Hôm nay,  

Nhìn Hy Lạp Coi Lại Mỹ

26/06/201200:00:00(Xem: 8586)
Chủ nhật 17 tháng 6 vừa qua, Hy Lạp đi bầu quốc hội. Đối với dân tỵ nạn chúng ta, dường như chẳng có gì đáng lưu ý hay thắc mắc. Nhưng cả thế giới chăm chú nhìn vào kết quả. Còn quan trọng hơn cuộc bầu thống đốc Wisconsin nhiều.

Câu chuyện Hy Lạp cực kỳ phức tạp với những nguyên nhân cũng như hậu quả cực kỳ rắc rối, đề tài cho những tranh luận không bao giờ chấm dứt vì không bao giờ có đồng thuận. Bài viết này không có ý định đào xâu vào những vấn đề kỹ thuật kinh tế tài chánh chuyên môn, mà chỉ muốn thảo luận trên bình diện tổng quát về những vấn đề cơ bản, có thể có ảnh hưởng trực tiếp lên cuộc sống của chúng ta.

Trước hết, ta cần nhìn vào bối cảnh gần.

Hy Lạp từ mấy năm nay đã đi vào khủng hoảng kinh tế cực kỳ trầm trọng. Chế độ bao cấp hết sức rộng rãi từ mấy thập niên qua đã đưa nước này đến tình trạng ngân sách thâm thủng nặng, công nợ ngập đầu mà Nhà Nước không có cách nào thanh toán. Một vài ví dụ về chế độ bao cấp Hy lạp:

- Tất cả công chức đều có quyền về hưu non trong tuổi bốn mươi, lãnh tiền hưu của Nhà Nước đến chết.

- Tất cả công chức đều lãnh tiền thưởng đặc biệt mỗi tháng, gồm đủ kiểu, như đi làm đúng giờ, biết xài computer, biết nói một ngoại ngữ, … Các thứ tiền thưởng linh tinh này có khi bằng nguyên một tháng lương. Nói cách khác, công chức lãnh hai tháng lương mỗi tháng là chuyện thường.

- Tất cả công chức đều lãnh 14 tháng lương một năm. Kể cả tiền thưởng linh tinh, công chức lãnh hai chục tháng lương một năm là bình thường.

- Tổng quát, chi phí hưu bổng cho các công chức tính đầu người cao gấp bốn lần mức trung bình của Âu Châu.

- Nhà Nước sở hữu khoảng 75 đại công ty trong các ngành quan yếu với hàng trăm ngàn công chức. Hầu hết đều lỗ lã triền miên, phần lớn vì quá nhiều nhân viên, trả lương và bổng lộc quá lớn, trong khi năng xuất chẳng bao nhiêu. Sa thải một nhân viên khó hơn lên mặt trăng.

- Chi phí quốc phòng lên đến gần hai chục tỷ đô, hay 6% tổng sản lượng cả nước, nhưng 80% lại là tiền lương cho quân nhân và chi phí hành chánh, trong khi súng đạn, tàu bay, tàu thủy chẳng bao nhiêu, mỗi lần đụng trận với ông hàng xóm Thổ Nhĩ Kỳ là thua liểng xiểng.

Nếu là một công ty kinh doanh, thì Hy Lạp đã phải khai phá sản từ lâu lắm rồi. Nhưng vì là cả một quốc gia, nên chuyện khai phá sản không thể thực hiện dễ dàng được. Hơn thế nữa, Hy Lạp là thành viên trọn vẹn của Liên Hiệp Âu Châu, cũng xài tiền Euro cùng hơn một tá nước Âu Châu khác, với những giây liên hệ kinh tế, tài chánh chặt chẽ với hơn hai tá các nước trong Liên Hiệp này. Mà Hy Lạp cũng không phải là nước duy nhất gặp khó khăn. Hơn nửa tá các nước Âu Châu khác cũng đang trực diện với khủng hoảng kinh tế, trong đó có Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý Đại Lợi, Hoà Lan, Pháp, Bỉ, Ái Nhĩ Lan, và Anh. Tất cả những quốc gia này đều đứng bên bờ vực.

