Hôm nay,  

Anh Thương Em Thì Trầu Rượu Đến Nhà

25/05/201200:00:00(Xem: 12134)
“Anh thương em thì trầu rượu đến nhà
Trước cha mẹ biết, sau bà con hay.”


Câu ca dao nhẹ nhàng và dễ thương. Nó như tiếng gió lùa qua kẻ lá, ngọn tre, êm ái vờn qua bông súng, bông sen. Những câu ca dao mộc mạc của ruộng đồng miền Tây.
Thêm nữa:

Ai ơi! muốn hưởng lộc trời
Trước thờ cha mẹ, sau thời vợ con.


Cuộc sống đơn giản quê mùa như ngọn lúa, nó theo con nước lớn nước ròng chuyên chở thứ tình cảm mộc mạc đơn sơ của những gia đình, làng xóm miền Nam.

Đã lâu lắm, hôm nay tại Mỹ tôi mới được dự một đám cưới theo phong tục cổ truyền Việt Nam có đủ lễ nghi, thực hiện đủ các lễ. Theo thông lệ ở Mỹ, chuyện cưới hỏi phần nào đã theo Mỹ, có nghĩa là giản dị đến mức tối đa. Tất cả lễ nghi dồn vào một đám. Trước đi lễ ở chùa, nhà thờ, và chiều tối đến nhà hàng ăn tiệc. Bà con bạn bè đến mừng. Việc cưới hỏi coi như xong.

Hai họ Văn-Trương đã dành nhiều thì giờ cho đôi trẻ. Có thực hiện đủ thủ tục theo lệ xưa-Dạm ngõ, nạp thái, nạp tệ…v.v. Trước hết, nhà trai hẹn ngày mang trà rượu đến thăm nhà gái gọi là dạm ngõ, vấn danh; sau đó hẹn ngày làm lễ hỏi, và sau đó sẽ làm lễ thành hôn (đám cưới). Đám hỏi có mâm trầu cau, bánh trái, hoa quả và trà rượu, heo quay. Nhà trai đến nhà gái, trình lễ vật, nhà gái xem xong, mời nhập gia.

Đến ngày hẹn. Đó là ngày đáng nhớ của cặp tình nhân: Ngày 20/3/2012, nhằm ngày 30 tháng Tư năm Nhâm Thìn-Ngày Tân Tỵ, Hành Kim, Trực Kiến, Sao Phòng. Cát Thần có Thiên Đức, Thiên Phúc, Phúc Hậu. Có Phúc có Đức, có Hậu…thật hạp cho việc bắt đầu cuộc sống lứa đôi. Nhà trai mang lễ vật đến nhà gái. Đứng đợi ngoài sân, đúng giờ lành, nhà trai mang mâm quả có phủ khăn điều trao qua nhà gái. Nhà gái xem xét lễ vật, đồng ý, và nhận, sau đó mời nhà trai “Nhập Gia” kể từ giờ phút nầy, hai họ là thông gia.

Vào nhà, đàng trai cử một đại diện giới thiệu họ hàng, ông bà, cha mẹ anh chị em bên đàng trai cho đàng gái biết. Sau đó, đáp lễ, một đại diện đàng gái, giới thiệu bà con nội ngoại, ông bà cha mẹ, anh chị em cô dì chú bác…cho đàng trai biết. Hai họ chào hỏi nhau.

