Hôm nay,  

Tôi Nói Nghịch, Nói Ngược Lại Bất Cứ Ai

21/07/201200:00:00(Xem: 14552)
Bạn nói với họ trắng. Họ trả lời là đen. Bạn nói có họ nói là không. Họ không bao giờ đồng ý với người khác, cho dù trong thâm tâm họ nghĩ y như những người ta. Tại sao vậy?

Phỏng theo bài: “Je contredis tout le monde tout le temps” của Anne Laure Gannac
http://www.psychologies.com/Moi/Moi-et-les-autres/Relationnel/Articles-et-Dossiers/Je-contredis-tout-le-monde-tout-le-temps

Đọc thêm hai tác phẩm Vouloir sa vie của Gonzague Masquelier và Savoir saffirmer en toutes circonstances của Charly Cungi.

* * *

Tại sao vậy?

“Tôi bảo nó học đàn dương cầm. Nó quyết định theo học khóa guitare. Tôi ghi cho nó khóa thể dục thẩm mỹ nhưng nó lại chuộng môn bóng chuyền.” Đây là nỗi lòng của một bà mẹ nói về cô gái cưng 18 tuổi. Một tình huống mà cha mẹ của giới teen thường hay gặp phải: “Con gái tôi bằng mọi cách làm ngược lại ý tôi.”

Theo nhà tâm lý học Gonzaque Masquelier, giám đốc trung tâm Ecole parisienne de gestalt - thérapie (EPG) thì thái độ trên phù hợp với giai đoạn phát triển cá nhân. Đó là giai đoạn “chống lại sự lệ thuộc”(contre dépendance). Giai đoạn trung gian này giúp vượt qua tánh lệ thuộc đặc trưng nơi các cháu nhỏ, để sau đó chuyển qua giai đoạn độc lập (indépendance) của tuổi trưởng thành.

Các cháu thiếu nhi lối 2- 3 tuổi, hỏi nó cái gì nó cũng trả lời “không” (Non) hết. Tâm lý học cho biết đây là chuyện bình thường mà thôi, vì đứa nhỏ bắt đầu giai đoạn tự lập autonomie của nó.

Mon enfant dit non à tout
http://www.cote-momes.com/sos-mamans/enfant-2-3-ans/psychologie-enfant/mon-enfant-dit-non-a-tout-c430.html

Trước khi có thể thoát ra được vòng kiềm tỏa tinh thần của kẻ khác, con người ta thường phải bày tỏ thái độ chống đối lại.

Phản ứng trên không thể nào tránh khỏi được, nhưng nó cũng rất có ích trong việc khẳng định căn tánh (identité). Vấn đề đặt ra ở đây là khi tình trạng nầy kéo dài vô tận và có vẻ trầm trọng hơn theo thời gian.
noi_nghich_logo_thien
Logo thiền định.
*Nhận xét của người gõ: giáo dục (ngày xưa) của Việt Nam chịu ảnh hưởng Khổng Mạnh lấy chữ hiếu làm đầu. Con cái phải tuyệt đối nghe lời ông bà cha mẹ dạy, không bao giờ được nói “không” hay cãi lại và nói nghịch lại người lớn. Đúng theo câu tao đẻ mầy chớ mầy không có đẻ tao được, con cãi cha mẹ trăm đường con hư!

Ngày nay, tại hải ngoại trong các trường mẫu giáo họ dạy các cháu nếu không thích hay không muốn thì phải nói không (NON hay NO). Còn gì rõ hơn nữa?

1) Để nói lên sự quan trọng của mình (Une manière de se donner de limportance)

Việc tự khẳng định ở một số người được xem như một cá tánh mạnh. Đó có thể là trường hợp của những người có nhiều tham vọng, của các sếp cũng như của tất cả những ai không chấp nhận việc người khác có ý kiến khác hơn ý kiến của họ.

Nguyễn Thượng Chánh-Cái rốn của vũ trụ
http://thoibao-online.com/doi-song/kien-thuc/6355-cai-rn-ca-v-tr

Nhà tâm lý học Charly Cungi nói cách duy nhất để họ giữ vững “quyền hành” là họ phải nói ngược lại các ý kiến người khác đưa ra. Còn theo nhà tâm lý học Gozague Masquelier “nói nghịch lại, đưa ra ý kiến tương phản là một cách của vô thức(inconscience) để chứng tỏ rằng mình quan trọng hơn người ta”.

2) Quá lo sợ trước sự ham muốn của người khác (Une peur excessive du désir dautrui)

Nhà tâm lý học Charly Cungi còn cho biết khi tư tưởng nghịch lý trở thành tự động và mù quáng, nó nói lên “sự khó khăn to lớn trong mối giao tiếp xã hội”.

