Hôm nay,  

Nỗ Lực Chống “Luật Bảo Hiểm Sức Khỏe” Của Ứng Cử Viên Tổng Thống Mitt Romney

03/07/201200:00:00(Xem: 12676)
Hôm Thứ Năm 28/6/2012 Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ phán quyết tối hậu về tính cách hợp hiến hay vi hiến của Luật Bảo hiểm Sức khỏe (gọi là Affordable Care Act) Quốc hội thông qua và tổng thống Obama ký ban hành tháng 3 năm 2010. (Luật Bảo Hiểm Sức Khỏe - http://www.tranbinhnam.com/binhluan/Obamacare.htm)

Vụ kiện liên quan đến hiến pháp này do nhiều tiểu bang đứng đơn kiện với hai lý do: (1) Các tiểu bang cho rằng điều khoản buộc mọi công dân phải mua bảo hiểm vi phạm quyền tự do mua gì hay không mua gì của người dân, (2) Và điều khoản buộc các tiểu bang nới rộng chương trình bảo hiểm sức khỏe Medicaid (một chương trình chung của tiểu bang và liên bang dành cho người lợi tức thấp) ra cho một thành phần có lợi tức cao hơn một chút nếu không sẽ bị mất tiền trợ cấp của liên bang. Các tiểu bang cho rằng điều khoản này vi hiến vì áp đặt quyền của liên bang lên tiểu bang.

Cuộc tranh luận về bảo hiểm sức khỏe là một nét đặc biệt tại Hoa Kỳ. Trong khi hầu hết các nước tiến bộ trên thế giới (Tây Âu, Canada, Úc châu) đều cung cấp bảo hiểm sức khỏe cho mọi người dân thì tại Hoa Kỳ chính phủ chỉ bảo hiểm sức khỏe cho người cao niên, người tàn tật, người thật nghèo. Đa số gia đình người có công ăn việc làm vững chắc thì được hãng xưởng và công sở trả một phần mua bảo hiểm. Phần còn lại phải tự mua bảo hiểm của các hãng bảo hiểm tư nhân. Ai không đủ sức mua thì chịu vậy. Tình trạng này làm cho khỏang 50 triệu người Mỹ sống không có bảo hiểm sức khỏe.

Tại Hoa Kỳ y tế nằm trong tay tư nhân (tập đòan bác sĩ, hãng bảo hiểm, bệnh viện…). Các tập đoàn này do lợi nhuận nên giúp phát huy kỹ thuật y khoa và chữa trị làm cho Hoa Kỳ trở thành quốc gia có khả năng y khoa cao nhất nhưng cũng mắc mỏ nhất trên thế giới. Trong khi tại các nước Tây phương khác y tế nằm trong tay chính phủ nên các tập đoàn nói trên không có cơ hội hưởng lợi. Tiến bộ y khoa do đó chậm hơn tại Hoa Kỳ. Và đó là then chốt tại sao một số người Mỹ (những người có phương tiện và có cơ hội có bảo hiểm dễ dàng) không thích chế độ săn sóc sức khỏe có tính đại chúng của các nước Tây phương khác.

Một số nhà lãnh đạo Mỹ (thuộc khuynh hướng Dân chủ) muốn thay đổi tình trạng săn sóc sức khỏe tại Hoa Kỳ để phục vụ quyền lợi của đại chúng nhưng thường gặp sự chống đối của thành phần thuộc khuynh hướng Cộng hòa, hoặc thuộc các tập đoàn có lợi như tập đoàn bác sĩ, tập đòan bán bảo hiểm và các bệnh viện.

Gần nhất là nỗ lực của tổng thống Bill Clinton trong thập niên 1990. Nhưng vừa mới mới manh nha, tổng thống Clinton đã bị các tập đoàn quyền lợi vây đánh tơi bời phải bỏ cuộc. Tổng thống Obama may mắn hơn. Năm 2008 ông ra tranh cử với lập trường thiết lập bảo hiểm sức khỏe cho mọi người dân. Và khi ông đắc cử, đảng Dân chủ của ông cũng thắng luôn tại hai viện quốc hội. Nhờ cơ hội đó, quốc hội đã thông qua Luật Bảo hiểm Sức khỏe đầu năm 2010. Luật đã thông qua không có một phiếu nào của dân biểu Cộng hòa tạo ra một không khí phe phái căng thẳng trong xã hội. Không khí phe phái làm xuất hiện đảng Tea Party cực hữu giúp đảng Cộng Hòa lấy lại đa số tại Hạ nghị viện trong cuộc bầu cử quốc hội tháng 11 năm 2010.

