Hôm nay,  

Dân Tỵ Nạn Và Chính Trị Mỹ

08/05/201200:00:00(Xem: 9085)
...khối 5% giàu nhất vẫn đóng hơn một nửa (55%-60%) tổng số thuế Nhà Nước thu được...

Năm nay là năm tranh cử. Còn sáu tháng nữa là đến lúc dân Mỹ đi bầu hàng chục ngàn chức vụ trên cả nước. Trong thể chế dân chủ Mỹ, ai cũng có quyền ra tranh cử và ai cũng có quyền bầu theo ý mình. Không có ai được “giới thiệu” mà cũng chẳng ai dẫn dắt cho người dân phải bầu cho ai. Cái kiểu dân chủ có thể gọi là “khôn nhờ dại chịu”. Bầu đúng thì tốt, bầu trật thì… lần sau bầu lại!

Các chính khách đủ tầm vóc, đủ màu sắc, thi đua “khoe hàng”, vỗ ngực tự khoe mình, tự chế ra thành tích, không thành tích thì hứa khỉ hẹn tiều. Bất thình lình ta thấy mấy chính khách tự nhiên mê trẻ con, ôm hôn hít chúng không ngừng, rồi lo lắng cho các ông già bà lão, xum xoe đỡ họ đi đứng, mắt liếc xem có được thu hình vào ống kính truyền hình không.

Trong cơn “tsunami” chính trị đó, dĩ nhiên là dân tỵ nạn ta cũng bị cuốn hút vào. Cũng chú tâm theo dõi, cũng bình loạn, thêm mắm thêm muối. Những đề tài chính trị trở thành “món nhắm”, tốn hao cũng vài chai bia lạnh. Cho dù lá phiếu cử tri Việt không nặng ký lắm tại những nơi đông dân tỵ nạn như Cali là địa bàn của Dân Chủ, TT Obama không cần đến khu Bolsa nửa ngày cũng thắng, hay Texas là địa bàn Cộng Hòa, ông Romney chẳng cần ghé khu Belair ngày nào cũng thắng.

Có nhiều người nhún vai cho rằng đây là chuyện của “tụi Mỹ”, mắc gì đến mình? Chúng ta gọi là mang quốc tịch Mỹ, nhưng thực tế cũng chỉ là một mảnh giấy xác nhận có tuyên thệ, cho dù nhiều người tiếng Anh chưa thông, chẳng hiểu họ bắt mình tuyên thệ cái gì. Đi xa hơn thì cũng chỉ là cái thông hành, cần thiết để đi du lịch hay đi Việt Nam thôi. Tiền thuốc, tiền già thì dù dân Mỹ hay không cũng vẫn nhận được, khỏi lo. Mình có ở lậu đâu mà không có mấy thứ này. Trước sau gì cũng vẫn mũi tẹt, nước mắm và sầu riêng, những thứ không có vẻ gì “Mỹ” hết.

Nhưng cũng có người nghĩ xa hơn, cho rằng dân tỵ nạn cần tham gia vào sinh hoạt chính trị Mỹ, nếu không phải để tích cực đóng góp vào quê hương thứ hai, thì ít ra cũng để bảo vệ quyền lợi vật chất của mình. Con số những người này, theo ngày tháng, ngày càng đông đảo, nhất là trong thế hệ tỵ nạn thứ hai.

Càng đông đảo thì cũng càng... bát nháo. Còn hơn dân Mỹ thứ thiệt, mười người hai chục ý, cãi nhau như mổ bò, cũng bênh cũng chống, khen ít chửi nhiều. Ai cũng hô hào dân chủ tự do, với “tự do” định nghiã như tự do nói lăng nhăng, bôi bác, dùng danh từ không mấy văn hoá, và chụp nón cối (vài ba độc giả gọi tác giả là “đồng chí Vũ Linh”, hay “Bác Hồ Vũ Linh”, nghe vui vui; nhất là khi những vị đó cũng là những độc giả trung thành hăng say tìm đọc bài sớm nhất).

Dân chủ là chuyện khó học và phải hành khá lâu mới biết xử dụng, do đó những chuyện túm áo đánh nhau cũng dễ hiểu và cần được thông cảm. Dân Âu Châu mất gần 2000 năm mới dẹp bỏ được các chế độ phong kiến, trong khi các Chú Ba đã qua hơn 5000 năm mà vẫn chưa biết mùi dân chủ tự do. Chúng ta mới tỵ nạn chưa đầy 40 năm, còn thời giờ học và hành.

Khác biệt tư tưởng là chuyện bình thường, bẩm sinh trong tất cả mọi người. Nhưng vẫn có không ít người không chấp nhận, mà muốn thiên hạ phải nghĩ giống mình, làm và nói theo mình, vì chỉ có mình là thông minh, còn nghĩ khác thì nếu không phải ngu thì cũng là dốt.

Điều đáng nói là những tư tưởng dị biệt đó luôn luôn được bồi đắp để dị biệt ngày một tăng chứ không giảm. Bồi đắp bằng những thành kiến, những hiểu lầm, có khi vô tình nhưng cũng nhiều lúc cố tình. Cố tình hiểu lầm, cố tình bóp méo sự thật cho hợp với ý mình.

Một thí dụ điển hình là vấn đề mất Việt Nam năm 1975, cũng nên nhìn qua nhân dịp kỷ niệm 37 năm mất nước.

Một số người ủng hộ Dân Chủ đã tìm cách đổ thừa cho Cộng Hòa, tố cáo TT Cộng Hòa Ford làm mất Việt Nam, hay tệ hơn nữa, đã bán đứng miền Nam cho CSVN.

