Hôm nay,  

Tại Sao Iran Cần Có Bom Nguyên Tử?

28/06/201200:00:00(Xem: 10565)
(Lời giới thiệu: Kenneth N. Waltz, giáo sư chính trị học đại học Columbia và là Chuyên viên nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu “Chiến tranh và Hòa bình Saltman” (Institute of War and Peace Studies), viết về “Chương trình chế tạo bom nguyên tử của Iran” - Một vấn đề đang được bàn luận sôi nổi trên thế giới. Trong Tạp chí song nguyệt Foreign Affairs, số tháng 7 & 8/2012, giáo sư Kenneth Waltz viết bài “Why Iran Should Get the Bomb” (Tại sao Iran cần có bom nguyên tử) một thứ lập luận bên “lề trái” thường thấy tại các đại học. Nhưng không phải là một lập luận không đáng quan tâm đối với Do Thái và nhất là Hoa Kỳ. Trần Bình Nam lược dịch)

Trong mấy tháng qua dư luận thế giới sôi nổi thảo luận thái độ Hoa Kỳ và Do Thái cần có để đáp ứng chương trình chế tạo vũ khí nguyên tử của Iran. Hoa Kỳ đã tăng các biện pháp trừng phạt Iran và trong tháng 1/2012, Cộng đồng Âu châu thông báo sẽ không mua dầu hỏa của Iran từ ngày 1/7 năm nay. Không khí có vẻ khẩn trương dù mới đây Hoa Kỳ, Do Thái và Iran lại ngồi vào bàn thuơng thuyết .

Mặc dù các nhà làm chính sách cũng như các nhà bình luận tại Hoa Kỳ, Do Thái và Âu châu đều cho rằng Iran có bom nguyên tử là điều nguy hiểm nhất cho thế giới, nhưng biết đâu – giáo sư Kenneth Waltz lập luận - Iran có bom nguyên tử lại làm cho thế lực tại Trung đông cân bằng và do đó được ổn định hơn.
bao_foreign_affairs
Bìa tạp chí Foreign Affairs.
Thế lực cần được cân bằng:

Cuộc khủng hoảng nguyên tử Iran có thể kết thúc bằng một trong 3 kịch bản sau.

Thứ nhất, Iran ngưng chương trình chế tạo trước áp lực ngoại giao và các biện pháp trừng phạt quốc tế . Nhưng điều này khó xẩy ra. Một nước khi đã quyết tâm trang bị vũ khí nguyên tử ít khi bỏ vì áp lực. Bắc Hàn chẳng hạn, đã vượt qua nhiều đe dọa và trừng phạt của Liên hiệp quốc và đã chế tạo được bom nguyên tử. Nếu Iran nghĩ rằng vũ khí nguyên tử sẽ bảo đảm an ninh quốc gia hơn thì họ sẽ đi đến cùng.

Kịch bản thứ hai, Iran không chế tạo bom ngay mà chuẩn bị hiểu biết khoa học và phương tiện kỹ thuật để ráp bom khi cần trong một thời gian ngắn. Đó là kế sách của Nhật Bản hiện nay. Kịch bản này vừa làm yên lòng thành phần có trách nhiệm về an ninh của Iran vừa tránh được sự trừng phạt của thế giới. Nhược điểm của kịch bản này đối với Iran là không biết chắc khi cần có ráp được bom hay không.

Hoa Kỳ và cộng đồng Âu châu có thể yên tâm với kịch bản này, nhưng chưa chắc Do Thái yên tâm. Và nếu Do Thái tiếp tục tìm cách phá hoại và ám sát chuyên viên nguyên tử của Iran thì Iran sẽ không thấy kịch bản này là toàn hảo.

Kịch bản sau cùng là Iran bất chấp áp lực quốc tế cứ đi tới, chế tạo và cho nổ thí nghiệm. Hoa Kỳ và Do Thái từng tuyên bố đây là một viễn ảnh kinh hoàng không chấp nhận được. Tuy nhiên tiền lệ cho thấy các nước độc quyền vũ khí nguyên tử thường tuyên bố mạnh bạo như vậy, nhưng khi đứng trước “sự đã rồi” thì mọi việc cũng êm xuôi. Và thực tế thế giới cũng không mất ổn định hơn.