Lúc này, chú rể tương lai được bước ra trước; gia đình nhà gái, cũng đưa con gái từ buồng trong bước ra chào hai họ. Trước sự chứng kiến của hai họ đôi bên, chú rể nói lời đính ước, trao nhẫn, đeo bông tai, dây chuyền cho cô dâu. Đáp lễ, cô dâu, cũng trao nhẫn đính ước cho chú rể.

ky_loan_s_engagement__48__medium

Hình ảnh truyền thống hỉ sự đẹp đôi.
Hai họ vỗ tay đón chào và chúc phúc. Một vị chủ lễ, thường là người lớn nhất trong gia tộc có mặt, đại diện đàng gái, nhận cặp đèn cầy màu đỏ, có hình Loan Phụng, thắp lên và cúng gia tiên. Cáo yết cùng tổ tiên có con gái xuất giá theo chồng, và xin tổ tổ tiên nhận chàng trai vào họ….Sau đó, cha mẹ cô dâu, nói lời cảm ơn, dặn dò hai trẻ, vào trao món quà cho con gái theo chồng. Nhà trai, đáp lễ, nói lời cảm ơn. Chúc phúc cho đôi trẻ. Hai bên nhận họ hàng, thông gia kể từ đây. Tất cả vui vầy, hai bên trai gái cùng nhau dùng tiệc trà thân mật. Chụp hình lưu niệm. Sau đó, hai họ đưa nhau ra nhà hàng nhập tiệc, do họ nhà gái khoản đãi. (Ở Việt nam, vùng nông thôn, tiệc sẽ bày tại nhà đàng gái, rạp được cất lên trước đó một ngày, làm heo, gà, vịt…v.v. để khoản đãi họ hàng thân tộc) Lễ nầy là Lễ Đính Hôn (Nạp Tệ) tức là lễ hỏi, lễ nhóm họ của nhà gái. Sau khi tiệc tan, họ nhà gái mang cau trầu, bánh trái, trà rượu đem phân chia cho bà con trong họ để thông báo hỉ sự. Lễ đến đây coi như hoàn tất. Còn đợi thêm một vài tháng, hoặc đôi năm (tùy theo hai họ) có ngày lành tháng tốt sẽ cử hành Lễ Thình Kỳ và Nghinh Thân. Từ đây trong gia tộc có thêm người mới, và trong xã hội có thêm một gia đình mới.

Sách vỡ xưa có ghi “Thiên địa tạo đoan dĩ hồ phu phụ” (cái đạo trời đất bắt đầu là đạo vợ chồng)

Việc dựng vợ gả chồng rất quan trọng trời đời sống văn hóa và tâm linh Việt. Mà đã là cái đạo đầu tiên của nhân sinh cho nên theo văn hóa cổ của Việt thì muốn nên duyên chồng vợ phải đi qua sáu giai đoạn.

1.- Lễ Nạp Thái: Theo tục lệ thì sau khi nghị hôn rồi, nhà trai mang sang nhà gái một cặp "nhạn" để làm làm lễ. Sở dĩ đem chim nhạn là vì chim nhạn là loài chim rất chung tình, không sánh đôi hai lần. Tương truyền rằng loài chim nhạn rất thảo ăn, khi chúng nó gặp mồi thì kêu nhau ăn chung, vừa lúc đẻ trứng thì khi nở thế nào cũng có một con trống và con mái mà thôi. Khác với các loại chim khác, chim nhạn khi có một con chết thì một con còn lại cũng buồn rầu mà chết theo.

2.- Lễ Vấn Danh: Hỏi tuổi tác, tức ngày sanh tháng đẻ đề xem tuồi cho hợp lẽ âm dương, sanh khắc. Theo tục lệ, khi ông mai bà mai đã được nhà gái trả lời ưng thuận hôn nhân, liền báo tin cho nhà trai biết. Kế đó, ông hoặc bà mai dẫn mấy đại diện của nhà trai tới nhà gái với lễ vật, thường gồm cau trầu, chè rượu. Trong dịp này, nhà trai xin tờ "lộc mệnh" của cô dâu, tức là giấy ghi ngày sinh tháng đẻ.

ky_loan_s_engagement__44__medium

Hình ảnh truyền thống hỉ sự đẹp đôi.
3.- Lễ Nạp Cát (Sính lễ) Là sắm sửa lễ phẩm đem sang nhà gái cầu hôn.

