Hôm nay,  

Phía Sau Hội Nghị Thượng Đỉnh Asean Tại Phnom Penh

10/07/201200:00:00(Xem: 9855)
Hai hội nghị quan trọng của ASEAN sẽ được tổ chức tại Phnom Penh từ ngày 6 đến ngày 13 tháng 7-2012:

- Thượng đỉnh các Ngoại Trưởng ASEAN lần thứ 45

- Diễn Đàn An ninh Khu vực ASEAN lần thứ 19

Theo bản tin đài VOA, hôm thứ năm vừa rồì 28/6/2012, ngoại trưởng Indonesia, Marty Netalgewa cho biết chủ đề tại buổi họp cấp Bộ Trưởng Ngoại giao lần thứ 45 tại Phnom Penh sẽ là cuộc thảo luận về bản dự thảo Tuyên Ngôn Nhân Quyền của ASEAN. Hưởng ứng lời đề nghị của Indonesia, Chính quyền Phnom Penh phụ họa theo: Với tư cách là đương nhiệm Chủ-tịch luân-phiên của ASEAN, Chính phủ Cam bốt muốn thấy văn kiện dự thảo bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của ASEAN này phải được thông qua trong buổi họp Thương đỉnh ASEAN vào tháng 11 tới. Trong khi đó báo Jakarta Post nhấn mạnh Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của ASEAN là văn kiện quan trọng sau bản Hiến Chương ASEAN được thành lập vào năm 2007. Ngoại trưởng Indonesia, Marty Netalgewa, cũng cho hay là cuộc họp tháng 7 tại Phnom Penh cũng sẽ bàn về Bộ Qui Tắc Ứng xử ở Biện Đông-COC-Codes Of Conduct- (thay vì DOC-Tuyên Bố ứng xử tại Biển Đông), và những vấn đề khác như Miến Điện, Bắc Triều Tiên, bạo động leo thang ở Syria và những dữ kiện ở Trung Đông. Ngoài ra tại Phnom Penh tháng 7 này, các đại diện của ASEAN sẽ vạch ra một kế hoạch cho 10 năm tới.

Trong những ngày qua đã có những phản ứng tiêu cực về việc soạn thảo bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của ASEAN:

1-Nhiều ý kiến phản đối, vì bản tuyên ngôn nhân quyền này không có sự tham gia, đóng góp của quần chúng nhất là quần chúng của xã hội dân sự.

2-Tại sao ASEAN phải có riêng bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền? Bản tuyên nhân quyền của ASEAN có chi khác so với bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế mà toàn thế giới, các nước ASEAN và VN đã ký?

Có câu hỏi nghiêm túc ở đây: Tại sao Ngoại trưởng Indonesia, Marty Netalgewa, lại đề xuất chương trình làm việc cho những hội nghị tại Phnom Penh với những tiết mục như trình bày ở trên. Nhìn kỹ không có tiết mục nào nói đến ASEAN phải đối phó ra sao trước sự trỗi dậy mộng bá quyền của TQ trên Biển Đông trong những ngày gần đây: Sự xung đột của TQ với VN và Phi Luật Tân ở Trường sa cũng như ở bãi cạn Scorborugh Shoal. Nhất là việc TQ xua quân và tàu chiến vào Biển Đông. Tại sao Marty Netalgewa lại có quyền đưa ra những tiêu chí cho hội nghị tại Phnom Penh từ ngày 6-13 tháng 7-2012 để khỏa lấp, quay lưng lại với những sự mạo hiểm quân sư liều lĩnh và nguy hiểm của TQ tại Biển Đông trong những ngày qua, hâm dọa nghiêm trọng nền hòa bình và an ninh khu vực và thế giới.

Hơn thế nữa đề xuất của Ngoại trưởng Indonesia liền được chính quyền Cam bốt hỗ trợ ngay lập tức như chúng thấy ở trên. Có sư sắp xếp nào đó giữa Cam Bốt và Indonesia? Kẻ tung người hứng? Hơn lúc nào hết, lúc này phải áp dụng những cương lĩnh cũa bản Tuyên Bố Ứng Xử Biển Đông-DOC- mà TQ và các nước ASEAN đã ký và đã cam kết, để răn đe TQ. Trái lại theo đề nghị của Indonesia: Đem vấn đề Nguyên Tắc Ứng Xử -COC- đang còn là một dự thảo chưa thành hình mà đem ra bàn cãi.

