Hôm nay,  

Suốt Ba Tháng Ấy, Biết Bao Ân Tình (I)

19/07/201200:00:00(Xem: 11172)
(Truyện kể về chuyến đi từ tháng Ba đến tháng Sáu năm 2012.)

Tôi vừa trở về nhà tại miền nam California sau ba tháng rong ruổi khắp nơi trên lục địa nước Mỹ và tại bốn nước ở Âu châu. Khởi đầu bằng chuyến bay vào ngày 27 tháng Ba từ Santa Ana đến Denver Colorado, tôi đã kết thúc cuộc hành trình kéo dài ba tháng này bằng chuyến bay từ Philadelphia Pennsylvania trở về lại nhà ở California vào ngày 26 tháng Sáu năm 2012.

Đây là chuyến đi thứ 30 vòng quanh nước Mỹ trong suốt 16 năm nay - và cũng là chuyến đi thứ ba tôi đi ra khỏi nước Mỹ kể từ tháng Sáu năm 2011 – lần đầu qua Vancouver Canada vào tháng 6/2011 và lần thứ nhì qua Australia vào tháng 11 và 12/2011.

Cũng như mọi lần, tôi vừa đến thăm viếng hay ngụ tại nhà của bà con bằng hữu mà tôi gọi là vãng gia (home visit) - vừa tham dự các phiên họp - vừa thâu thập tài liệu cho việc nghiên cứu viết lách của mình. Trong bài này, tôi muốn ghi lại những tình cảm thân thương quý báu và sự chăm sóc ân cần mà bà con nhiều nơi đã dành cho tôi trong suốt chuyến đi kéo dài đến 13 tuần lễ này.

Để bạn đọc dễ bề theo dõi câu chuyện, trong bài này tôi xin lần lượt tường thuật về những cuộc gặp gỡ bà con bạn hữu – kể cả bằng hữu người Mỹ - ở các thành phố trên đất Mỹ. Và tiếp theo trong một bài sau, tôi sẽ viết về các chuyến thăm viếng và ngụ tại nhà các bạn ở bên Âu châu nữa.

Vì rải rác trước đây, trong các bài Ghi chép Dọc đường, tôi đã mô tả về một số người và việc mà mình đã gặp đã làm - nên trong bài Ghi nhanh này, tôi sẽ viết thật ngắn gọn về những chuyện vui vui phấn khởi ngộ nghĩnh mình đã chứng kiến trong suốt cuộc hành trình vào mùa Xuân bước qua mùa Hè năm nay 2012.

I – Gặp gỡ với bà con trong thân tộc.

11 - Người có vai vế cao nhất trong số bà con thân tộc của tôi là bà Dì Vũ Thị Minh hiện cư ngụ tại thành phố Orlando Florida. Dì là con Cụ Chánh Giốc là người cậu ruột của mẹ tôi, nên tôi là người cháu của Dì. Dì Minh đi tu tại Nhà Dòng Tận Hiến thuộc giáo phận Thái Bình ngòai Bắc từ hồi còn nhỏ tuổi. Và hiện nay ở vào tuổi đã ngòai 80, Dì Minh được gọi là Bà Chị Cả tại tu viện gồm chừng 10 nữ tu ở Orlando. Dì cho biết là hiện nay trên đất Mỹ, thì việc đào tạo lớp nữ tu trẻ để thay thế cho lớp người cao tuổi gặp rất nhiều khó khăn, lý do là ít có thiếu nữ chịu đi tu. Trái lại ở Việt nam hiện nay, thì Nhà Dòng Tận Hiến của Dì lại phát triển rất mạnh với rất đông nữ tu làm việc tại nhiều địa phương, nhất là ở vùng cao nguyên như Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuật, v.v…