Hy Lạp xụp đổ sẽ kéo theo sự xụp đổ giây chuyền của hàng loạt mấy xứ này, để rồi cả Liên Hiệp Âu Châu sẽ xụp đổ và tan rã. Kinh tế Âu Châu được coi như chiếm một phần ba kinh tế thế giới. Âu Châu xụp đổ thì ảnh hưởng sẽ khó lường được. Nước Mỹ sẽ đi vào suy xụp kinh tế ít ra là cả thập niên nữa, bất kể các biện pháp của các chính quyền Dân Chủ hay Cộng Hòa. TT Obama hay TT Romney cũng bó tay thôi.

Trước nguy cơ sụp đổ này, Liên Hiệp Âu Châu bắt buộc phải cứu giúp, nếu không sẽ chết chùm theo. Đó là sự đồng thuận duy nhất. Rồi giúp đỡ đến mức nào thì lại là cả một vấn đề.

Cách đây một năm, một gói cứu trợ trị giá hơn một trăm tỷ Euro đã được tung ra, rồi tiêu tan thành mây khói một cách mau chóng mà chẳng làm tình trạng khả quan hơn. Bây giờ một gói cứu trợ khác cũng hơn một trăm tỷ Euro lại được đề nghị, nhưng với khác biệt là có kèm theo những điều kiện rõ rệt và khắt khe, gồm những biện pháp thắt lưng rất chặt chẽ, gồm đại khái cắt giảm đặc quyền đặc lợi của các nhân công, đóng cửa các doanh nghiệp công bị lỗ lã với hậu quả là hàng loạt công nhân sẽ bị mất việc, tinh giản hoá hệ thống hành chánh Nhà Nước với hàng loạt công chức bị sa thải, luật lệ rườm rà bị hủy bỏ, củng cố luật lệ và thủ tục ngân hàng, ...

Những biện pháp khắc khổ có tính cách cưỡng chế này dĩ nhiên bị giới nhân công, công chức và các nghiệp đoàn chống đối mạnh. Chúng ta đều đã nhìn thấy hình ảnh của những cuộc biểu tình bạo động phá nhà, cướp tiệm, đốt xe do các nghiệp đoàn xách động. Một đảng mới, Syriza, ra đời với chủ trương thiên tả cực đoan, chống lại mọi biện pháp khắc khổ, nếu cần từ khước luôn gói cứu trợ của Liên Âu, và rút Hy lạp ra khỏi khối Euro và Liên Âu luôn.

Tương tự như tình trạng tại Wisconsin, cuộc bầu quốc hội tại Hy Lạp lần này mang tính cách một cuộc trưng cầu dân ý, cho người dân Hy Lạp lựa chọn giữa đường hướng bảo thủ, chấp nhận những điều kiện thắt lưng buộc bụng của Liên Âu để cứu nguy kinh tế, hay là bác bỏ những điều kiện thắt lưng đó, có nghiã là bác bỏ luôn sự cứu nguy của Liên Âu, đưa đến tình trạng Hy Lạp rút ra khỏi hay bị loại ra khỏi Liên Âu và khu vực đồng Euro, là giải pháp cực đoan do khối khynh tả Syriza chủ trương. Hiển nhiên đây là giải pháp “ác mộng” cho cả thế giới, vì nếu Hy Lạp không nhận tiền cứu nguy của Liên Âu và rút ra khỏi vùng Euro, có nhiều hy vọng sẽ đưa đến sự xụp đổ chẳng những của Hy Lạp, mà còn của cả khối Liên Âu luôn. Không ai ước đoán được rõ ràng mức tác hại của giải pháp này.

Ở đây, người ta có thể đặt câu hỏi nếu Hy Lạp bác điều kiện cứu nguy của Liên Âu mà nguy hại như vậy thì tại sao đảng Syriza lại có chủ trương tự sát như vậy. Câu trả lời là Syriza cho rằng chính vì mối đe dọa xụp đổ toàn diện này mà Liên Âu không thể bỏ rơi Hy Lạp được. Liên Âu đang tháu cáy Hy Lạp trong một canh bạc khổng lồ. Hy Lạp cần lật tẩy Liên Âu, những điều kiện hiện hữu quá khắt khe, có thể và cần bác mà Liên Âu sẽ không dám bỏ rơi Hy Lạp.