4.- Lễ Nạp Chưng hay là Nạp Lệ (là Lễ hỏi-ăn hỏ-nhóm họi) Lễ Nạp Chưng hay là Lễ Nạp Tệ ("chưng" nghĩa là chứng, "Tệ" nghĩa là lụa) là lễ đem hàng lụa hay vật phẩm quí giá đến nhà gái làm tang chứng cho sự hứa hôn chắc chắn, rồi chỉ chờ ngày cưới. Đến ngày ấn định ông hoặc bà mai dẫn nhà trai mang lễ vật tới nhà gái. Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính thức công nhận sự gả con gái cho nhà trai, và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái đã nghiễm nhiên đã trở thành đôi vợ chồng chưa cưới. Lễ ăn hỏi gồm cau, rượu, chè (trà) và bánh trái. Những gia đình xưa thường dùng bánh cặp nghĩa là gồm hai thứ bánh tượng trưng cho âm dương. Những cặp bánh thường dùng trong lễ ăn hỏi là bánh xu xê và bánh cốm, bánh Phu Thê tượng trưng cho Dương, bánh cốm tượng trưng cho Âm, hoặc bánh chưng và bánh dày, bánh chưng vuông là Âm, bánh dày tròn là Dương. Thường thường cùng kèm với bánh chưng và bánh dày thường có quả nem. ...Những lễ ăn hỏi của nhà trai mang tới, nhà gái đặt một ít lên bàn thờ gia tiên. Khi lễ ăn hỏi xong, bánh trái, cau, chè được nhà gái "lại quả" cho nhà trai một ít, còn nhà gái dùng để chi cho họ hàng, thân bằng quyến hữu. Trong việc chia bánh trái, cau, chè cau phải chia theo số chẵn, nhưng kiêng chia hai quả, nghĩa là mỗi nơi từ bốn quả cau, bốn lá trầu trở lên. Con số chẵn là số dương, số lẽ là số âm dùng trong việc cúng lễ. Việc chia bánh trái, cau, chè sau lễ hỏi có ý nghĩa nhà gái muốn báo tin cho họ hàng bạn bè biết là con gái mình đã đính hôn.

5.- Lễ Thỉnh Kỳ (Vu Quy) Đưa con gái về nhà chồng.

6.- Lễ Thân Nghinh (Thành Hôn) Rước con dâu về hợp cẩn. Lễ này còn gọi là lễ nghênh hôn vì chính trong lễ này chú rể phải tới nhà vợ để đón cô dâu. Bởi vậy, lễ nghênh thân còn gọi là lễ đón dâu. Sau ngày ăn hỏi, trước ngày đón dâu, nhà trai phải tới đằng nhà gái xin cưới. Sở dĩ phải xin cưới vì tục xưa hỏi vợ xong, khi đôi trẻ còn quá nhỏ tuổi, lễ cưới không cử hành ngay. Nhà trai muốn làm lễ cưới phải cho nhà gái biết và xin cưới. Việc xin cưới thường do môi nhân làm trung gian nói thẳng với nhà gái, nhưng cũng có khi nhà trai trao thư cho nhà gái.Người xưa tránh lễ nghênh hôn trong thời kỳ có tang, hoặc bên trai hoặc bên gái. Khi có tang thì phải đợi mãn tang, tức là sau ba năm mới được làm lễ cưới. Thời gian chờ đợi lâu nên có trường hợp hai bên phải làm lễ cưới gấp rút để "chạy tang".