12 – Về bà con ngang vai vế với tôi, thì dịp này tôi đã đến thăm gia đình của cô Lê Thị Trung ở thành phố Arlington Texas. Cô Trung là người em họ con bà cô của bà xã nhà tôi. Cũng ở thành phố Fort Worth gần sát với Arlington, thì tôi đã đến thăm gia đình Thím Thống và các cháu. Chú Phan Văn Thống là em họ con bà cô của tôi – nhưng chú đã qua đời từ trên 3 năm nay rồi. Tại thành phố Austin thủ phủ của tiểu bang Texas, thì tôi đến thăm gia đình chú Nguyễn Thanh Định & cô Yến là em con bà Dì của tôi. Gia đình thứ tư tôi hay đến thăm là của cô Mỹ Linh ở thành phố Philadelphia tiểu bang Pennsylvania. Cô Mỹ Linh là bà xã của chú Nguyễn Ngọc Hoan là một sĩ quan Quân đội Việt nam Cộng hòa mà bị chết trong trại tù cải tạo sau năm 1975.

13 – Về vai các cháu, thì tôi đã đến thăm và ngụ tại nhà của rất nhiều người cháu, cụ thể như anh chị Tống Đình Thỉnh & Vân ở thành phố Denver tiểu bang Colorado, anh chị Tống Huy Hiền & Hà ở thành phố Houston Texas, anh chị Quynh & Nhuần ở thành phố Atlanta Georgia, anh chị Tuấn & Vui ở thành phố Baltimore Maryland. Các người cháu này kêu tôi là chú, là cậu hay là bác, thì đều quý mến chăm lo rất chu đáo cho tôi và nhất là họ còn yểm trợ cho công tác từ thiện nhân đạo và tranh đấu cho Nhân quyền của tôi nữa.

II – Gặp gỡ bằng hữu người Việt.

21 - Anh bạn Nguyễn Văn Cường đã dành trọn 2 ngày vào đầu tháng Tư - để chăm sóc cho tôi tại thành phố Oklahoma City, thủ phủ của tiểu bang Oklahoma. Đáng ghi nhất là việc anh hướng dẫn tôi và anh Tony Nguyễn Trọng là một nhà báo kỳ cựu đi thăm Viện Bảo tàng rất quy mô đồ sộ có tên là National Cowboy & Western Heritage Museum. Anh còn chỉ cho chúng tôi thấy địa điểm của Bảo tàng về các sắc dân Indian mà đang được chuẩn bị xây cất cũng tại khu trung tâm thành phố nữa.

22 - Tại Dallas Texas, thì lần nào ghé qua tôi cũng được các bạn trẻ như Luật sư Nguyễn Xuân Phước, và nhất là bạn Phan Ngọc Thuần đón tiếp thân tình và thay nhau chở tôi đi chỗ này chỗ nọ. Qua bạn Thuần, tôi đã gặp lại nhất nhiều người làm việc trong ngành báo chí truyền thông ở đây, cụ thể như các chị Thu Nga, Liên Bích, các anh Thái Hóa Lộc, Mai Văn Đức, Trần Lộc, Phúc Thọ… Tôi cũng gặp anh Trương Sỹ Lương báo Thế Giới Mới, và đặc biệt anh Phạm Bá Vinh báo Sóng Thần mới đem từ Washington DC về Texas. Vì từ mấy năm nay tôi cũng tham gia viết báo, nên mỗi khi gặp các “bạn đồng nghiệp” như các anh chị này, thì đều có nhiều đề tài để mà trao đổi với nhau.

Dĩ nhiên là ở Dallas, tôi cũng gặp lại anh bác sĩ Vũ Tiến Thông là người bạn cùng học tại trường Chu Văn An ở Hanoi đã 60 năm trước. Anh Thông đã 78 tuổi rồi mà vẫn còn làm phụ với bà xã là bác sĩ Trần Thị Vân trong phòng khám bệnh đặt tại thị xã Arlington. Chị Thông đang ăn chay trường để cảm ơn Trời Phật đã cho anh chị hai thằng cháu ngọai thất dễ thương kháu khỉnh. Dịp này, anh Thông còn trao cho tôi một check 300 $ 00 để góp cho Quỹ Sinh họat của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trường Bưởi - Chu Văn An ở Nam California. Anh cũng còn chở tôi đến thăm Bác sĩ Đào Quốc Anh và bà xã là chị Như Tuyết là bạn cùng học tại trường Luật ở Saigon với tôi hồi giữa thập niên 1950. Chúng tôi đều là những sinh viên di cư từ Hanoi vào miền Nam năm 1954 và được cho cư trú tại trường Gia Long, rồi dọn ra Khu Lều Vải dựng trên lô đất của Khám Lớn Saigon - trước khi được cho vào cư ngụ trong Khu Đại Học Xá Minh Mạng Chợ Lớn vừa mới xây cất xong vào tháng Ba đầu năm 1955.