Kết quả bầu cử cho thấy đảng khuynh hữu Tân Dân Chủ (New Democracy) chấp nhận thắt lưng buộc bụng thắng với gần 30% phiếu, trong khi đảng thiên tả cực đoan Syriza được 27%, và đảng Xã Hội về ba, với vài ba đảng nữa lẹt đẹt phiá sau. Vì chưa đủ đa số, đảng Tân Dân Chủ đã phải điều đình với đảng Xã Hội (tuy cũng thiên tả nhưng ủng hộ thắt lưng), và vài ba đảng nhỏ khác để thành lập chính phủ liên hiệp. Chính phủ này thọ bao lâu sẽ là câu hỏi lớn nhất vì chưa ai biết dân Hy Lạp sẽ phản ứng như thế nào đối với các biện pháp khắc khổ sẽ được ban hành. Chắc chắn là sẽ không vui vẻ chấp nhận.

Nhà báo Simon Nixon viết trên Wall Street Journal: “Vấn đề của vùng Euro thực sự là… gia tài của hàng thập niên bao cấp, đặc quyền, chế độ an sinh quá rộng rãi, guồng máy hành chánh vô hiệu, luật lệ rườm rà không cần thiết, và sưu cao thuế nặng”, toàn là những triệu chứng của chế độ bao cấp của một Nhà Nước Vú Em (Nanny State). Đây là những vấn đề có tính cách cấu trúc cơ bản của xã hội, mà giải pháp không thể là những biện pháp vá víu nhất thời kiểu kích cầu đầu này, cứu nguy đầu kia. Giải pháp là thay đổi toàn diện cái cấu trúc cơ bản đó.

Khủng hoảng Hy Lạp cũng không khác gì khủng hoảng của các nước Âu Châu, hay khủng hoảng của Mỹ: tất cả chỉ vì chi tiêu –chi tiêu tư nhân cũng như chi tiêu của Nhà Nước- theo kiểu vung tay quá trán. Giải pháp là kéo tay xuống, giảm chi tiêu, chứ không thể là đòi người khác có tiền trả dùm. Một người tiêu xài vung vít, nợ hơn chúa chổm không thể tiếp tục tiêu xài rồi hô hào ông hàng xóm có tiền phải trả cho mình, nhân danh “công bằng xã hội”. Một nước tiêu xài vung vít, nợ nần chồng chất cũng không thể tiếp tục chế độ bao cấp thả giàn, rồi đòi nước khác chu cấp tiền nhân danh đoàn kết kinh tế. Đòi đánh thuế nhà giàu như tại Mỹ, hay đòi Đức phải trả nợ dùm như tại Hy Lạp là giải pháp không những vô lý mà còn chẳng giải quyết được gì.

Công bằng xã hội phải được hiểu theo nghiã có công làm thì có ăn, chứ không thể hiểu theo nghiã không cần biết ai làm nhiều ai làm ít, mọi người đều phải được hưởng như nhau. Mấy ông “nhà giàu” trong thời phong kiến là những người ngồi mát ăn bát vàng nhờ xuất thân quý tộc, con vua chuá, do đó không xứng đáng để hưởng sự giàu có. Thời đại này, phần lớn những “nhà giàu”, kể cả những người giàu nứt đá đổ vách như Warren Buffet, Bill Gates, các tổng giám đốc đại tập đoàn ngân hàng, … đều tự tay trắng đổ mồ hôi làm nên sự nghiệp, không thể nhân danh công bằng xã hội, tịch thu công khó của họ để chia lại cho những người như “welfare queen” (danh từ của TT Reagan), suốt ngày chỉ ngồi nhà, vui vẻ “ăn chơi và sản xuất”, hay những ông suốt ngày ngồi nhà uống bia coi đá banh.

Đáng tiếc thay, đó chỉ là những nguyên tắc lý thuyết. Trên thực tế, con người ta phần lớn đều muốn đi đường tắt, làm ít mà muốn hưởng nhiều, thấy người khác có nhiều hơn thì gọi là bất công xã hội bất kể vì lý do gì người đó có nhiều hơn.

Tại nước Mỹ, 40% dân với lợi tức thấp hay không lợi tức không đóng một xu thuế nào trong khi lãnh 60% trợ cấp của Nhà Nước. Nhưng cái khối đó vẫn là cái khối đòi hỏi tăng thuế “nhà giàu” để có thêm trợ cấp mà vẫn không phải đóng góp gì. Ngược lại, 5% khối giàu nhất đóng xấp xỉ một nửa tiền thuế trong khi không lãnh một xu trợ cấp nào. Nhưng cái khối đó vẫn bị đòi phải đóng thuế hơn nữa.