Miền Nam chúng ta bị mất khi ông Ford làm tổng thống, không ai có thể bạch hoá hoàn toàn trách nhiệm của ông. Nhưng cũng không ai có thể phủ nhận quốc hội dưới sự kiểm soát của đảng Dân Chủ đã cắt hết viện trợ quân sự cho VNCH. Đầu tháng Tư năm đó khi quân CS đe dọa miền Trung, TT Ford đáp ứng yêu cầu của TT Thiệu, xin quốc hội khẩn cấp giải ngân 700 triệu viện trợ quân sự đã được phê chuẩn cho tài khoá 1975 nhưng chưa giải ngân. Quốc hội Dân Chủ lạnh lùng bác trước khi các vị dân cử vui vẻ đi nghỉ lễ Phục Sinh để lính VNCH ra trận với súng không đạn và dân Việt chết hàng ngàn trên đèo Hải Vân và bãi biển Sa Huỳnh.

Chuyện mất miền Nam trở thành vấn đề ngày giờ. TT Ford thấy Mỹ có bổn phận cứu ít ra cũng vài trăm ngàn người có “tội” đã hợp tác với Mỹ. Ông xin quốc hội phê chuẩn luật đặc miễn cho dân Việt vào tỵ nạn. Một nhóm nghị sĩ Dân Chủ cực lực chống đối. Người cầm đầu là nghị sĩ Joe Biden, hiện nay là phó tổng thống. Ông Biden ra trước Thượng Viện tuyên bố sẵn sàng phê chuẩn cả trăm triệu để mang những người Mỹ ra khỏi Việt Nam, nhưng sẽ không cho một đồng nào để mang bất cứ một người Việt nào vào Mỹ. Người tích cực hậu thuẫn ông Biden là nghị sĩ John Kerry, ứng viên tổng thống của Dân Chủ năm 2004, cũng là người nổi tiếng vì đã từng ra trước quốc hội tố cáo quân nhân Mỹ và VNCH chỉ giỏi ăn cắp gà và hãm hiếp phụ nữ. May mắn cho người tỵ nạn, hai ông này chỉ là thiểu số. Kẻ viết này vẫn thắc mắc những người Việt tỵ nạn ủng hộ Dân Chủ có khi nào dám hỏi hai ông Biden và Kerry về những chuyện này không, khi họ đi vận động trong cộng đồng tỵ nạn.

Có người nói TT Ford và TT Nixon đã là những người chủ trương bán đứng Miền Nam từ lâu rồi. Thực tế, cả hai ông đều chịu áp lực mạnh của phe chủ trương bỏ Miền Nam, tức là phe cấp tiến Dân Chủ, và truyền thông dòng chính tràn ngập những bài viết đặt câu hỏi tại sao lính Mỹ phải chết cho một miền Nam mà truyền thông định nghiã như là “của đĩ điếm, ăn mày, tướng thối nát và lính hèn”. Nixon và Ford đều bị quốc hội khóa tay, cắt bỏ quân viện từng mảng lớn, chẳng còn cách gì khác. Hai cuộc tấn công lớn của TT Nixon, một lần vào chiến khu VC trên đất Căm Pu Chia, và một lần dội bom Hà Nội mùa Giáng Sinh 1972, đã đưa đến những biểu tình chống đối khổng lồ, xách động và tài trợ bởi cộng sản quốc tế và ngoại vận VC, mà không một tổng thống trong một chế độ dân chủ nào có thể phớt lờ được. TT Nixon không còn đường nào khác hơn là cho Kissinger đi đêm để tìm một giải pháp khá hơn là đầu hàng tức thì và vô điều kiện như tướng Dương Văn Minh đã làm mấy năm sau.

Chúng ta cũng không nên quên ứng viên tổng thống của đảng Dân Chủ năm 1972, TNS George McGovern, là người đã ra tranh cử với chủ trương sẵn sàng quỳ gối đi Hà Nội –“go to Hanoi on my knees”- để dâng cả miền Nam cho Hà Nội, chỉ với một điều kiện duy nhất là xin lại tù binh Mỹ thôi.

Đó là những dữ kiện lịch sử có thể truy cứu tại thư viện hay trên mạng. Quý độc giả có hứng thú cũng có thể truy trên mạng bài Sleeping With The Ennemy của ông Jim Webb mô tả thái độ của các chính khách Dân Chủ đối với cuộc chiến tại Việt Nam trong những ngày cuối. Ông Webb là đương kim nghị sĩ của Virginia, là một cựu chiến binh tại VN và phu nhân là người Việt. Ông thuộc đảng Dân Chủ nhưng đủ tư cách để nhận định những sai lầm và trách nhiệm của đảng Dân Chủ trong màn kết của cuộc chiến tại Việt Nam mà không tìm cách bán cái qua đảng Cộng Hòa.

Ủng hộ Dân Chủ -hay Cộng Hòa cũng vậy- không có nghiã là phải tẩy xoá hết những cái gì khó coi hay sai lầm của mấy đảng đó bất cần lịch sử.

Trở về với thực tại, như một độc giả đã nhận định, dân tỵ nạn ta không cần biết Cộng Hòa hay Dân Chủ gì hết, mà chỉ cần biết đảng nào lo cho khối dân tỵ nạn thôi.

Nói như vậy đúng mà cũng không hoàn toàn đúng. Đúng là chuyện lo cho quyền lợi thực tế của chúng ta, nhưng không đúng vì khối tỵ nạn không còn là một khối thuần nhất chỉ có một hạng người, một giai cấp, một quan điểm chính trị hay xã hội. Sau gần bốn thập niên tại Mỹ, cộng đồng tỵ nạn đã đa dạng hoá rất nhiều. Vẫn còn rất nhiều người sống bằng trợ cấp an sinh nhưng cũng đã có vài triệu phú và rất nhiều dân trung lưu vật lộn với chuyện mưu sinh và thuế má; vẫn còn nhiều người nói tiếng Anh chưa thạo nhưng cũng đã có trí thức với cả xấp bằng cao học; có nhiều người chưa quên được mối hận “tháo chạy” bán đứng miền Nam nhưng cũng đã có nhiều người tham gia chính quyền, Cộng Hoà cũng như Dân Chủ.