Do Thái đã có bom nguyên tử từ 40 năm qua (Do Thái và bom Nguyên Tử) và dù không nói ra ai cũng thấy vùng Trung đông mất ổn định vì Do Thái ỷ có bom nguyên tử một mình thường hành động một cách quá khích. Nếu Iran có bom nguyên tử sức mạnh của Do Thái được cân bằng và tình hình Trung đông có thể sẽ bớt căng thẳng.

Người ta thông cảm tại sao Do Thái (TBN: sống giữa một khối A Rập thù nghịch) muốn mình là lực lượng duy nhất trong vùng có bom nguyên tử và sẵn sàng dùng sức mạnh để duy trì ưu thế này. Do Thái đã đánh bom phá hủy cơ sở sản xuất bom nguyên tử của Syria năm 2007 và giờ đây cho biết sẽ làm như vậy với Iran.

Ưu thế của Do Thái kéo dài sự bất thăng bằng quyền lực tại Trung đông đã khá lâu. Và các nước trong vùng thấy cần phải làm gì đó (thí dụ Iran quyết định chế tạo bom nguyên tử) để chấm dứt ưu thế của Do Thái. Với góc nhìn đó cuộc “khủng hoảng nguyên tử Iran” có thể xem là sự việc giúp chấm dứt sự bất cân bằng quyền lực tại Trung đông .


Nỗi sợ hãi thiếu căn cứ của thế giới

Một trong những lý do thế giới phập phồng lo sợ Iran có bom nguyên tử vì chưa tìm hiểu thấu đáo tâm lý của các quốc gia có bom. Thế giới Tây phương cho rằng các nhà lãnh đạo Iran là những kẻ nguy hiểm dựa vào những lời tuyên bố sắt máu của họ (TBN: như đòi xoá bỏ Do Thái trên bản đồ thế giới). Nhưng thực tế chứng tỏ các nhà lãnh đạo Iran có đủ tỉnh táo để lãnh đạo đất nước một cách khôn ngoan. Sẽ là một sự nhầm lẫn lớn nếu Hoa Kỳ và Do Thái nhất quyết tin rằng các nhà lãnh đạo Iran chế bom nguyên tử không phải để ngăn ngừa một cuộc tấn công của Do Thái, và (khi đã có bom) có thể làm những hành động phiêu lưu đưa đến sự diệt vong của Iran. 

Lẽ dĩ nhiên không ai có thể đoan chắc Iran sẽ hành động như thế nào. Nhưng chắc chắn Iran quyết chế tạo bom để bảo vệ an ninh quốc gia chứ không phải để tấn công phủ đầu Do Thái. Sự tồn tại của Iran là quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo Iran và họ - dù có hay không có bom nguyên tử – cũng không muốn tự diệt. Mới đây, trước các đe doạ trừng phạt Iran cho biết sẽ đóng eo biển Hormuz, nhưng rồi Iran không làm gì cả vì Iran biết đóng eo biển Hormuz đụng chạm đến quyền lợi sinh tử của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ ắt phải hành động.

Một số nhà quan sát và lãnh tụ chính trị khác tuy nghĩ rằng các nhà lãnh đạo Iran không đến nổi điên, nhưng cũng nghi hoặc rằng một khi có vũ khí nguyên tử che chở, Iran sẽ bạo dạn chi viện cho các tổ chức khủng bố hay cung cấp vũ khí nguyên tử cho bọn khủng bố đánh Hoa Kỳ.

Nhưng nếu theo dõi cách hành xử của các quốc gia có bom nguyên tử từ năm 1945 đến nay chúng ta thấy gì? Nước nào chế được bom đều biết họ ở trong tầm nhắm của các thế lực khác và trở nên thận trọng hơn. Thí dụ Trung quốc từ năm 1964 khi có vũ khí nguyên tử Mao trở nên ít hung hăng. Ấn độ và Pakistan cũng vậy, trở nên mềm mỏng hơn khi có vũ khí nguyên tử. Iran cũng sẽ đi vào mẫu mực đó.

Chuyển vũ khí nguyên tử cho khủng bố cũng không nước nào dám làm vì không thể giữ kín xuất xứ và sẽ lãnh đủ nếu khủng bố dùng để tấn công một nước Tây phương, nhất là tấn công Hoa Kỳ.

