Hôm nay,  

Thăm Viếng TB Florida Và Pennsylvania Trong 9 Ngày

16/05/201200:00:00(Xem: 12146)
Qua tháng Năm, tiếp tục cuộc hành trình tôi đã lần lượt đi thăm bà con và bạn hữu ở hai tiểu bang, đó là Florida ở phía đông nam và Pennsylvania ở phía đông bắc của lục địa nước Mỹ. Trong bài này, tôi xin ghi lại những cuộc gặp gỡ lý thú với bà con như sau.

I – Thành phố Orlando tiểu bang Florida: 1 – 6 tháng Năm (5 ngày)

Xe bus Greyhound chạy suốt đêm đã chở tôi từ Knoxville Tennessee tới Orlando Florida vào sáng sớm ngày 1 tháng Năm. Như đã hẹn, cô Túy Vân đã đến đón tôi về nhà tại khu vực phía đông thành phố rất nổi tiếng vì có khu giải trí Disney World này. Túy Vân là bà xã của chú Phạm Văn Tuynh là người đã gắn bó nhiều năm với Chương trình Bụi Đời của anh chị em chúng tôi hồi trước 1975, nhằm giúp đỡ những trẻ em bơ vơ sống lang thang ngòai hè phố. Trong 5 ngày sống chung với gia đình Túy Vân & Tuynh ở Orlando, tôi đã thực hiện được nhiều việc theo dự trù, đại khái có thể liệt kê như dưới đây :

A – Bàn thảo với Tuynh về việc hòan thành cuốn Kỷ yếu kỷ niệm năm thứ 44 kể từ ngày khởi xướng Chương trình Bụi Đời (1968 – 2012). Từ mấy tháng nay, Tuynh đã chuẩn bị thâu thập bài vở, hình ảnh và sắp đặt cách trình bày cả phần tiếng Việt và phần tiếng Anh cho tập Album này mà Dick Hughes gọi là “Scrapbook”. Theo gợi ý của Tuynh, tôi nhận sẽ viết hai bài ghi lại kinh nghiệm và suy nghĩ của mình trong thời gian tham gia sinh họat với chương trình này, một bằng tiếng Việt và một bằng tiếng Anh. Và vào ngày hôm trước khi rời Orlando để đi Philadelphia, tôi đã viết xong bài tiếng Anh nhan đề : “ Looking Together At The Same Direction” (Chung với nhau Nhìn Cùng về Một Hướng) để ghi lại cái suy nghĩ của mình về Chương trình này. Còn bài bằng tiếng Việt, tôi cũng sẽ cố gắng hòan thành trong ngày gần đây.

Trong mấy ngày ở Orlando, tôi đã được hai bạn Túy Vân & Tuynh chăm sóc cho việc ăn và ở thật chu đáo. Tôi được sử dụng đến cả hai căn phòng trên lầu thật rộng rãi thóang mát, vì các cháu trưởng thành đều ra ở riêng. Cần phải ghi nhận rằng đôi bạn trẻ Túy Vân & Tuynh có một cuộc sống gia đình thật ấm cúng với các cháu thật ngoan hiền, hiếu thảo mà cũng theo gương cha mẹ trong việc phục vụ cộng đồng, cụ thể là : - đi dậy Việt ngữ vào cuối tuần - tham gia việc gây quỹ giúp người thuộc sắc dân thiểu số ở cao nguyên miền Nam - và tham gia vào Ban Điều hành của cộng đòan giáo xứ ở địa phương.

B – Gặp gỡ trao đổi với Luật sư Leila Chacko thuộc nhóm 519 Amnesty International ở Orlando

Luật sư Leila Chacko là người gốc Ấn độ sinh trưởng tại Mỹ, lại có chồng là người Tân Tây Lan. Chúng tôi quen nhau trong dịp Đại hội của Ân xá Quốc tế tại Denver hồi cuối tháng Ba vừa đây. Leila được văn phòng Amnesty ở Washington trao cho việc phụ trách hồ sơ của một số người xin tỵ nạn chính trị (political asylum), trong đó có người từ Việt nam. Do vậy mà Leila muốn hỏi tôi để biết thêm chi tiết về một số tù nhân chính trị ở Việt nam mà chị chú ý khi tham khảo Bản Tường trình về tình trạng Nhân quyền do Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam vừa cho phổ biến hồi đầu năm 2012 vừa đây.