Cái tình trạng vô lý này nghe rất hợp nhĩ cho những người không phải trong khối “nhà giàu”, nhưng đáng tiếc thay chỉ là hợp nhĩ ngắn hạn. Dài hạn, đó là cách hay nhất để giết con bò sữa. Vấn đề ở đây không phải là “bênh nhà giàu” vì nhà giàu chả có gì đáng bênh, mà là nương tay để nuôi con bò sữa. Vắt sữa quá mức nếu không giết chết con bò như các nước cộng sản đã chứng kiến, thì con bò cũng tìm cách phá rào chạy qua Ấn Độ hay Trung Cộng thôi. Lúc đó, hết sữa thì tìm ai mà than vãn?

Nói cách khác, tăng thuế nhà giàu lấy tiền để Nhà Nước vung tay ban phát cho thiên hạ để giải quyết những khó khăn kinh tế mà nguyên nhân là đã vung tay quá trán hoàn toàn là một giải pháp không hợp tình cũng chẳng hợp lý. Mà giải pháp đúng đắn phải là thắt lưng buộc bụng, giảm phung phí, cắt bớt trợ cấp quá đáng, bỏ bớt đặc quyền đặc lợi, làm thêm giờ, đóng cửa những doanh nghiệp lỗ lã sống trên trợ cấp của Nhà Nước. Đó là những giải pháp mà TĐ Scott Walker đã áp dụng để phục hồi kinh tế Wisconsin. Mà cũng là những điều kiện của Liên Âu để cứu nguy Hy Lạp.

Tại Wisconsin, TĐ Walker đã bị các nghiệp đòi lật đổ. Tại Hy lạp những biện pháp thắt lưng buộc bị phe thiên tả chống đối kịch liệt. Nhưng tại cả hai nơi, khuynh hướng thiên tả thất bại nặng. Dân Wisconsin đồng ý và tái tín nhiệm TĐ Walker. Tại Hy Lạp, dân chúng bỏ phiếu cho đảng bảo thủ chủ trương nhận điều kiện cứu nguy của Liên Âu. Trên căn bản, ai cũng muốn hưởng lợi tối đa, ai cũng muốn trợ cấp và quyền lợi càng nhiều càng tốt. Nhưng may mắn thay, khi đứng bên bờ vực như tại Wisconsin và Hy Lạp, thì đa số thiên hạ đã suy nghĩ lại, tính toán cho tương lai lâu dài, và chấp nhận hy sinh ngắn hạn để tồn tại lâu dài.

Nhưng không phải ai cũng vậy. Tình hình nước Pháp cho thấy đa số mấy ông tây bà đầm vẫn không thể dứt bỏ được những đặc quyền mà họ đã đấu tranh được qua các nghiệp đoàn trong mấy thập niên qua, bất kể kinh tế nguy kịch cỡ nào. TT Sarkozy vì hăm he giảm bớt lương và quyền lợi nhân công và công chức, bắt dân chúng đi làm nhiều giờ hơn, thắt lưng buộc bụng để cứu nguy kinh tế, nên đã mau mắn mất job. Thua ông Xã Hội Francois Hollande vì ông này đã áp dụng mô thức Obama để tranh cử, hứa trăng hẹn biển không cần biết ngày mai.

Bất kể những biến chuyển mới đây tại Hy Lạp và Pháp, sự sống còn của Liên Hiệp Âu Châu và đồng Euro vẫn sẽ còn là một dấu hỏi vĩ đại trong những năm tháng tới. Vấn đề là những khó khăn của Liên Hiệp Âu Châu xuất phát từ sự gượng ép ngồi cùng bàn của quá nhiều thực khách khác khẩu vị. Ông ăn chay bà ăn thịt, làm sao tạo được món ăn nửa chay nửa thịt?

Những khó khăn của Hy Lạp đều hiển hiện, ai cũng thấy, và ai cũng thấy rõ luôn các nguyên nhân. Vấn đề là tìm giải pháp cứu vãn. Điểm đặc biệt là có một vấn đề thật lạ lùng: những bài học của Hy Lạp, mặc dù cả thế giới đã thấy, nhưng lại có một người dường như không thấy, hay không muốn thấy, mà vẫn nhất quyết đi theo con đường đó. Đó chính là TT Obama của Hiệp Chủ Quốc Cờ Hoa.