Chúng ta cần nhìn nhận tính đa dạng đó như là một tiến bộ, chấp nhận có người khác quyền lợi, từ đó khác chính kiến. Lựa chọn theo ý riêng, nhu cầu riêng, là quyền của tất cả mọi người. Không có ai khôn ai ngu. Người lãnh trợ cấp có quyền lo mất trợ cấp, người phải đóng thuế có quyền sợ sưu cao thuế nặng. Vấn đề là nhận chân cho đúng quan điểm của mình và quan điểm của người khác ý, đừng để bị hỏa mù che mắt hay trống lớn bịt tai.

Cần nhận định đâu là thật, đâu là giả. Mặc dù đa dạng hóa nhưng đại đa số người tỵ nạn vẫn phải trông cậy vào các trợ cấp an sinh, do đó, bảo vệ trợ cấp là ưu tư chính đáng của đa số chúng ta. Nhưng có thật là Cộng Hoà mà vào Tòa Bạch Ốc là những trợ cấp đó sẽ biến mất như phe Dân Chủ khẳng định không? Trong lịch sử cận đại từ sau đệ nhị thế chiến đến TT Bush, Cộng Hòa đã nắm Tòa Bạch Ốc 36 năm (6 tổng thống) so với Dân Chủ 20 năm (4 tổng thống), nhưng chưa có một tổng thống Cộng Hoà nào cắt một xu trợ cấp nào hết. Trái lại, ông Bush mà nhiều người sỉ vả không tiếc lời, lại là người đã khai sanh ra Medicare Part D, trợ cấp tiền mua thuốc cho mấy người cao niên. Hiện nay, bao nhiêu cụ già tỵ nạn được hưởng lợi qua Part D này? Như một độc giả đã viết, chỉ là chuyện Dân Chủ rung cây nhát khỉ khi đe dọa Cộng Hòa nắm quyền sẽ cắt trợ cấp.

Cái gì cũng phải có cái lý của nó. TĐ Romney chẳng hạn, khai sanh ra luật bảo hiểm y tế toàn dân đầu tiên và duy nhất trong 50 tiểu bang bị tố là nhà giàu bóc lột, người của tài phiệt bảo hiểm, nhà thương và hãng bào chế thuốc. TT Obama lấy cải tổ y tế đó làm mẫu cho cải tổ của ông lại được hoan hô là lo cho dân nghèo? Có cái gì méo mó trong lý luận này không?

Có nhiều tiếng nói đòi “công bằng” và kêu ca “98% dân Mỹ đóng thuế để cung cấp welfare cho 1% nhà giàu”. Bất cứ một lý luận nào cũng cần phải có căn bản thì lý luận mới vững, còn không thì chỉ là nói lăng nhăng. Chỉ cần vào trang mạng của sở thuế IRS hay Google sẽ thấy thống kê, 40% dân Mỹ lợi tức thấp hay không lợi tức chẳng đóng một xu thuế nào trong khi họ lãnh 60% tiền trợ cấp an sinh đủ loại. Rất nhiều nhà giàu tìm cách trốn thuế, nhưng nói chung, khối 5% giàu nhất vẫn đóng hơn một nửa (55%-60%) tổng số thuế Nhà Nước thu được trong khi họ chẳng nhận trợ cấp nào.

Trong tình trạng đó mà còn hô hoán không công bằng, nhà giàu bóc lột, thì hiển nhiên phải định nghiã lại thế nào là “công bằng”. Hay là phải đánh thuế nhà giàu cho tới khi họ sạt nghiệp, để tất cả mọi người cùng ngồi nhìn chén bo bo thì mới là công bằng?

TT Obama đe dọa bầu cho Cộng Hoà là sẽ trở lại tình trạng của 2008, với khủng hoảng gia cư đưa đến khủng hoảng tài chánh - kinh tế. Hàng trăm cuốn sách và hàng ngàn bài báo đã được viết về vấn đề này. Những độc giả thông thái có bằng tiến sĩ cần tìm đọc cho rõ thay vì nhắm mắt nghe các chính khách trong mùa tranh cử. Kết luận chung là khủng hoảng gia cư đã manh nha từ thời TT Dân Chủ Carter thập niên 70, lớn mạnh trong thời Clinton và Bush, thổi phồng lên bởi cả ngàn ngân hàng khắp thế giới cũng như bởi tham vọng của cả triệu người không có tiền mà muốn làm sang, làm giàu bằng đường tắt. Cả triệu người đổ xô đi xài thẻ tín dụng đến thấu đáy, nợ nhất, nợ nhì, nợ ba để mua nhà ở, nhà cho thuê, nhà đầu tư, xe xịn cho chồng, cho vợ, cho con, nợ chồng chất mà không cần biết ngày mai. Rồi bong bóng căng quá phải nổ. Đổ thừa cho Bush tạo ra cuộc khủng hoảng toàn cầu lớn nhất thế kỷ có chính xác không? Trách nhiệm của chính mình để đâu?

Nhiều người rủa Bush tự ý đánh Iraq vì dầu hỏa, khiến công nợ vọt lên 15.000 tỷ. Có thật không?

Đánh Iraq là quyết định được Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cho phép trong trường hợp Saddam không hợp tác để kiểm tra vũ khí (không có một phiếu phản đối, kể cả Nga, Trung Cộng và Syria), và quốc hội Mỹ biểu quyết chấp thuận (77-23 tại Thượng Viện, 293-133 tại Hạ Viện), với phiếu của các nghị sĩ John Kerry, Hillary Clinton, John Edwards, Joe Libermann của Dân Chủ. Việc Saddam có vũ khí giết người tập thể là sự tin tưởng của toàn thể chính quyền Clinton, từ Tổng Thống đến Ngoại Trưởng, Cố Vấn An Ninh, Giám Đốc CIA, FBI, NSA, các lãnh tụ lưỡng đảng, và tất cả thế giới, kể cả các chính quyền Ả Rập, Do Thái, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Trung Cộng, Anh, Pháp, Đức, ... Sau khi khám phá ra không có vũ khí, cuộc chiến mất hậu thuẫn, đảng Dân Chủ và truyền thông viết lại lịch sử, đổ lỗi Bush tự ý đánh Iraq vì quyền lợi dầu lửa của tập đoàn Halliburton của PTT Cheney.

