Hôm nay,  

Từ Tiểu Thuyết Ma Cà Rồng Đến Nhà Ngoại Cảm Phan Thị Bích Hằng

16/06/201200:00:00(Xem: 13571)
1* Mở bài

Từ tiểu thuyết ma cà rồng Dracula đến nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng có một điểm chung là thế giới vô hình hay còn gọi là cõi âm, trong đó có những linh hồn hiền lành và hung ác, có tác động đến đời con người ở dương thế. Hai thế giới, âm dương được cho là có quan hệ mật thiết với nhau.

Không biết có linh hồn ở cõi âm hay không? Có ma quỷ hay không? Những câu hỏi chưa được trả lời dứt khoát, nhưng sự thật là vẫn có nhiều người sợ ma và tin tưởng rằng có thế giới ma quỷ.

Không chỉ ở Việt Nam, mà hầu như trên cả thế giới đều có những câu chuyện về ma, những tác phẩm văn học và hội họa, cùng với phim ảnh nói về thế giới ma quỷ. Câu chuyện về quỷ nhập tràng, ma cà rồng, ma trơi, ma lai rút ruột đã được lan truyền trong dân gian người VN.

Hollywood đã hốt bạc về những bộ phim kinh dị, quái đản qua gần 50 bộ phim ma quỷ, từ năm 1922 đến ngày nay.

Năm 2004, đạo diễn Victor Vũ thực hiện bộ phim ma tựa đề Oan hồn (Spirits) theo kiểu Liêu Trai Chí Dị, được nghe kể trong dân gian. Phim Oan hồn nói về 3 chuyện ma khác nhau trong một bối cảnh. Bộ phim có giá trị, được tham dự các Đại Hội Điện Ảnh Quốc Tế, trong đó có Đại Hội Điện Ảnh QT Bangkok, Hawaii, Singapore và Fantasia tại Montréal, Canada.

Bức ảnh nổi tiếng thế giới, chụp bóng ma Brown Lady ngày 19-9-1936 tại lâu đài Raynham Hall, Anh Quốc, đã trở thành đề tài cãi về việc tồn tại hay không tồn tại của thế giới ma quỷ.

Liên quan đến ma quỷ, ở VN có những tà thuyết chỉ cách luyện bùa ngải như luyện “thiên linh cái” điều khiển ma quỷ, đưa đến việc gây tội ác vì giết người.

2* Tiểu thuyết kinh dị: Quỷ hút máu Dracula

Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc, và những vấn đề có liên quan đến đời sống con người mà thể hiện những chủ đề xác định.

Tiểu thuyết có nhiều loại như: tiểu thuyết trinh thám, tâm lý, luận đề, du đảng, và tiểu thuyết kinh dị.

Tiểu thuyết kinh dị mô tả những đề tài rùng rợn, khủng khiếp, kinh hoàng như hồn ma, quỷ ám, quỷ nhập tràng, quỷ hút máu…

2.1. Ma cà rồng

Ma cà rồng (vampire) là một huyền thoại trong dân gian về những hồn ma nhập vào xác người, tồn tại được nhờ hút máu những sinh vật.

2.1.1. Tranh cãi về ma cà rồng thế kỷ thứ 19

Vào thế kỷ XVIII, cơn sốt về ma cà rồng lan khắp Tây Âu. Người ta bảo họ nhìn thấy người chết sống lại đi khắp nơi, tấn công người sống để hút máu. Nhiều chính quyền cho khai quật các phần mộ để thiêu hủy hài cốt, từ đó thế giới ma cà rồng gây kinh hãi khắp nơi, và đi vào thi thơ, hội họa. Sau đó, những tác phẩm nầy gây cảm hứng cho nhà văn Ái Nhỉ Lan Bram Stoker viết thành tiều thuyết nổi tiếng mang tên Dracula. (1897)

Điểm nổi bật của ma cà rồng là hút máu người sống. Vào những đêm trăng mờ, thường xuất hiện dưới hình dạng một con dơi, con chó sói hay một đám mây màu đen, bay đến cửa sổ những nhà có phụ nữ đẹp để hút máu.

Ma cà rồng có năng lực siêu nhân như thôi miên, điều khiển nạn nhân theo ý muốn, ngoan ngoản để cho hắn ôm vào lòng rồi nhe răng nanh ra cắn vào cổ, ngay động mạch để hút máu. Nạn nhân bị bị hút máu, sau đó biến thành ma cà rồng, hút máu người khác để sống như một hồn ma trong xác người. Nạn nhân cứ thế mà lan rộng gây ngờ vực và kinh hoàng trong dân gian.

Ma cà rồng có năng lực siêu nhân, được xem như bất tử, có thể biến thành một người bình thường khoẻ mạnh, nên rất khó phát hiện chúng là ma. Ngoài ra, ma cà rồng cũng có khả năng biến thành một con dơi hay chó sói, nhằm lặng lẻ tiếp cận nạn nhân để hút máu.

