Hôm nay,  

Kinh Nghiệm Xây Dựng Dân Chủ Của Khối Đối Lập VN Thời Đệ Nhị Cộng Hòa

15/06/201200:00:00(Xem: 15737)
(Hội luận tại đại học Cornell – Ithaca, New York. Ngày 11 & 12, June 2012 của các nhân chứng Đệ Nhị Cộng Hòa (1), do Đại Học Cornell, New York, Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử & Chính phủ, Phân khoa Đông Nam Á châu tổ chức. Đề tài: Kinh nghiệm xây dựng dân chủ của Khối đối lập: Khối Dân Tộc Xã Hội (2) - Trong tiểu đề: Chính phủ và xã hội dân sự. Do Trần Văn Sơn, bút hiệu Trần Bình Nam, cựu dân biểu Đệ Nhị Cộng Hòa trình bày.)

**

Từ Quốc Hội Lập Hiến 1966 đến cuộc bầu cử 1971

Năm 1971, tôi là một Thiếu Tá Hải quân (VNCH) đang phục vụ tại trường Sĩ quan Hải Quân Nha Trang. Tôi quyết định ra ứng cử dân biểu quốc hội nhiệm kỳ 1971-1975. Vào thời gian đó cuộc chiến tại Việt Nam đang dâng cao và cuộc hòa đàm tại Paris sắp kết thúc. Tôi muốn có một diễn đàn để đóng sức vào công cuộc xây dựng dân chủ cho miền Nam Việt Nam .

Hiến pháp 1967 ban hành ngày 18/3 quy định bầu tổng thống (nhiệm kỳ 4 năm) và Quốc hội gồm Hạ nghị viện 170 dân biểu (nhiệm kỳ 4 năm) và Thượng nghị viện 60 Thượng nghị sĩ (nhiệm kỳ 6 năm). Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu,Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo quốc gia và Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, thủ tướng đều tỏ ý muốn ra tranh ghế tổng thống.Hoa Kỳ nghĩ rằng hai ông Thiệu và Kỳ cùng ra ứng cử tổng thống sẽ làm chia rẽ quân đội nên áp lực - qua các tướng lãnh khác – hai ông nên ở trong cùng một liên danh. Ông Thiệu ra ứng cử tổng thống, ông Kỳ đứng phó.

Ông Thiệu cam kết với Hội đồng các Tướng lãnh sẽ giao cho Kỳ nhiều quyền hành và Kỳ tự do đưa người của mình vào quốc hội. Ông Kỳ nhắm gây thanh thế và sẽ ra tranh cử tổng thống trong nhiêm kỳ 2. Nhưng ông Thiệu, với sự phụ tá đắc lực của ông Nguyễn Văn Ngân đã chặt vây cánh của Kỳ, và trước cuộc bầu cử 1971-1975, Thiệu nắm chắc trong tay cả Hành pháp lẫn Quốc hội.

Do đó, cuộc bầu cử cuối năm 1971 là một dịp để ông Thiệu hất cẵng ông Kỳ, củng cố quyền hành. Ông Ngân lèo lái cuộc bầu cử toàn quốc, chỉ để các tỉnh miền Trung Việt Nam cho các đảng Đại Việt, VNQDĐ và Phật giáo và vùng Saigòn – Gia Định cho nhóm Liên Trường người Nam thân tướng Dương Văn Minh. Phật giáo chỉ mạnh tại Thừa Thiên và thành phố Đà Nẵng. Các nơi khác tại miền Trung, các ứng cử viên do Phật giáo đề cử chỉ có thể đắc cử nếu có gốc VNQDĐ.

Qua cuộc bầu cử 1971, ông Thiệu đã kiểm soát được quốc hội với đa số tuyệt đối dân biểu thân chính quyền. Phật giáo chiếm 19 ghế, phần còn lại cho nhóm ông Dương Văn Minh, cho VNQDĐ và Phong Trào Cấp Tiến (Đại Việt) của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy.

Khối Dân Tộc Xã Hội

Sau khi đắc cử tại thành phố Nha Trang cùng với dân biểu Nguyễn Văn Cử (3) tôi gia nhập Khối đối lập Dân Tộc Xã Hội (DTXH) một kết hợp của Khối Xã Hội (XH) và Khối Dân tộc (DT).

Khối XH thành hình trong nhiệm kỳ 1967-1971 do dân biểu Phan Thiệp (4) lãnh đạo gồm các dân biểu gốc VNQDĐ và một số dân biểu độc lập có khuynh hướng Phật giáo. Phật giáo không có đại diện chính thức vì tẩy chay cuộc bầu cử quốc hội 1967-71. Lập trường của Khối Xã Hội là chống chính quyền quân nhân (dưới lốt dân sự) của tổng thống Thiệu. Khối Dân Tộc gồm 19 dân biểu thân Phật giáo, đắc cử do sự ủng hộ của Phật Giáo miền Trung. Tôi là một trong 19 dân biểu được Phật giáo ủng hộ. Dân Biểu Đinh Xuân Dũng (Phan Thiết) ra tranh cử với tư cách độc lập. Vào Quốc hội ông gia nhập khối DTXH.

Sau thủ tục hợp thức hóa sự đắc cử của các dân biểu, Khối DT và XH nhập lại cho đủ túc số theo nội quy (5) và thành lập khối đối lập Dân Tộc Xã Hội. Khối DTXH gồm 29 dân biểu, 19 thân Phật giáo, 10 dân biểu còn lại thuộc các đảng phái và những thành phần ủng hộ tướng Dương Văn Minh như Hồ Ngọc Nhuận, Hồ Văn Minh, Lý Qúy Chung. Các dân biểu nổi bật trong khối Phật giáo gồm dân biểu Lê Đình Duyên, Lý Trường Trân, bà Kiều Mộng Thu. Bà Kiều Mộng Thu gốc Long Xuyên trong đồng bằng sông Cửu Long, nhưng là đại diện duy nhất của thành phố Huế, trung tâm sức mạnh của Phật giáo.

Lúc bầu trưởng khối của Khối DTXH, quý vị lãnh đạo Ấn Quang có ý chọn anh Lê Đình Duyên. Anh Duyên là con trai của bác sĩ Lê Đình Thám, người có công chấn hưng Phật giáo tại Việt Nam thập niên 1930. Bác sĩ Thám thành lập Hội Phật Học huấn luyện cư sĩ, giúp Hòa Thượng Trí Độ mở lớp đào tạo tăng tàì, biến Huế thành một trung tâm Phật giáo. Các vị sư nổi danh như Thượng tọa Thích Trí Quang, Thích Thiện Minh , đều do chương trình chấn hưng này đào tạo. Nhưng sau khi cân nhắc hơn thiệt đề nghị của dân biểu Lý Trường Trân, quý vị đồng ý mời luật sư Trần Văn Tuyên, lãnh tụ VNQDĐ, một nhân vật có uy tín làm trưởng khối.

Sinh hoạt tại quốc hội trong bốn năm 1971 – 1975 cho thấy đây là một sự chọn lựa có viễn kiến. Khối đối lập có một khuôn mặt lãnh đạo có tầm vóc quốc tế, có lập trường chống Cộng vững chắc và với khéo léo và uy tín luật sư Trần Văn Tuyên đã giữ cho khối đối lập mà đa số chưa có kinh nghiệm sinh hoạt nghị trường không bị các khuynh hướng quá khích và thân Cộng sản lôi kéo.

Luật sư Trần Văn Tuyên sinh ngày 1/9/1913 tại Tuyên Quang (6), cách Hà Nội chừng 55 km. Ông gia nhập VNQDĐ năm 16 tuổi, đổ cử nhân luật tại Hà Nội và được bổ tri huyện tại tỉnh Tuyên Quang trên Việt Bắc. Sau một thời gian làm quan ông từ bỏ đời sống công chức về Hà Nội dạy học tại trường Trung học Thăng Long, một trường tư. Tại đây ông gặp và quen Võ Nguyên Giáp. Hai người đều theo đuổi con đường chống Pháp giành độc lập, nhưng đi hai con đường khác nhau, một bên là con đường cộng sản, một bên là con đường quốc gia chống nhau cho đến những ngày cuối cùng của VNCH. Chỉ có một giai đoạn ngắn ngủi (1945-46) hai ông hợp tác nhau khi Luật sư Tuyên tham gia Chính phủ Liên hiệp do ông Hồ Chí Minh thành lập. Năm 1946 khi Cộng sản ra tay diệt VNQDĐ ông tị nạn sang Trung quốc.

Sau khi người Pháp trở lại, năm 1947, luật sư Tuyên trở về góp tay xây dựng một chính quyền quốc gia dựa vào Cựu hoàng đế Bảo Đại, và ông giữ nhiều chức vụ trong chính phủ Nguyễn Văn Xuân.

Năm 1954, sau khi đất nước chia đôi luật sư Tuyên hành nghề luật sư và hoạt động chính trị tại Saigon. Tháng 4 năm 1960 ông cùng nhiều nhà trí thức ký bản Tuyên Ngôn Caravelle (7) kêu gọi tổng thống Ngô Đình Diệm cải cách chính trị để đoàn kết toàn dân chống Cộng sản.

Sau khi ông Ngô Đình Diệm bị lật đổ, các tướng Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh thay nhau cầm quyền trước khi giao quyền cho một chính phủ dân sự do thủ tướng Phan Huy Quát cầm đầu. Bác sĩ Quát mời luật sư Tuyên làm Phó thủ tướng. Đây là nỗ lực xây dựng một chính quyền dân sự của Hoa Kỳ theo đòi hỏi của Phật giáo. Trong 4 tháng (từ tháng 2 đến tháng 5/1965) Phó thủ tướng Trần Văn Tuyên đã đi vận động quốc tế tìm sự yểm trợ cho VNCH.

