Hôm nay,  

Thủ Đô Washington Lúc Nào Cũng Rộn Ràng Sinh Động

16/05/201200:00:00(Xem: 11800)
Sáng sớm ngày 10 tháng Năm 2012, tôi lại đáp xe lửa từ Philadelphia và tới Washington DC vào lúc 9 giờ AM. Tôi đến ngay Thư viện Quốc hội để thăm viếng và trao đổi với các chuyên viên nghiên cứu mà tôi đã quen biết thân tình từ nhiều năm trước ở đây, cụ thể là anh Peter Roudick người gốc Nga, chị Elizabeth Moore.

Vào buổi trưa, tôi lại đến tham dự Lễ Kỷ niệm lần thứ 18 ngày ban hành Luật công nhận Ngày 11 tháng Năm là “Ngày Nhân Quyền Việt Nam” (Viet Nam Human Rights Day : 1994 – 2012) - được tổ chức thật trang trọng nghiêm túc tại Hart Senate Building trên khu đồi Capitol Hill - như mọi năm vẫn do Cao Trào Quốc tế Nhân bản đứng ra đảm trách. Đặc biệt năm nay, thì việc tổ chức kỷ niệm này lại có sự cộng tác khá là tích cực của Tổ chức Cộng Đồng vùng Maryland, Virginia và Washington nữa. Báo chí và cơ quan truyền thông đã tường thuật đày đủ chi tiết về buổi lễ này cũng như về các sinh họat liên hệ như : Bữa Tiệc Chiêu Đãi vào buổi tối ngày 10 – cũng như việc các phái đòan chia nhau đến vận động nơi văn phòng các Dân biểu, Nghị sĩ và nhất là Bộ Ngọai Giao Mỹ trong suốt ngày 11. Do vậy, tôi chỉ xin ghi lại thật sơ lược vắn tắt về các sinh họat này, đại khái là như vậy thôi.

Vì hầu như năm nào tôi cũng đến vùng thủ đô Washington để vừa thăm viếng bà con bạn hữu, vừa tiếp tục công việc nghiên cứu tham khảo tài liệu tại Thư viện Quốc hội, nên trong bài này tôi sẽ ghi lại một số chi tiết ngộ nghĩnh lý thú liên hệ đến những cuộc gặp gỡ trao đổi thân tình tại nơi đây, trong 5 ngày từ 10 đến 15 tháng Năm trước khi đáp máy bay đi qua Âu châu trong một tháng.

I – Những con người bận rộn đa đoan

Tại vùng thủ đô này, trong cộng đồng người Việt tỵ nạn chúng ta thì có rất nhiều nhân vật họat động thật là tích cực năng nổ mà bà con khắp nơi đều biết đến và ái mộ, cụ thể như bà Jackie Bông, bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, giáo sư Đòan Viết Họat, nhà báo Nguyễn Văn Khanh, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng v.v…

A - Mà riêng trong dịp thăm viếng lần này, tôi được anh chị Bích & Hợi cho trú ngụ và chăm sóc chu đáo về cái ăn cái ở cũng như là chuyên chở đi chỗ này chỗ nọ, nên tôi được chứng kiến tận mắt sự làm việc say mê miệt mài của cả một gia đình dấn thân hết mình trong lãnh vực sinh họat văn hóa xã hội tại hải ngọai. Chỗ xó xỉnh nào trong nhà, thì cũng chỉ thấy sách vở, tài liệu hồ sơ đủ mọi lọai mọi thứ, sách vở bày la liệt ở phòng khách, phòng ngủ, nhà chứa xe và đặc biệt là đày ắp ở cả tầng hầm basement. Sách nhiều đến nỗi chủ nhân đã không nào thể làm bản tổng kê inventory, mà chỉ nói với tôi đại khái là khỏang 7 – 8,000 cuốn vậy thôi. Nhưng đáng nể nhất là cái sự làm việc miệt mài đêm ngày của anh Bích ròng rã suốt bao nhiêu năm trời, ngay từ cái thời còn là một sinh viên tại Mỹ, tại Nhật và tại đâu đâu nữa tôi không làm sao mà biết hết được. Anh thức khuya đến 2 -3 giờ sáng là “ chuyện thường ngày ở huyện” vậy đó. Về công trình nghiên cứu biên sọan chuyên môn về văn học của anh Bích, tôi sẽ có dịp trình bày chi tiết hơn trong một bài khác.