Kể cả chi phí Iraq và Afghanistan, công nợ dưới thời TT Bush cũng tăng chỉ từ 5.700 tỷ (cuối thời Clinton) lên 10.600 tỷ, tức là 5.000 tỷ trong tám năm, trong khi dưới TT Obama, công nợ tăng từ 10.600 tỷ lên trên 15.000 tỷ, cũng 5.000 tỷ nhưng chỉ trong ba năm, dù hai cuộc chiến đã giảm cường độ, bớt phí tổn.

Nhiều người hồ hởi hoan hô chính quyền Obama “lo cho dân”, muốn bầu cho ông để ông tiếp tục “xài tiền vì dân”. Thế có ai nghĩ số nợ đó ai sẽ trả không? Chừng nào trả? Làm sao trả? Trả cho ai? Ai đang là chủ nợ lớn nhất? Hay đó là những chuyện của con cháu, hơi đâu lo dùm chúng?

Vì chúng ta đã là một thực thể trong cộng đồng Mỹ, tất cả những vấn đề trên dù muốn hay không cũng là những vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta, bắt buộc ta phải suy nghĩ cho kỹ trước khi bàn ra tán vào trên bàn nhậu, và nhất là trước khi vào phòng phiếu. Khôn nhờ dại chịu thật, nhưng bầu cho khôn có phải vẫn tốt hơn không? (6-5-12)

Vũ Linh
Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Ý kiến bạn đọc
10/05/201222:14:50
Khách
Tiep theo ...

Khi nhân viên của mình bán hàng ở những quốc gia có mức thuế suất cao, ví dụ như Đức, Apple sẽ có một hình thức ủy quyền để người đó được xem như chỉ đại diện bán hàng cho các công ty con đặt tại những nơi có thuế suất thấp, chẳng hạn như Singapore, thay vì là người sở hữu mặt hàng tại Đức. Do đó thuế suất mà Apple phải chịu khi bán hàng tại Đức lại là thuế suất của Singapore.

Hoặc như tại Luxembourg, Apple mở một công ty con có tên iTunes Sarl. Văn phòng này chỉ có vài nhân viên và có lẽ người ta cũng sẽ không biết đến nó nếu không có cái hòm thư bên ngoài đề “ITUNES SARL.” Luxembourg chỉ có dân số khoảng nửa triệu người nên lượng khách hàng của Apple ở đây không hề đáng kể. Vậy nhưng doanh thu năm vừa qua của văn phòng này là hơn 1 tỷ USD, chiếm 20% doanh số của dịch vụ iTunes.

Mỗi khi khách hàng của Apple từ khắp châu Âu, châu Phi, Trung Đông…trả tiền để tải một bài hát, một ứng dụng hoặc xem các chương trình trực tuyến của Apple, doanh thu sẽ được ghi nhận cho iTunes Sarl. Từ lâu chính quyền Luxembourg đã cam kết với các doanh nghiệp về một mức thuế suất rất thấp nếu họ chuyển lợi nhuận về đây.

“Chúng tôi mở văn phòng ở Luxembourg bởi họ có chính sách thuế rất hấp dẫn”, Robert Hatta, người từng chịu trách nhiệm marketing và bán hàng cho mảng iTunes của Apple tại thị trường châu Âu cho đến năm 2007 tiết lộ. “Các nội dung được tải không giống như sắt thép hay máy cày bởi bạn không thể sờ thấy nó. Thế nên cho dù máy tính của khách hàng ở Pháp hay Anh cũng không ảnh hưởng gì. Nếu bạn mua chương trình đó từ Luxembourg thì đó là giao dịch liên quan đến Luxembourg”.

Theo ông Tim Jenkins, người từng là giám đốc tài chính khu vực châu Âu của Apple cho đến năm 1994 thì từ cuối những năm 1980, Apple là một trong những công ty tiên phong trong việc triển khai chính sách thuế được biết đến dưới cái tên “Nhân đôi Ai-len”. Chính sách này cho phép công ty chuyển lợi nhuận tới các thiên đường thuế khắp thế giới. Theo một nghiên cứu của nhà kinh tế Martin A. Sullivan, Bộ Tài chính Mỹ, nếu không sử dụng chiến thuật này, mức thuế thu nhập liên bang mà Apple phải chịu năm vừa qua có thể tăng thêm 2,4 tỷ USD.

Để triển khai chiến thuật này, “trái táo” tạo ra 2 công ty con ở Ai-len, hiện có tên là Apple Operations International và Apple Sales International đồng thời xây một nhà máy tại Cork, thành phố lớn thứ hai của Ai-len. Theo một cựu quan chức của Apple, do mong muốn người dân có việc làm, chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp ưu đãi thuế cho công ty.

Nhưng ưu đãi lớn hơn cho Apple đó là thỏa thuận giúp họ được phép chuyển các khoản tiền bản quyền các sản phẩm phát triển tại California sang Ai-len. Đây là một thao tác rất đơn giản trong nội bộ Apple nhưng kết quả nó đem lại đó là một khoản lợi nhuận khổng lồ bởi mức thuế suất tại Ai-len chỉ xấp xỉ 12,5%, thay vì mức 35% tại Mỹ. Chính vì vậy từ năm 2004, Ai-len đã là nơi đóng góp hơn một phần ba doanh thu toàn cầu của Apple.

Không chỉ có vậy, công ty con thứ hai tại Ai-len còn giúp lợi nhuận của Apple có thể chuyển tới các công ty được miễn thuế tại khu vực Caribbe. Và cuối cùng, do các thỏa ước giữa Ai-len và các quốc gia EU, một phần lợi nhuận của Apple có thể được chuyển miễn thuế sang Hà Lan, khiến cho các khoản lợi nhuận này không thể bị phát hiện bởi những người ngoài lẫn các cơ quan thuế.

