Hôm nay,  

Nhật Trường Trần Thiện Thanh: Anh Vẫn Sống…

19/06/201200:00:00(Xem: 14021)
Lên năm tuổi tôi được thấy những cánh dù thả sát cạnh nhà, được nghe những tiếng súng tấn công vào mật khu cộng sản và được gia đình thu xếp để về Sài Gòn sinh sống.

Chiến tranh lại đến với Sài Gòn, những cộng quân chỉ hơn tôi ít tuổi lạc lõng trong cuộc tháo chạy hay nằm phơi xác trên đường phố trong trận Mậu Thân.

Rồi hình ảnh chiến tranh trên truyền hình trên báo chí, những cuộc pháo kích vào Sài Gòn, những vụ đặt bom khủng bố và những binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa tử trận mỗi ngày một nhiều hơn. Không chọn lựa chiến tranh nhưng chiến tranh đã đến và mỗi ngày một trở nên khốc liệt hơn.

Sống trong khu lao động chúng tôi thường gắn bó với nhau, khi người lính trận trở về dù sống hay chết cũng là cơ hội để thế hệ chúng tôi gắn bó với nhau hơn. Về thăm nhà các anh kể cho chúng tôi nghe chuyện chiến trường rồi hát cho chúng tôi nghe những bài ca yêu thích. Nếu các anh về trong hòm gỗ trong chiếc poncho chúng tôi lại có những đêm không ngủ quay quần bên các anh ca hát như sửa sọan cho chính mình sẵn sàng dấn thân vào cuộc chiến.

Những đứa bạn tôi -- Mai, rồi Quân lấy khai sinh của người khác để đầu quân gia nhập quân đội. Sau 1975 tôi chưa thấy ai nhắc đến những thanh niên miền Nam như Mai, như Quân đã tình nguyện gia nhập quân đội mặc dầu chưa đến tuổi thi hành quân dịch.

Vẫn biết đi vào cuộc chiến là đi vào cõi chết chúng tôi vẫn nóng lòng sửa sọan. Tại sao lại ước mơ và sửa sọan bước vào chiến tranh thay vì nghe lời người lớn du học: Tôi yêu được làm người lính. Khi còn nhỏ mỗi lần nghêu ngao hát bài: “Từ khi anh thôi học, và từ khi anh khoác áo treillis …” là mỗi lần được gia đình khuyên nhủ ráng học để giúp nước giúp nhà.

Tôi yêu đời lính nên cũng yêu nhạc lính và tôi yêu nhạc Nhật Trường Trần Thiện Thanh. Rừng lá thấp là bài tôi yêu thích nhất. Bài được viết tặng cho Đại Úy Vũ Mạnh Hùng tử trận trên cầu Thị Nghè trong trận chiến Mậu thân. Lạ một điều bản nhạc về một người thật đã hy sinh nhưng vẫn đi vào lòng người và vẫn lôi cuốn nhiều người “lên đường vui chinh chiến dài lâu.”

Trong CD Anh Không Chết Đâu Anh Nam Lộc và Việt Dzũng nêu lên một đặc thù của nhạc Trần Thiện Thanh là thường nhắc đến màu xanh. Trong bài Rừng Lá Thấp chưa đến 200 chữ đã có đến 5 chữ để diễn tả màu xanh: “Rừng lá xanh xanh cây phủ đường đi … Khi bùn lầy còn pha sắc áo xanh … Rừng lá xanh xanh lối mòn chẩy quanh…” Màu xanh chính là mầu hy vọng, màu của sự sống, màu của tương lai, chính những dòng nhạc xanh xanh của Trần Thiện Thanh đã giúp hàng hàng lớp lớp lên đường “đánh giặc lâu bền cho non nước bình yên…”

Rừng Lá Thấp không phải là bài duy nhất Vinh Danh Người Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Trần Thiện Thanh còn viết bài Người ở lại Charlie để tạ từ Đại tá Nguyễn Đình Bảo tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 8 Dù đã anh dũng hy sinh trên đồi Charlie Tân Cảnh Komtum. “Anh! Anh! Hỡi anh ở lại Charlie. Anh! Anh! Hỡi anh giã từ vũ khí… Anh! Anh! Nhớ anh trời làm cơn bão. Anh! Anh! Tiếc anh chiều rừng thay áo…”

Trần Thiện Thanh, cùng người em trai Trần Thiện Thanh Tòan sáng tác ca khúc Bắc Đẩu để vinh danh một bạn thân vừa nằm xuống “Người bỗng trở thành vì sao Bắc Đẩu, …” Thần chết không phải chỉ đến với người sống, thân xác anh vì Sao Bắc Đẩu ba lần bị đạn thù bắn nát. “Người tên Bắc Đẩu chết trận La Vang, liệm xác ba lần Ngọc Bích cũng tan…” Bắc Đẩu Đại Úy Thiết Giáp Nguyễn ngọc Bích là một bằng chứng tàn khốc của Chiến tranh.


