Hôm nay,  

Mùa Xuân Gặp Lại Bạn Ở Paris

29/05/201200:00:00(Xem: 9008)
Tiếp tục cuộc hành trình, tôi đã rời Washington để bay đến Paris vào buổi trưa ngày 16 tháng Năm. Mùa Xuân xung quanh nơi chốn xưa nay được mệnh danh là “ kinh thành Ánh sáng” này thật là mát mẻ dịu dàng với cây lá xanh um và hoa nở rộ cùng khắp các nẻo đường. Đây là lần thứ ba, tôi đặt chân đến thủ đô nước Pháp, hai lần trước đây là vào năm 1970 và 1972. Trong suốt hai tuần qua, tôi đã gặp lại được một số bạn bè thân thiết, đặc biệt là các bạn cùng học chung với nhau tại trường Chu Văn An ở Hanoi từ 60 năm trước. Người bạn thân là anh Phạm Xuân Yêm từ lâu đã cho tôi biết là lúc này về hưu rồi, thì bạn có nhiều thời gian rảnh rỗi để sắp xếp nơi ăn chốn ở cho tôi tại Paris. Nhưng vào giờ chót anh chị Yêm phải đi vắng đến 18 tháng Năm mới về, nên đã phải nhờ đến một người bạn khác lo lắng cho tôi trong vài ngày trước khi Yêm có mặt tại nhà.

I – Mấy ngày đầu ở Paris.

Vì thế mà người đón tôi tại phi trường Charles de Gaulle và chở tôi về nhà tại khu Maisons Alfort Juilliottes là anh Nguyễn Ngọc Giao. Anh Giao là thứ nam của Thầy Nguyễn Ngọc Cư vị giáo sư đã dậy chúng tôi về môn Pháp văn và Triết học trong hai năm cuối bậc Trung học ở Hanoi. Bà xã của Giao là chị Phạm Tư Thanh Thiện gốc từ làng Hành Thiện Nam Định, thì lại là bà cô của cháu Phạm Tư Việt con rể của tôi, thành ra giữa anh chị Giao Thiện và tôi lại còn có thêm tình suôi gia với nhau nữa. Anh chị Giao Thiện là những người rất tháo vát, lại sinh sống trên đất Pháp đã trên 50 năm nay, nên quen biết giao thiệp rất rộng rãi với nhiều người tại khắp nơi trên thế giới, điển hình như với chị Sophie Quinn-Judge mà tôi vừa mới gặp lại ở Philadelphia hồi mới đây.

Anh Giao dậy môn Tóan tại Sorbonne và đã nghỉ hưu từ mấy năm nay. Còn chị Thiện thì đã từng làm việc cho đài phát thanh RFI của Pháp dưới cái tên Thanh Thủy mà dù nay cũng đã nghỉ hưu – thì vẫn còn được nhiều bà con thính giả người Việt nhắc đến.

Trong vòng có hai ngày mà Giao đã chở tôi đi thăm viếng nhiều nơi ở khu Quartier Latin, khu Quận 13 và giới thiệu tôi gặp gỡ được với nhiều người trong buổi tiếp tân nhân dịp tái khai trương của Quán ăn “Foyer Mon Vietnam” do ông bà Võ Văn Thận phụ trách. Cụ thể trong dịp này, tôi đã gặp anh chị Nguyễn Phong Châu cũng là người gốc làng Hành Thiện, chị Tố Nga con của bác Tạ Bá Tòng, anh Hà Dương Tường em của Hà Dương Dực bạn tôi ở bên California… Anh Giao cũng nối điện thọai cho tôi nói chuyện với Linh mục Trương Đình Hòe hiện làm việc trong một nhà Dưỡng Lão ở Paris nữa. Cha Hòe cho biết là năm nay đã trên 85 tuổi, mà chân bị đau nhiều nên đi lại rất khó khăn; nhưng giọng nói qua điện thọai thì vẫn còn sang sảng nhiệt thành như hồi nào ở Saigon dễ đến gần nửa thế kỷ trước.

Trưa ngày 18, anh Giao lại chở tôi đến nhà anh Nguyễn Gia Kiểng để ăn trưa với vài người bạn khác, đó là các anh Nghiêm Văn Thạch huynh trưởng kỳ cựu của Hướng Đạo Việt nam và anh Nguyễn Văn Huy chuyên viên về Dân tộc học. Các anh này đều sinh họat từ lâu nay trong Nhóm Thông Luận chung với anh Kiểng, nên câu chuyện trao đổi tin tức trong bữa ăn giữa chúng tôi với nhau thì thật là nhẹ nhàng lịch sự thông cảm không hề có bất kỳ một sự sôi nổi gay cấn nào cả.

Đặc biệt trong dịp này, nhờ anh Huy mà tôi gặp lại được anh Hòa là người cùng ở chung với tôi tại cư xá sinh viên có tên là Câu lạc bộ Phục Hưng trên đường Nguyễn Thông Saigon hồi năm 1956 – 58. Anh Hòa chính là bào đệ của anh Nguyễn Văn Ngân người từng giữ chức vụ Phụ tá cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu những năm 1970.