MONG ÔNG VU LINH ĐỪNG NÓI KHOÁT, BỊP DÂN, KHÔNG AI NGU NHƯ ÔNG NGHĨ
10/05/201222:11:23
Khách
...khối 5% giàu nhất vẫn đóng hơn một nửa (55%-60%) tổng số thuế Nhà Nước thu được... Vu Linh

Là tập đoàn công nghệ có lợi nhuận cao nhất thế giới, trong năm vừa qua mặc dù thu về tới 34,2 tỷ USD nhưng “gã khổng lồ” Apple chỉ phải nộp tổng cộng 3,3 tỷ USD thuế thu nhập doanh nghiệp. Mức thuế này tương đương với tỷ lệ 9,8%, thấp hơn rất nhiều so với thuế suất trung bình 24% các doanh nghiệp khác của Mỹ phải chịu.

Vì đâu có sự chênh lệch này? Các phóng viên Charles Duhigg và David Kocieniewski của tờ New York Time vừa vén bức màn bí mật giúp người đọc hiểu sâu hơn về thủ thuật thuật “né” thuế của Apple.

Theo đó, mặc dù trên lý thuyết trụ sở chính của họ được đặt tại Cupertino, California nơi có mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 8,84%, nhưng hầu hết mọi lợi nhuận của Apple tại Mỹ đều được chuyển về cho một công ty con có tên Braeburn Capital ở Reno, bang Nevada. Tại bang này, mức thuế suất họ phải chịu là 0% và vậy là toàn bộ thu nhập từ California và 20 bang khác của hãng không phải chịu hàng triệu USD thuế thu nhập mỗi năm

Việc mở văn phòng tại Reno mới chỉ là một trong số rất nhiều thủ thuật hợp pháp mà công ty này đang sử dụng để tránh hàng tỷ USD thuế thu nhập mà họ phải chịu mỗi năm trên toàn thế giới. Tương tự như tại Nevada, Apple đã mở nhiều văn phòng tại những “thiên đường” về thuế như Ai-len, Hà Lan, Luxembourg, British Virgin Islands. Những văn phòng này đôi khi chỉ là một hòm thư hoặc thậm chí chỉ có trên giấy tờ, không hề có nhân viên hay số điện thoại.

Theo New York Time, sở dĩ Apple có thể làm như trên là do rất nhiều trong số hàng hóa họ bán không phải ở dạng vật chất hữu hình mà chỉ là bản quyền các phần mềm, các bài hát được người dùng mua trực tuyến…Nếu như chủ các tiệm tạp hóa hoặc salon ô tô phải nộp thuế cho chính quyền nơi họ đặt cửa hàng, thì Apple chỉ phải đóng thuế cho nơi nào họ muốn đơn giản bởi họ có thể khai bán hàng ở bất kỳ đâu. Và tất nhiên họ sẽ chọn những nơi có mức thuế suất thấp nhất.

Theo tiết lộ của một cựu quan chức từng giúp “trái táo” xây dựng chiến lược thuế, công ty này có rất nhiều thủ thuật để tận dụng tối đa các lỗ hổng trong chính sách. Một trong những lỗ hổng đó là việc thuế được tính cho các đơn vị thực sự sở hữu hàng tồn kho.
11/05/201212:04:07
Khách
Cựu Ngoại Trưởng Colin Power Sắp Ra Sách, Tiết Lộ: Bush Đơn Phương Quyết Định Đánh Iraq; Tổng Kết Cuộc Chiến Iraq: 4,487 Lính Mỹ Chết, Tốn 3,000 Tỉ MK

Trong 1 cuốn sách sắp xuất bản, cựu ngoại trưởng Colin Powell cung cấp sự xác nhận thẩm quyền nhất cho hay: không bao giờ có sự tranh luận được cứu xét trong chính phủ Bush về chiến cuộc Iraq có là ý kiến hay hay không.

Trong đọan viết về điều mà ông gọi là "bài diễn văn Tháng 2-2003 tại LHQ" khi ông trình bày điều được phép mà sau này bị phô bày như là thông tin sai lạc về vũ khí hủy diệt quy mô của Iraq, ông Powell ghi nhận rằng vào lúc ấy, chiến tranh đang tiến đến gần. Ông viết "Vào thời gian ấy, TT Bush không nghĩ rằng chiến tranh có thể tránh đuợc - ông Bush đã vuợt giới hạn trong suy nghĩ riêng, dù HĐ An Ninh Quốc Gia (NSC) không bao giờ họp để thảo luận quyết định". NSC vào thời gian ấy do bà Condoleezza lãnh đạo là cơ quan tham vấn cao nhất về an ninh quốc gia và đối ngoại.

Sách mới là hàng loạt chuyện kể về lãnh đạo của cựu Tướng Powell nay dành nhiều thì giờ diễn thuyết.

Ông Bush xác quyết trong hồi ký "Decision Points" xuất bản năm 2010 rằng cuộc chiến Iraq là việc mà ông miễn cưỡng hậu thuẫn sau 1 thời gian dài suy tính - trong chuyến đi giới thiệu hồi ký, ông Bush tự mô tả là "tiếng nói bất đồng" truớc cuộc chiến. Ông nói "Tôi không muốn dùng binh lực".

Nhưng, ông Powell hậu thuẫn kết luận có đầy đủ tài liệu chứng minh, rằng thực sự không có luận điểm kết luận hay tiến trình ra quyết định trong thời gian giữa biến cố 11-9 và cuộc xâm lăng Iraq Tháng 3-2003.

Trong 1 hồi ký năm 2007, cựu giám đốc CIA George Tenet có sự thừa nhận tương tự, rằng "Không có thảo luận nghiêm chỉnh mà tôi biết trong chính phủ về mối đe dọa hiển hiện từ Iraq", và không có thảo luận đáng kể về khả năng kềm chế Iraq mà không tấn công. Thật vậy, lịch sử cho thấy đã từ lâu ông Bush muốn đánh Saddam Hussein và tìm cách liên kết Iraq với biến cố 11-9 chỉ trong vòng 1 ngày sau.