Trong bữa ăn trưa vào ngày 3 tháng Năm, chúng tôi đã có nhiều dịp trao đổi với nhau về kinh nghiệm họat động xã hội trước đây và hiện nay. Tuy sinh sống tại Mỹ, nhưng Leila cũng hay về thăm quê hương của cha mẹ mình tại tiểu bang Kerala ở Ấn độ và có sự hiểu biết khá nhiều về sinh họat chính trị xã hội ở Kerala là nơi đã có một thời đảng viên cộng sản địa phương nắm được chính quyền và bây giờ họ cũng vẫn còn có được ít nhiều ảnh hưởng chính trị nào đó. Ngòai ra Leila còn tham gia sinh họat cả với tổ chức Pax Romana của giới trí thức công giáo tại Mỹ nữa. Thật là lại có thêm một sự trùng hợp với bản thân tôi nữa, vì từ năm 1961 sau khi ở Mỹ về lại Việt nam, thì tôi cũng đã tham gia với Pax Romana Việt nam hồi đó do Bác sĩ Nguyễn Văn Ái và Luật sư Nguyễn Văn Huyền đứng đầu. Tôi đưa cho Leila coi bản tiểu sử của tôi, trong đó có ghi là : “Tham gia Pax Romana Việt nam 1961 – 65”, Leila bèn tươi cười và nói : “Vậy là anh đã tham gia với Pax Romana trước khi em được sinh ra trên cõi đời này đó. Xin kính chào bậc tiền bối!”.

Thành ra giữa Leila và tôi lại có đến “ cả ba cái tương đồng với nhau”, đó là cùng là đồng nghiệp luật sư, cùng sinh họat với tổ chức Amnesty và lại cùng là đòan viên Pax Romana nữa. Tôi nói với Leila : “Thật quả là có sự trùng hợp hy hữu để giữa Leila và tôi lại có cả ba cái sự tương đồng như thế đấy!” (triple coincidence). Vào lúc chia tay, cả hai chúng tôi đều cùng cảm thấy gắn bó thân thiết với nhau hơn và hẹn sẽ tiếp tục liên lạc hợp tác trong công cuộc phát triển thêm họat động về tranh đấu bảo vệ nhân quyền và sự công bằng xã hội. Để bắt đầu, tôi sẽ tìm cách giới thiệu Leila tiếp súc với các bạn thân thiết của tôi tại Florida và vùng phụ cận nữa.

C – Thăm viếng bà con khác ở Florida

1 - Tôi cũng đến thăm Dì Minh là em của mẹ tôi. Dì là con của ông cụ Bá Giốc là cậu ruột của mẹ tôi, mà bà cụ Bá lại còn là người chị đôi con dì của bố tôi nữa. Thành ra, tôi có hai lần họ hàng với dì cả về phía mẹ và cha tôi. Dì Minh là em của Giáo sư Vũ Ngô Mưu là người đã dậy riêng cho tôi vào hồi tôi mới có 8 tuổi năm 1942 tại thị xã Thái Bình. Dì năm nay đã ngòai 80 tuổi mà đã đi tu vào nhà dòng “Tận Hiến” thuộc giáo phận Thái bình từ năm 1950 – 51 lúc còn ở ngòai Bắc. Hiện nay Dì Minh được gọi là “Chị Cả” của các nữ tu trong nhà dòng này.

Tu viện nơi dì sinh sống hiện có chừng 10 nữ tu và tham gia phụ giúp về việc dậy giáo lý cho thiếu nhi trong các gia đình thuộc cộng đòan giáo xứ Việt nam ở Orlando. Dì Minh cho biết là việc đào tạo cho các nữ tu thuộc thế hệ trẻ ở Mỹ hiện nay, thì rất khó khăn vì lý do số người đi tu mỗi ngày một ít đi, ngay cả các nhà dòng người Mỹ cũng mỗi ngày một bớt người đi. Trái lại, ở Việt nam thì nhà dòng Tận Hiến của dì hiện nay lại có cơ hội phát triển rất nhiều tại các địa phương, đặc biệt là ở những vùng rừng núi tại cao nguyên.