Anh Kiểng đang lúc rất bận rộn với đám cưới của cô con gái vào tuần sau, nhưng cũng đã tận tình chăm sóc cho tôi suốt cả buổi trưa và đến chiều thì chở tôi đến nhà anh Yêm tại thị trấn Bourg la Reine cách nội ô Paris chừng 10 cây số thôi.

II – Các bạn lớp Đệ Nhất Ban Toán Trung học Chu Văn An Hanoi năm học 1953 – 54.

1 – Một gia đình cả cha mẹ và con cái đều là Tiến sĩ Khoa học.

Phạm Xuân Yêm là một trong mấy người bạn thân thiết nhất của tôi từ cái thời cùng học chung với nhau tại trường Chu Văn An Hanoi trước năm 1954. Kỳ thi Tú tài phần hai vào tháng 6 năm 54, Yêm đậu thủ khoa về ban Tóan với hạng Bình (Mention Bien). Rồi di cư vào miền Nam, chúng tôi đều ở chung với nhau tại Đại học xá Minh Mạng Chợ Lớn. Cuối năm 1956, Yêm cùng với một số bạn khác như Bạch Lý Từ, Vũ Dương Tuyền, Đặng Vũ Huyến… được học bổng sang Pháp để tiếp tục học tại đại học Sorbonne. Và Yêm một lần nữa lại là người bạn thành công nhất trên đường học vấn ở nước Pháp - với việc đậu văn bằng Tiến sĩ Khoa học rất sớm và làm giáo sư về môn Vật lý ở Sorbonne rồi tiếp theo là một trong những Giám đốc Nghiên cứu (Directeur de Recherche) tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học (CNRS Centre National de Recherche Scientifique). Yêm đã về nghỉ hưu từ mấy năm nay, nên có nhiều thời giờ chăm sóc cho lũ cháu nội ngọai.

Bà xã của Yêm là chị Minh Châu cũng có văn bằng Tiến sĩ Khoa học và hiện vẫn giảng dậy về môn Hóa học ở Sorbonne. Mà cả đến con trai là cháu Huyên thì cũng là một giáo sư có danh tiếng dậy môn Tóan ở Sorbonne nữa. Rồi con gái là cháu Yên Thư thì cũng có văn bằng Tiến sĩ Khoa học thêm vào với văn bằng Dược sĩ nữa.

Vào năm 1970, lúc tôi đến thăm gia đình Yêm, thì cháu Huyên mới có chưa đày 3 tuổi còn được bố bồng đi gửi ở nhà trẻ, mà nay nghiễm nhiên đã trở thành một nhà nghiên cứu có hạng về ngành Tài chánh Toán học (Finance Mathématique) với các Giải thưởng năm 2004 của Institut Europlace de Finance và Giải thưởng năm 2007 của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp (Académie Des Sciences). Tôi thật vui mừng phấn khởi vì được chứng kiến sự thành công vượt bậc của cả gia đình người bạn đã quen biết thân thương dễ đến 60 năm nay, lúc chúng tôi còn ở vào cái tuổi hàn vi niên thiếu trên đất Bắc giữa cái thời chiến tranh lọan lạc với khói lửa kinh hoàng thuở ấy.

2 – Một số bạn đã du học hoặc sinh sống ở Pháp từ nhiều năm nay.

Trong một bữa ăn tại quán Village Tao Tao đường Choisy quận 13, bạn Yêm và tôi đã gặp lại được một số bạn sau đây :

* Bạn Vũ Dương Tuyền cũng qua Pháp cùng một thời với Yêm, đậu bằng Tiến sĩ về Hóa học, nay cũng đã về nghỉ hưu. Tuyền có hai người anh cùng ở Đại học xá Minh Mạng, đó là Vũ Tòng kiến trúc sư nổi tiếng ở Saigon và Vũ Thường kỹ sư cũng học ở Pháp rồi về làm việc trong binh chủng Không quân. Trong buổi họp bạn vào ngày 24 tháng Năm tại Paris, Tuyền đã cho in và tặng cho mỗi người một số hình ảnh của lớp Đệ Nhất 1D chúng tôi đi du ngọan bằng xe đạp đến thăm viếng Chùa Thầy Sơn Tây vào đúng ngày 1 tháng Giêng năm 1954.

* Bạn Bạch Lý Từ là em của Thầy Bạch Văn Ngà cũng đi học ở Pháp như Tuyền và Yêm và đi dậy học nhiều năm bên Phi châu. Đặc biệt, nay đã về hưu với nhiều thời gian rảnh rỗi, Từ dùng phương pháp Tóan học để nghiên cứu về Kinh Dịch và đang chuẩn bị công bố công trình nghiên cứu này. Từ còn cho biết là vị Tổng thống mới đây của xứ Mali lại cũng là người bạn cùng dậy chung với nhau tại một trường học bên xứ đó nữa.