Nhưng may mắn là anh Bích lại được người bạn đời là chị Hợi chăm sóc chuyện cơm nước cho thật kỹ lưỡng với cách nấu nướng theo đúng tiêu chuẫn dinh dưỡng khoa học, nên anh Bích mới có đủ lượng calories cần thiết để mà “lăn xả ra làm việc như trâu cày” liên lỉ bao nhiêu năm tháng nay như thế được. Trong mấy ngày ở đây, bữa nào tôi cũng được nếm những món ăn thật dễ nuốt mà lại đày chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa nữa. Chị Hợi cũng có bằng cấp Tiến sĩ ở Mỹ và dậy học từ nhiều năm, nhưng tại nhà thì rõ ràng đây là một người nội trợ cần mẫn gọn gàng ít có vị nữ lưu nào mà có thể qua mặt được.

B – Một nhân vật họat động kiên trì và khả ái khác nữa mà tôi hay phải nhờ vả đến mỗi khi tôi có mặt tại Washington, đó là chị Jackie Bông. Lần này, ngòai việc chuyên chở tôi đi hội họp chỗ này chỗ nọ, chị lại còn kéo tôi lên cả hai đài truyền thanh, truyền hình để cho chị phỏng vấn về công chuyên họat động nghiên cứu của tôi trong lãnh vực Xã hội Dân sự mà tôi đã theo đuổi từ nhiều năm nay. Chị hay hối thúc tôi là phải mau sớm hòan thành cuốn sách về đề tài Xã hội Dân sự mà tôi đã trình bày trong 40 bài báo đã phổ biến rải rác đây đó từ mấy năm gần đây. Chị trách tôi đại khái như : “Anh bỏ quá nhiều giờ để đi đây đi đó, mà chẳng chịu tập trung vào việc biên sọan cho xong cuốn sách cần thiết cho đại chúng như thế, thì là điều bà con khó mà chấp nhận được đấy !…”

Jackie Bông là một trong những phụ nữ người Việt mà đã hội nhập thành công nhất vào trong xã hội Mỹ, nhất là trong cung cách họat động văn hóa xã hội. Chị làm việc có phương pháp, nhịp nhàng ăn ý với các bạn đồng sự trong mọi công việc đòi hỏi phải có tinh thần đồng đội cao (team spirit), nhờ vậy mà đạt được thành quả tốt đẹp. Vì quen thuộc với lối làm việc của các bạn người Mỹ từ lâu nay, nên Jackie cũng đòi hỏi các bạn người Việt cũng phải có được một phong cách làm việc có kỷ luật với tinh thần hợp tác gắn bó chặt chẽ - trong khi cùng sát cánh với nhau để theo đuổi bất kỳ hành động tập thể nào. Vì thế mà có người không hiểu, thì lại phê phán là bà Jackie là một người khó tính. Điều này làm cho tôi nhớ lại cái thời còn đi học, thì mấy vị thầy dậy giỏi cũng hay bắt buộc lũ học trò chúng tôi phải học hành làm vỉệc cho thật đàng hòang nghiêm túc mới được. Tôi sẽ có dịp ghi thêm chi tiết về kinh nghiệm làm việc chung với chị Jackie Bông trong một bài khác.

C – Nhân vật thứ ba cũng làm việc miệt mài không biết mệt mỏi, mặc dầu với sức khỏe yếu kém đến nỗi phải di chuyển ngay trong nhà bằng xe lăn, đó là nhà biên khảo Nguyễn Cao Quyền hiện cư ngụ tại tiểu bang Maryland phía bắc thành phố Washington. Vào một buổi tối, anh Bích đã chở tôi tới thăm anh Quyền tại một căn nhà khang trang rộng rãi trong một vùng quê khá yên tĩnh vắng lặng. Anh chị Quyền ở chung với gia đình người con gái duy nhất, nhưng anh lại than phiền là ít được dịp đi tham dự sinh họat văn hóa xã hội với bà con ở trong vùng, mà lại cũng không mấy khi được các bạn “chiếu cố mà đến ghé thăm” nữa.