Sau 4 tháng, thủ tướng Phan Huy Quát không chịu nổi áp lực của quân đội, ông giao quyền lại cho các tướng lãnh, mở đâu thời kỳ hoạt động và tranh chấp của hai tướng NguyễnVăn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ. Ông Thiệu làm Chủ tịch nước dưới danh xưng Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia, và tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Thủ tướng dưới danh xưng Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương. Luật sư Trân Văn Tuyên trở về hành nghề luật sư. Ông được bầu làm thủ lãnh luật sư đoàn đồng thời là luật sư của tòa Thượng thẩm.

Luật sư Tuyên đã chứng kiến thời kỳ hỗn quân hỗn quan của quốc hội VNCH thời kỳ 1967-1971, ông quyết định ra tranh cử dân biểu nhiệm kỳ 1971-1975 đại diện Quận 1 & 3 của vùng Sài gòn – Gia định. Ở đây ông Thiệu không can thiệp, và luật sư Tuyên đã thắng nhà triệu phú Bùi Kiện Tín.

Nhờ có luật sư Tuyên khối đối lập DTXH có thể tồn tại và đóng góp trong 4 năm 1971 đến 1975 cho đến khi miền Nam sụp đổ. Không có luật sư Tuyên, khối DTXH có thể đã tan rã với sức căng nội bộ giữa nhiều khuynh hướng: (1) xây dựng một lực lượng dân chủ, (2) chống chính sách bỏ rơi VNCH của Hoa Kỳ đang dần hiện rõ qua cuộc hội đàm tại Paris, (3) Hòa giải với Mặt trận Giải phóng miền Nam (MT/GPMN) để mưu tìm một giải pháp chấm dứt chiến tranh.

Trước mắt của đối lập là 3 trở lực: (1) Chính quyền quân nhân của tổng thống Thiệu không chấp nhận đối lập, xem đối lập là một nhóm đối nghịch thân cộng không đáng để nói chuyện với, (2) Hoa Kỳ không có chương trình giúp xây dựng dân chủ chân chính. (3) nỗ lực vừa ve vãn vừa phá họai nội bộ Khối DTXH của MT/GPMN.

Trong thời gian 4 năm 1967-1971 tổng thống Thiệu và Phó Kỳ chia quyền hành, tổng thống Thiệu với phụ tá chính trị Nguyễn Văn Ngân đã thành công triệt tiêu vây cánh của Phó Kỳ tại quốc hội và trong chính quyền . Qua nhiệm kỳ 2 (1971-1975) tổng thống Thiệu bỏ Kỳ chọn thầy giáo Trần Văn Hương đứng phó. Ông Trần Văn Hương có nhiều ảnh hưởngđối với nhóm Liên Trường.

Hoa Kỳ ủng hộ Thiệu, nhưng muốn thấy một cuộc bầu cử dân chủ, đã ngầm ủng hộ một liên danh hoặc Dương Văn Minh hoặc tướng Nguyễn Cao Kỳ ra tranh với liên danh Nguyễn Văn Thiệu – Trần Văn Hương. Tuy nhiên tướng Kỳ cũng như tướng Minh không ai muốn làm liên danh tô điểm cho sự đắc cử của ôngThiệu nên đều rút lui. Cuối cùng liên danh Thiệu – Hương là liên danh duy nhất. Độc diễn .

Sau khi đắc cử Hoa Kỳ ủng hộ ông Thiệu hơn và ông Thiệu trở nên cứng rắn. Điều này làm cho khối đối lập càng chống Thiệu hơn .

Hiệp Định Paris và chính trường Nam Việt Nam

Đối với cuộc thương thuyết tại Paris lập trường của khối DTXH là một giải pháp ngưng bắn và áp dụng nguyên tắc dân tộc tự quyết để cứu vãn miền Nam khỏi tay Cộng sản.

Tuy nhiên, với kinh nghiệm chính trị quốc tế, luật sư Tuyên biết cuộc vận động cứu vãn miền Nam qua nguyên tắc dân tộc tự quyết không đơn giản. Luật sư Tuyên rất nghi ngờ kế họach chấm dứt chiến tranh của Nixon & Kissinger. Năm 1972, cựu thống đốc California,Ronald Reagan đến Saigòn như một tư nhân (8),và trong một cuộc nói chuyện với luật sư Trần Văn Tuyên đã hé lộ cho thấy Hoa Kỳ muốn rút lui khỏi Việt Nam.

Từ năm 1972 luật sư Tuyên, qua sinh hoạt nội bộ Khối DTXH cho chúng tôi thấy ông nghi ngờ Hoa Kỳ đang đi dần đến một thỏa thuận tại Paris bất lợi cho VNCH. Ở đây lập trường của khối DTXH và của tổng thốngThiệu giống nhau, là cùng chống một thỏa thuận để quân đội Hoa Kỳ và đồng minh rút ra khỏi Nam Việt Nam mà không buộc quân đội Bắc Việt xâm nhập vào Nam từ năm 1965 rút về miền Bắc.

Nhưng sau cùng, trước áp lực cắt viện trợ, đe dọa sự an toàn của chính bản thân ông, và lời hứa hẹn bằng thư riêng của Nixon, tổng thống Thiệu đã phải nhượng bộ Hoa Kỳ và đồng ý ký bản “Hiệp định chấm dứt chiến tranh tái lập hòa bình tại Việt Nam” tại Paris ngày 27/1/1973 .

Vào đêm Giao thừa năm Quý Sửu (2/2/1973). Luật sư Tuyên và toàn thể thành viên khối DTXH đã tuyệt thực trước tiền đình Hạ nghị viện phản đối Hiệp Định Paris để lại quân đội cộng sản Bắc Việt. Ông cảnh báo rằng Hiệp định Paris sẽ làm miền Nam sụp đổ.

Tuy nhiên trước thực tế phủ phàng khối DTXH đã phải chọn con đường ít nguy hiểm nhất cho miền Nam là vận động hai miền Nam Bắc thi hành nghiêm chỉnh Hiệp Định Paris. Hiệp Định dự liệu thành lập một Hội đồng Hòa hợp Hòa giải Dân tộc (HĐHH/HGDT) 3 thành phần có nhiệm vụ thay thế chính quyền hai bên tổ chức một cuộc bầu cử và thành lập một chính phủ Liên Hiệp, giữ cho miền Nam ngoài vòng tay của Hà Nội trong khi chờ đợi biến chuyển quốc tế.

Tuy nhiên cả hai bên Quốc – Cộng đều không tin HĐHH/HGDT có thể làm việc vì nguyên tắc đồng thuận nên đều vi phạm Hiệp định và tìm cách lấn đất giành dân. Nói cách khác là cuộc chiến vẫn tiếp diễn.

Luật sư Tuyên biết Cộng sản chọn lựa chiến tranh vì con đường đó có lợi cho miền Bắc. Trung Hoa và Liên bang Xô viết không ngừng viện trợ cho quân đội cộng sản còn đóng ở miền Nam, trong khi Hoa Kỳ chẳng những đã rút hết quân còn cắt dần viện trợ. Từ 2.3 tỉ mỹ kim năm 1973, xuống còn 1 tỉ năm 1974, và đến năm 1975 giảm xuống 300 triệu . Và 300 triệu này cuối cùng cũng bị cắt luôn .

Từ khi còn làm Phó thủ tướng, luật sư Tuyên đã biết rằng con đường cứu vãn VNCH là xây dựng một chế độ dân chủ được sự hậu thuẫn của toàn dân và một nền kinh tế tự lập. Ông nghĩ nếu Nam Hàn trong cùng cảnh ngộ tồn tại được thì tại sao VNCH không tồn tại được, nhất là VNCH được Hoa Kỳ viện trợ nhiều hơn Nam Hàn.

Nhưng có hai khác biệt căn bản: Nam Hàn có lãnh đạo tốt, trong khi VNCH không có. Các tướng lãnh của VNCH đều là sản phẩm của nền thống trị cuối mùa của Pháp để lại. Thứ hai tại Nam Hàn, Hoa Kỳ quyết ở lại, trong khi tại Nam Việt Nam, Hoa Kỳ muốn đi.

Sau Hiệp Định Paris, nhìn thấy trước mắt con đường liên hiệp, tâm lý các khối thế lực: Phật giáo, Công giáo, Đảng phái đều ra sức chống tổng thống Thiệu để dành chỗ làm cho tình hình trở nên rối ren hơn. Và chỉ có lợi cho cộng sản.

Trong giai đọan đó, 3 nhóm họp thành khối đối lập DTXH theo đuổi ba chương trình khác nhau:

(1) nhóm Phật giáo chống Thiệu và muốn Thiệu ra đi bằng mọi giá.

(2) nhóm Đảng phái (VNQDĐ, Đại Việt) lo cũng cố đảng

(3) nhóm thân tướng Minh muốn ông Dương Văn Minh thay thế Thiệu.

Tuy nhiên nhờ uy tín và sự lãnh đạo khéo léo của luật sư Tuyên khối DTXH không bể cho đến ngày cuối cùng 30-4-1975 . Khối DTXH kết hợp với Công giáo và Đại việt trong phong trào chống tham nhũng của linh mục Trần Hữu Thanh, chống luật Báo chí và áp lực tổng thống Thiệu cải tổ chính phủ.

Trong thâm tâm hình như luật sư Trần Văn Tuyên nghĩ rằng tình hình vô vọng. Nhưng bản năng tự tồn loay hoay trong một ván bài không dễ thấy lời giải, làm cho ông nghĩ rằng có thể vì quyền lợi toàn cầu của ba thế lực Nga- Mỹ-Trung quốc, và nhất là địa lý chính trị Á châu – Thái bình Dương,Hà Nội sẽ không thanh toán VNCH bằng vũ lực mà tìm một giải pháp ôn hòa. Kết luận: Minh thay Thiệu có thể là một giải pháp.