Những người mang tâm trạng bất ổn này không dễ gì bị lung lạc được. Họ cũng là những người bất ổn về tình cảm.Thái độ của họ chứng tỏ nỗi lo sợ bị xâu xé bởi lòng ham muốn của người khác. Cũng theo nhà tâm lý học Cunji “sự nghi ngờ méfiance đó có thể được hiểu như là một khuynh huớng cuồng ám tendance paranoiaque, một nỗi lo âu trong thời thơ ấu: những cháu nào quá khuất phục (quá sợ, dễ dạy, biết nghe lời) trước lòng ham muốn của cha mẹ thì khi lớn lên thường hay sống lại tâm trạng này mỗi khi họ đứng trước sự đòi hỏi của người khác”.

3) Khó khăn để bày tỏ lòng tức giận của mình (Une difficulté à exprimer sa colère)

Làm ngược lại, chối từ, chống đối lại: “Các hành động nầy có nghĩa là nói lên sự hung dữ của mình mà không cần phải nêu tên ra” (Gonzague Mesquelier). Lúc nào cũng đối nghịch lại, cũng chống đối lại chứng tỏ là mình có khó khăn trong cảm nhận hay diễn đạt lòng giận dữ. Thí dụ, thay vì bà vợ nói thẳng ra là bà không muốn ông xã về trễ mỗi buổi chiều , bà ta lại từ chối có hệ thống tất cả lời mời mọc đi chơi. Người ta nói đây là một hình thức đổi dạng của sự hung dữ (cest ce quon appèle en gestalt “la déflexion de lagressivité” ). Theo nhà tâm lý học Gonzague Mesquelier, vấn đề nầy có thể giải quyết được nếu đương sự học cách nhận biết và nêu tên ra nguyên nhân thật sự của tính hung hăng của mình.(Phải chăng đây là một hình thức trả đủa lại cho bỏ ghét?)
noi_nghich_bia_sach
Bìa sách.
Vậy làm sao đây? (Que faire? )

*Phân biệt cảm xúc và ý kiến (Distinguez émotions et opinions)

Thay vì phản ứng ngay lập tức, chúng ta nên giữ bình tĩnh để “nghiệm”xem câu mình vừa mới nghe có ý nghĩa gí.Suy nghĩ cho kỹ. “Thật sự mình nghĩ gì về lời nói của người kia?”. Mục đích là để đo lường cảm xúc của mình trong mối giao tiếp với người khác. Cách nầy giúp chúng ta sàn lọc đâu là cảm xúc (émotion) và đâu là lý trí (raison). Cố gắng diễn đạt qua hai giai đoạn như “Câu bà vừa nói làm tui nổi giận lắm” và “Đây, ý tui là như thế nầy đây...”

*Hãy nhào vô hướng dẫn câu chuyện (Lancez vous-même la conversation)

Đừng mong đợi việc mình có thể phản ứng trước các ý kiến của người khác. Cố gắng tự mình nhào vô phía trước và hướng dẫn việc nói chuyện. Như thế, mình sẽ có nhiều cơ hội để điều chỉnh chỗ đứng và lập trường đối với người khác và đồng thời mình cũng có thể bày tỏ được những điều gì mình tin tưởng nhất.

*Lời khuyên nhủ cho người xung quanh (Conseils à lentourage)

Đừng bao giờ nhào vô, xía vô ăn có trong việc tranh luận những ý kiến trái ngược nhau. Làm vậy, chẳng khác gì khuyến khích họ ngoan cố thêm hơn nữa mà thôi.

Hãy lắng tai nghe họ nói gì và tìm xem coi điểm nào mình thật tình đồng ý với họ. Sau đó bày tỏ cho họ biết.

-Hoặc là họ biết có nghịch lý quá lớn đến độ chính họ phải nói ngược lại- Chỉ cho họ thấy có sự nhập nhằng (ambiguité) để họ ý thức được vấn đề.

-Hoặc là khi cảm thấy bớt nguy hiểm, họ mới có thể nói chuyện một cách cởi mở và chừng mực hơn./.
noi_nghich_bia_sach__1_
Bìa sách.
Đọc thêm

-Gonzague Masquelier:Vouloir sa vie

Gonzague Masquelier est psychologue et psycho-thérapeute depuis une quinzaine d'années. Il dirige l'Ecole Parisienne de Gestalt (EPG) qui forme de futurs professionnels et il enseigne dans une dizaine de pays.

Charly Cungi: Savoir saffirmer en toutes circonstances.

Le Dr Charly Cungi est psychiatre. Spécialiste reconnu des thérapies comportementales et cognitives (TCC), thérapeute, chercheur et praticien hospitalier, il intervient régulièrement auprès de publics professionnels sur la gestion des conflits, l'affirmation de soi, la gestion du stress, les addictions, etc. Il est auteur de plusieurs ouvrages à succès.

Montreal, 2012

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.