Thế nhưng trong vòng chưa đày hai năm nay, tác giả Nguyễn Cao Quyền đã cho trình làng liên tiếp đến hai cuốn sách biên khảo thật có giá trị. Đó là cuốn “Việt nam trong Chiến tranh Tư hữu” và cuốn “Việt nam trong viễn tượng Dân chủ Tòan cầu”. Tôi đã viết hai bài giới thiệu về hai cuốn sách này rồi, nên thiết nghĩ không cần phải nhắc lại ở đây nữa. Tôi hỏi anh Quyền : Anh sắp sửa cho xuất bản cuốn sách nào nữa đây? Anh cho biết đang nghiên cứu tham khảo về lãnh vực tranh đấu nhân quyền. Tôi thấy tuy sức khỏe thể chất yếu kém, nhưng anh Quyền lại rất sáng suốt tinh tường và làm việc nghiên cứu viết lách không biệt mệt mỏi. Anh nhắc đến tên tuổi của các bạn cùng học với nhau tại trường Luật Saigon năm xưa, cụ thể như các anh Lê Trọng Nghĩa, Vũ Ngọc Đại, Đỗ Quang Năng v.v… Điều làm anh Bích với tôi thấy phấn khởi nhất là được nghe anh Quyền xác nhận rằng : “Càng say mê làm việc nghiên cứu tài liệu sách báo, thì tinh thần càng phấn chấn và như vậy thì càng có khả năng sống lâu với tuổi thọ cao hơn…”

Anh dặn anh Bích là xin nhắc anh Nguyễn Mậu Trinh đến chỡ anh đi tham dự các buổi Ra Mắt Sách “Lưu Hương Ký” của anh Bích và “Nhân Văn Giai Phẩm” của tác giả Thụy Khuê vào tuần tới. Anh Quyền vẫn mong được dịp gặp lại bà con bằng hữu trong các sinh họat văn hóa xã hội như thế. Rồi anh lại hỏi anh Bích : “Anh nói và đọc được bao nhiêu thứ tiếng trên thế giới đấy?” Anh Bích nói : “Tôi có thể đọc được chừng 15 thứ tiếng, nhưng mà chỉ có thể nói được có chừng 7 thứ ngôn ngữ mà thôi..” Nghe anh Bích nói như thế, thì cả anh Quyền và tôi đều lác mắt và xin “ngả mũ chào” trước mặt vị học giả này.

II – Gặp gỡ với một số bạn người Mỹ

Tôi đã có mấy buổi đến tham khảo tài liệu tại Thư viện Quốc hội, và lần nào cũng gặp lại mấy người bạn chuyên gia nghiên cứu về luật pháp tại Law Library là một đơn vị riêng biệt tại đây, điển hình như chị Elizabeth Moore, anh Peter Roudick như đã ghi ở trên.

Ngòai ra, tôi cũng đến thăm gia đình của Ginny Hughes và John Dunn tại thành phố Tacoma Park như đã tường thuật trong một bài Ghi nhanh bữa qua rồi. Ginny là em gái của Dick Hughes người bạn cùng chung họat động với tôi trong Chương trình Giúp Đỡ các Trẻ em Bụi Đời ở Việt nam trước 1975.

Vào ngày 14 tháng Năm, tôi cũng đã đến thăm văn phòng của tổ chức MCC (Mennonite Central Committee Washington Office) tọa lạc tại số 920 đường Pennsylvania Avenue cũng gần với trụ sở Thư viện Quốc hội. Giám đốc văn phòng là Rachelle Lyndaker Schlabach cho tôi biết là có tất cả 5 nhân viên làm việc tại đây nhằm vận động với chính quyền Liên bang Mỹ cho công cuộc xây dựng hòa bình và bảo đảm công lý. Rachelle chỉ cho tôi cứ việc theo dõi công tác của MCC trên on-line tại website “Washington.mcc.org”. Từ trên 40 năm nay, tôi đã có liên hệ với MCC qua họat đông từ thiện nhân đạo giúp các nạn nhân chiến cuộc ở Việt nam trước 1975. Và từ trên 10 năm nay, tôi cũng thường tham dự các seminar với Viện Xây dựng Hòa bình Mùa Hè (SPI = Summer Peacebuilding Institute) thuộc Đại học Eastern Mennonite University EMU tại thành phố Harrisonburg Virginia nữa. Tuần trước nữa khi còn ở Philadelphia, tôi cũng đã đến thăm trụ sở chính của MCC tại thành phố Akron gần với Lancaster ở Pennsylvania.

Bài viết đến đây đã dài rồi, tôi xin tạm kết thúc ở đây và xin hẹn sẽ vỉết chi tiết hơn trong một dịp khác.

Thành phố Springfield Virginia 15 tháng Năm 2012
Đoàn Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.