Nhiều dấu hiệu cho thấy vào lúc chiến tranh sắp chấm dứt Trung quốc không muốn thấy Hà Nội đại thắng để khỏi phải chạm cái gai của một nước Việt Nam thống nhất có quân đội thiện chiến chọc vào sườn phía Nam. Lịch sử quan hệ hai nước cho thấy một Việt Nam hùng mạnh không có lợi cho Trung quốc. Cái lo của Mao Trạch Đông là sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Việt Nam thì nay quân đội Mỹ đã rút lui hoàn toàn.

Khối Dân Tộc Xã Hội và tướng Dương Văn Minh

Với phân tích đó trong 2 năm sau cùng (1974, 1975), Khối DTXH đã ủng hộ giải pháp Dương Văn Minh. Đây là một sai lầm. Vì sau khi ký Hiệp Định Paris người Mỹ chỉ muốn rút lui khỏi Việt Nam an toàn không bị quân lực VNCH ngăn cản. Giải pháp Dương Văn Minh có lẽ chỉ là một giải pháp chính trị “ảo” bất thành văn giữa Hà Nội và Washington!

Đường lối ủng hộ Minh và ép Thiệu từ chức giải thích sự hiện hữu của một điện văn nói là của Khối DTXH gởi quốc hội Mỹ yêu cầu đừng quân viện cho quân đội VNCH 300 triệu mỹ kim (đã có trong ngân sách, chỉ chờ Quốc hội chuẩn chi) trong tháng Hai năm 1975. Sự thật là vào tháng 2/1075 tổng thống Ford yều cầu quốc hội Mỹ chuẩn chi số tiền này. Quốc Hội Hoa Kỳ chần chừ không muốn và giả bộ gởi một phái đoàn dân cử sang Sài gòn tìm hiểu tình hình. Phái đòan này gồm Thượng nghị sĩ Dewey Bartlett (Cộng Hòa, Oklahoma) 7 dân biểu trong đó có hai dân biểu Bella Abzug và Paul McClosky chủ trương cắt mọi viện trợ (9). Đến Sài gòn dân biểu Abzug tìm gặp dân biểu Hồ Ngọc Nhuận, một dân biểu cận kề tướng Minh cho biết quốc hội Mỹ trong mọi trường hợp sẽ không chuẩn chi 300 triêu mỹ kim. Cho rằng đây là một cơ hội tốt để áp lực tổng thống Thiệu từ chức nhường chỗ cho tướng Dương Văn Minh, dân biểu Hồ Ngọc Nhuận cùng với một số dân biểu thân tướng Minh đã mổ xẻ vấn đề trong một buổi họp hằng tuần tại tư thất tướng Minh và đồng ý thảo một điện văn, mời thêm một số dân biểu trong khối DTXH ký gởi quốc hội Hoa Kỳ yêu cầu đừng viện trợ 300 triệu nói trên. Vấn đề không được thảo luận công khai tại văn phòng Khối DTXH. Cá nhân tôi chỉ biết có điện văn này sau khi đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA - Việt ngữ) loan tin.

Nhìn lại tình hình, 300 triệu mỹ kim vũ khí vào thời điểm muộn màng đó có lẽ cũng không cứu vãn được Nam Việt Nam ngoại trừ kéo dài cơn hấp hối của VNCH . Nhưng về mặt luân lý, nếu không có điện văn đó thì vẫn tốt hơn!

Tổng thống Thiệu củng cố quyền hành
sau mùa hè đỏ lửa 1972

Từ năm 1972 đến năm 1974 có sự tranh chấp căng thăng giữa tổng thống Thiệu và đối lập do sự vận động của Hành pháp thông qua Luật Ủy quyền (1972) sau khi quân đội cộng sản tấn công qua Bến Hải chiếm nửa tỉnh Quảng Trị và đe dọa Huế, để ông Thiệu cai trị bằng sắc luật. Mục đích của ông Thiệu là đẩy đối lập ra ngoài sinh họat chính trị trong một thời gian để ông rãnh tay ban hành những sắc luật cần thiết để củng cố quyền lực mà ông cho là cần thiết trong giai đoạn khẩn trương.
Căng thẳng khác là đầu năm 1974 ông Thiệu vận động tu chính Hiến pháp để ông ra ứng cử tổng thống nhiệm kỳ 3 (1975-1979) .Theo ông phụ tá Nguyễn Văn Ngân tình hình bắt buộc vì “không ai thay ngựa giữa dòng”. Cuộc chiến nổ rộ toàn quốc, trong khi Hoa Kỳ đang cắt dần viện trợ.
Sau khi tu chính Hiến pháp tin tức Trung quốc tấn chiếm quần đảo Hoàng Sa ngày 19/1/1974 tràn ngập và không ai còn thì giờ để lên án sự tham quyền của tổng thốngThiệu.

Tổng thống Thiệu - Đối lập
và vụ Trung quốc chiếm Hoàng Sa

Những sự việc chung quanh vụ Hoàng Sa vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được trả lời. Quần đảo Hoàng Sa cách bờ biển Đà Nẵng 230 hải lý (379 km) do quân đội VNCH và một đơn vị Địa phương quân tỉnh Quảng Nam trấn giữ. Tổng thống Thiệu không báo cáo nên Quốc hội không biết những gì đang diễn ra ngoài Hoàng Sa cho đến khi tin tức quốc tế loan báo Hải quân Trung quốc đã đánh bại một Hải đội của Hải quân Việt Nam trong ngày 19/1/1074 và mấy hôm sau cho đổ bộ chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa. Gần 80 binh sĩ gồm biệt kích, thủy thủ, sĩ quan VNCH tử trận. Ông Gerald Kosh, một cựu sĩ quan Hoa Kỳ thuộc tòa lãnh sự Hoa Kỳ tại Đà Nẵng đi theo quan sát bị bắt.

Lệnh bảo vệ Hoàng Sa bằng sức mạnh vũ trang do chính tổng thống Thiệu ban ra. Tổng thống Thiệu không tham khảo ý kiến của tòa đại sứ Hoa Kỳ khi ban lệnh này.

Sau khi Hoàng sa bị chiếm, Khối DTXH yêu cầu chính phủ điều trần, nhưng ông chủ tịch quốc hội Nguyễn Bá Cẩn không đưa vào nghị trình.

Chính phủ Thiệu lúng túng vì các đơn vị Hải quân Hoa Kỳ thuộc hạm đội 7 ở gần đó đã không đáp ứng lời kêu cứu của Bộ Tư Lệnh HQVN xin vớt thủy thủ Việt Nam của chiến hạm HQ 10 bị đánh chìm đang trôi dạt trên biển. Hình như có một sự đồng ý giữa Hoa Kỳ và Trung quốc để Trung quốc chiếm Hoàng Sa.

Đối với Hoa Kỳ, trước sau Hà Nội cũng chiếm Nam Việt Nam nên để Hoàng Sa nằm trong tay Trung quốc có lợi hơn nằm trong tay của Liên bang Xô viết, một đồng minh của Hà Nội (10).

Vi phạm Hiến Pháp

Khối DTXH lại có thêm một lần lúng túng khác khi lưỡng viện quốc hội họp ngày 27/4/1974 để thông qua một quyết nghị cho phép tổng thống Trần Văn Hương (vừa nhận quyền tổng thống ngày 21/4 khi tổng thốngThiệu từ chức) trao quyền tổng thống cho tướng Dương Văn Minh. Quyết nghị này vi hiến, nhưng khối DTXH quyết định bỏ phiếu thuận xem đây con đường duy nhất còn lại để có một giải pháp chính trị cho Việt Nam. Lúc đó 5 sư đoàn quân đội Bắc Việt với xe tăng và trọng pháo đang bao vây Sài gòn, và qua các đường dây ngoại giao quốc tế Cộng sản “mớm ý” chỉ chịu nói chuyện với tướng Minh. Đây là một âm mưu phỉnh gạt của Hà Nội với sự tiếp tay của hai tòa đại sứ Pháp và Mỹ tại Sài gòn. Tướng Minh nhậm chức chiều ngày 28/4 cũng là lúc Không quân Bắc Việt oanh tạc phi trường Tân Sơn Nhất. Đêm 29/4 trước khi trời hừng sáng ông đại sứ Martin rời nóc tòa đại sứ trên đường Thống Nhất bay ra chiến hạm USS Blue Ridge đang chờ ngoài khơi.

Tư cách lãnh đạo của luật sư Trần Văn Tuyên

Cho đến phút kết thúc, luật sư Trần Văn Tuyên giữ đúng vai trò một lãnh tụ đối lập có lập trường chống Cộng kiên quyết. Luật sư Tuyên quyết định không bỏ nước ra đi dù tòa đại sứ Hoa Kỳ qua đệ nhất tham vụ Joe Bennett hẹn đưa ông và gia đình di tản.

Đầu tháng 5/1975, sau khi Hà Nội chiếm Sài gòn, tướng Võ Nguyên Giáp gởi một sĩ quan cán bộ đến nhà cho biết ông ta sẽ can thiệp với Ủy ban Quân quản Saigon Gia định cho phép ông khỏi đi trình diện học tập. Luật sư Tuyên cũng từ chối. Ông muốn chia sẻ số phận của người bại trận cùng với các đồng bào miền Nam và chiến sĩ của ông.

Sau đó luật sư Tuyên được tập trung cùng với 3000 quân cán chính VNCH tại trại Long Thành. Rồi cùng một số nhỏ được đưa qua nhà tù Thủ Đức. Mùa thu năm 1976 ông được đưa ra giam tại một trại giam trong tỉnh Hà Sơn Bình. Tại đây ngày 26/10 luật sư Tuyên đột trụy khi cùng với các tù nhân khác tham dự một buổi học tập tự phát biểu lập trường “đề cao cách mạng, nhục mạ chế độ VNCH, xỉ vả cá nhân tội lỗi của mình” như yêu cầu của ban quản trại. Ban quản trại cho rằng ông chỉ bị xâm xoàng, tiếp tục buổi học tập. Sau đó ban y tế trại mới cho xe chở ông đi bệnh viện tỉnh, và mấy hôm sau cho biết ông đã chết sáng ngày 28/10/1976.