Bằng chứng cụ thể đầu tiên là Downing Street Memos xuất bản năm 2005 ghi lại kết luận của các viên chức Anh-quốc sau các hội đàm cấp cao tại thủ đô Hoa Kỳ vào Tháng 7-2002, đại ý "hành động quân sự đuợc xem như là không thể tránh".

1 phân tích năm 2010 của National Security Archives kết luận rằng trái với 1 cuộc hoạch định quy mô về chiến dịch quân sự, không có hồ sơ cho thấy TT Bush có bao giờ làm quyết định có cứu xét.

Cuộc chiến mà TT Obama đưa tới kết thúc chính thúc ngày cuối Tháng 12-2011 gây hao tốn gần 3000 tỉ MK và 4,487 chiến sĩ hy sinh, cùng với trên 100,000 người Iraq thiệt mạng. Ngũ Giác Đài ghi 32,226 quân nhân bị thương - nhưng, tổn hại về tâm lý có thể là ảnh hưởng nửa triệu binh sĩ.

Giải thích của ông Powell về việc cung cấp các thông tin lạc huớng về Iraq, gồm vũ khí hủy diệt quy mô, chỉ ra văn phòng của PTT Dick Cheney, xác nhận các phúc trình trước như là sách viết về ông Powell của Karen DeYoung.

Sách của ông Powell cho hay: sau này ông biết cố vấn Scooter Libby, chánh văn phòng của Cheney, là tác giả những thông tin ấy, không là thành viên NSC. Ông tiết lộ: 5, 6 năm sau, ông biết qua bà Rice rằng ý kiến dùng Scotty Libby là của ông Cheney. Ông Cheney thuyết phục ông Bush dùng Libby, là luật sư, để viết hồ sơ về Iraq như là biện giải của luật sư, không là thẩm định tình báo …

Ông Vu Linh vẽ hơi nhiều không trình độ học vấn cũng như kiến thức hiểu biết để bình luận
11/05/201200:58:15
Khách
1 người Mỹ vào tiệm ăn Mc Donald để xin 1 ly nước lạnh để uống, và ngưới làm ở Mc Donald đã đồng ý, nhưng khi anh vào bấm nút để lấy nước lạnh để uống, không biết cố tình hay vô ý anh lại bấm nút nước ngọt, sau đó anh đã bị bắt vào tù, và lên tin tức.

Các báo chí chửi rùa quá tay, anh này chỉ xin 1 ly nước bị bắt vào tù, trong khi các chủ nhà banks, hãng Apple đóng thuế ít hơn 10%, Exxon Mobile, GE, ... trốn thuế hay không đóng thuế bạc tỉ thì lại không ai bắt bỏ tù.
Romney lảm TT thì Mỹ sớm phá sản, bởi vì ông này chuyên viên trốn thuế.

Theo tính toán từ thời TT Bill Clinton cứ như đà phát triển như thế thi 8 NĂM SAU MỸ TRẢ HẾT NỢ. Nhưng sự việc lại khai hằn, 8 năm với đảng Cộng sản đưa nước Mỹ đến KHỦNG HOẢNG KINH TẾ và 2 cuộc chiến.

Thật sự nước Mỹ chằng có NỢ 1 XU NÀO CẢ. nhưng hiện thời nợ 15 ngàn tỉ. TẠI SAO?????

5000 tỉ CHI CHO 2 CHIẾN TRƯỞNG IRAQ VÀ AFGHANISTAN, Đảng Cộng sản sửa luật bớt thuế thêm cho nhà giàu 2000 ti trong 10 năm qua THÀNH RA NỢ 7000 TỈ nhưng Mỹ không có tiền thay vì thâu thêm tiền thuế của nhà giàu nay phải vay mượn của Tàu thêm 2000 ti để đưa cho nhà giàu thành ra Mỹ nợ 9,000 ti. Trả tiền thất nghiệp cho dân do Bush con tạo ra thành ra nợ 10,000 tỉ . Nếu Bush con không LÀM NÊN 2 CUỘC CHIẾN, 10 năm qua Mỹ dư ít nhất 5000 tì, NÊN TỔNG CỘNG LÀ 15,000 TỈ. LỖI TẠI AI " BUSH CON "

Hai đảng Cộng hoà và Dân chủ KHÁC NHAU; Đảng Dân chủ nó ĂN nhưng nó còn chừa cho dân ăn 1 tí, còn đảng Cộng hoà như HEO LỢN nó ĂN 1 mình thôi. Trong 2 thằng XẤU, lựa thằng nào BiẾT DÂN 1 TÍ ....


"Tuyệt nhiên không ai đòi đấu tố, trả thù những người giầu nhất; cũng không đòi tịch thâu tài sản của họ đem chia cho những người nghèo hơn. Mục tiêu đòi hỏi của dân là thay đổi luật lệ ảnh hưởng tới việc phân bố lợi tức trong nền kinh tế. Nói cách khác, là thay đổi luật về thuế khóa."

Khi những người dân có lý tưởng muốn xã hội công bằng hơn, đó là một điều đáng mừng cho Mỹ. Các nhà chính trị sẽ phải diễn tả các khát vọng đó bằng cách thay đổi “luật chơi” cho xã hội công bằng hơn.

Tạo của cải cho số ít cá nhân, dựa trên sự phá hủy sinh thái và sự bất công xã hội triền miên, không thể là nền tảng cho một xã hội văn minh. Chỉ có Cộng sản mời làm như thế.

Tôi đang nói về hệ thống được dựng lên để 1% những người giàu nhất nhận 43% chiếc bánh."

"Đó là hệ thống tàn ác.

Ông VL viết bài nào cũng bị người góp ý chê bai là cực hữu và chính vì ông quá NỔ cho Cộng hoà làm cho mọi người biết rõ đây là đảng CƯỚP.