Kể từ năm 2011 trong khi chờ Tối Cao Pháp viện phán quyết tính hợp hiến (hay không hợp hiến) của Luật Bảo hiểm Sức khỏe cuộc vận động trở nên sôi nổi trong các sinh hoạt chính trị có tính đảng phái. Cuộc tranh luận trên báo chí cũng nhiễm màu sắc phe phái. Báo chí nhìn các quan tòa Tối cao Pháp viện theo lập trường và gốc gác (do tổng thống nào bổ nhiệm) để đoán họ sẽ bỏ phiếu như thế nào, thay vì phân tích ý nghĩa nội dung văn bản của luật.

Trong nhiều tháng qua, dư luận (phản ảnh bởi truyền thông) chú ý đến thẩm phán Tối cao Pháp viện Anthony Kennedy, tin rằng phiếu của ông sẽ quyết định sinh mạng của Obamacare. Quan tòa Kennedy (bảo thủ, do tổng thống Reagan bổ nhiệm) từng biểu tỏ khuynh hướng trung dung bỏ phiếu theo phán đóan sự việc trước mắt thay vì theo trường phái của mình. Tám vị còn lại, 4 bảo thủ (Chủ tịch John G. Roberts, Samuel Alito, Clarence Thomas, Antonin Scalia) được cho rằng sẽ bỏ phiếu chống Luật Bảo hiểm Sức khỏe, và 4 phóng khoáng (các thẩm phán Ruth Baden Ginsburg, Stephen Breyer, Sonia Sotomayer, Elena Kagan) được yên chí sẽ bỏ phiếu ủng hộ đạo luật.

Phân chia phe nhóm như vậy, nhưng giới truyền thông đã tạo ra một không khí làm cho dư luận nghĩ rằng lần này quan tòa Kennedy sẽ bỏ phiếu theo phe bảo thủ và vô hiệu hóa ít nhất là phần của luật buộc mọi công dân phải mua bảo hiểm.

Nhưng bất ngờ đã đến. Trong ngày 26/6 ông chủ tịch Tối Cao pháp viện John Roberts đã đứng vào phe phóng khoáng và tuyên bố Tối Cao Pháp viện với phiếu 5-4 phán quyết Luật Bảo hiểm Sức khỏe buộc mua bảo hiểm là hợp hiến. Về phần buộc các tiểu bang phải nới chương trình Medicaid cho thành phần có lợi tức 138% trên mức nghèo liên bang quy định nếu không sẽ mất tiền trợ cấp của liên bang Tối Cao Pháp viện phán quyết là vi hiến vì xâm phạm đến quyền của các tiểu bang.

Những gì Luật Bảo hiểm Sức khỏe ban hành tháng 3/2010 đã áp dụng gồm:

(1) các hãng bảo hiểm không còn giới hạn mức trả để chữa trị khách hàng còn bệnh,


(2) không còn từ chối bán bảo hiểm cho trẻ em có bệnh trước khi mua bảo hiểm.

(3) con cái độc thân dưới 26 tuổi còn ở với bố mẹ đã được nằm trong bảo hiểm của bố mẹ (nếu bố hay mẹ đang đi làm và có bảo hiểm của sở làm).

Những gì sẽ được áp dụng do phán quyết mới của Tối cao Pháp viện gồm:

Đối với công dân Hoa Kỳ:

(1) Từ năm 2014 các hãng bảo hiểm không được từ chối bán bảo hiểm cho người lớn tuổi có bệnh trước, không được bán giá cao hơn khách hàng bình thường khác và không được giới hạn tiền trả cho các dịch vụ săn sóc y tế cần thiết.

(2) Từ năm 2014 các tiểu bang thành lập các chương trình bán bảo hiểm (state-based insurance exchanges) rẻ tiền cho dân chúng trong tiểu bang. Chính phủ liên bang trợ cấp. Từ năm 2015 nếu ai không mua bảo hiểm nơi các chương trình này sẽ bị phạt thuế $95. Vào năm 2007 thuế phạt tăng lên ít nhất là $695.

Đối với các cơ sở săn sóc sức khỏe:

(1) Các cơ sở này có lợi nhiều vì ai cũng có bảo hiểm, không như trước đây phải chữa cho những người không có bảo hiểm rơi vào trường hợp không từ chối được.

(2) Từ tháng 8/2012 bệnh viện được đánh giá tốt được nhận tiền thưởng.

(3) Từ năm 2013 bệnh viện và các cơ sở săn sóc sức khỏe sẽ được trả tiền khoán rộng rãi khi săn sóc khách hàng Medicare.