* Bạn Đỗ Đăng Di trưởng lớp 1D của chúng tôi, thì đi qua Pháp từ năm 1975 và có công ty kinh doanh thương mại họat động tại Pháp và ở nhiều nước trên thế giới, kể cả bên Đức, Tiệp khắc, Trung quốc…Bạn Di tuổi Nhâm Thân 1932 cũng lại là niên trưởng của nhóm chúng tôi nữa. Là người chuyên kinh doanh, nên lúc nào gặp gỡ chuyện trò với chúng tôi, thì Di cũng phải ngắt ra để mà trả lời điện thọai mobile liên tục liên hệ đến công việc giao dịch của mình. Di có người em là Đỗ Đăng Giu cũng học rất giỏi và luôn sát cánh với Yêm từ trên 50 năm nay trên đất Pháp.

* Bạn Nguyễn Phong Châu tuy học tại Chu Văn An sau chúng tôi một lớp, nhưng cũng qua Pháp rất sớm và rất thành công về nghiên cứu và giảng dậy về khoa học. Anh có người em là chị Điển cưới anh Nguyễn Đình Thảng là bạn cùng học lụật với tôi, mà hiện định cư tại California. Anh Châu cũng có người anh là bác sĩ Nguyễn Trọng Mân cũng lại là bạn của tôi nữa. Vì thế mà chúng tôi dễ gắn bó thân thiết với nhau.

* Bạn Võ Thế Hào tuy không học ở Chu Văn An, nhưng lại cùng đi thi Tú tài năm 1954 với chúng tôi ở Hanoi, rồi sau này lại vào dậy môn Tóan ở Chu Văn An tại Saigon, thì cũng qua định cư ở Paris đến gần 30 năm nay. Bạn Hào được anh em tín nhiệm bàu vào làm Chủ tịch Câu lạc bộ Bưởi Chu Văn An & Thân hữu trong rất nhiều năm, anh rất năng nổ tạo được bàu không khí sinh họat gắn bó thân tình giữa các thành viên của Câu lạc bộ vùng Ile de France. Nhưng gần đây, thì vì lý do sức khỏe suy kém, anh đã xin nghỉ và từ đó thì Câu lạc bộ này không còn có được những họat động sôi nổi như trước nữa.

Sau bữa ăn, bọn tôi tất cả lại kéo nhau về nhà bạn Yêm để tiếp tục hàn huyên tâm sự và bàn thảo với nhau về cách thức đóng góp thế nào cho tốt nhất với dân tộc và đất nước trong hòan cảnh hiện nay. Một số nêu ý kiến là bọn mình đều đã ở vào cái tuổi sấp xỉ bát thập rồi, đâu còn có thể làm được điều gì quan trọng nữa đâu. Vì thế mà lớp người như chúng ta chỉ có thể đóng vai trò yểm trợ và hướng dẫn cho lớp con, lớp cháu tích cực đứng ra gánh vác trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội. Riêng ở hải ngọai, thì sức mạnh chính yếu của chúng ta là do trình độ hội nhập sâu sắc vào với xã hội của đất nước mà mình đã chọn lựa để nhập cư. Mà lớp con cháu sinh ra ở đây thì rõ ràng là thế hệ trẻ này vẫn còn thiếu sự quan tâm gắn bó với bà con ở bên quê nhà. Vì thế mà cần phải vận động được sự thông cảm và liên đới của mọi tầng lớp trong dòng chính (mainstream) nơi xã hội các quốc gia tiến bộ đối với công cuộc xây dựng dân chủ và phát triển kinh tế xã hội của đại khối dân tộc Việt nam chúng ta, thì mới hy vọng việc làm đó có kết quả tốt đẹp được.

Câu chuyện miên man bao la rộng lớn quá, chúng tôi hẹn nhau sẽ trao đổi chi tiết hơn qua internet. Và riêng bạn Di trưởng lớp thì hứa sẽ trình bày một vài hình thức họat động chung với nhau trong một dịp khác.

Nhân dịp ở nhà bạn Yêm, tôi cũng đã gọi điện thọai nói chuyện với các bạn như Bùi Thiệu Tường ở Montréal Canada, bạn Vũ Tiến Thông ở Dallas, Vũ Hữu Bao ở Lubbock Texas, bạn Ngô Đình Thuấn ở Washington DC, bạn Vũ Ngọc Óanh ở San Jose California… Ai nấy đều vui mừng phấn khởi được có dịp nói chuyên trò tâm sự với nhau sau nhiều năm xa cách. Bọn tôi cũng đang kêu gọi các bạn gửi những hình ảnh xưa nay của mỗi người để tập trung đăng vào trong một cuốn Album kỷ niệm thời học chung với nhau tại lớp 1 D Chu Văn An Hanoi niên khóa 1953 – 54 nữa.

Trong hai tuần lễ ở Paris, tôi còn có dịp gặp gỡ viếng thăm hoặc điện thọai nói chuyện với rất nhiều bà con và bạn hữu khác nữa và tôi sẽ xin tường thuật lại trong những bài ghi chép sau vậy.

Paris ngày 27 tháng Năm 2012
Đoàn Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.