Tuy nhiên, ma cà rồng cũng có điểm yếu là chúng sợ ánh sáng mặt trời, sợ lửa, sợ cây thánh giá, nước thánh và củ tỏi. Chúng bị tiêu diệt bởi cây cọc nhọn đâm xuyên qua tim, lửa đốt hay chặt đầu.

2.1.2. Quan niệm hiện đại về ma cà rồng

Khoa học không có bằng chứng nào xác nhận sự tồn tại của ma cà rồng, nhưng y học cho thấy một trong những bịnh lý có liên quan đến ma cà rồng là chứng “rối loạn chuyển hoá porphyrine (Porphyria). Chứng bịnh cực kỳ hiếm có nầy sinh ra bởi sự mất cân bằng trong việc cơ thể sản xuất ra chất heme là chất sắt (iron) trong hồng huyết cầu (Hemoglobin) tức là bịnh thiếu máu hay mất máu.

Người mắc chứng nầy sợ ánh sáng mặt trời, đau bụng nhiều và mê sảng. Ngày xưa, người ta chữa bịnh nầy bằng cách cho uống máu tươi. Một số bịnh nhân nầy có miệng và răng màu đỏ do hoạt động tạo Heme không ổn định. Porphyria có tính di truyền nên người bịnh thường bị tập trung lại trong một khu vực riêng biệt.

Ngày nay, nhiều người thích thưởng thức món tiết canh vịt, tiết canh heo, máu dơi pha với rượu.

Nguyên nhân thứ hai tạo ra sự “khát máu” là chứng “giữ nguyên thể” catalepsy. Catalepsy là cơ bắp thình lình bị cứng lại, tạm thời bất tĩnh, hôn mê, mất cảm giác do thần kinh trung ương bị tác động mạnh.

Khi người bịnh lên cơn thì thân thể cứng đơ, nhịp tim và hơi thở suy yếu, khiến cho người ngoài tưởng lầm rằng bịnh nhân là một xác chết. Ngày nay, y học có khả năng nhận xét một người còn sống hay đã chết, tuy nhiên, ngày xưa, nhất là ở thôn quê, người ta chỉ dựa vào những hiện tượng bên ngoài để phán đoán sinh mạng của một con người. Chính vì thế, mà bịnh nhân Catalepsy thường bị chôn lầm và sau đó, có thể đội mồ sống lại, gọi là quỷ nhập tràng. Giai đoạn phát bịnh của chứng Catalepsy có thể từ nhiều giờ đến nhiều ngày, đủ thời gian để thực hiện một đám ma.

Sau khi tĩnh lại trong phần mộ, người bịnh mắc thêm chứng rối loạn tâm thần, nên bị xem là ma cà rồng, quỷ nhập tràng. Quỷ nhập tràng là hình thức của một xác chết biết đi, xác người chết đội mồ sống dậy.

3* Tiểu thuyết Dracula

3.1. Tổng quát về tiểu thuyết Dracula

Dracula là quyển tiểu thuyết được viết năm 1897 của nhà văn Ái Nhỉ Lan Abraham “Bram” Stoker, nhân vật chính là Dracula chuyên hút máu người. Tiểu thuyết Dracula được xếp vào nhiều thể loại văn học khác nhau như: văn học ma cà rồng, chuyện viễn tượng kinh dị, tiểu thuyết kiểu Gothic.

Về cấu trúc hình thức, cuốn tiểu thuyết căn cứ vào những nhật ký, những lá thơ. Mặc dù Bram Stoker không sáng tạo ra ma cà rồng, nhưng nhân vật Dracula là nguồn gốc của những vở kịch và phim ảnh phỏng theo cốt chuyện của nó, được sản xuất trong thế kỷ 20 và 21.

3.2. Tóm tắt nội dung của tiểu thuyết Dracula

Nội dung dựa theo những trang nhật ký và những lời tường thuật. Câu chuyện bắt đầu khi Jonathan Harker, một cố vấn pháp luật người Anh, đi tàu và xe ngựa từ Anh Quốc đến lâu đài cũ nát, hẻo lánh của Bá tước Dracula, nằm dưới chân núi Carpathian tại biên giới giữa Transylvania và Moldavia.

Mục đích chuyến đi, là đến làm cố vấn pháp luật cho Bá tuớc Dracula trong một giao dịch bất động sản giữa Dracula với người giám đốc của ông ta là Peter Hawkin.

Ban đầu, luật sư Harker bị Dracula dụ dỗ bằng những cử chỉ rất lịch sự, và những bữa tiệc linh đình. Sau đó, Harker khám phá ra anh ta bị cầm tù trong lâu đài hắc ám. Anh ta cũng bắt đầu cảm thấy những hành động lạ thường của Dracula, nhất là lúc ban đêm.

Một đêm sương mù lạnh lẽo, ánh trăng vàng vọt, trong cảnh vắng lặng của vùng rừng núi, luật sư Harker tìm cách trốn khỏi lâu đài. Rủi thay, Harker rơi vào tay 3 nữ ma cà rồng, kinh hoàng vì sắp bị hút máu thì anh ta được Dracula cứu thoát khỏi đám thủ hạ ma cà rồng của ông ta. Dracula cần Harker giúp đở, cố vấn pháp luật trong một vụ kiện về giao dịch.