Nhiều giả thuyết quanh cái chết của luật sư Tuyên. Có thể áp lực tinh thần quá sức chịu đựng làm ông đứt mạch máu não. Và cũng có thể ông bị đầu độc (12). Tại Long Thành khi học tập “9 bài” và làm bản kiểm thảo luật sư Tuyên đã viết trong phần “nhận tội” rằng: “Tôi không có tội gì với Tổ Quốc và đồng bào của tôi cả. Nếu có tội thì đó chỉ là tội chống cộng sản, chống thực dân, chống độc tài và bất công."

Nhìn lại, luật sư Tuyên đã hiến trọn cuộc đời chống Pháp, chống Cộng sản để giành độc lập và tự do của Việt Nam. Ông đã không thành công, nhưng ông thành nhân.

Khối DTXH đã đóng góp được gì

trong công cuộc xây dựng dân chủ tại Việt Nam?

Khối đối lập DTXH đã làm được gì trong việc xây dựng dân chủ cho Việt Nam?

Cần theo dõi sinh hoạt quốc hội của Đệ nhị Cộng hòa trước khi trả lời câu hỏi.

Đệ Nhị Cộng Hòa có 2 nhiệm kỳQuốc Hội (1967-1971) & (1971-1975).

Trong nhiệm kỳ (1967-1971) chỉ có đối lập hình tức tại quốc hội. Dân biểu đủ mọi khuynh hướng sinh hoạt chung quanh những tâm điểm theo TT Thiệu, Phó TT Kỳ hoặc có ảnh hưởng như dân biểu Phan Thiệp, dân biểu Trần Ngọc Châu.

Chung quanh dân biểu Phan Thiệp có nhóm Xã Hội gồm VNQDĐ , các dân biểu thân Phật giáo (Phật giáo tẩy chay cuộc bầu cử quốc hội 67-71 nên không có đại diện chính thức) và các dân biểu thân tướng Dương Văn Minh .

Dân biểu Trần Ngọc Châu đại diện tỉnh Kiến Hoà, nơi ông Châu hai lần làm tỉnh trưởng và rất thành công trong chương trình Xây dựng Nông thôn. Ông có nhiều liên hệ (hay ít nhất được xem như) với cơ quan CIA và đó là sức mạnh tại Quốc Hội của ông.

Tuy nhiên trên thực tế ông Trần Ngọc Châu bất đồng ý kiến với CIA (cơ quan chi tiền). Ông Châu muốn người Mỹ để cho chính quyền Việt Nam điều khiển chương trình, trong khi cơ quan CIA muốn sắp xếp nhân sự và nắm mọi chi tiết trong chương trình Xây dựng Nông thôn. Và đó là lý do ông ra ứng cử quốc hội để có một diễn đàn cho chương trình chính trị của ông.

Ông Châu có thể xem là một dân biểu độc lập, không thuộc cánh của Thiệu hay của Kỳ mặc dù ông là bạn thân thiết với tổng thống Thiệu. Uy tín to lớn và sức làm việc của ông giúp ông được bầu làm Tổng Thư Ký Hạ nghị viện với ông Nguyễn Bá Lương, người của Phó tổng thống Nguyền Cao Kỳ làm Chủ tịch.

Châu là bạn của tổng thống Thiệu, nhưng ông không làm việc với ông Thiệu mà làm việc gần gủi với tòa đại sứ Hoa Kỳ. Ông nghỉ rằng làm việc thẳng với Hoa Kỳ có lợi hơn. Sai lầm lớn nhất của ông là năm 1965 đã tiếp xúc với người anh ruột Trần Ngọc Hiền, một điệp viên cao cấp của Hà Nội nhưng chỉ thông báo cho tòa đại sứ Hoa Kỳ biết. Và đó là cái cớ để ông Thiệu bắt ông Châu . Nhưng lý do chính là sau trận Mậu Thân 1968, Châu biết Hoa Kỳ đang tìm đường xuống thang chiến tranh nên đi bước trước. Trong khi ông Thiệu vẫn 4 Không. Và Hoa Kỳ lại đang cần 4 Không để an toàn rút lui. Châu lưỡng đầu thọ địch .

Đầu năm 1971 tổng thống Thiệu ra lệnh bắt Châu sau khi vận động đủ phiếu tước quyền bất khả xâm phạm của Châu, đưa Châu ra Tòa án Quân sự Mặt trận phạt 10 năm tù giam. Lúc này ông Thiệu, với sự phụ tá rất hữu hiệu của ông Nguyễn Văn Ngân đã hoàn tất việc cắt vây cánh của ông Kỳ trong bộ máy hành chánh cũng như trong quốc hội .

Trong cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống nhiệm kỳ 1971-1975, ông Ngân chỉ để 4 tỉnh miền Trung cho Phật giáo, và các thành phố lớn có tai mắt của báo chí quốc tế như Gia Định – Sài Gòn, Nha Trang, Cần Thơ cho nhóm thân tướng Minh và các ứng cử viên thuộc các đảng chính trị không thân chính quyền và các ứng cử viên tự do. Còn lại vùng cao nguyên, vùng phía nam miền Trung, vùng đồng bằng sông Cửu Long, ông Thiệu lấy hết ghế dân biểu. Tại Quốc hội 1971-75 tổng thống Thiệu có đa số tuyệt đối họp thành hai khối Dân Chủ và Cộng Hòa. Khối đối lập DTXH gồm các dân biểu thân Phật giáo, đảng viên VNQD và các dân biểu thân tướng Minh đắc củ trong vùng Gia Định – Sài gòn. Ngoài ra còn hai nhóm (không đủ túc số 25 dân biểu để thành khôi) là nhóm Quốc Gia không theo khuynh hướng nào, và nhóm Dân Quyền thuộcPhong Trào Quốc gia Cấp tiến của đảng Đại Việt.

Với cách sắp xếp này quốc hội 1971-1975 sinh hoạt có quy củ hơn, có thân chính, có đối lâp, có độc lập rõ ràng. Nét nổi bật là đối lập có quyền nói nhưng không có phiếu để thông qua bất cứ một đạo luật hay một quyết nghị gì tại quốc hội. Quốc hội chỉ thông qua những gì phủ tổng thống cần. Phụ tá Nguyễn Văn Ngân đánh giá thấp đối lập mà ông nghi ngờ bị thành phần thân cộng sản thao túng. Ông Ngân cũng đánh gíá thấp luật sư Trần Văn Tuyên, cho rằng luật sư Tuyên chỉ có khả năng dàn xếp, nhưng không có khả năng lãnh đạo. Tiếng nói của đối lập được ông Thiệu xem như là tiếng nói của đối nghịch, và tình trạng này làm tê liệt nổ lực đóng góp của đối lập.

Nét đặc thù của tình hình chính trị Nam Việt Nam lúc đó là ảnh hưởng của tòa đại sứ Hoa Kỳ bàng bạc hiện diện trong mọi sinh hoạt chính trị quốc gia. Nhưng tòa đại sứ Hoa Kỳ không có một chương trình cụ thể nào giúp đối lập xây dựng một nền tảng dân chủ. Mối lo của tòa đại sứ Hoa Kỳ là an toàn rút quân.

Tòa đại sứ Hoa Kỳ liên lạc với đối lập qua tiếp xúc một cách hình thức với luật sư Tuyên. Ông được mời tham dự các “party” có tính chính trị của tòa đại sứ. Nhưng ít khi thấy Luật sư Tuyên báo cáo với Khối ông đã trao đổi những gì với tòa đại sứ. Có lẽ không có gì thực chất để báo cáo.

Nhưng yếu tố quan trọng nhất của sự thất bại của đối lập là thiếu kinh nghiệm dân chủ và sinh hoạt nghị trường. Cho đến đầu thập niên 1970 Việt Nam chưa bao giờ là một nước dân chủ. Thời gian 1946-1954 với chính phủ Bảo Đại bên trên là một Ủy viên toàn quyền người Pháp. Chỉ là một chính quyền đô hộ Pháp với các vỏ quốc gia của cựu hoàng Bảo Đại. Dưới chính thể ông Ngô Đình Diệm, VNCH chỉ là một nước dân chủ trên giấy tờ. Và qua đệ nhị Cộng Hòa với hai nhiệm kỳ của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng vậy. Hiến pháp 1967 dân chủ hơn Hiến Pháp đệ nhất Cộng Hòa nhưng chỉ là hình thức.

Nhìn lại tôi có cảm tưởng luật sư Tuyên có đầy đủ thông tin để biết tình hình Nam Việt Nam là vô vọng ít nhất cũng từ năm 1965, 1966. Việt Nam không có kinh tế độc lập, ngay cả nguồn lúa gạo vốn là sản phẩm dồi dào của Việt Nam cũng không dùng được. Quân trang, quân cụ, lương bỗng cho gần 1 triệu quân nhân đều được cung cấp và chi trả bằng ngoại viện. Tòa đại sứ Hoa Kỳ, không khác gì phủ toàn quyền dưới thời đô hộ Pháp, có mặt trong mọi sinh hoạt quốc gia qua bàn tay nối dài hữu hiệu của cơ quan Trung Ương tình báo CIA. Và chương trình quan trọng của Hoa Kỳ là đạt một thỏa thuận với Hà Nội, lấy lại tù binh – đa số là phi công- rồi an toàn rút lui .

Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, luật sư Tuyên đã thành công giữ cho khối đối lập DTXH khỏi tan rã. Ông nghĩ rằng dù miêu tả cuộc chiến tranh là chiến đấu bảo vệ tự do, nội chiến hay chiến tranh chủ nghĩa, thực chất là một cuộc chiến nhiệm chức của hai thế lực quốc tế: Hoa Kỳ chống liên minh Nga-Trung quốc. Và mọi cuộc xung đột nhiệm chức đều có thể được dàn xếp bởi các thế lực sau lưng. Nên Nam Việt Nam với một cơ may nào đó có thể được tồn tại như một mãnh đất tự do.