Chúng ta thử tìm hiểu những động cơ đứng phía sau các động thái trên của Cam bốt và Indonesia. Có một nhận định phù hợp với thực tế: Các nước trong tổ chức ASEAN, vì những khác nhau về địa lý tương quan với Biển Đông, lợi ích của họ tại Biển Đông cũng khác, do đó tầm nhìn của họ về Biển Đông cũng khác. Như các quốc gia Indonesia, Thailand, Cam Bốt, Lào, Miến Điện không muốn đụng chạm với TQ trong vấn đề Biển Đông, sẽ mang lại tai hại đến quyền lợi và ân huệ họ được hưởng từ TQ với những khoản viện trợ dối dào của nước này cho họ và nhất là quan hệ mậu dich song phương. Chúng ta thử nhìn qua quan hệ mậu dịch song phương trao đổi giữa các quốc gia ASEAN với Trung Quốc trong những năm qua:

TQ và Singapore-2010: 95,3 tỷ USD
TQ và Malaysia -2011: 90 tỷ USD
TQ và Indonesia vào 2015: 80 tỷ USD
TQ và Thailand- 2010: 46 tỷ USD
TQ và Philippines-2007: 30,6 tỷ USD
TQ và VietNam- 2010: 25 tỷ USD
TQ và Myanmar-2007: 1,4 tỷ USD

Đó là chưa kể Thailand, Vương quốc này có truyền thống chống lại ViệtNam, âm mưu cùng những nước thư ba trong quá khứ cố kèm hãm ViệtNam trong cảnh chia cắt, nghèo đói và lạc hậu. Hôm nay Thailand cũng không ngần ngại bộc lô sư thiên vị của chính phủ ThaiLand với TQ. Thailand không ngừng tuyên bố đứng ngoài vụ tranh chấp Biển Đông đúng theo mong muốn và yêu cầu của TQ.

Trong lúc đó Cam Bốt, ngoài khỏan mậu dịch dịch song phương với TQ nhiều tỷ Đô la, Cam bốt còn bị TQ chi phối, mua chuộc bằng những khoản viện trợ dồi dào không điều kiện đính kèm như tôn trọng nhân quyền hay kiến tạo dân chủ. Cho nên không ai ngạc nhiên, trong kỳ họp Thượng Dỉnh ASEAN hồi tháng tư vừa qua tại Phnom Penh, Cam Bốt lấy tư cách chủ tịch luân phiên ASEAN đã loại vấn đề Biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự của hội nghị này. Ai cũng biết ý kiến “không bàn đến vấn đề tranh chấp tại Biển Đông tại các hội nghị ASEAN” phát xuất từ Bắc Kinh. Hơn nữa, từ thời Khmer Rouge đến thời Hun Sen hiện nay, trong quan hệ với ViệtNam, Cam bốt luôn luôn là kẻ sớm đầu tối đánh”.

Thông tấn Tân Hoa Xã cho hay là Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton, sẽ tham dự Thượng đỉnh Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN tại Phnom Penh sau khi Bà ghé Hanội hai ngày 10-11 tháng 7-2012. Được biết buổi họp Diễn Đàn An Ninh Khu Vực ASEAN tại Phnom Penh được tổ chức tại Cung Hòa Bình-Peace Palace-doTrung Quốc xây tặng trị giá 20 triệu USD. Cách đây mấy năm, khi Cung Hòa Bình này được hoàn tất liền bị Thủ tướng Hun Sen chỉ trich và tố cáo TQ đặt máy ghi âm trong tường tại các phòng của Cung Hòa Bình để theo dõi mọi cuộc hội họp trong tương lai. Không hiếu đến nay, các thiết bị ghi âm này đã tháo hết chưa.

Đó là những chỉ dẫn cho chúng ta thấy TQ đã thao túng cộng đồng ASEAN, thâm sâu đến mức độ nào.

Chúng ta thử theo dõi và chờ xem những gì sẽ xẩy ra trong những ngày sắp tới tại Diễn Dàn An ninh khu vực ASEAN dưới sư hiện diện của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton. Đây là cơ hội tốt để cho ViệtNam đo lường ảnh hưởng của TQ và Mỹ trên tổ chức ASEAN, ai mạnh hơn ai? ./.

Đào Như
Ngày 8/7/2012
Oak park, Illinois, USA 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.