Qua những cảnh hãi hùng và lạnh lẽo mang tính ma quái, tiếng chó sói tru dài trong đêm trường âm u, với ánh trăng mờ ảo, những bóng ma xuất hiện rượt đuổi, khó khăn lắm Harker mới sống sót, và thoát khỏi lâu đài đầy kinh dị đó.

Không lâu sau đó, một chiếc tàu Nga thả neo gần biệt thự Dracula để tránh bão. Không biết chuyện gì đã xảy ra trong đêm, mà tất cả thủy thủ trên tàu đều biến mất, chỉ còn lại một thi thể bị trói vào cột buồm, nước da tái nhợt, bên cổ có 2 vết răng đọng máu, đó là thuyền trưởng bị ma cà rồng hút máu.

Cảnh tưởng ma quái làm cho người đọc yếu bóng vía rởn tóc gáy, nổi da gà.

3.3. Draculà thật ngoài đời

Bá tước Dracula sinh năm 1431 tại lâu đài Sighisoara (Romania) là con của lãnh chúa Vlad II Basarab có biệt danh là “Con của Rồng” (Dracul). Vlad cha đã truyền cái tên nầy lại cho con thứ của mình, tên là Dracula, có nghĩa là con của Dracul.

Vào mùa đông năm 1442, Dracula và em trai bị vua Murad II của Đế quốc Thổ Nhỉ Kỳ bắt làm con tin.

Năm 1447, cha của Dracula và anh trai bị ám hại. Thổ Nhỉ Kỳ thả Dracula và giúp cho lên làm hoàng thân nước Romania.

Sau khi được tự do, việc đầu tiên mà Dracula làm là trả thù những kẻ đã tham gia và có liên hệ đến việc sát hại cha và anh trai của mình.

Cuộc sống tù tội khi bị bắt làm con tin khiến cho Dracula trở nên thù hận và tàn bạo.

Một ngày đẹp trời năm 1459, Dracula bắt toàn bộ những người có liên quan đến vụ ám sát và gia đình họ. Người già thì đem đóng cọc nhọn xuyên qua tim, những người còn lại thì đem đi xây một lâu đài cách đó 50 dặm. Nhiều người đã chết vì kiệt sức, đói khát và bịnh tật. Sau đó, một pháo đài được xây xong.

Việc tàn bạo của Dracula bắt đầu một thời kỳ kinh hoàng mà sử sách còn ghi chép tới ngày nay. Phương pháp giết người ưa thích nhất của Dracula là đóng cọc xuyên qua tim, mọi tội phạm đều bị trừng phạt bằng cách nầy.

Năm 1462, Thổ Nhỉ Kỳ tấn công, Dracula chạy sang Hungary cầu cứu, nhưng bị bắt giữ và giết chết vì quá độc ác và tàn bạo.

4* Ma

Ma là một khái niêm trừu tượng, là phần phi vật chất của một người đã chết. Theo quan niệm của một số người, thì con người gồm có thể xác và linh hồn. Thể xác mang tính vật chất, linh hồn mang tính phi vật chất. Khi thể xác chết thì linh hồn rời khỏi xác. Nếu linh hồn đó không có cơ hội đi “đầu thai” hoặc nơi trú ngụ chung với những linh hồn khác, mà tương tác với đời sống thực của con người thì được gọi là “ma”, “hồn ma” hay “quỷ”. Cũng có quan niệm cho rằng, tùy theo tình cảm và trách nhiệm được giao phó, thì có “hồn”, “linh hồn”, “thánh”, “thần”, “thiên sứ”. Những linh hồn mới gọi là “hương linh”. Khi nói đến “ma” người ta nghĩ đến việc không hại người, nhiều lắm là chọc phá, nhát người. (Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò). Trái lại, quỷ, yêu, tinh, chằng, là những khái niệm đáng sợ. Nhiều người cho rằng, linh hồn được tách ra làm 2 phần, hồn và vía. Nam thì có 7 vía, nữ 9 vía. Khi một người nữ bị bất tĩnh, thì người ta réo 3 hồn 9 vía mau về nhập vào xác để tiếp tục sống.

4.1. Niềm tin vào ma

Không có cơ sở chính xác nào xác nhận “có ma” một cách chắc chắn, mà cho đến nay, khoa học cũng chưa chứng minh hay bác bỏ hoàn toàn. Tùy vào từng người, lứa tuổi, chủng tộc, văn hoá mà người ta tin rằng có ma hoặc không có ma.

4.2. Các loại ma

Tùy theo mỗi nền văn hoá, ma cũng đa dạng. Ở Việt Nam, có ma da, ma lai rút ruột, ma trơi, ma hời, ma xó, ma cà rồng…

Ma trơi là loại ma giống như những đốm lửa nhỏ, mà đến nay, khoa học giải thích đó là những chất khí dễ cháy, bốc hơi lên, khi gặp không khí trong một số điều kiện, sẽ bốc cháy và tạo thành những đốm lửa nhỏ, với độ sáng khá nhỏ nhưng có thể trông thấy lập loè vào ban đêm.