Luật sư Tuyên cũng biết rằng trong bất cứ hoàn cảnh nào Nam Việt Nam cũng không thể tồn tại nếu không có dân chủ. Và ông đã dành trọn đời cho công cuộc xây dựng dân chủ này. Đó là lý do tại sao ông đã nỗ lực duy trì sự toàn vẹn của khối DTXH. Và tại sao ông chống chính sách độc tài của tổng thống Diệm, tổng thống Thiệu và nghi ngờ chương trình của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam .

Trong nhiều buổi họp hằng tuần của Khối, luật sư Tuyên nói đến một Liên minh Vì Dân chủ tòan thế giới, đặc biệt với các nước Phi châu vừa ra khỏi vòng nô lệ. Trong thời gian ngắn ngũi làm Phó thủ tướng cho thủ tướng Phan Huy Quát (tháng 2 – tháng 6/1965) ông đã có cơ hội gợi ý kiến về chương trình này với đại tá Houari Boumedienne của Algeria, với tổng thống Bourguiba của Tunisia, và với đại tá Nasser của Ai Cập, và đã được sự đồng tình của những vị này. Tuy nhiên chính phủ Phan Huy Quát không tồn tại đủ lâu để ông biến chương trình quốc tế này thành hiện thực.

Đêm 29/4/1975 là một đêm dài, chấm dứt cuộc vận động dân chủ cho Việt Nam. Sáng sớm ngày 30/4 xe tăng của quân đội Cộng sản Bắc Việt tiến vào Sài gòn. Chính phủ 1 ngày của tướng Dương Văn Minh đầu hàng. Ai cũng có trách nhiệm trong sự thất bại này: người Mỹ, chính phủ Thiệu, tướng Dương Văn Minh , Quốc hội và nhất là đối lập.

Mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ đến giúp Nam Việt Nam xây dựng một miền nam độc lập, dân chủ và phú cường ngăn chận sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản trong thập niên 1960 là một chiến lược đúng. Chỉ vì lãnh đạo chiến tranh (của Hoa Kỳ) kém cỏi, và các nhà lãnh đạo sót lại tại miền Nam thiếu bản lãnh nên cuối cùng Hoa Kỳ phải chấp nhận thất bại, rút lui để bày một ván cờ khác.

Ông tổng trưởng quốc phòng Robert McNamara điều khiển một cuộc chiến tranh du kích bằng con số từ Washington là một sai lầm thảm hại. Sai lầm khác là tình báo chiến lược Hoa Kỳ không đoán biết được Trung quốc sẽ hành động như thế nào. Hoa Kỳ không muốn đụng độ với quân đội Trung quốc trong một cuộc chiến trên bộ lần thứ hai (sau cuộc đụng độ tại Triều Tiên vừa chấm dứt năm 1953). Và sự tính toán này làm tê liệt sáng kiến quân sự của các tướng lãnh Mỹ tại chiến trường Đông Dương. Lo ngại vi phạm sự trung lập của Lào Hoa Kỳ đã không lập hàng rào bít kín đường xâm nhập người và vũ khí từ miền Bắc vào Nam mà chỉ bít từ bờ biển đến biên giới Lào Việt.

Nếu Hoa Kỳ đã lập phòng tuyến từ bờ biển Việt Nam qua Lào kéo đến tận sông Cửu Long, quân đội Hoa Kỳ và VNCH đã có thể bình định miền Nam. Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ đã đưa ra kế hoạch này khi cùng ông Thiệu gặp tổng thống Johnson tại Guam ngày 20-21 tháng Ba năm 1967 (11). Tổng thống Kennedy đã phạm một sai lầm chiến lược tai hại khi tôn trọng hiệp định trung lập hóa Lào.

Lý do địa phương cũng đóng góp không ít vào sự thất bại này. Miền Nam Việt Nam thiếu truyền thống dân chủ, lãnh tụ bất tài, và các chính trị gia – theo Thiệu hay chống Thiệu - thiếu khả năng. Chương trình của đối lập do sự thúc đẩy của Phật giáo là dân sự hóa chính quyền, nói chuyện với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam thay thế tổng thống Nguyễn Văn Thiệu để chấm dứt chiến tranh đã chứng tỏ là một đường lối sai lầm. Nó làm yếu chính quyền Thiệu thay vì đoàn kết các lực lượng chống Cộng và chống Thiệu thành một khối. Mặt khác Cộng sản đã thành công xâm nhập vào mọi cơ cấu và định chế của VNCH. Phủ tổng thống có Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng…, quân đội có Phạm Ngọc Thảo, báo chí có Phạm Xuân Ẩn…, quốc hội có Đinh Văn Đệ,… tôn giáo có ni sư Huỳnh Liên…, sinh viên có Huỳnh Tấn Mẫm…

Làm gì ?

Sau 35 năm cục diện Á Châu thay đổi. Trung quốc đang vươn lên thế siêu cường. Việt Nam đang chuyển đổi chính sách vì nhu cầu bảo vệ đất biển và an ninh quốc gia. Hoa Kỳ trở lại Á châu để bảo vệ vị trí siêu cường. Trên bàn cờ Á châu lại xuất hiện những con cờ cũ. Và bên cạnh là một lực lượng đối lập. Đối lập với chính quyền Việt Nam bây giờ là ai? Là khối người Việt hải ngoại và thành phần đấu tranh dân chủ trong nước.

Chương trình của đối lập phải như thế nào để khỏi đi vào vết xe cũ? Chúng ta rút tỉa được gì qua sinh hoạt của đối lập qua hai nền Cộng Hoà 1955- 1975. Và bài học nào cho Hoa Kỳ và những nhà lãnh đạo Cộng Sản tại Hà Nội.

Trần Bình Nam

(1) Gồm 11 nhân chứng, các ông: Bùi Diễm (cựu đại sứ tại Hoa Kỳ) , Hoàng Đức Nhã (cựu tổng trưởng Thông Tin) , Phan Công Tâm (cựu viên chức Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo), Hồ Văn Kỳ Thoại (cựu Phó Đô Đốc Hải Quân), Lữ Lan (cựu Trung Tướng), Trang Sĩ Tấn (cựu giám đốc Cảnh sát Sài gòn), Trần Văn Sơn (cựu Dân biểu đối lập, Đệ nhị Cộng Hòa), Phan Quang Tuệ (cựu luật sư Tối Cao Pháp Viện), Nguyễn Ngọc Bích (cựu giám đốc Việt Nam Thông Tấn Xã), Trần Quang Minh (cựu Thứ Trưởng bộ Canh Nông), Nguyễn Đức Cường (cựu Tổng Trưởng bộ Thương Mãi và Kỹ Nghệ).

(2)Để viết tài lịệu này tôi đã phỏng vấn quý ông, gồm:

Ông Nguyễn Văn Ngân – cố vấn Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (Lakewood – California)
DB Trần Ngọc Châu (Woodland Hill, California)
Luật sư Trần Tử Huyền – trưởng nam luật sư Trần Văn Tuyên (San Francisco – California)
DB Lý Trường Trân (Garden Grove, California)
DB Phan Thiệp (San Jose, California)
DB Hồ Ngọc Nhuận (Saigon, Việt Nam)
DB Đinh Xuân Dũng (San Jose, California)
DB Nguyễn Hữu Thời (Lake Forest – California)
DB Trần Văn Thung (Dallas, Texas).
DB Đoàn Mại (Anaheim, California)
DB Trần Cao Đễ (Westminster, California)
(3) Thiếu Tá Không quân, người dội bom Dinh Độc Lập của Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong cuộc đảo chánh bất thành năm 1961
(4) Việt Nam Quốc Dân Đảng
(5) Theo nội quy, 25 dân biểu mới thành được một Khối
(6) Do đó ông bà cụ thân sinh đặt tên ông là “Tuyên”

(7) Nhóm ký Tuyên Ngôn Caravelle gồm18 nhân sĩ. Các ông: Trần Văn Văn, Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Nguyễn Lưu Viên, Huỳnh Kim Hữu, Phan Huy Quát, Trần Văn Lý, Nguyễn Tiến Hỹ, Trần Văn Đỗ, Lê Ngọc Chấn, Lê Quang Luật, Lương Trọng Tường, Nguyễn Tăng Nguyên, Phạm Hữu Chương, Trần Văn Tuyên, Tạ Chương Phùng, Trần Lê Chất, Hồ Văn Vui .
(8) Lúc đó là một tư nhân (không còn làm Thống Đốc bang California). Sau này đắc cử tổng thống Hoa Kỳ (1980-1988).
(9) “Ending The Vietnam War” Henry Kissinger, Page 512
(10) (Biển Đông Dậy Sóng )
(11)Cái chết của luật sư Tuyên còn nhiều nghi vấn: đột trụy hay bị bỏ thuốc độc? Không có một giảo nghiệm y khoa nào để lại.

Vietnam War: Day by Day của John S. Bowman, trang 102

***

ENGHLISH VERSION

Symposium
"Voices from the South: Testimony from the Second Republic of Vietnam" June 11 & 12th, 2012
Cornell University - Department of Asian Studies
Session: Government and Civil Society

Subject:
Experience in democracy building with the Opposition: Bloc Dan Toc Xa Hoi - DTXH (People's Socialist Bloc - PSB)
Presented by Tran Van Son (1)
Former Representative of the Opposition
in the Lower House of the Republic of Vietnam 1971-1975

From the constitution 1967 to
the Second Congress 1971-1975

In 1971, I was serving the Navy at the rank of Lt. Commmander and teaching at the Vietnamese Naval Academy. I was also in charge of its training program

I decided to run for office as a Representative in the lower House of Representatives representing the coastal city of Nha Trang.

I had chosen the opposition to balance the excess of president Thieu government in his tendency of dictatorship and the chaos in the Congress during the period of 1967-1971.