2 - Qua điện thọai, tôi cũng còn có dịp chuyện trò với Bác sĩ Hòang Cầm hiện định cư tại thành phố Jacksonville về phía bắc Florida. Anh Cầm vẫn còn phải đi làm và bà xã là Nha sĩ Tố Nhàn thì đã về nghỉ hưu. Chúng tôi hỏi thăm tin tức về các bạn bè xưa cùng sinh họat chung với nhau trong tổ chức Pax Romana ở Saigon thời kỳ trước năm 1975, cụ thể như Bác sĩ Nguyễn Văn Ái hiện ở Pháp, anh Uông Đại Bằng hiện vẫn ở lại Việt nam. Anh Cầm lại là anh em bà con với anh Phạm Bá Hòan là người tôi đã đến thăm tại thành phố Melbourne Australia vào cuối năm 2011 vừa rồi. Tôi cho anh Cầm biết là : Chị Hòan là chị của chú Đặng Quang Khôi là người em rể của tôi, nên giữa anh Hòan và tôi lại có mối liên hệ “Suôi gia” nữa cơ đấy. Thành ra giữa anh Cầm và tôi lại càng có thêm sự gắn bó ràng buộc với nhau hơn nữa.

Rất tiếc là tôi ở Florida ít ngày quá, nên đã không thể đi thăm nhiều bà con bạn hữu khác hiện đang định cư tại đây được. Đây là lần thứ ba tôi đến Orlando, mà cũng chưa lần nào tôi bước chân đến thăm khu Disney World rất nổi tiếng trên thế giới, mỗi năm thu hút đến cả triệu du khách tứ phương đến tham quan. Cô Túy Vân cho tôi biết : Có đến 4 park trong hệ thống của Disney World tại đây, anh Liêm phải dành ra đến 4 ngày thì mới đi thăm hết cho thỏa thích được. Cơ sở giải trí này hiện cung cấp rất nhiều công ăn việc làm cho người dân ở trong vùng Orlando.

II – Thành phố Philadelphia tiểu bang Pennsylvania : 6 – 10 tháng Năm (4 ngày)

A - Vào sáng sớm ngày chủ nhật 6 tháng Năm, tôi lại lên máy bay đi từ Orlando đến Philadelphia là cái nôi của cuộc cách mạng dành độc lập của nước Mỹ. Cháu Huy đã đến đón tôi về nhà ở khu phía nam gần với nhà thờ Saint Thomas Aquinas là nơi có cha Đinh Công Hùynh hiện giữ nhiệm vụ Phụ tá Quản nhiệm. Cháu Huy là thứ nam của chú Nguyễn Ngọc Hoan một sĩ quan đã bị thiệt mạng trong trại tù cộng sản sau năm 1975. Huy theo mẹ qua Mỹ theo diện HO, và mới đây đã bảo lãnh được vợ con sang đòan tụ, nên cuộc sống gia đình hiện rất đầm ấm yên vui. Cháu có nghề xây cất và sửa chữa nhà cửa, tuy vất vả nhưng lại có thâu nhập tương đối cao. Mẹ của cháu là cô Mỹ Linh cho tôi biết là : Chế độ an sinh ở Philadelphia khá bảo đảm và bà con người Việt trong giáo xứ sinh họat rất gắn bó tương trợ lẫn nhau. Nhờ vậy mà cuộc sống của lớp người lớn tuổi như cô ở đây thật là được bảo đảm cả về vật chất lẫn tinh thần. Khỏi phải nói là cả gia đình mẹ con cô Mỹ Linh đã chăm lo săn sóc cho tôi thật là chu đáo tận tình, mỗi khi tôi ghé thăm cái thành phố được mệnh danh là “Tình Yêu thương Huynh đệ” này (Philadelphia gốc tiếng Hy lạp có nghĩa là : City of Brotherly Love).

B -Tôi cũng ghé thăm cha Hùynh là người bạn cùng quê ở miền Bùi chu Nam Định. Năm nay ở vào tuổi 75, cha Hùynh vẫn còn lo lắng việc đạo cho gần 1,000 giáo dân Việt nam trong giáo xứ và cô Mỹ Linh cho tôi biết là cha rất gần gũi sát cánh với mọi gia đình thuộc cộng đòan giáo dân ở đây trong các sinh họat tôn giáo, văn hóa xã hội. Trước năm 1975, cha Hùynh làm Phụ tá cho cha Hòang Quỳnh tại giáo xứ Bình An ở Quận 8 Saigon mà tôi đã có thời gian hợp tác với các cha trong việc thiết lập một trung tâm dậy nghề cho bà con ở địa phương. Do đó mà chúng tôi rất thân thiết thông cảm với nhau. Nhưng vào năm 1976 -77, cả hai cha Quỳnh và cha Hùynh đều bị công an cộng sản bắt giữ, cha Quỳnh thì chết tại khám Chí Hòa. Còn cha Hùynh sau mấy năm được thả về, thì đã vượt biên và đến định cư tại Mỹ từ hồi đầu thập niên 1980.