ky_loan_s_engagement__12__medium

Hình ảnh truyền thống hỉ sự đẹp đôi.
Cũng nhân đây nhắc lại một đôi điều diễn ra trong ngày đón dâu. Đoàn rước về đến nhà trai, ở đầu cổng, pháo đã nổ giòn để đón dâu. Tối đó là lễ tế tơ hồng nguyệt lão, tiên thiên, là lễ mệnh tiếu (nghe lời cha mẹ dạy bảo). Sau cùng là lễ hợp cẩn. Cô dâu bước qua đống lửa bước vào buồng mình. Có nơi đặt một cái cối trước cửa buồng khi cô dâu bước qua, mẹ chồng cầm chày giã vào cối không ba cái. Giường của đôi vợ chồng mới cưới đã được một người đàn bà có tuổi, nhiều con cái trải chiếu cho, một chiếc sấp, một chiếc ngửa... Vào giường, cô dâu phải ngồi thật mạnh xuống, trong lúc bạn bè, chú rể đang làm náo động ầm ĩ can buồng lên một lúc rồi mới đi ra. Sau đó là lễ hợp cẩn: cô dâu chú rể uống chung một chén rượu nhỏ, có nơi an chung một đĩa cơm nếp, đĩa xôi... tất cả những phong tục đó nhằm mong mỏi có nàng dâu hiếu thảo, sớm có con, vợ chồng hoà thuận đến "bách niên giai lão".

Sau khi đám cưới xong còn có một lễ phụ gọi là Lễ lại mặt (lại quả). Sau đêm tân hôn vài 3 ngày, vợ chồng mới dắt nhau về nhà gái. Lễ lại mặt là để cô dâu tỏ chữ hiếu với cha mẹ, mặt khác, còn có ý nghĩa cô dâu đã làm toại nguyện chàng trai. Trường hợp có trục trặc gì trong đêm tân hôn thì trong ngày lại mặt này bố mẹ cô dâu cũng sẽ được biết. Xưa kia, khi chú rể cùng cô dâu trở về mà đem theo một lễ có đầu heo (thủ lợn) mà cắt mất tai thì sẽ mất vui (thủ lợn bị cắt mất tai tức là dấu hiệu báo cho nhà gái rằng: con gái ông bà trước khi lấy chồng đã không còn trinh trắng). Trường hợp này nhà gái buộc phải bí mật trả lại nhà trai một số của nả, lễ vật, nhiều khi rất đáng kể mới yên chuyện.

Nhân đây, kể lại một vài sự tích có liên quan đến việc cưới hỏi. Trước là nhớ lại chuyện xưa, sau là cho thề hệ trẻ biết được phần nào các lời chúc trong ngày cưới.
Chúng ta có nghe người ta chúc nhau:

Uyên Ương Hòa Hợp
Loan Phụng Hòa Minh


Uyên Ương, Loan Phụng là loài chim. Theo truyền thuyết thì con chim trống gọi là Uyên và chim mái gọi là Ương, hễ khi phối hợp với nhau thì sóng đôi trọn đời trọn kiếp, cùng bay cùng đậu, cho nên được tượng trưng cho sự tương sinh, tương ái, cùng sinh cùng tữ của đôi nam nữ khi đã kết nghĩa trăm năm .

ky_loan_s_engagement__7__medium

Hình ảnh truyền thống hỉ sự đẹp đôi.
Một truyền thuyết dân gian có nói về sự thể Uyên Ương:

Thời cổ đại, một người nước Tống tên gọi Hàn Bằng, khi lấy vợ là Hà Thị làm vợ, cuộc sống đang độ thanh bình yên ả, đẹp đôi đẹp sóng thì chẳng may một tai họa lại xảy ra đến với họ, người tạo ra trắc trở họan nạn chính là một vì vương tên gọi Tống Khang Vương .

Tống Khang Vương là một vì vua hiếu sắc, tiếng lành đồn xa rằng Hà Thị là người con gái nhu mì rất xinh đẹp nên sinh lòng dục vọng. Đầu tiên, ông ta gán tội cho Hàn Bằng , giải về kinh đô rồi tống vào ngục thất, sau đó tra khảo và ghép tội về gia sản bất minh, rồi bắt Hà Thị đưa vào cung . Hàn Bằng phần qúa phẫn uất vì oan tội , vợ nhà bị chiếm đọat bởi tay vua vô đạo, phần vì biết sức mình không thể chống chế lại uy quyền , đành dùng phương sách tự sát để tỏ nỗi oan khiên . Hà Thị rất đau xót khi hay tin chồng đã chết nhưng không thể cùng liều chết theo, bởi Tống Khang Vương ngày đêm luôn cho người giám sát bên nàng. Cho dù vậy , nàng vẫn không từ bỏ ý nghĩ quyên sinh .