23- Tại thành phố Houston Texas, thì tôi đã đến thăm anh Nguyễn Bá Lưu là bạn lâu năm và là ông xã của cô Loan em gái của Võ Thế Hào. Lưu bị stroke từ lâu, nên việc cử động chân tay và đi đứng di chuyển rất khó khăn – nhưng bù lại thì đầu óc vẫn còn minh mẫn tinh tường. Tôi cũng gặp lại anh chị Nguyễn Trí Tuệ, anh cũng bị đau bệnh nhiều, nhưng là người có số “thân cư thê”, nên được bà xã chăm sóc thật ân cần chu đáo. Chị Tuệ là ái nữ của Cụ Nguyễn Hòa Hiệp một nhân vật chính trị quân sự nổi danh ở miền Nam từ thời 1945 – 46. Tôi cũng đến thăm anh chị Nguyễn Công Bằng & Anh Trinh và thấy lúc nào anh chị cũng bận rộn với Câu lạc bộ Hoa Mai và cả với công tác của tổ chức Văn khố Thuyền nhân do anh Trần Đông ở Úc châu điều hành.

24- Tại Atlanta, thì tôi cũng gặp lại anh Vũ Quý Kỳ là bạn học tại trường Luật Saigon từ năm 1955 – 56. Anh Kỳ vẫn còn đi dậy về khoa học tại Đại học De Vry ở địa phương như xưa nay mà chưa hề tính đến chuyện sẽ nghỉ hưu. Anh cho biết người thứ nam của anh chị đã làm cho tổ chức từ thiện Bill & Melinda Gates từ mấy năm nay. Và tôi gợi ý cho anh Kỳ là nên nhắc cháu viết về kinh nghiệm làm việc với tổ chức danh tiếng này để bà con người Việt mình có dịp hiểu biết thêm về công tác từ thiện nhân đạo mà cháu có dịp tham gia nữa. Tôi cũng đến thăm hai người bạn bác sĩ tại Phòng Khám Bệnh, đó là BS Nguyễn Đức Liên là người bạn đồng hương Nam Định và Bs Nguyễn Văn Đích là thứ nam của Giáo sư Nguyễn Văn Nguyên thầy dậy môn Anh văn cho tôi tại trường Chu Văn An Hanoi trước năm 1954.

25 - Tại thành phố Orlando Florida, thì tôi được anh chị Phạm Văn Tuynh & Túy Vân cho trú ngụ và chăm sóc rất tận tình. Tôi phải ở đây mấy ngày để cùng bàn thảo với anh Tuynh về việc hòan thành cuốn Album của Gia Đình Bụi Đời do anh chị em chúng tôi cùng hợp tác với anh bạn Dick Hughes trong chương trình trợ giúp các em bé đánh giày sống lang thang ngòai đường phố Saigon thời còn chiến tranh. Chương trình nhân đạo này được tổ chức thành Shoeshine Boys Foundation (SBF) khởi sự từ năm 1968 và nay sau 44 năm (1968 – 2012) vào năm 2012, thì chúng tôi muốn thực hiện một cuốn Album hay Scrapbook để ghi lại những kỷ niệm và hình ảnh liên quan đến sinh họat của Gia Đình gồm các em nhỏ hồi đó cùng các sinh viên tự nguyện đến chăm sóc hướng dẫn các em như Tuynh, cũng như những thành viên của ban Quản trị là người Việt như anh Đỗ Ngọc Long và tôi - và nhất là đông đảo các ân nhân người Mỹ đã yểm trợ về mặt vật chất và tài chánh cho Chương trình. Tuynh hiện là người giữ trách nhiệm chính của một biên tập viên (editor) cho cuốn Album này.