Cuốn Liêu Trai Chí Dị, tác giả tên Bồ Tùng Linh, người Trung Hoa, nói đến ma thiện, ma ác. Tác giả tưởng tượng , ma giống như người thật, có sinh hoạt tình dục và tình cảm yêu đương. Đó là quyển tiểu thuyết ma được dịch ra tiếng Việt, phổ biến rộng rãi trong dân gian một thời trước kia ở VN.

(Liêu trai. Trai: là phòng học, Liêu: là tạm thời, sơ sài. Liêu trai chỉ những lều chỏng mà các nho sinh dựng lên để tham dự các kỳ thi của triều đình. Trong nhiều chuyện, hoàn cảnh là trường thi, nhân vật là nho sinh và hồn ma.)

Bồ Tùng Linh sinh ngày 5-7-1640, mất 25-7-1715, là nhà văn triều đại nhà Thanh. Đỗ tú tài năm 18 tuổi dưới thời Thuận Trị, mãi đến năm 71 tuổi mới được bổ nhậm chức cống sinh thời Khang Hy.

Tiểu thuyết Harry Potter, lễ hội Halloween cũng nói về thế giới ma quỷ.

4.3. Bức ảnh ma nổi tiếng

Tấm hình do người thợ chụp được bóng ma Brown Lady ngày 19-9-1936 tại lâu đài Raynham Hall, Anh Quốc. Bóng ma Brown Lady gắn liền với một bí ẩn khác, cho rằng bà tên là Dorothy Walpole, vì ngoại tình cho nên chồng bà là Viscount Townshend đã nhốt kín bà trong lâu đài Raynham Hall cô tịch, không cho nhìn mặt con. Năm 1726, Dorothy Walpole chết vì bịnh đậu mùa, nhưng nhiều người cho biết, bà bị chồng đẩy xuống cầu thang, té gãy cổ mà chết.

Vì chết một cách tủi nhục nên không siêu thoát được, và linh hồn vẫn cứ lảng vảng, ám ảnh trong lâu đài. Nhiều người đã thấy bóng ma màu nâu nên gọi là Brown Lady. Cả vua George IV, Lucia C. Stone, đại tá Loftus cũng đã thấy bóng ma Brown Lady. Năm 1836, đại úy Marryat cùng 2 người bạn đã đối diện với bóng ma, đại úy bắn vào bóng ma, đương nhiên là viên đạn ghim vào tường. Đến năm 1926, hai cậu bé cũng đã khẳng định là có thấy bóng ma. Câu chuyện vẫn tiếp tục. Và ngày nay, không còn ai thấy bóng ma đó nữa.

5* Cõi âm

“Theo quan điểm của nhà ngoại cảm, khi người ta chết đi, hồn còn tồn tại trong thế giới vô hình hay còn gọi là cõi âm. Người thường không thể nhìn thấy được, nhưng nhà ngoại cảm có thể nhìn thấy và “giao lưu” được với linh hồn ở các giới: thượng giới, trung giới và hạ giới còn được gọi là cõi âm”. Phan Thị Bích Hằng đã giải đáp về cõi âm như thế.

Chính cô đã tìm được gần 10,000 hài cốt của các “anh hùng liệt sĩ” vô danh và những hài cốt mất tích lâu năm.

Phan Thị Bích Hằng cho biết: “Hồn người lính Sài Gòn dắt Hằng đến bụi cây rất lớn và chỉ chính xác chỗ anh bộ đội nằm, khi đào thì thấy ngay hài cốt. Hằng bảo với dân làng: “Vậy là anh ta đã lấy công chuộc tội rồi, mọi người không nên căm thù nữa nhé”.

Qua lời nói trên, ta thấy, anh bộ đội ngã xuống trước, anh lính Sài Gòn còn sống, nên mới biết chỗ bộ đội chết mà chỉ cho BH. Điểm đặc biệt là Bích Hằng biết hồn nào là lính Sài Gòn và hồn kia là bộ đội Việt Cộng. Do đó suy ra, có lẻ hồn anh VC có đội nón cối, mang dép râu cầm AK. Trái lại, anh lính Sài Gòn có lẻ cầm M16. Đồng thời, qua lời nói, Bích Hằng (BH) cũng cho biết là dân làng có khả năng nhìn thấy được 2 cái hồn, nên mới khuyên họ không còn hận thù cái hồn anh lính Sài Gòn nữa.

Bích Hằng nói tiếp, những ngày đầu tiên đi tìm mộ, BH gặp khó khăn là chưa biết nói chuyện với người đã chết, vì thế có nhầm lẫn đáng tiếc xảy ra. Đó là vợ anh liệt sĩ VC mang bộ xương của người lính Sài Gòn về chôn tại nghĩa trang “liệt sĩ cách mạng”, vì thế đời anh lính Cộng hoà tàn thêm lần thứ hai, và chết thêm lần thứ ba, là phải ôm ấp bà vợ của anh cán ngố nên vô phương có hy vọng đi đầu thai. Người chết 3 lần, thịt xương nát tan.