Đối với các tiểu bang:

(1) Tùy ý. Nếu nới rộng chương trình Medicaid cho những người có lợi tức dưới 138% mức nghèo quy định bởi liên bang (hiện nay mức này là $11,160 một năm) thì sẽ được liên bang trợ cấp một phần chi phí (bang California và Massachusetts cho biết sẽ nới rộng)

(2) Nếu không nới rộng thì không được trợ cấp, nhưng cũng không mất tiền trợ cấp cho chương trình Medicaid hiện đang có (hai bang Texas và Florida cho biết sẽ không nới rộng)

Đối với các công ty bán bảo hiểm sức khỏe: 

(1) Phải chi 80% tiền bán bảo hiểm để trả tiền săn sóc sức khỏe (nói chung là trả tiền chữa trị, chi phí ngừa bệnh …) cho bệnh viện hay các bác sĩ. Nếu không chi hết 80%, số tiền thừa hoàn trả lại cho khách hàng. Cho năm 2011 tính ra các các chủ hãng và tư nhân sẽ được trả lại ít nhất $1.3 tỉ mỹ kim.

Đối với các chủ hãng sở:

(1) Từ năm 2014 hãng sở có trên 50 nhân viên phải mua bảo hiểm cho nhân viên, nếu không sẽ bị phạt một số tiền tượng trưng.

(2) Hãng sở nào dưới 50 nhân viên có thể không mua bảo hiểm cho nhân viên. Nếu có thiện chí mua, chính phủ liên bang sẽ trợ cấp 35% qua khỏan trừ thuế , và sau đó tăng dần lên 50%.

Phán quyết của Tối cao Pháp viện, trong đó ý kiến và phiếu quyết định là của ông Chủ tịch John G. Roberts, vốn là một thẩm phán bảo thủ đã làm cho phía Cộng Hòa bỡ ngỡ. Nhưng ít nhất thái độ của ông Chủ tịch Roberts cho thấy Tối cao Pháp viện là một cơ chế không bị ảnh hưởng bởi chính trị như ý muốn của những nhà viết nên bản Hiến Pháp Hoa Kỳ. Các thẩm phán Tối Cao Pháp viện một khi được bổ nhiệm sẽ giữ chức vụ suốt đời (cho đến khi chết hay từ chức) để làm nhiệm vụ “giải thích hiến pháp” không bị chi phối bởi nhu cầu tranh cử.

Trong phán quyết ngày 26/6 đối với Luật Bảo hiểm Sức khỏe Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ cho mọi công dân Hoa Kỳ thấy rằng: Sự phân cực quốc gia đang đe dọa sức mạnh và uy tín của Hoa Kỳ trên thế giới. Và đã đến lúc Hoa Kỳ hiểu rõ giới hạn của tính đặc biệt của quốc gia mình (exceptionalism) để nhập vào trào lưu chung của thế giới về vấn đề bảo hiểm sức khỏe cho người dân.

Rất tiếc đảng Cộng hòa chưa thấy như vậy. Theo đà cũ đảng Cộng hòa nghĩ rằng nếu việc thông qua Affordable Care Act tháng 3 năm 2010 đã làm cho đảng Cộng hòa chiếm đa số tại Hạ nghị viện trong cuộc bầu cử tháng 11/2010, thì lần này phán quyết của Tối cao Pháp viện sẽ tạo ra phản ứng của mọi thành phần bảo thủ trong xã hội kết thành một khối vững chắc giúp đảng Cộng Hòa chẳng những chiếm đa số tại hai viện quốc hội mà còn thắng cả tòa Bạch Ốc.

Trong hướng đó, ngay sau khi Tối cao Pháp viện ra phán quyết duy trì Affordable Care Act, ông Mitt Romney, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa đã đứng trước một bệ gỗ với khẩu hiệu “Repeal & Replace Obamacare” (Hủy bỏ và thay thế Luật Bảo hiểm Sức khỏe của Obama) và dõng dạc tuyên bố: “Nhiệm vụ của chúng ta rất rõ ràng. Nếu chúng ta muốn hủy bỏ Obamacare, chúng ta phải thay thế tổng thống Obama. Sứ mạng của tôi là thực hiện điều đó.” (Nguyên văn: Our mission is clear. If we want to get rid of Obamacare, we are going to have to replace President Obama. My mission is to make sure we do exactly that).

Ông Romney quên rằng mỗi thời đại có trào lưu của nó, và cái gì “đủ là đủ” (enough is enough). Và ai cũng có thể thấy lời hứa của ông Romney là một lời hứa trống rỗng. Cho dù ông ta đắc cử tổng thống tháng 11 tới và đảng Cộng Hòa nắm lại cả hai viện quốc hội, đảng Cộng Hòa cũng không thể có hơn 60 ghế trong 100 ghế tại Thượng nghị viện để có thể làm luật hủy bỏ Affordable Care Act .