Một hôm , Tống Khang Vương cho cung nữ vời nàng đến Lộ Đài để ông ta và các hậu nương phi tần cùng thường hoa diện nguyệt. nàng thuận tòng đi cùng vệ sĩ và các cung nữ hộ giá , theo Tống Khang Vương bước lên Lộ Đài cao vời vợi: Hà Thị vừa đặt chân lên thượng tần ngự uyển , lập tức đã lao mình xuống khỏang không âm u …

Di chúc của nàng để lại là xin được hợp táng với Hàn Bằng ở cùng một ngôi mộ,Tống Khang Vương sầu não hóa ra giận dữ hẹp hòi quyết không để cho họ cùng hợp táng bên nhau mà lại phân thành hai ngôi mộ.Nào ngờ chỉ trong một đêm,ở hai ngôi mộ mọc ra hai cây Tữ … rồi mới chỉ hơn mười hôm,các nhành lá tươi xanh hai cây mộc Tữ ấy…từ hai phía lại xòe rộng ra,đan vào nhau như những cánh tay ôm lấy nhau,hợp thành một vầng bóng rợp.Người đời thấy cảnh quan này,tấm tắc khen thay cho là điều kỳ diệu. Trải qua tháng rộng năm dài,người đời còn thấy một đôi chim nhỏ từ trong hai ngôi mộ bay ra,hợp thành một đôi,quấn quít nhau,cùng sóng đôi đậu trên cành Mộc Tữ,sớm tối kề vai,tựa đầu mà hót,âm thanh như vui đùa trong trẻo,khi thê thảm như khóc như than.Có lẽ,từ đó trăm họ đều cảm động mà đặt tên cho đôi chim là đôi Uyên Ương và gọi cây Mộc Tữ là cây Tương Tư .

Loan: con chim mái. Phụng: con chim trống. Chữ Phụng đôi khi cũng đọc là Phượng. Hòa: hòa hợp nhau. Minh: gáy, tiếng gáy của chim.

Loan phụng hay Loan phượng là loài chim quí, sống từng đôi không bao giờ rời nhau. Do đó, Loan phụng là chỉ đôi vợ chồng xứng đôi đẹp lứa.

Trong loài chim thì con trống mới hót, chim mái thì không, nhưng con chim loan trái lại nó hót theo khi con phụng cất tiếng hót trước. Khi hai con loan phụng đồng cất tiếng hót thì các con chim khác nghe được liền bay đến nhảy múa như biểu lộ sự vui mừng.

Có một Điển tích: Diệm Tân Vương có nuôi một con chim loan, đã 3 năm rồi mà không hót tiếng nào. Phu nhân mới bảo với chồng là nên cho nó soi gương thì có lẽ nó hót. Khi đem gương đến, chim loan nhìn vào gương, tưởng là có chim phụng bay đến, nó liền cất tiếng hót, và hót cả đêm rồi chết.

Loan Phụng Hòa Minh là chim loan và chim phụng hòa nhau tiếng hót, ý nói đôi vợ chồng hòa hợp vui vẻ.

Để kết thúc bài viết, xin sưu tầm mấy câu vè vui vui :

Chồng là kho báu trên đời
Chồng là lãng tử, là người đa đoan
Chồng là chú học trò ngoan
Lỗi nào cũng nhận nhưng làm lại quên
Chồng là Phật, chồng là Tiên
Chồng là cái máy in tiền cho ta.
Chúc hai họ Văn Trương thông gia hỷ sự.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.