Bích Hằng kể tiếp, cô phát hiện ra khả năng giao tiếp của mình khi nói chuyện với vong linh, lúc gặp bà mẹ của GS Mai Hữu Khuê, giảng viên trường Đại học Kinh Tế. Bà cụ gọi “cháu ơi, bà tên Kinh, nhắn hộ giùm bà, là mộ của bà ở đây. Con của bà tên Khuê”. BH hỏi dân làng, thì họ cho biết ông Khuê nầy làm lớn lắm.

6* Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng

6.1. Tiểu sử

Phan Thị Bích Hằng sinh ngày 15-2-1972 là nhà ngoại cảm nổi tiếng ở Việt Nam. Cô là người xử dụng khả năng đặc biệt của mình suốt 20 năm qua, giúp rất nhiều gia đình tìm kiếm hài cốt của người thân bị thất lạc.

Việc tìm hiểu, khảo nghiệm khả năng ngoại cảm của BH có thể giúp cho các nhà khoa học giải đáp được nhiều vấn đề có liên quan đến giới tâm linh.

Phan Thị Bích Hằng sinh ở xã Khánh Hoà, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Đầu năm 2005, mở doanh nghiệp thiết kế nội thất, chồng làm giám đốc, vợ làm phó giám đốc. Có 2 con.

Năm 2007, thạc sĩ Bích Hằng công tác tại Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội. Là cán bộ môn Cận Tâm Lý tại Trung Tâm Nghiên Cứu Tiềm Năng Con Người, thuộc Liên Hiệp các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật VN.

6.2. Trở thành nhà ngoại cảm sau một biến cố lớn

Năm 1988, cô và người bạn bị một con chó dại cắn. Người bạn gái chết. BH được gia đình đưa đi chữa trị nhiều nơi, từ đông y đến tây y nhưng không lành bịnh. Một thầy lang chữa bằng bài thuốc gia truyền, sau một đợt lên cơn dại, cô khỏi bịnh. Vài tháng sau hoàn toàn bình phục và khoẻ mạnh.

Cô thường đi lung tung, nhìn mặt mọi người và biết được họ còn sống hay sắp chết. Gặp ông Nguyễn Văn Trác, 50 tuổi, đang khỏe mạnh, cô bảo: “Ông ơi, ông sắp chết rồi, ông đừng đi làm nữa cho khổ thân”. Vài ngày sau, loa truyền thanh trong xã báo tin ông Trác đã chết.

Tiếp theo là ông Bùi Văn Trai, chủ nhiệm hợp tác xã thêu may Khánh Hòa. Giữa hội trường của UBND Xã có nhiều người chứng kiến, cô nói: “Đến tháng giêng chú chết đấy”. Cô bị mọi người mắng, nhưng không ngờ, đến tháng giêng ông Trai chết thật.

Sau vụ đó, cả làng đều cho rằng BH bị quỷ ám. Cha mẹ đưa cô đi khám và cúng bái xin cho khỏi bịnh. Trên thực tế, cô có khả năng phán đoán tình trạng sức khoẻ của người khác, thậm chí còn biết đến suy nghĩ của họ. Nhưng cô rất đau khổ và mong rằng được mất những khả năng đó. Nhưng rồi, BH tìm được ngôi mộ tổ của gia đình cô, bị thất lạc nhiều năm. Kế đến, cô phát hiện trong sân nhà ông bác có một mồ chôn ở đó. Khả năng nầy được dân làng và mọi người chú ý. Cô giúp cán bộ thông tin văn hoá khảo sát lại di tích của Chùa Dầu ở quê cô, đã có từ đời nhà Trần. Những phát hiện của BH được ghi nhận, và sau đó, Chùa Dầu được công nhận là di tích lịch sử văn hoá.

Từ đó, khả năng của Phan Thị Bích Hằng được mọi người biết đến và gọi cô là nhà ngoại cảm.

6.3. Thành tích ngoại cảm

6.3.1. Tìm hài cốt chiến sĩ

Một trong những vụ được tường thuật nhiều nhất là việc tìm được mộ người em của GS Trần Phương, thông qua việc gọi hồn.

Cô BH đã tìm được hài cốt đã mất lâu đời của tướng Hoàng Công Chất, giúp cho họ Hoàng tiếp nối lại gia phả hoàn chỉnh. Cô cũng tìm được hài cốt của một “cán bộ cách mạng” bị giặc Pháp bắt giết mất xác.

Thậm chí qua BH, lịch sử phải viết thêm trận đánh khốc liệt ở khu rừng KNat, huyện KBang, tỉnh Gia Lai, nơi mà 400 thi thể các chiến sĩ và các chiến công của họ bị chôn vùi. Phan Thị Bích Hằng đã tìm được hài cốt và được đem về nghĩa trang liệt sĩ, mang lại niềm an ủi cho gia đình họ.

