Hôm nay,  

Người Việt Nam Và Những Euro Đáng Nhớ

05/06/201200:00:00(Xem: 9587)
Đối với nhiều người Việt Nam mê bóng đá, ký ức về những giải vô địch Châu Âu bắt đầu từ EURO 1984, khi mà Platini cùng đội Pháp hào hoa nâng cao chiếc cúp vô địch lần đầu tiên. Lý do là vì ở Việt Nam đến thời kỳ này mới bắt đầu có truyền hình trực tiếp. Trước giải EURO 1980, dân mình ít có dịp theo dõi sát diễn tiến của các trận bóng bên trời Âu trên màn ảnh như bây giờ. Kể từ giữa thập niên 80 trở đi, dân ghiền đá banh Việt Nam mới có cái thú hằng đêm ngồi chờ trước truyền hình để được xem trực tiếp bóng đá, còn chuyện sáng mai đi làm ra sao thì… mặc kệ.

Nhớ lại EURO 1984 là nhớ lại thời hoàng kim của bóng đá Pháp, với “4 chàng ngự lâm pháo thủ” ở tuyến giữa là Luis Fernández, Jean Tigana, Alain Giresse, và Michel Platini, được xem là hàng tiền vệ hay nhất và trình diễn lối bóng đá tấn công đẹp mắt nhất của thời bấy giờ. Đội Pháp vô địch Châu Âu năm 1984 đã làm nức lòng người hâm mộ bóng đá hào hoa, nhưng rất tiếc đội Pháp đã không thể lên ngôi vô địch thế giới 2 năm sau đó với đội hình lý tưởng này.

Đến năm 1988, dân Việt Nam lại được chứng kiến sự lên ngôi của một đội bóng đá đẹp khác là đội “Hoà Lan Bay” của bộ tứ Frank Rijkaard, Ronald Koeman, Ruud Gullit và nhất là tiền đạo siêu đẳng Marco Van Basten, mà có người gọi anh bằng cái tên Việt Nam là… Văn Bá Thành! Điểm đáng nhớ với dân Sài Gòn thời bấy giờ là Hòa Lan đá bại đội Liên Xô 2-0 trong trận chung kết. Dân Sài Gòn rất ghét đội Liên Xô, trong khi dân Hà Nội thì lại rất khoái đội bóng “quan thầy” của mình. Người Việt chia làm 2 phe, người miền Nam cổ vũ cho đội Hoà Lan, còn người miền Bắc thì ủng hộ Liên Xô. Khi Van Basten khi bàn thắng thứ hai vào lưới đội Liên Xô- một bàn thắng được mô tả là “không tưởng”, hay “một trong những bàn thắng đẹp nhất của mọi thời đại EURO”- người dân Sài Gòn hỉ hả giống như là… miền Nam thắng trận vậy!

euro_2008_spain_medium
Đội Tây Ban Nha, vô địch Châu Âu năm 2008. (Photo AFP/Getty Images)
EURO1992 là năm của Đan Mạch. Những người Việt hâm mộ các đội Hòa Lan, Pháp, Đức… đã thức đêm để ủng hộ các đội này, nhưng lại chứng kiến một trong những bất ngờ lớn nhất của lịch sử EURO: Đội tuyển Đan Mạch đã viết lại truyện cổ tích Aderssen, khi từ một đội bóng không qua được vòng loại, được vào thế chỗ cho đội Nam Tư bị cấm vận, lại trở thành đội vô địch Châu Âu. “Những chú vịt con xấu xí” đã biến thành thiên nga! Điều đáng khen là Đan Mạch đã có một lối chơi tấn công đẹp mắt còn hơn cả đội về nhì là Đức. Bóng đá hấp dẫn là ở chỗ đó, không ai có thể đoan chắc điều gì trước giờ trái bóng lăn cả.

12 năm sau, tại EURO 2004, người Việt mê bóng đá lại chứng kiến một bất ngờ khác. Hy Lạp, đội bóng hạng 2 của Châu Âu, với thành tích nghèo nàn từ xưa đến nay, đã đánh bại đội chủ nhà Bồ Đào Nha (cũng là ứng cử viên nặng ký nhất của chức vô địch) 1-0 để lên ngôi vương tại Châu Âu. Điều đáng buồn là ở chỗ Hy Lạp đã chơi một lối đá thực dụng, nặng về phòng thủ mà vẫn chiến thắng được các đội mạnh với lối tấn công đẹp mắt như Bồ Đào Nha, Tiệp Khắc. Đó là thời điểm bóng đá thực dụng lên ngôi ở Châu Âu. Nhiều đội bóng mạnh ở Châu Âu như Pháp, Hòa Lan…từ bỏ lối chơi đẹp, ngẫu hứng để chuyển sang lối đá nhiều tính toán. Bộ mặt bóng đá Châu Âu đã thay đổi nhiều so với thời của Platini, Johan Cruyff…

EURO 2012 sẽ có bất ngờ nào nữa không dành cho người xem? Và đó sẽ là một bất ngờ thú vị hay gây thất vọng? Hãy chờ xem… (VB)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.