C - Cũng qua sự giới thiệu của cha Hùynh, lần này tôi được gặp gỡ chuyện trò với ông Mạc Hồng Quang cỡ tuổi trên 65 là người có liên hệ rất gắn bó với dòng chính trong xã hội Mỹ ở Philadelphia. Ông đã có công vận động để chánh quyền tiểu bang Pennsylvania thông qua quyết nghị công nhận Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là tiêu biểu chính thức của người Việt Tỵ nạn tại địa phương. Ông Quang cho biết gia đình ông thuộc một chi nhánh nhà Mạc mà đã vào lập nghiệp tại miền Nam từ mấy trăm năm trước, do vậy mà không phải đổi họ như những chi nhánh họ Mạc khác còn ở lại miền Bắc. Ông có người anh rể là nghị sĩ Lê Châu Lộc người họat động rất tích cực cho chính nghĩa quốc gia mà hiện đang nghỉ hưu ở California – đây cũng chính là một người bạn rất quen thân với tôi trong công tác xã hội ở Việt nam trước năm 1975. Do vậy mà câu chuyện trao đổi của tôi với ông Quang càng lúc càng thêm thân mật vui vẻ. Ông cho biết hiện vẫn phụ trách xuất bản tờ báo Rạng Đông Magazine tại địa phương.

D – Về phía các bạn người Mỹ ở Pennsylvania, thì lần này tôi cũng đến thăm chị Sophie Quinn – Judge hiện dậy học tại Temple University ở Philadelphia. Chúng tôi là bạn hữu thân thiết với nhau từ 40 năm qua và mấy năm trước, tôi cũng đã đến sinh sống tại gia đình của chị tại thành phố Media là vùng phụ cận của Philadelphia.Tôi đã tường thuật về cuộc gặp gỡ này trong một bài trước rồi, nay khỏi cần nhắc lại nữa.

Gia đình người bạn Mỹ khác tôi đến thăm lần này chính là anh chị Marylou và Matt Matteson hiện cư ngụ tại thành phố Akron gần với khu vực Lancaster cách Philadelphia chừng 60 miles về phía tây. Tôi đã đến ở nhà anh chị trong một ngày và nhân tiện cũng viếng thăm Thư viện của cơ quan xã hội nổi tiếng, đó là Mennonite Central Committee (MCC). Chúng tôi thân thiết với nhau đã trên 10 năm nay, từ ngày tôi cùng với các bạn hữu quốc tế đến tham gia sinh họat với Viện Xây dựng Hòa bình Miền Đông Tennessee (Peacebuilding Institute of East Tennessee PIET). Anh chị cũng sắp sửa về nghỉ hưu vào cuối năm 2012 này, và cho biết có thể trở về lại Tennessee để sinh sống những ngày cuối đời tại miền đất thân thương quen thuộc từ nhiều năm trước đây.

Nói chung, thì cũng như tại các nơi khác tôi vừa đi thăm trong tháng Tư vùa qua, tại Florida và Pennsylvania tôi đều được bà con và bạn hữu tiếp đón ân cần và chăm lo khá tươm tất cho mình trong những ngày đến cư ngụ sinh sống trong nhà của họ. Nhờ vậy, mà lúc nào tôi cũng cảm thấy an vui thư thái để tiếp tục công việc nghiên cứu dài ngày về văn hóa xã hội, cũng như tham gia công tác tranh đấu nhân quyền và xây dựng hòa bình của bà con ở khắp nơi trên đất Mỹ này.

* Bài viết đã khá dài rồi, tôi xin tạm chấm dứt ở đây - với lời cảm ơn chân thành về tấm lòng của bà con và các bạn đã ưu ái dành riêng cho tôi trong suốt cuộc hành trình từ trên một tháng qua. Nhân tiện, tôi cũng xin ghi lại là trong dịp này bà con cũng đã trao cho tôi tổng cộng đến trên 1,000 $ 00 để góp vào Quỹ Học bổng Nguyễn Trường Tộ nhằm giúp các sinh viên ở vùng quê Gia Kiệm Long Khánh Việt nam./

Washington DC ngày 12 tháng Tư 2012
Đoàn Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.