6.4. Các sự kiện và dư luận

6.4.1. Tìm được 4,000 hài cốt trên đảo Phú Quốc

Cuộc tìm kiếm được 4,000 hài cốt của các tù binh cộng sản trên nhà tù Phú Quốc của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng là một cuộc tìm kiếm đầy xức động và lớn nhất trong lịch sử VN.

6.4.2. Về Đại lễ 1,000 năm Thăng Long và cái chết của Võ Nguyên Giáp

Trước ngày đại lễ, nhiều tin đồn rằng nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng tiên đoán cầu Long Biên sẽ bị sập, mưa lụt lớn làm cho nhiều người chết, đại lễ thất bại và tướng Võ Nguyên Giáp sẽ chết trong dịp nầy. Liền ngay sau đó, đài truyền hình VN chính thức đưa ý kiến của Phan Thị Bích Hằng, phủ nhận đã nói ra những điều đó. Nhiều nguồn tin báo chí cho biết BH đã bị bắt giữ, nhất là tin đồn về lời tuyên bố của cô là “sẽ chịu ngồi tù chung thân nếu như mọi việc không xảy ra như dự báo”.

Phan Thị Bích Hằng khẳng định, chưa bao giờ đưa ra phán đoán nào cả. “Từ trước đến nay, tôi chỉ có một công việc duy nhất là đi tìm mộ mà đối tượng là mộ liệt sĩ”.

Thật ra, cô đã cho biết trước cái chết của hai ông Nguyễn Văn Trác và Bùi Văn Trai như đã nói trên. Không biết thực hư của câu chuyện ra sao, có tiên đoán hay không? nhưng nó có tác động chính trị xấu vào đại lễ nhiều tốn kém trong khi người dân còn nghèo đói, kèm theo việc trù ếm ngày đền tội của hung thần Võ Nguyên Giáp, làm mất niềm tin vào đảng CSVN. Dưới chế độ bưng bít thông tin, thì việc gì cũng có thể được hiểu ở nhiều mặt khác nhau, vì chỉ có báo chí lề phải thông tin một chiều, nên không biết đâu là sự thật, nhất là cái giả dối bao trùm, cụ thể như “Bác” có cả chục cái tên, ngày sinh, ngày chết cũng đều giả cả. Trong một gia đình, 4 anh em ruột một cha một mẹ, thì người mang họ Lê (Lê Đức Thọ), người mang họ Mai (Mai Chí Thọ), họ Đinh (Đinh Đức Thiện), họ Nguyễn (Nguyễn Đức Thuận). con trai ông họ Nguyễn (Nguyễn Cơ Thạch) thì lại mang họ Phạm (Phạm Bình Minh).

6.4.3. Tin tức của đài BBC

Trước hiện tượng ngoại cảm, ngày 31-1-1997, bộ Quốc Phòng và bộ Công An cho thành lập Trung Tâm Nghiên Cứu Tiềm Năng Con Người do Vũ Thế Khanh làm Tổng giám đốc và GS TS Đào Vọng Đức, nguyên Viện trưởng Viện Vật Lý Hà Nội, làm giám đốc.

Hồi tháng 5 năm 2006, đài BBC đưa tin, Tổng Giám đốc Vũ Thế Khanh, cho hay: “Đây là những người có thần giao cách cảm, một số nghe được tiếng nói từ cõi khác, một số ngửi được mùi người chết”. Theo ông, “Có người sinh ra thì đã có khả năng thần bí, người lại có khả năng đó sau khi gặp một tai nạn gây chấn động mạnh về tâm lý”. Cũng theo ý kiến của ông Khanh, thì ở VN có chừng 100 người tự nhận là đã có thần giao cách cảm, nhưng con số nổi tiếng nhất thì khoảng 10 người, bà Phan Thị Bích Hằng được coi là người như thế. Ngoài ra còn có Nguyễn Ngọc Hoài, Nguyễn Văn Liên, Phan Khắc Bảy, Thẩm Thúy Hằng, Dương Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Nguyện…”

Theo báo Công An Nhân Dân thì cô Hằng đã được cán bộ cao cấp nhà nước mời đi tìm hài cốt của những người lính VN đã hy sinh từ thời kháng chiến chống Pháp.

Hôm 18-5-2006, đài BBC cũng cho chiếu bộ phim tài liệu nói về việc đi tìm hài cốt bằng phương pháp ngoại cảm ở VN. Phim Psychic Vietnam được chiếu trên kênh BBC Two ở Anh, nói về chuyện nhiều gia đình VN đã nhờ đến những người được gọi là có khả năng ngoại cảm, để giúp tìm mộ thân nhân đã chết trong chiến tranh, từ hơn 10 năm nay.”

6.4.4. Đề nghị gọi hồn Hồ Chí Minh và tìm hài cốt quân nhân Hoa Kỳ

Nhiều độc giả đưa đề nghị độc đáo là nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cần gọi hồn Hồ Chí Minh về để hỏi về con đường đúng đắn cho cuộc cách mạng xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội, đồng thời chỉ rõ phương cách chống tham nhũng trong đảng CSVN.

Cũng có ý kiến “hốt đô la” về việc đi tìm hài cốt quân nhân Mỹ đã hy sinh trên chiến trường VN.