Upon the promulgation of the Constitution for the Second Republic on March 18, 1967, the election of a President and a Congress with both Houses was set for late 1967. General Nguyen Van Thieu and Air Marshall Nguyen Cao Ky under the pressure of a group of generals - probably with the suggestion of the US Embassy in Saigon - slated to run in one ticket: Thieu for president and Ky for vice president. Ky accepted the # 2 position after securing a verbal concession from Thieu that he would have a free hand to run the Congress. Ky' s intention was to use the Congress as a leverage for power in the future.

After the elections Thieu out-maneuvered Ky and cut his wings drastically. Approaching the second term (1971-1975) Thi?u had effectively controlled the Executive Branch as well as the Congress.

People's Socialist Bloc (Dan Toc Xa Hoi - DTXH)

Upon being elected to the Congress at the end of 1971for a four-year term I joined the opposition, the People's Socialist Bloc - PSB (Khoi Dân Toc Xa Hoi). The PSB Bloc was composed of two political groups: Dan Toc for "people" and Xa Hoi for "socialism".

The Xa Hoi Bloc was born during the term 1967-1971 mostly by members of Viet Nam Quoc Dan Dang -VNQDD (Vietnam Nationalist Party- VNP) led by Representative Phan Thiep and some independent members with Buddhist leaning from the provinces in the center of Vietnam, and prominent members like doctor Ho V?n Minh and Ho Ngoc Nhuan elected in Saigon area. Xa Hoi Bloc opposed the military and dictatorial nature of the government of president Thieu .

The Dan Toc Bloc was composed of Representatives supported by An Quang Buddhist Church. The Buddhist Church did not boycott the election of the Second Congress (1971-1975) and got 19 people elected mostly from the center of Vietnam. I was one of them. The prominent members were Rep. Le Dinh Duyen, Ly Truong Tran …

After the election, the two blocs coalesced and formed the PSB Bloc of 29 Representatives. The core of the PSB Bloc counted 19 Buddhist representatives. Others included those from Xa Hoi Bloc and people supporting general (Big) Minh elected from Saigon - Gia Dinh area. The prominent figures were Ho Ngoc Nhuan, Ho Van Minh, Nguyen Huu Chung, Ly Quy Chung … and three influential independent representatives: Tran Van Tuyen elected in Saigon, Dinh Xuan Dung from Phan Thiet and Tran Cao De from Vung Tau.

At first the Buddhist Church considered Rep. Le Dinh Duyen to be the leader of PSB. The Church won the votes. Duyen was the son of Dr. Le Dinh Tham, the prominent Buddhist living in Hue, and who had rejuvenated Buddhism in the decade of 1930 and made the ancient capital of Hue a bastion of Buddhism. Thich Tri Quang, Thich Thien Minh, and most of the Buddhist leadership were the product of Dr. Tham's religious innovation.

But after considering the pro and con, the Buddhist leadership decided to support Mr. Tran Van Tuyen as leader of PSB, in fact the leader of opposition. Mr. Tuyen was born in 1913 in the Tuyen Quang province (therefrom his name: Tuyen) some 80 miles North West of Hanoi. He joined the VNP at the age of 16, got his law degree at the University of Hanoi and was assigned District Chief in Tuyen Quang. Thereafter he came back to Hanoi to teach at the private school of Thang Long and became an acquaintance of Vo Nguyen Giap who happened to be teaching history there . Curiously, both followed different paths, ending up adversaries to each other for nearly half a century until 1975. Tuyen was one among the signatories of Caravelle Manifesto issued late April 1960 (2) calling on president Ngo Dinh Diem to reform, and was imprisoned by Diem for doing this. After Diem was overthrown he became the deputy prime minister under the government of Dr. Phan Huy Quat for 4 months (February - June 1965). When Quat could not deal with the situation he handed back the power to the generals. He went back practicing law and was a lawyer for the High Court of Saigon. He was eventually elected to the prestigious position of Chairman of Lawyers Association of South Vietnam. From there he ran for a seat in the House representing Districts 1 & 3 of Saigon - Gia ??nh.

The choice of Mr. Tran Van Tuyen to lead the opposition proved to be a wise decision on the part of the Buddhist leadership. Had it not for Mr. Tuyen, the PSB Bloc would not have survived four tumultuous years of upheavals as a viable congressional opposition. PSB had facing them three antagonist forces: (1) President Thieu, who did not recognize political opposition. He labeled opposition as pro-communist rebels he did not want to deal with. (2) The communists, working hard to infiltrate and to rally the opposition to their camp, and (3) The intention of the US to end the war through the negotiations in Paris at any cost .

During Thieu's tenure with Vice president Nguyen Cao Ky, both slept in the same bed dreaming in different ways. Thieu efficiently neutralized his ambitious vice president, and went on the second term with teacher Tran Van Huong as Vice president, Huong was a revered high school teacher with many influential followers from the South called Lien Truong (Unified Schools Group). At first the US Embassy in Saigon arranged to have either Duong Van (Big) Minh or Vice president Nguyen Cao Ky to run as Thieu competitors. That failed to materialize and Thieu ran unopposed. This dwarfed his presidency. Nonetheless with the support of the US he became more and more dictatorial. That made the gap between Thieu and the opposition widening.

The PBS Bloc and the Paris Agreement

As for the Paris negotiations, the PSB Bloc was impatient to see an agreement with the North through a political solution based on the principle of self-determination for the people living in the South .

However, for Mr. Tran Van Tuyen the situation was not so simple. He was suspicious of Nixon/Kissinger intention. In 1972, former governor Ronald Reagan (later: US president : 1980-1988) in a business trip to Saigon came to see him to pay back a visit Mr. Tuyen made to him at Sacramento in 1965 (3). Mr. Tuyen later reported to the PSB Bloc that governor Reagan talked about the war and asked him how to end the war.

Our feelings were that the US would reach an agreement not favorable for South Vietnam. We, the oppostition had supported the position of president Thieu opposing the signing of The Paris Peace Accords that would not require the North Vietnam troops to withdraw in parallel with the withdrawal of American and allied forces out of South Vietnam.

However, Thieu yielded to US pressure and to the promises in personal letters from President Nixon to respond by forces if the communists violated the agreement. The Accords formally called the "Agreement on Ending the War and Restoring Peace in Vietnam" were signed on Jan 27, 1973 .

On the eve of the lunar new year, February 2, 1973 (a week after the signing of the Paris Peace Accords), Mr. Tran Van Tuyen led the PSB Bloc for a hunger strike in front of the National Assembly to denounce Thieu and the US for signing the Accords. Lawyer Tuyen warned about the impending collapse of South Vietnam.

Thereafter he invested his effort in persuading the two sides to enforce the Agreement. According to Mr. Tran Van Tuyen, in this political denouement, that was the only way to save South Vietnam from the grips of Communists. We supported the formation of the Third Force, a segment of the National Council of Reconciliation and Concord of three equal segments (H?i ??ng Hịa H?p Hịa Gi?i Dn T?c) responsible to organize free and democratic elections of the institutions agreed upon through consultations between the two South Vietnamese parties.

Unfortunately, both sides went on to deliberately violate the terms of the Accords, the war continued and the formation of the National Council of Reconciliation and Concord could not be materialized.

Mr. Tran Van Tuyen, from the days dating back to the signing of the Geneva Accords in 1954 (4) dividing Vietnam into two parts, had worked hard to preserve a free South Vietnam. His experience with the communists taught him that Hanoi will not rest until they took over the whole Vietnam. He knew the only way to achieve his dream was to build a strong South Vietnam, politically as well as economically. He persuaded the Buddhists that if South Korea can survive, why South Vietnam will not, especially South Vietnam received more aids from the US than South Korea did.

But he knew there were two important differences. The first, was that the US got a plan to leave South Vietnam. Secondly South Vietnam did not have the leadership South Korea enjoyed under general Park Chung Hee. President Thieu, and his generals, most of them products of French colonial regime were not up to the job.

At this juncture, the three components of the opposition had different programs: (1) the Buddhists opposed Thieu at any cost (2) The VNP tried to rally the people around their party (3) The Minh factions worked for a solution to bring him back to power. However, Mr. Tran Van Tuyen had developed a subtle leadership to keep them stick together in one bloc until the end. He went on to rally with a component of the Roman Catholic Church led by Reverend Tran Huu Thanh to put pressure on Thieu to reform by fighting the corruption and easing up the Press Law. To no avail!

In his mind Mr. Tuyen knew the situation was hopeless. But the instinct of survival pushed him to use his international contacts to probe out for a solution. After deep analysis he got to believe that probably general Minh to replace Thieu was a solution to end the war peacefully, and considering the geopolitics in Asia and Western Pacific there was a chance that South Vietnam may survive. Plenty of historical documents showed that China would not be happy to see a strong and unified Vietnam. Their concern of the presence of US troops in the south of its border was abating. All US soldiers had withdrawn from South Vietnam .

The PSB Bloc and the general Duong (Big) Minh

With this in mind, toward the last two years in the life of South Vietnam, Tuyen intended to place the full weight of the opposition behind general Minh.

Unfortunately, this proved erroneous. For the Americans, after the signing of the Paris Peace Accords, the strategy was to withdraw safely from South Vietnam without facing the retribution of the South Vietnamese generals. The Minh solution may be a complicity of convenience between Hanoi and the US Embassy in Saigon.

This policy of supporting Minh explained the existence of a message in February 1975 originating from Saigon wired to the US Congress asking the US Congress not to appropriate US$300 millions (5) for military aid to South Vietnam. Rumors went that the PSB Bloc was the author of the message. The truth was that, by February President Ford pressed the Congress to appropriate the funds. And the US Congress decided to send a fact-finding group to Saigon to assess the situation, among them Rep. Bella Abzug and Paul McCloskey, the two most vocal oppositions to the war. Upon arrival to Saigon Rep. Abzug contacted the influential Congressman Ho Ngoc Nhuan, a sympathizer of the National Liberation Front (NLF) and a supporter of general Minh and told him that the US Congress won't appropriate the fund in any case. Taking this as an occasion to pressure Thieu to compromise with general Minh, Nhuan worked out a message, discuss summarily about the content at a meeting with Minh supporters at Minh's residence and persuaded a handful of Representatives in the PSB Bloc to sign it, and wired it to the US Congress.