$ 5000 tỉ dùng cho chiến tranh Iraq, 4500 lính Mỹ chết và 32,000 lính bị thương. Họ chiến đấu cho ai ???. Họ chiến đấu cho Bush và đảng Cộng hoà. Bush con dựng chuyện để đem quân qua Iraq để làm giàu cho Bush và tập đoàn TƯ BẢN.

Không thể để đảng Cộng hoà biến nền kinh tế Mỹ thành nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa. Lấy thuế tất cả mọi người dân hiến cho TƯ BẢN.
11/05/201200:52:52
Khách
Được gửi bởi Lực Lưu (Guest) vào 05/08/2012
tôi thật tình cũng viết bài để đăng nhưng kém tài nên chỉ mượn nơi đây có đôi lời thưa rằng những ông bà Mỹ-gốc Việt nào đang ủng hộ gà nhà làm ơn phản biện lại những gì tác giả viết, chứ nếu không thì cũng như tác giã viết muốn có tự do mà chẳng có tinh thần trách nhiệm thì thật là không đáng bàn luận

Lần đầu tiên Mỹ có thặng dư 54 tỉ trong tháng tư

1. Obama đưa Mỹ ra khỏi tình trạng phá sản, kinh tế khủng hoảng nhất kề thế chiến thứ hai, tỉ lệ thất nghiệp từ 11 % bây giờ còn 8.1%.

2. Rút quân Mỹ 150,000 người ở Iraq về, tiết kiệm cho Mỹ 200 tỉ mỗi năm, trong khi đó CH cho là thất bại.

3. Giết được bin Laden trong khi Bush con lại nuôi nấng khủng bố để tạo chiến tranh. Chỉ riêng khủng bố thôi Mỹ mất 5000 tỉ cho 2 cuộc chiến tranh.

4. Tạo Healthcare cho toàn nước Mỹ trong khi đó CH nhảy vào phá đám, CH phá không được đành nhờ TCPV do CH đa số phá dùm .

5. Muốn tạo sự công bắng cho xạ hội bằng cách đóng thuế thêm nhà giàu, không thể kẻ giàu lại đóng thuế ít hơn nhà nghèo, chủ trương CH còn hơn Cộng sản, lấy tất cả tiền đóng thuế của dân đem bait out và cung cấp welfare cho nhà giàu, Cộng sản chỉ lấy tiền người có tiền, còn CH thì muốn lấy hết tiền dân đóng thuế từ giàu tới nghèo.

Lấy tiền thuế của mọi người dân đóng thuế, 99 % dân Mỹ, bớt thuế cho 1% dân tỉ phú, trong khi nước Mỹ thâm thủng ngân sách. Dưới thời TT Bush bớt thuế cho nhà giàu 8 năm làm cho kinh tế Mỹ bị đưa đến khủng hoảng nhất trong lịch sử nước Mỹ và 2 năm của TT Obama bớt thuế cho nhà giàu bởi vì nếu không bớt sẽ cắt tiền thất nghiệp của dân và cũng đưa nước Mỹ tới thất nghiệp nhiều hơn nữa. Vì thế bớt thuế cho nhà giàu là sai lầm, bởi vì càng bớt thuế càng thất nghiệp cao. CH muốn Mỹ là Cộng sản.

6. Tất các hãng lớn ở Mỹ đều không đóng thuế, đã vậy CH sữa luật để các hãng không đóng thuế mà còn lấy thêm tiền thuế vế, còn hôn Công sản nữa là Exxon Mobile không đóng thuế, lấy lại thuế, trong khi dân mua xăng đã đóng thuế 45 cents 1 gallon, Exxon Mobile lấy tiền thuế luôn của dân đã đóng thuế rồi. Đây là Cộng sản.

7. Dows Jone từ 14,500 xuống còn 6,500 vào tháng 3 năm 2009. Obama đưa stock market tăng gấp đôi, đây là lịch sử của Mỷ, chưa có TT nào tạo gấp đôi trong vóng 3 năm. Nasdaq tăng cao nhất trong vòng 10 năm.


8. Nếu Mc Cain làm TT Mỹ, sẽ có thêm chiến tranh như ở Lybia, Mc Cain nói phải đổ bộ quân vào.

Đi làm bia đỡ đạn cho Do thái bằng cách đánh Iran trong khi dân Do thái lại không muốn đánh Iran.

Đòi mang quân vảo Syria, nói dân Syria chết nhiều quá phải mang quân qua gấp.

Như vậy CỘNG HOÀ chỉ có PHÁ SẢN VÀ ĐEM QUÂN MỸ ĐI TỨ TUNG, LÀM CẢNH SÁT QUỐC TẾ FREE.

DÂN MỸ THẤY TỔNG THỐNG CỘNG HOÀ SỢ MUỐN CHẾT, LÀM GÌ MÀ THẮNG ĐƯỢC, BỞI VÌ KHÔNG THỂ BỊP ĐƯỢC DÂN NỮA. NHƯ BUSH CON TRỐN DÂN, DÂN GẶP BUSH CON Y CHAN NHƯ GẶP MA.