Nếu có trở ngại trong việc nghe và nói trong “tiếng người nước ngoài”, thì đề nghị Hoa Kỳ cấp học bổng lớp đàm thoại cấp tốc môn Anh văn.

7* Luyện thiên linh cái

Ngày 24-6-2002, toà án tối cao Sài Gòn, trong phiên xử phúc thẩm, đã tuyên án tử hình Phạm Văn Tuấn, tự thầy Tưng, và án tù chung thân cho tòng phạm Trần Thị Thể, về tội sát nhân và “cưỡng hiếp tử thi”, nhằm mục đích luyện thiên linh cái.

7.1. Người đàn ông phiêu bạc trên chiếc ghe

15 năm trước, tại cù lao xã Tân Bình, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, xuất hiện một người đàn ông tên Phạm Văn Tuấn, 54 tuổi, tự xưng hành nghề thầy thuốc. Ông ta sống lênh đênh trên một chiếc ghe tại con rạch Mã Trường. Thật sự đương sự có vợ, 3 con ở Kiên Giang. Năm 1994 anh ta bỏ đi biệt tích, đến Đồng Tháp, sống như vợ chồng với 2 phụ nữ địa phương.

Từ ngày ghe của ông cập bến, thỉnh thoảng có vài người đến chạy chữa thuốc thang của ông. Một thời gian sau, người dân biết tên thầy Hai Tưng. Thầy Tưng nhanh chóng chiếm được cảm tình của người dân trong vùng vì chữa bịnh không lấy tiền.

Nhiều người mô tả thầy Hai Tưng tướng mạo hiền từ, nói chuyện nhẹ nhàng, khéo léo, có bài có bản, có tuồng có tích. Bịnh nhân đa số là phụ nữ, nhất là những cô gái trẻ thường tới lui chiếc ghe để bốc thuốc.

Ở vùng quê nghèo, tiếng lành đồn xa, một thổi 10, 10 thành 100, chẳng mấy chốc tiếng tăm thầy Hai Tưng lan ra trong 3 xã ở Đồng Tháp.

Bà con thương tình, cho mượn một khoảnh đất nhỏ để cất một căn chòi ở mé kinh.

Cuộc sống rất bí mật, suốt ngày cửa đóng im lìm, chỉ có “người vợ” Trần Thị Thể, 42 tuổi, thỉnh thoảng ra vào tiếp tế thức ăn, đến rồi đi. Thấy lạ, nhiều người thắc mắc, bà vợ cho biết, thầy Tưng đang tập trung luyện thiên linh cái.

Ông Bảy Ruốc kể lại, thiên linh cái là lấy sọ người tập luyện khả năng sai khiến âm, binh thiên tướng, cô hồn các đảng ở cõi âm, để điều khiển người khác. Có nhiều phương pháp luyện phép, người thì dùng thai nhi còn trong bụng mẹ, người thì lấy xuơng sọ người chết oan chết ức để đêm đêm ra sức điều khiển. Ông Bảy Ruốc cho biết thầy Tưng giải thích, “Thiên” có nghĩa là thiên biến vạn hoá, có quyền lực cao siêu như trời biển. “Linh” là linh thiêng, linh ứng. Riêng chữ “Cái” có nhiều nghĩa, tùy theo chính đạo hay tà đạo. Thầy Tưng luyện chính đạo, tu nhân, tích đức để giúp đời.

Thầy Tưng cho biết, khả năng của thầy có thể giúp chị em dụ được ông chồng trở về sau thời gian chán chê bỏ vợ. Có bùa khiến cho chồng mê, hoặc mua may bán đắt. Vì thiên linh cái là đạo âm binh thuộc về cõi âm, nên muốn đến chuộc bùa thì phải đến vào lúc canh ba, giữa khuya.

Vào nhà thầy phải đi bằng địa đạo, độn thổ lò mò đến phía trên sàn nhà. Thời đó chưa có điện vào xã, căn nhà của thầy ở giữa đồng không mông quạnh, xa xa chỉ thấy ánh đèn dầu khi mờ khi tỏ, lập loè làm tăng thêm vẻ huyền bí.

7.2. Sự mất tích đột ngột của những cô gái

Vào những ngày cúng tế, thầy Tưng thường đến nhà trong xóm mua vài ba con gà, con vịt, đồng thời hỏi mượn luôn cái nồi thật to để hầm. Có lần thầy mượn cái nồi để hầm đầu heo làm lễ. Những vật cúng tế thầy cho bà con hết, vì thầy ăn chay trường. Chẳng hiểu vì sao người ta không dám động đủa vào những vật cúng mà thầy cho họ, vì có cảm giác mùi tanh tưởi đến lợm giọng.

Đêm cuối tháng 5 năm 2000, một cô gái trẻ đẹp đến chuộc bùa trị chồng, cô tên Trần Thị Phương, sinh năm 1975. Trước khi đi, cô chỉ nói úp mở vài câu với gia đình rồi ra khỏi nhà.