Looking back, an additional aid of US$300 million worth of weapons at that late time would not have saved South Vietnam anyway, except lengthening the war and getting more Vietnamese on both sides killed. But morally, it would be better if such an message had not been sent.

President Thieu's consolidation of power
after the Communist attacks in 1972

In 1972 there was a legislation and in early 1974 a Constitution amendment that the opposition tried to prevent without success.

In the summer of 1972 the North Vietnamese attacked across the 17th parallel dividing North and South taking part of Quang Tri province and threatening Hue. Thieu forced the Congress to delegate to him the privilege to govern by decrees (Luat Uy Quyen - Power Delegation Law). His intention was to neutralize the opposition in his attempt to deal with the Communists as he saw fit.

In 1974 Thieu tried to amend the Constitution permitting him to run for a third term (1975-1979). His logic was "one doesn't change horse while crossing the river" (khơng ai thay ng?a gi?a dịng), that means the continuation of Thieu as President after his second term expired (and the last according to the 1967 Constitution) was a requirement of the situation. The attacks of the Communists intensified all over the country while the Americans cut aids to below the level "one-to-one replacement" as provided by the Paris Peace Accords.

The expected domestic and international uproar of accusations of Thieu's thirst of power did not materialize, shadowed by the attacks of the Chinese on the Paracels in January 1974. The Chinese invasion trumped the news of the Constitution amendment.

The PBS Bloc and
Chinese capture of Hoang Sa islands

The circumstances of the invasion of China to seize the group of Paracels from South Vietnam did not come out clear until today. The group of islands located at about 230 miles (379 kilometers) east of Da Nang and garrisoned by a small unit of South Vietnam army. The Congress was not informed by president Thieu and knew nothing about what happened out there until January 19, 1974, when the international media broke the news that a Chinese naval unit had defeated a task force of the South Vietnamese Navy defending the Paracels and took over the islands. The order to engage the Chinese invaders was given personally by president Thieu. This might be his first major military decision without a consultation with the US Embassy (6). The opposition had requested a congressional hearing about the loss of the Paracels. The speaker of the House turned a deaf ear to the request.

The event was embarrassing because the US 7th fleet present nearby did not answer the calls for help from the Vietnamese Naval Headquarters to assist those crewmen from a sinking ship drifting on the open sea. It seemed the United States knew the Chinese plan to take over the Paracels, and might think, strategically, this was not a bad idea after all. Hanoi would take over the South anyway, and it was better that the Paracels, the entrance to the South China sea from the north was in the hands of Chinese than in the hands of the Russians, an ally of Hanoi (7)

Violation of the Constitution

We in the oppostition encountered another embarrassing situation when on April 27, 1975 a joint session of the House and the Senate considered a resolution permitting president Tran Van Huong to transfer the presidency to general Minh. The resolution was in itself a violation of the Constitution, but the situation dictated that we violated the Constitution for peace (8). The Communists with their five crack divisions with tanks and artillery surrounding the capital dropped the news that Minh was the only person they would talk to, to form a coalition government to end the war peacefully. It turned out this was a dupe engineered by French Ambassador Merillon with lip services from the media and the US Embassy. Ambassador Martin had a mission in hands, that was to evacuate the remnants of the American mission in Saigon safely and with dignity. He carried out his mission almost to perfection, if not for a photo of a Marine helicopter leaving the roof of a building in Saigon - mistaken by the media as the top of the US Embassy - in haste.

Contribution of the PSB Bloc to the building of democracy

First I will cover the transformative period of the first Congress from 1967 to 1971.

In fact, there was no real opposition during the first Congress of 1967-1971, although there was the Xa Hoi Bloc led by Rep. Phan Thiep and the prominent figure of Rep. Tran Ngoc Chau. Chau was an independent representative from Kien Hoa province where he was the most successful head of province two times, one under president Ngo Dinh Diem, and one after Diem. Chau was feuding with American advisors over the running of the Pacification Program and ran for a seat at the Congress. He thought that the new forum might help him influence the politics of South Vietnam. His political stand (not for Thieu, not for Ky) helped getting him elected General secretary of the Congress under Rep. Nguyen Ba Luong, one of Ky's.

Chau, although a friend of president Thieu, worked closely with the US Embassy, giving rise to the perception that he was challenging Thieu's power. His big mistake was to contact his brother Tran Ngoc Hien, a high ranking spy from Hanoi without reporting to Thieu, although he reported it to the Americans as a cover for his action. The contact led nowhere because the American Embassy refused to corroborate.

Thieu went on arresting Chau and tried him before a military court for high treason with a lukewarm nod from the US Embassy. By the time, Thieu had ousted most of Ky's people in the armed forces, in the civil administration and neutralized all his followers in the Congress .

For the second Congress of 1971-1975 president Thieu got all his backers in Congress to obtain a majority. Those elected in the provinces of the center of Vietnam from Quang Tri to Phu Yen provinces and the capital of Saigon (considered "free play grounds") were mostly opposed to Thieu or were independents . A facade of free elections was achieved . The opposition was then composed of representatives supported by the Buddhist Church and VNP and people supporting general Minh with some sympathisers to the (communist) National Liberation Front.

This arrangement made the second Congress less chaotic, and ironically had the appearance of a working democracy. The opposition led by PSB Bloc functioned as a genuine opposition . We could express freely our opinion before the general assembly on almost all subjects, criticizing president Thieu, his generals and his administration at will. But we didn't have the votes. The votes were for Thieu's agenda. Thieu was very suspicious of the opposition which he thought irrelevant. He believed that the opposition was heavily infiltrated by pro-communist and anti-war elements, and had no strong leadership. He thought Tuyen was at best a mediator rather than a leader.

The Americans and the opposition

The voices of the opposition were then never heard. This handicapped the contribution of the opposition to the building of democracy. At this juncture, The US Embassy had a strong influence on all aspects of South Vietnam society, militarily as well as economically. Unfortunately, the US did not pay attention to the opposition and did not have a concrete plan to help the opposition to build a base for democracy in Vietnam. The US Embassy was too occupied with the preparation to end the war, and the most they could do was to keep afloat an opposition to appease the accusations of Thieu dictatorship.

The US Embassy maintained an apparent contact with the opposition through Mr. Tuyen. He was on the list of guests to most social functions at the Embassy and an interlocutor with most of the high ranking officials of the Embassy. At weekly meetings of the Bloc, he rarely reported about his conversations with the Embassy, probably there were not much worth mentioning. It seemed the US Embassy had kept contact with Tuyen, but there was not a working relationship for the benefit of the country .

Cause of failure: No tradition of democracy

The most damaging factor in the failure of the opposition was that its members as well as their opponents (in Thieu camp) did not have the tradition and the experience of a working democracy. Up to that time Vietnam had never been a democratic country. During the war against French domination led by the Communists (1946-1954) Vietnam with Bao Dai as the head of the government with a French general commissioner at the top did not know the essence of democracy. Under Ngo Dinh Diem, South Vietnam had a democratic constitution but it was not functional. Opposition was repressed and no voices antagonist to Diem could be heard at Congress. The Constitution of 1967 was more democratic but just "for the form".

Tuyen's leadership

Looking back it seems to me that Mr. Tran Van Tuyen had all the background information to know that the situation in South Vietnam was hopeless. The country had no viable economy. The armed forces of nearly a million troops with Army, Air Force, Navy were equipped and paid by the US . Through the CIA, the hands of the US Embassy in Saigon reached into all branches of the government, the most evident was the Army, the least was Congress. At least 20 congressmen in two houses reported to the CIA (9). And the agenda of the US was to reach an agreement at any price with Hanoi in Paris to take back the prisoners and withdraw safely.

Anyway, Tuyen had succeeded to prevent the PSB Bloc from breaking up by antagonist politics, and tried his best to build a base of democracy for Vietnam. He knew that the war in Vietnam was not a civil war, just a proxy war between the US and the China-Soviet alliance. As a rule, such a war could be arranged by the superpowers involved . And with luck South Vietnam might be saved.

With his experience fighting the Communist Mr. Tran Van Tuyen knew that there was no alternative for democracy. And he committed his whole life to this. This explained why he went to the every extra mile to hold a divided opposition into one viable opposition. And why he had opposed Diem, opposed Thieu and at the end became suspicious of American policy.

Sometimes during our weekly meetings, Mr. Tran Van Tuyen talked casually about his dream of an "International Alliance For Democracy". He said that during his many official visits to Africa when he was deputy prime minister under Dr. Phan Huy Quat (for 4 months from February to June 1965) he had raised the idea of an International Alliance For Democracy with the leaders of Northern Africa like colonel Houari Boumedienne then the leader of the Revolutionary Council of Algeria, president Habib Bourguiba of Tunisia, and president Gamal Abdel Nasser of Egypt. All of them promised him to work on that. Unfortunately, the government of Phan Huy Quat was short-lived and law Mr. Tuyen went back to practicing law.

The fate of Mr. Tran Van Tuyen as an anti-communist veteran

Toward the end Mr. Tran Van Tuyen maintained his dignity as a patriot, a committed politician, and a leader. He decided not to leave the country.

On the eve of the Communists' entrance to Saigon , Joe Bennett, a political counselor at the Embassy called Tuyen to offer him a lift out of the country, and he refused. It was said that, after the collapse of South Vietnam he also declined the help offered by general Vo Nguyen Giap. Giap had sent a field officer to let him know that he may arrange with the military governor of Saigon not to send him to the concentration camp; again Tuyen refused. He wanted to share the fate with his compatriots. This story was confirmed by lawyer Tran Tu Huyen, his son, now practicing law in Bay Area, California, and by the eyewitness of Rep. Ly Truong Tran, the secretary general of the PSB, his closest assistant.