- So mức nợ công (nợ của Nhà Nước): mức nợ của chính phủ Hy Lạp là khoảng 115% tổng sản lượng. Chính phủ Mỹ hiện nay thiếu nợ cỡ 58%. Nhưng nếu kể những chi trả tương lai cho các chương trình an sinh xã hội, medicare và medicaid thì tổng số nợ sẽ là gần 90% tổng sản lượng, và đang trên đà tăng trưởng rất nhanh với những chương trình vĩ đại của TT Obama, nhất là chương trình cải tổ y tế nếu được Tối Cao Pháp Viện chấp nhận, chỉ năm bẩy năm nữa sẽ bắt kịp mức công nợ của Hy lạp. Theo New York Times thì hai chục năm nữa, mức nợ của Mỹ sẽ là… 140% tổng sản lượng nếu chính phủ không thắt lưng buộc bụng thật chặt hay không tăng thuế ngay từ bây giờ.

- So sánh thâm thủng ngân sách: mức thâm thủng của Hy Lạp là 13% tổng sản lượng. Mức thâm thủng của Mỹ hiện nay là gần 11%, chưa kể gần 12.000 tỷ thâm thủng dự tính cho mười năm tới qua chương trình cải tổ y tế.

TT Obama dường như đang cố chạy nước rút để Đại Cường Cờ Hoa bắt kịp … Hy Lạp. (24-6-12)

Vũ Linh
Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Ý kiến bạn đọc
02/07/201222:54:42
Khách
Gổi Jame, muốn cá ai sẽ là TT nhiệm kỳ tối ko?
28/06/201216:15:13
Khách
Bài viết quá hay, toàn là nói chuyện đã xảy ra rồi, chẳng có một cái gì tiên đoán sự việc sẽ xảy ra, chẳng khác nào như bò mửa ra rồi nhai lại. Nhưng Bác Hồ tự cho mình là nhà bình luận gia, bình luận gia ỡ chỗ nào?????

Trong khi các đọc giả đã góp ý làm gì mà Obamacare bị rút lại bởi Tối cao Pháp viện, trong khi Bác Hồ cứ nói sẽ bị rút lại, bình luận gia mà không tiên đoán được.

Bác Hổ đừng tự viết rồi tự bẹt tên làm như đọc giả để góp ý nhé, dân Việt đâu có ngu như Bác Hồ, Bác Hổ là kẻ ác thì ủng hộ kẻ ác thế thôi.

Xem nè từ đây tới 12 năm nữa, Bác Hồ sẽ thấy không bao giờ có Tông thống đảng Cộng hoà nửa nhen, đảng Cộng hoà tự nó biến thành đảng Cộng sàn.

Dân Việt ở với Cộng sản chạy qua Mỹ chẳng lẽ dân Việt không biết Công sản nhự thế nào, chẳng lẽ để Bác Hồ dạy thế nào là Cộng sản, trong khi Vu Linh chẳng ở 1 ngày sống với Cộng sản.

Dân Việt lên án Công sản HỐI LỘ THAM NHŨNG, giờ đây đảng Cộng hoà xoá luật bởi TCPV, cho HỐI LỘ THAM NHŨNG CÔNG KHAI, KHÔNG NHƯ VIỆT CỘNG PHẢI LÉN LÚT.

MUỐN CHO TIỀN DÂN BIỂU, NGHỊ SĨ MỸ BAO NHIÊU CŨNG ĐƯỢC, ĐƯA TIỀN CHO DÂN BIỂU KHÔNG PHẢI LÀ HỐI LỘ SAO ??????? Ở VIỆT NAM ĐƯA TIỀN CHO CÔNG AN, THỦ TƯỚNG THÌ NÓI LÀ HỐI LỘ CÒN Ở MỸ THÌ HỢP PHÁP.

Chính vì vậy đảng Công hoà chính là đảng Công sàn, và nó biến mất, khi dân Mỹ đà biết rồi Bác Hồ ơi
28/06/201204:19:27
Khách
cảm ơn tác giả Vũ Linh, người dũng cảm chịu bao sóng gió trong mấy năm qua. ít có người viết nào dám để cho đọc giả góp ý trực tiếp như ông Vũ Linh. gặp phải cái loại gàn gản nhức đầu chết.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.