Sự lo sợ khác là nếu Iran có bom nguyên tử các nước trong vùng (như Saudi Arabia, Iraq, Syria, Ai cập…) cũng sẽ chế tạo bom nguyên tử tạo thành một cuộc chạy đua vũ khí tại Trung đông. Nhưng từ thập niên 1960 khi Do Thái có bom nguyên tử đến nay nếu các nước A Rập vốn không thân thiện với Do Thái đã không chạy đua chế tạo bom thì hôm nay không có lý do gì thấy Iran có bom lại hoảng sợ.

Hãy yên tâm

Năm 1991 khi Ấn độ và Pakistan nhận ra rằng sự đe dọa (deterrence) lẫn nhau của hai kho vũ khí nguyên tử không làm cho quan hệ giữa hai nước căng thẳng bằng sự tìm cách phá hoại lẫn nhau (TBN: để làm giảm tiềm lực nguyên tử của nhau) nên đã ký thỏa ước cam kết không đánh kho bom của nhau. Từ đó đến nay có lúc quan hệ giữa hai nước rất căng thẳng nhưng không đi đến chiến tranh. Giữa Iran và Do Thái cũng sẽ như thế. Khi Iran có bom hai nước có khả năng đe dọa lẫn nhau và sẽ không dễ đi đến đánh nhau. Và Trung đông sẽ ổn định hơn.

Kết luận, Hoa Kỳ, Do Thái và các nước đồng minh không cần phải quá lo Iran có bom nguyên tử. Giữ quan hệ tốt với Iran, giúp Iran sống với cộng đồng thế giới và hủy bỏ kế hoạch trừng phạt Iran. Chính sách trừng phạt hiện nay chỉ làm cho dân Iran khổ mà không mang lại một kết quả cụ thể nào cả.

Cộng đồng thế giới cần nhìn nhận một sự thật (khó nghe!) là nơi nào có vũ khí nguyên tử nơi đó ổn định hơn. Chẳng thà thế giới đã không làm ra bom nguyên tử. Nhưng khi lỡ có rồi thì độc quyền sở hữu mới là mối đe dọa cho thế giới./.

Kenneth N. Waltz
(Trần Bình Nam lược dịch)
June 27, 2012
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com

Ý kiến bạn đọc
28/06/201204:11:23
Khách
ông đi viết bài ca ngợi thầy Chí Quang của ông đi, nhớ tham khảo vói ông Liên Thành, tác giả Biến Động Miền Trung nhé
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kỹ sư Đỗ Nam Hải, thành viên ban đại diện lâm thời Khối 8406, ngay từ 8g sáng ngày 16-12
Cách đây không lâu tôi có viết một bài đăng trên báo Việt ngữ tựa đề “cần tìm hiểu thêm về đạo Hồi-Giáo” do bởi có đa số người Việt đã quá hiểu lầm về Hồi giáo
Lịch sử mấy nghìn năm dân Việt chống Bắc thuộc, đánh giặc Tàu, ngăn chận ý đồ bành trướng của Đại Hán kể như chấm dứt vào cái ngày định mệnh và ô nhục
Trong khi binh sĩ thuộc Đại Đội Charger đang diễn tập cho một công tác khác tại căn cứ của họ gần Iskanditiyah, phía nam Thủ Đô Baghdad
Gần 800 năm trước đây, khi đất nước Việt Nam bị quân Nguyên Mông xâm lược, vua tôi nhà Trần đã có hội nghị Diên Hồng lịch sử để nói lên quyết định đồng tâm nhất
Tôi là một trong những người đã tham gia cuộc biểu tình ngày 9/12/2007 trước Đại sứ quán Trung Quốc, phản đối chính quyền Trung Quốc
Giờ phút này đây, tại quê nhà yêu quý, đồng bào quốc nội đang sục sôi biểu tình trước tòa đại sứ và tòa lãnh sự Trung Quốc ở hai đầu tổ quốc
Đối với người Việt Nam, Trung Quốc là chuyện dài bất tận, bắt đầu ngay từ thời tổ tiên chúng ta lập quốc, và có lẽ không khi nào chấm dứt
Một sự kiện hy hữu vừa xảy ra tại Hà Nội & Sài gòn! Tại sao hy hữu" Vì từ khi lên nắm quyền bính đến nay, mới thấy nhà nước độc tài Việt gian Hà Nội
Sau hơn 20 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc đã vươn lên trở thành một cường quốc của thế giới. Hiện nay, nền kinh tế Trung Quốc đứng thứ 4 thế giới
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.