Chưa tới ngày bầu cử mà đã biết Obama thắng rồi, mấy ông đang nằm mơ, 12 năm tới đây ông cũng không bao giờ thấy TT đảng Cộng sản.
12/05/201204:04:17
Khách
xin quí vị hiẻu cho, tự do ngôn luận không có nghĩa là hàng tôm hàng cá ở đây. có vị mở miệng ra là nói đến tự do ngôn luận, nhưng khi người khác có ý kiến không giống mình là to miệng chửi bới. những người mở miệng ra là chê bai người khác không biết gì, rồi khoe khoang mình có bằng này bằng kia là những người như thế nào thì xin để bạn đọc tự đánh giá.
có một đỉnh cao trí tuệ, Dr James nói là chỉ số Dow Jone xuống còn 6500 điểm tháng 3 năm 2009, xin chứng minh cụ thể cho đọc giả được sáng mắt sáng lòng. gần đây có một số chính khách phe ta hăng hái ủng hộ gà nhà chửi bới thiên hạ chẳng ra gì hết, không biết có phải Obama vừa lên tiếng ủng hộ đồng tính luyến ái không mà sao thấy mấy chú tích cực quá.
ps: Dr James lần sau viết nhớ cho đúng chính tả nhé, bắn đại bác chứ không phải đại bát. học nhiều quá coi chừng quên tiếng Việt đấy.
11/05/201221:20:03
Khách
Được gửi bởi Anthony Khanh Ta (Guest) vào 05/11/2012
Cái hay nhất của những người góp ý không biết gì mà cứ cho là hiẽu biết và gióng họng chửi rủa tác giả
một cách thiếu trình độ và văn hoá. Đảng Dân Chủ Mỹ còn chưa bao giờ ví đảng Cộng Hoà là đảng Cộng Sản,

RẤT ĐÚNG Đảng Dân Chủ Mỹ còn chưa bao giờ ví đảng Cộng Hoà là đảng Cộng Sản, NHƯNG ĐẢNG CỘNG HOÀ NÓI ĐẢNG CỘNG HOÀ LÀ CỘNG SẢN.

Ông Ứng viên TT đảng CH Hunstman, mới lên tiếng đãng Cộng hoà là đảng Cộng sản, còn người Việt chúng ta biết rõ CH là Cộng sản lâu rồi. CHỈ CÓ ÔNG KHÔNG BIẾT THÔI.

Cựu thống đốc Jon Huntsman chỉ trích gay gắt đảng CH và so sánh đảng với chế độ Trung Quốc, đồng thời nêu nghi vấn về sức mạnh của cuộc vận động tranh cử.

Trong 1 sinh hoạt tại New York, ông Huntsman lên tiếng thẳng thắn về các khiếm khuyết của đảng CH, tỏ ý tiếc về việc đảng CH rút lại lời mời dự 1 buổi gây quỹ sau khi ông hô hào 1 nhân vật của phe thứ 3 tham gia tranh cử - ông nói "Đó là là điều họ làm tại Trung Quốc trong các vấn đề của đảng nếu có ai nói ra ngoài bài".

Ông Huntsman là cựu thống đốc Utah và là ĐS tại Bắc Kinh của chính phủ Obama, tham gia sơ tuyển ứng viên TT và bỏ cuộc từ Tháng 1.

Ông Huntsman cũng chỉ trích lập trường đối ngoại của các ứng viên CH, đăc biệt về Trung Quốc.

Ông than "Tôi không biết những vị này đang sống trong thế giới nào".

Hôm chủ nhật, ông tiết lộ là không thấy ấn tượng với các ứng viên của đảng CH khi ông dự cuộc tranh luận đầu tiên hồi Tháng 8 - ông nhận xét "Có phải đó là sự tốt nhất chúng ta có thể làm?"

Không giống người khác, ông Huntsman không xuất hiện để ủng hộ ông Romney - con gái Abby Livingston tiết lộ với ABC News "Cha tôi muốn 1 cuộc sống riêng tư".
11/05/201218:12:19
Khách
Cái hay nhất của những người góp ý không biết gì mà cứ cho là hiẽu biết và gióng họng chửi rủa tác giả
một cách thiếu trình độ và văn hoá. Đảng Dân Chủ Mỹ còn chưa bao giờ ví đảng Cộng Hoà là đảng Cộng Sản, nhưng người góp ý Việt Nam đã khoác cho ông Vũ Linh và đảng Cộng Hoà Mỹ là đảng Cộng Sản, đây cũng là những phần tử Đỉnh Cao Trí Tuệ rồi. Nhưng sao tôi cũng xin chúc tất cả mọi đọc giả vui vẻ cuối tuần.
Người thấy sao nói vậy thành Sắcto.
12/05/201221:36:33
Khách
Càng nói càng thấy mình tối mò, ông james ơi! ông mô xin ly uống nước
nhưng bấm lộn nước ngọt bắt đi tù, còn Apple, Exon mobile GE trốn thuế
bạc tỉ không vào tù. Vì cớ gì ông không gọi Tổng Thống Obama mà chất
vấn điều hành đất nước chi lạ rứa? Biết chúng nó trốn thuế chẵng bắt bỏ tù
truy thuế? không làm được vì há miệng mắc quay chúng nó đãủng hộ tiền
tranh cử quá nhiều hay thiếu khả năng, nói ông Bush lấy thuế dân nghèo bail
outcho nhà giàu là sai trái sau TT của ông đã đưa tiền cho GM và giữ Bộ trưởng
tài chánhTimothy Geithner cha đẻ kế hoạch đó của ông Bush ba năm không
cho về vườn.Nói nhiều đâm ra nói quẩn nói bậy.Còn bảo để học vị trước tên
để hù thiên hạ như các đồng rận bên nhà à?
12/05/201213:55:04
Khách
Tin không vui cho các Cụ trong rân James, Dương Việt Báo hôm
nay đăng tin kết quả thăm dò mới nhất của AP-Gfk 65% dân Mỹ
chống kế sách kinh tế của TT Obama.Riêng trong đảng DC 31%
nhất trí cao giảm nhiều so với tháng hai 48%.thành phần cực kỳ
chống đối 44%. Số người người nhất trí cũng giãm từ 39% trong
tháng hai xuống còn 30%. Những gì các Cụ viết cứ như nồi cháo
heo chúng cháu không ngộ ra nên chưa nhất trí được theo truyền
thông báo chí một anh đang ở tù tranh sơ tuyển với đương kim TT
mà cũng được cử tri bầu cho 41% phiếu ở West Vỉginia.,thật hư thế
nào hở các Cụ? Chúng cháu cứ lo TT phải về viết hồi ký đưa con đi
học chẵng còn ai lo cho 99% dân nghèo chúng mình nửa,thì đói.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.