Từ đêm đó, cô Phương biệt tăm tích. Gần 2 tháng sau, gia đình chia nhau tủa ra nhiều hướng đi tìm. Được người dẫn dắt đến nhà thầy Hai Tưng, bà con hoảng hồn khi thấy phía sau nhà có một mảnh đất nhú lên, bốc mùi hôi thúi. Sinh nghi, bà con tổ chức đào bới thì phát hiện một tử thi mất đầu. Công an được báo, kéo đến bao vây căn chòi. Cánh cửa căn nhà bí ẩn mở toan, phát hiện 3 cái sọ người trên bàn thờ, kế bên là một cái ve keo đậy kỹ, chứa đựng những chùm lông đen ngòm. Tiến sâu vào nhà, công an phát hiện nhiều dao lam, dao Thái Lan còn dính máu. Một số chứng minh nhân dân, nhiều vật dụng như dây chuyền, đồng hồ, vòng mã não của các nạn nhân. Gia đình oà lên khóc thảm thiết khi nhận ra những vật của cô Phương.

Khai thác nhanh đối tượng, thầy Tưng chỉ xuống sàn nhà và thú nhận có 2 thi thể dưới đó.

Đồng Tháp thường xuyên bị ngập trong mùa nước lũ, nên thường có những sàn nhà cao để tránh lụt. Dân làng cùng nhau đấp bờ, mang máy bơm đến rút cạn nước. Chỉ vải nhát xẻng, 2 thi thể được tìm thấy, toàn là phụ nữ, và đau lòng hơn nữa là bị mất đầu.

7.3. Tội ác rợn người

Thầy Tưng buộc nạn nhân phải chui qua đường hầm để quần áo bị dơ và phải thay đồ sạch để thầy làm phép. Trong lúc cô Phương vừa cởi áo, thì thầy Tưng đứng phía sau, dùng áo thun siết cổ nạn nhận cho đến khi thè lưỡi ra, mắt trợn trừng rồi ngã quỵ.

Trở vào lấy dao lam, cạo sạch lông âm hộ và lông nách. Nạn nhân nào cũng bị cạo sạch như thế cả, cho rằng càng nhiều của quý của phụ nữ thì luyện phép càng nhanh. Kế đó, hắn thực hiện hành vi “cưỡng bức xác chết”. Xác nạn nhân nào cũng bị thực hiện hành vi tồi bại như thế cả. Xong, cắt lấy đầu và đem chôn phần còn lại. Hắn mượn nồi to, hầm cho rửa thịt để lấy xương sọ.

Trước ngày hành hình, hắn bắn tiếng là sẽ dùng thiên linh cái, độn thổ trước mặt bà con để chứng minh phép thuật nhiệm mầu của hắn.

Chiều hôm trước ngày đền tội, dân chúng mang lều chỏng đến ngủ chật cả sân đình Tân Quới, để xí chỗ ở pháp trường. Hàng ngàn người tụ tập, vì tò mò, muốn xem tận mắt pháp thuật của thiên linh cái ra sao.

Thời khắc xử bắn đã qua. Phép thuật thiên linh cái chỉ có trong trí tưởng tượng của một con người bịnh hoạn và vô nhân tính đó mà thôi.

8* Kết

Phong tục tập quán của người Việt Nam thể hiện niềm tin, là có thế giới vô hình gọi là cõi âm, thông qua những nghi lễ, từ việc tổ chức đám tang cho người thân vừa tạ thế, đến những lễ cúng liên tiếp ngay sau đó. Hôm sau ngày hạ huyệt là cúng mở cửa mả (khai mộ). Mỗi ngày cúng cơm, xem như linh hồn người chết về dùng cơm với gia đình. Những lễ cúng hàng tuần (tuần thất), từ tuần thứ nhất đến cúng “thất” thứ 7, 49 ngày. Rồi cúng 100 ngày, cúng giáp năm, mãn tang.

Tin tưởng rằng ở cõi âm, linh hồn người thân cũng có nhu cầu và sinh hoạt như khi còn ở dương thế, nên đốt giấy tiền vàng mã gởi xuống cho người thân.

Cũng cho rằng 49 ngày là thời gian mà linh hồn chờ đi đầu thai. Tùy theo nghiệp lực nặng, nhẹ khi còn sống, được đi “đầu thai” qua 6 con đường là: Trời, a tu la, người, súc sanh, ngạ quỷ (quỷ đói) và cuối cùng là vào địa ngục. Những kẻ ác nghiệp nặng, tội lỗi ngập đầu khi còn sống, như những người chủ trương và thi hành CCRĐ ở miền Bắc, thì chỉ có con đường đi vào 18 tầng địa ngục mà thôi. Có lẻ vì thế mà nhà ngoại cảm Bích Hằng không tiếp xúc được với Bác để nhờ sự hướng dẫn cho sự nghiệp cách mạng XCHCN như có lời đề nghị nêu trên.

Ngày nay, những tập quán đó trở thành truyền thống văn hoá mà người tin hay không tin cũng thực hiện để thể hiện lòng thành,hiếu thảo đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

Trúc Giang
Minnesota ngày 15-6-2012

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.