghèo hay già cả không có khả năng lao động mới đươc lo lắng chu toàn từ nhiều nguồn trợ cấp khác nhau do đất nước dư thừa của cải. Hoa Ký là một nước tự do, tha hồ di chuyển mà không bị luật lệ "hộ khẩu" chi phối, nếu thấy tiểu bang nào có những quyền lợi về bảo hiểm y tế tốt đẹp thì di chuyển đến đấy mà cư ngụ và đóng góp công sức của mình để làm cho tiểu bang đó được thịnh vượng hơn nữa. Chính sách trung ương tập quyền không những tai hại về mặt kinh tế mà còn gây trở ngại cho sự phát triển của từng cá nhân, không ai muốn bỏ ra thật nhiều công sức mà rồi cũng được hưởng y hệt những người lười chẩy thây, chưa kể lại đẻ ra một hệ thống quan liêu, bè nhóm để đựoc hưởng đặc quyền, đặc lợi. Chưa biết cặp Romney-Ryan, sẽ làm được những gì, nhưng ông Obama thì quả thật là...quá tệ!
21/08/201216:54:01
Khách
Hoan hô ông Vũ Linh, ông phân tích thật chính xác! Cám ơn ông.

Thử
21/08/201215:32:29
Khách
Đọc tin trong nước thấy bọn việt cộng lật lọng , trí trá rồi nhìn lại obama thì quả đúng là " đông -tây có gặp nhau nơi này " !!! còn mấy ông tung hê obama -biden có còn nhớ những lời mạt sát , thoá mạ tàn tệ người Việt tỵ nạn việt cộng của ông joe biden không ???
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.