Thereafter he was sent to Long Thanh concentration camp not far from Saigon together with 3,000 other high ranking officials from the government of South Vietnam. After "nine lectures" given by cadres, the victors forced the prisoners to write self-biography emphasizing on self-accusation as "traitor of the people".

Instead, Mr. Tuyen wrote in his submission: "I did not commit any crime against the people. If you want you may label me as a person who had opposed communism, imperialism and dictatorship." By fall 1976 Tuyen was transferred to a concentration in Ha Tay in North Vietnam. On October 27, he died in suspicious circumstances. His fate might have been decided by the victors after his rebuke in Long Thanh.

Looking back, Mr. Tuyen had devoted his whole life to the country, although he failed to save South Vietnam from the Communists as his lifelong purpose.

Legacy of intervention

The long night of April 29, 1975 closed a chapter of American intervention for nation building in South East Asia. It failed miserably. The Americans, the South Vietnamese, the Congress shared the blame.

I think the US decision to come to help South Vietnam to build a democratic country to counter the expansion of communism was a sound strategic decision. Only to fail due to bad conduct of the war militarily as well as politically.

Defense Minister Robert McNamara's conduct of the war by remote control and body counts was the wrong way of fighting a guerrilla war. In addition to that, the US had no clear military strategy because of its uncertainty about the intention of China. The US was not willing to face China in another land war in Asia.

After the US helped to overthrow Ngo Dinh Diem and committed troops to Vietnam, the US thought the American military muscle would break the will of Hanoi and restore peace in Vietnam. Unfortunately the politicians in Washington bound the hands of their generals, refusing to deploy troops at the Vietnamese-Laotian border and expand into Laos up to the Mekong river on the border of Thailand to prevent Hanoi from infiltrating men and materials to the South. Prime minister Nguyen Cao Ky had proposed such a plan at the meeting with president Johnson in Guam on 20-21 March 1967 (10). If the plan had been adopted, South Vietnam might have had a chance to be pacified and democracy might start blossoming. Respecting the neutralization of Laos signed under Kennedy administration was a legacy leading to this fatal inaction.

Another reason of failure, and maybe the most important, was a local one. South Vietnam had no tradition of democracy, with weak non-government organizations and unqualified leaders. The anti-communist program of the opposition based on the replacement of Thieu was misleading, it weakened Thieu government instead of rallying the anti-communist components in the society into one bloc. On the other hand, the communists were very successful in their infiltration into almost all institutions of South Vietnam: Presidential office (with Vu Ngoc Nha, Huynh Van Trong), Press (with Pham Ngoc An), Military (with Pham Ngoc Thao), the Congress (with Ho Ngoc Nhuan, Ly Quy Chung …)

Lessons from the defunct Republic of Vietnam were to be learned by Vietnamese and Americans, especially now that the US is returning to Western Pacific.

For the Vietnamese: They may need help from the world community in this globalization of world affairs, but first and foremost they must be able to stand on their own feet. The people need to have a tradition of democracy through education and be led by qualified leaders committed to the welfare of their country. A dictatorship under any disguise will not work.

For the Americans, hundreds of books about its failure in Vietnam have been written, like "Decent Interval" of Frank Snepp, "Why Vietnam Matters" of Rufus Phillips, "No More Vietnams" of Richard Nixon just to mention some. I need not to add any comments.

Thank you very much./.

June 12, 2012
University of Cornell
Ithaca, New York
(1)For this presentation I have talked to those personalities to verify the facts:
1.Rep. Tran Ngoc Chau (Woodland Hills, California)
2.Lawyer Tran Tu Huyen (Sanfrancisco, California) son of Lawyer Tran Van Tuyen
3.Rep. Ho Ngoc Nhuan (Saigon, Vietnam)
4.Rep. Phan Thiep (San Jose, California)
5.Rep. Ly Truong Tran (Garden Grove, California)
6.Rep. Dinh Xuan Dung (San jose, California)
7.Rep. Tran Cao De (Westminster, California)
8.Nguyen Van Ngan, President Thieu's advisor (Lakewood, California)
(2)Signatories of the Caravelle Manfesto:
1. TRAN VAN VAN, Diploma of Higher Commercial Studies, former Minister of Economy and Planning
2. PHAN KHAC SUU, Agricultural Engineer, former Minister of Agriculture, former Minister of Labor
3. TRAN VAN HUONG, Professor of Secondary Education, former Prefect of Saigon-Cholon
4. NGUYEN, LUU VIEN, M.D., former Professor at the Medical School, former High Commissioner of Refugees
5. HUYNH-KIM HUU, M.D., former Minister of Public Health
6. PHAN HUY QUAT, M.D., former Minister of National Education, former Minister of Defense
7. TRAN VAN LY, former Governor of Central Viet-Nam
8. NGUYEN TIEN HY, M.D.
9. TRAN VAN DO, M.D., former Minister of Foreign Affairs, Chairman of Vietnamese Delegation to the 1954 Geneva Conference
10. LE NGOC CHAN, Attorney at Law, former Secretary of State for National Defense
11. LE QUANG LUAT, Attorney at Law, former Government Delegate for North Viet-Nam, former Minister of Information and Propaganda
12. LUONG TRONG TUONG, Public Works Engineer, former Secretary of State for National Economy
13. NGUYEN TANG NGUYEN, M.D., former Minister of Labor and Youth
14. PHAM HUU CHUONG, M.D., former Minister of Public Health and Social Action
15. TRAN VAN TUYEN, Attorney at Law, former Secretary of State for Information and Propaganda
16. TA CHUONG PHUNG, former Provincial Governor for Binh-Dinh
17. TRAN LE CHAT, Laureate of the Triennial Mandarin Competition of 1903
18. HO VAN VUI, Reverend, former Parish Priest of Saigon, at present Parish Priest of Tha-La, Province of Tay-Ninh
(3) At the time Reagan was the governor of California and Tuyen was deputy prime minister of Dr. Phan Huy Quat on a world tour to seek international support for South Vietnam

(4) In which he was a member of nationalist negotiating team.

(5) 1973: 2.8 billion - 1974: 1 billion - 1975: 300 million
Source: The Vietnam War Day by Day, Editor: Jon S. Bowman - page 212

(6) The second time happened more than a year later in March 1975 when he decided to vacate the highland that caused the collapse of South Vietnam 47 days later.

(7) In "Years of Upheaval" by Henry Kissinger, page 684 he wrote, regarding his visit to Beijing in late 1973: "Following the now well-established practice the heart of the visit was a detailed review of the international situation by Zhou and me, together with our senior associates... Our ties were cemented not by formal agreements but by a common assessment of the international situation... Most of our conversations, as usual, traced our shared analysis of the world situation, though for equally obvious reason of Soviet sensitivities we could not announce that fact either"

This may reveal the US intention to look other way if the Chinese took possession of the Paracels.

(8) Before the vote Rep. Tran Cao De reminded Tuyen that the vote was a violation of the Constitution. Mr. Tuyen replied: "we are sacrificing the Constitution to save the country".

(9) "CIA and the Generals" CIA secret document approved for release on 19 February 2009.

(10) Vietnam War: Day by Day by John S. Bowman, page 102

Ý kiến bạn đọc
18/06/201212:07:20
Khách
Xin mượn diển đàn này để gửi đến gia đình Ông lời chia buồn (rất muộn màng) nhưng tràn đầy thành kính, tôi nghiêng mình bái phục trước sự ra đi đầy vinh dự của ông Tuyên.

Âm thịnh Dương suy, Dương thịnh Âm suy. Con tạo xoay vần, để khôi phục thế trung hoà. Có trung hòa mới mong cân bằng và tồn tại.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều người vẫn tưởng đảng Cộng sản Việt Nam càng ngày càng vững tiến lên Xã hội Chủ nghĩa, ai ngờ đảng viên, báo chí lại đang có khuynh hướng
Một ngày trước khi tướng Phú tuyên bố Ban Mê Thuột thất thủ, hôm 12-3 -1975 Hạ Viện Mỹ biểu quyết cắt 300 triệu Mỹ kim quân viện bổ túc
Dù xa quê hương hơn ba mươi năm, đồng bào Phật tử vùng HTĐ vẫn giữ truyền thống hành hương thập tự (mười chùa) vào dịp đầu năm Âm lịch
Ngày "nguyên tiêu" của ta (đúng hơn, của Tầu), rầm tháng Giêng Âm lịch là một ngày "lễ trọng" của Phật giáo Tây Tạng, gọi là Moon Lam
Thế là sau 2 tháng đợi chờ và thương lượng khá là căng thẳng giữa các vị lãnh đạo tăng thân Làng Mai và ban tôn giáo cộng sản ở Hà Nội
Cuối năm, khép lại một trang đời, khai bút chào ngày mới năm mới của "cư dân mạng" là lời chúc gửi đến đọc giả và những người có tâm huyết cống hiến
Nhà thơ trong ca dao tự trào: "Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm!", tự thấy nhà nho như mình vô tích sự, nhưng không phải vậy! Tâm lý nhà thơ tài ba như Tú Xương chẳng hạn
Không có tự do và nhân quyền thì kinh tế thị trường chỉ là sự bất công được định chế hoá và biểu hiện của bất công chính là tham nhũng và quan liêu
Hằng nằm cứ vào ngày 6-2 âm lịch lể kỷ niệm hai bà Trưng được cử hành tại nhiều nơi có người Việt sinh sống. Đây là một sinh hoạt có tính lịch sử truyền thống.
Mồng một Tết là ngày bận rộn. Nếu là Thiện Nam Tín Nữ thì đi lễ chùa, nếu là dân lai rai thì tụ năm tụ ba hát ca và tâm sự! Ngày mồng Một Tết đi chúc thọ ông bà
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.