26- Tại khu vực Washington, thì lần này tôi được anh chị Nguyễn Ngọc Bích & Đào Thị Hợi chăm lo thật chu đáo về cái ăn chỗ ở cho tôi ngay tại nhà riêng của anh chị ở thành phố Springfield Virginia. Phải sống tại nhà với anh chị Bích, tôi mới thấy rõ được sức làm việc miệt mài cần mẫn trong nhiều lãnh vực văn hóa, xã hội cũng như chính trị của một vị học giả thật uyên bác này. Tôi sẽ có dịp viết chi tiết hơn về công trình nghiên cứu biên sọan đồ sộ về văn học của anh Bích trong một bài khác.

Nhưng điều khám phá thật kỳ diệu của tôi trong mấy ngày ngụ tại đây, thì lại chính là chuyện ông cụ thân sinh của anh vốn là một vị quan tri phủ tại phủ Kiến Xương thuộc tỉnh Thái Bình hồi trước năm 1945 – thì do công đức của cụ quá lớn lao đối với người dân một xã mà ông cụ lại được dân làng đồng lòng phong cho chức “ Sinh Thần” và lập cơ sở để kính thờ - ngay lúc ông cụ còn sinh tiền. Điều này thật khác biệt so với các vị Thần khác - vì hầu hết họ là vị quan văn hay quan võ mà đều do Nhà Vua công nhận và cấp phát “Sắc Phong” để dân làng kính cẩn cất giữ Văn Kiện này trong một tủ thờ tại ngôi đình của làng. Tôi cũng đã có dịp quen biết với hai bào huynh cũng rất tài ba của anh Bích, đó là các anh Nguyễn Ngọc Linh hiện ở Mỹ và Nguyễn Ngọc Phách hiện ở Úc châu - mà nhiều người ở Việt nam trước năm 1975 đều biết đến.

III - Thăm viếng và ngụ tại nhà của các bạn người Mỹ.

Cũng như trong nhiều chuyến du hành trước, lần này tôi cũng có dịp đến thăm viếng và trú ngụ tại nhà nhiều bạn thân thiết người Mỹ. Cụ thể như gia đình anh chị Jim & Sandy Foster tại thành phố Knoxville tiểu bang Tennessee - gia đình anh chị Jon Dunn & Ginny Hughes tại thành phố Takoma Park tiểu bang Maryland sát với thủ đô Washington DC – gia đình anh chị Matt & Marylou Matteson tại thành phố Akron tiểu bang Pennsylvania. Và dĩ nhiên là tôi cũng đến làm việc và ở nhà với người bạn chí thân là Dick Hughes tại thành phố New York như nhiều lần trước đây nữa.

Các bạn này đều tiếp đón tôi thật nồng hậu chân tình và chúng tôi đều có nhiều công chuyện về văn hóa xã hội để cùng làm việc và trao đổi với nhau. Trong một dịp khác, tôi sẽ trình bày chi tiết hơn về các sinh họat văn hóa xã hội và tình cảm thân thương gắn bó giữa chúng tôi.

Tôi xin tạm kết thúc bài viết này bằng một vài dòng thật ngắn gọn như sau :

Trong suốt hai tháng đi qua hàng chục thành phố tại nhiều tiểu bang khắp đất Mỹ, tôi đều được bà con và bạn hữu tiếp đãi ân cần và chăm sóc tận tình cho tôi về nơi ăn chốn ở. Tôi thật cảm động trước các nghĩa cử đó và xin ghi nhận ở đây lòng biết ơn và quý mến đối với tất cả mọi người đã lo lắng chu đáo cho tôi trên bước đường rong ruổi khắp nơi trên lục địa nước Mỹ rộng mênh mông này.

Và tôi cũng xin nguyện sẽ luôn cố gắng để xứng đáng với cái tình cảm thân thương và cao quý đó - mà các bạn đã dành riêng cho bản thân mình trong suốt chuyến đi dài ngày vào mùa Xuân và mùa Hè năm 2012 này./

San Francisco, ngày 17 tháng Bảy 2012

Đoàn Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.