Vở nhạc kịch Trên Đỉnh Mùa Đông và bản nhạc Anh không chết đâu Anh được sáng tác để ca ngợi tinh thần bất khuất của chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa Đại úy Pháo Binh Nhảy Dù Nguyễn Văn Đương. “Anh không chết đâu anh, người anh hùng mủ đỏ tên Đương” đã tự kết liễu đời mình khi tiền đồn bị cộng quân chiếm đóng. Từ Hạ Lào Anh trở về quê nhà và “Anh vẫn sống thênh thang trong lòng muôn người biết thương đời lính…”

Khi cuộc chiến kết thúc, 30-4-1975, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Chuẩn tướng Lê văn Hưng, Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, Chuẩn tướng Trần Văn Hai, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn và hằng ngàn chiến sĩ quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã tuẩn tiết để “vẫn sống thênh thang trong lòng muôn người biết thương đời lính…” Họ đã trở thành những anh hùng vị quốc vong thân và sống mãi trong lòng dân tộc. Nếu bạn từ phương xa ghé thăm Melbourne, Victoria, xin ghé Đền Thờ Quốc Tổ thắp một nén nhang cầu nguyện cho vong linh của những người đã hy sinh để chúng ta được sống.

Tháng 9-2012 tới đây tại Úc Châu sẽ có một Lễ Hội Âm Nhạc: Nhật Trường Trần Thiện Thanh – Anh Không Chết Đâu Anh, với sự góp mặt của hầu hết Ca Nhạc Sĩ và MCs hàng đầu Trung Tâm Asia Entertainment do VietStars Entertainment đứng ra tổ chức. Riêng tại Melbourne, Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Victoria đã đồng thuận phối hợp với VietStars Entertainment để tổ chức Lễ Hội Âm Nhạc này.

Tất cả tiền lời của hai ngày Lễ Hội Âm Nhạc ở Melbourne, Thứ Bảy, ngày 8 và Chủ Nhật, ngày 9 Tháng 9, 2012, sau khi trừ các chi phí tổ chức, sẽ được Ban Tổ Chức xung vào quỹ để trùng tu và bảo trì Đền Thờ Quốc Tổ để hậu sinh luôn có cơ hội phụng thờ Quốc Tổ, anh hùng liệt nữ dân tộc, và những người chiến sĩ đã bảo vệ miền Nam tự do.

Trần Thiện Thanh viết bài Biển mặn nói lên tâm sự chính mình và tâm sự của những người con yêu của đất nước một đất nước luôn bị đe dọa của Bắc Phương:

“Cao ngất Trường Sơn, Ôm ấp tình thương nước ra sông nguồn, Tìm về biển Đông, Tình yêu thành sóng Thái Bình Dương, Rồi từng đêm sương, Sóng vỗ về ru giấc quê hương, Nhưng quê hương chưa ngủ, Khi bom đạn tơi bời, Còn nhục nhằn dưới ruộng trên nương.

Tôi thức từng đêm thơ ấu, Mà nghe muối pha trong lòng Mẹ là mẹ Trùng Dương, Gào than từ bãi trước ghềnh sau, Tuổi trời qua mau,

Gió biển mặn nuôi lớn khôn tôi, Nên năm hăm mốt tuổi, Tôi đi vào quân đội mà lòng thì chưa hề yêu ai.

Tôi đến lại đi, Xa vắng đời tôi chiến chinh lâu dài, Miệt mài đời trai, Vượt truông dài che khuất biển xanh, Đẹp tựa trong tranh, Gót bùn lầy cho lúa thêm xanh, Trong bao lần quân hành, Tôi qua vùng khô cặn, Mồ hôi thành biển mặn trên môi.”

Lời nhạc Trần Thiện Thanh luôn tràn đầy tính nhân bản kiên cường chiến đấu nhưng tuyệt đối không reo rắc hận thù. Vì thế nhạc của anh sống mãi trong lòng những người Việt thương yêu đất nước và luôn sẵn sàng “đánh giặc lâu bền cho non nước bình yên…”

Tôi viết bài này nhân sinh nhật lần thứ 70 của Nhật Trường Trần Thiện Thanh, 12-6-2012, để nhớ mãi Trần Thiện Thanh “…Anh vẫn sống thênh thang trong lòng muôn người biết thương đời lính …”

Tôi viết bài này nhân Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 19-6 để nói lên lời tri ân các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa những người “… vẫn sống thênh thang trong lòng muôn người biết thương đời lính …”

Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
17-6-2012

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.