Điều đáng buồn là giới truyền thông Hoa Kỳ vẫn tiếp tục chơi trò chơi phân cực thúc đẩy ứng cử viên tổng thống Mitt Romney đi vào con đường kiếm phiếu bế tắc trong khi quốc gia còn nhiều việc khác quan trọng hơn đang cần có kế sách.

Trần Bình Nam
July 1, 2012
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com

Ý kiến bạn đọc
04/07/201213:57:36
Khách
Chỉ là cái bánh vẻ ai thích thì ăn, TBN có hồ hởi phấn khởi thì cừ lôi cả gia dình giòng họ
vào mà ăn đừng khuyến mải giúp. Tiếc rằng nhiều người đang sống trong Cali phải nhập
giang tuỳ khúc,đến luc luật thi hành rồi mới sáng mắt sáng lòng, riêng anh chị em cái
bang trên răng dưới dép chỉ bớt lộc hưởng và get line chờ đến phiên thôi"No star where".
03/07/201220:00:55
Khách
xin hoi ong TBN ong co biet nhieu nguoi khong tien de chi cho nhung can thiet trong gia dinh, thi dao dau ra de mua bao hiem ma ong nen biet rang hau het cac cong ty bao hiem ho deu giau tien muon bac van, ong thu nghi xem ai muon lam cho minh benh hoai khong, so nguoi benh duoc bao nhieu phan tram cua tong so dan hoa ky, nhung toan dan phai mua bao hiem thi cac hang bao hiem ho khong biet cho nao de cat tien cho het

================
Vui lòng viết tiếng Việt có dấu.

VB Admin
04/07/201213:19:59
Khách
Quý vị Đảng CH cho là chính phủ Obama là chính phủ của kẻ ăn bám, của kẻ lười biếng....Với Obamacare thì có ý kiến than rằng người nghèo không đủ ăn lấy tiền đâu mua bảo hiểm y tế, bắt mọi người phải mua BHYT thì chỉ làm giàu cho Cty BHYT, lấy tiền đâu thực hiện Obamacare??

Thế thì Obamacare chỉ giúp Cty BHYT "làm giàu"? Obamacare cần tiền để thực hiện cái gì kia chứ nếu không phải để giúp quý vị than nghèo không có tiền mua BHYT?

Đề tài này nóng hổi, tôi ráng tìm hiểu được chút đỉnh về một số thắc mắc liên quan đến "thu/chi" khả dĩ ảnh hưởng đến cái gọi là "thâm hụt ngân sách" của Obamacare [Không thích tranh luận về Cộng Hoà/Dân Chủ chi đâu vì cứ bị ám ảnh cái câu "bàn chính trị dễ sứt mẻ tình đoàn kết", người Việt đi tha hương nên quý tình đoàn kết, nên tôi tuyệt đối không vì âu bên nào mà muốn mích lòng nhau. Mích lòng trong cộng đồng Việt hải ngoại là làm suy yếu công cuộc đấu tranh vì mục đích bài Cộng cho dân trong nước].

1- Dù đầu vào từ thu tiền BHYT của Cty Bảo Hiểm tăng do ai cũng mua BHYT, họ sẽ bị khống chế tiêu pha vào chi phí hoạt động, phải trả lại cho khách hàng số dôi dư nếu tiền thu BHYT trong năm vượt quá tiền chi trả chi phí y tế. Đây là trả lời câu hỏi liệu Cty BHYT sẽ "làm giàu" nhờ Obamacare hay không.
2- Tuy phán là ai cũng phải mua BHYT, sẽ có quy định hổ trợ tiền mua BHYT cho ai thu nhập quá thấp. Có kế hoạch lược giản bộ máy quản lý dịch vụ ý tế để giảm chi phí gián tiếp/trực tiếp, bao gồm cả loại trừ ăn gian trong medical claims, để dùng tiền tiết kiệm được mà chi cho chi phí phát sinh.
3- Buộc mua BHYT cũng là 1 cách loại bỏ 'free ride' trên phúc lợi xã hội của đa số dân ăn bám, có thu nhập mà khai không hoặc khai thấp để rồi xin hưởng medicaid. Obamacare nhằm nhiều mục đích, trong đó làm trong sạch hệ thống dịch vụ BHYT của Mỹ là một mục đích ít được nhắc đến.
03/07/201204:09:38
Khách
xin hỏi tác giả là tiền lấy ở đâu ra để tài trợ cho việc thi hành luật này trong tình hình ngân sách bị thâm thủng nặng như hiện nay? tăng thuế trong tình hình hiện nay thì kinh tế lụn bại luôn!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.